Top 5+ dấu hiệu bệnh sỏi thận cần nhận biết sớm
Dấu hiệu bệnh sỏi thận thường không rõ ràng ở giai đoạn đầu. Điều này khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc chẩn đoán và chữa trị. Cùng Viện Nghiên cứu & Tư vấn Dinh dưỡng tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh này, nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bệnh sớm. Ngoài ra, bài viết cũng cung cấp một số nguyên tắc dinh dưỡng mà người bệnh cần biết giúp điều trị tốt hơn.
Bệnh sỏi thận là gì? Các loại sỏi thận thường gặp
Sỏi thận thực chất là những cặn lắng, được hình thành từ khoáng chất và muối kết dính lại với nhau từ nước tiểu. Chúng có thể nhỏ như hạt cát, nhưng cũng có thể lớn bằng viên ngọc trai.
Tinh thể kết dính khác nhau gây ra các loại sỏi thận khác nhau. Việc phân loại có ý nghĩa quan trọng, giúp các phác đồ điều trị tiếp cận đúng đối tượng hơn. Hiện nay, y học ghi nhận 4 loại sỏi thận phổ biến:
- Sỏi Canxi: Đây là loại sỏi phổ biến nhất, chủ yếu ở dạng canxi oxalat. Người có chế độ ăn nhiều hoa quả, chocolate, các loại hạt có nguy cơ cao mắc loại sỏi thận này.
- Sỏi Axit uric: Loại sỏi này thường xuất hiện ở nam giới, đặc biệt những người có chế độ ăn giàu protein. Người bị bệnh gout, rối loạn chuyển hóa… cũng có khả năng cao mắc sỏi Axit uric.
- Sỏi Struvite: Loại sỏi này thường được tìm thấy ở phụ nữ mắc bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu. Đây là loại sỏi phát triển nhanh và có kích thước lớn.
- Sỏi Cystin: Mặc dù hiếm, cả nam và nữ giới đều có thể mắc loại sỏi này. Chứng rối loạn di truyền khiến thận bài tiết quá nhiều Axit amin là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh.
Nguyên nhân bệnh lý sỏi thận
Dấu hiệu bệnh sỏi thận không rõ ràng thường khiến người bệnh khó khăn trong điều trị. Hiểu rõ nguyên nhân gây ra bệnh cũng là một trong những cách phòng ngừa bệnh sớm.
Nguyên nhân chính gây bệnh sỏi thận là trong nước tiểu có nhiều các chất có thể gây sỏi như Canxi, Axit uric… Ngoài ra, một số yếu tố hình thành từ lối sống, thói quen sinh hoạt có thể khiến nguy cơ mắc bệnh tăng như:
- Uống nước không đủ dẫn đến tình trạng nước tiểu bị cô đặc, nồng độ các tinh thể bão hòa trong nước tiểu.
- Nhịn tiểu: Thói quen này khiến các chất cặn không được đào thải ra ngoài, đọng lại tạo thành các hạt sỏi. Nếu để tình trạng tiếp diễn trong thời gian dài, sỏi có thể phát triển và gây ra các biến chứng nguy hiểm.
- Chế độ ăn uống thiếu khoa học: Thực đơn dinh dưỡng quá nhiều sử dụng nhiều oxalate, canxi, dùng lâu dài một số loại thuốc như acetazolamide, thuốc lợi tiểu quai, thiazide, glucocorticoids, theophyline, vitamin D, vitamin C… thúc đẩy sự hình thành sỏi trong thận. Tình trạng này rất phổ biến ở những người mắc sỏi thận.
- Các vấn đề liên quan đến sức khỏe: dị dạng bẩm sinh hoặc do nước tiểu không thể thoát ra bị tích trữ lại lâu dần tạo thành sỏi, người mắc các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm ruột, bệnh nhân bị phì đại tiền liệt tuyến, u xơ, túi thừa trong bàng quang làm cho nước tiểu bị đọng lại ở khe kẽ, nằm một chỗ một thời gian dài.… có nguy cơ mắc sỏi thận cao hơn những người bình thường.
Sỏi thận sẽ bị đau ở đâu? Vị trí đau sỏi thận
Ở đa số bệnh nhân, sỏi thận không có biểu hiện rõ ràng cho đến khi chúng bắt đầu di chuyển. Đặc biệt, khi sỏi đi vào niệu quản (ống nối thận đến bàng quang), người bệnh có thể cảm thấy đau dữ dội. Các cơn đau này thường tập trung ở một số vị trí như:
- Đau ở một bên mạn sườn, lan xuống bụng hoặc ra sau lưng
- Vùng xương chậu
- Vùng háng
Các dấu hiệu bệnh sỏi thận cần nhận biết sớm
Nếu không được phát hiện sớm, người bệnh có thể rơi vào tình trạng nhiễm trùng thận, ảnh hưởng hệ thống ống thận và cầu thận. Việc nhận biết các dấu hiệu bệnh sỏi thận sớm giúp bệnh nhân điều trị kịp thời, tránh những di chứng trong tương lai. Theo các chuyên gia, một số dấu hiệu điển hình của bệnh bao gồm:
- Tiểu rắt, tiểu són: Người mắc bệnh sẽ đi tiểu nhiều lần trong ngày. Tuy nhiên, lượng nước tiểu sẽ rất ít, thậm chí bí tiểu. Nguyên nhân là do các viên sỏi ở bàng quang kích thích người bệnh đi tiểu.
- Buồn nôn hoặc nôn mửa: Tình trạng này xảy ra bởi ruột và thận có mối liên hệ chặt chẽ với nhau qua các dây thần kinh. Do đó, người mắc sỏi thận sẽ có cảm giác buồn nôn, thậm chí nôn mửa.
- Sốt và cảm giác ớn lạnh: Đừng coi thường những cơn sốt đi kèm cảm giác ớn lạnh, bởi rất có thể, bạn đã mắc sỏi thận. Tình trạng này thường xảy ra với những người bị nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Các cơn đau: Các cơn đau có thể xuất hiện ở bụng dưới, mạn sườn, lưng, hoặc vùng xương chậu, háng. Ở một số bệnh nhân, các cơn đau có thể rất dữ dội.
- Tiểu ra máu: Khi sỏi cùng nước tiểu di chuyển, chúng có thể cọ xát đường tiết niệu mạch và gây tắc nghẽn. Đây là lý do tại sao khi đi tiểu, bệnh nhân sỏi thận có thể nhìn thấy máu lẫn cùng nước tiểu.
Nguyên tắc dinh dưỡng cho người bị sỏi thận
Trong điều trị sỏi thận, việc tư vấn dinh dưỡng cho bệnh nhân rất quan trọng. Một số nguyên tắc cần lưu ý khi thiết kế thực đơn dinh dưỡng cho người bệnh như sau:
- Tránh để người bệnh rơi vào trạng thái kiệt sức, mệt mỏi
- Uống nhiều nước mỗi ngày, người trưởng thành cần bổ sung từ 2.5l – 3.5l nước/ ngày.
- Giới hạn lượng protein nạp vào ở mức dưới 200gr/ ngày.
- Cắt giảm muối trong các khẩu phần ăn, giới hạn ở mức 3gr/ ngày.
Bệnh sỏi thận nên và không nên ăn gì?
Bên cạnh những nguyên tắc nên áp dụng cho tất cả các thực đơn, các chuyên gia đã chỉ ra một số thực phẩm nhất định nên có, hoặc loại bỏ khỏi khẩu phần ăn của người mắc sỏi thận. Cùng tìm hiểu cụ thể hơn nhé!
Các thực phẩm được khuyên dùng
Một thực đơn tốt chứa các thực phẩm giúp hạn chế sự phát triển của sỏi thận. Song với đó, khẩu phần ăn cần đảm bảo mức năng lượng, dinh dưỡng phù hợp cho bệnh nhân. Một số các thực phẩm nên sử dụng như:
- Thực phẩm giàu Canxi như sữa, sản phẩm chế từ các loại hạt
- Thực phẩm chứa các loại Vitamin như cam quýt, các loại rau củ, hoặc lòng đỏ trứng gà, sữa…
- Thực phẩm chứa nhiều chất xơ như bắp cải, rau cải thìa, cần tây…
Các thực phẩm không nên dùng
Người bệnh nên loại bỏ các thực phẩm khiến chế độ ăn uống trở nên mất cân bằng, làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Điểm qua một số thực phẩm không nên sử dụng:
- Củ cải đường, rau Bina… do chứa hàm lượng Oxalat cao
- Cắt giảm từ từ muối ra khỏi chế độ ăn
- Hạn chế thức ăn nhanh, thực phẩm tiện lợi, nhiều dầu mỡ
- Hạn chế thực phẩm chứa kali như khoai tây, bơ…
Dấu hiệu bệnh sỏi thận cần được nhận biết càng sớm càng tốt. Do đó, việc chú ý đến sự thay đổi của cơ thể vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó, người bệnh nên quan tâm đến chế độ dinh dưỡng hợp lý. Điều này giúp quá trình điều trị hiệu quả và nhanh chóng hơn. Hy vọng bài viết trên của Viện Nghiên cứu & Tư vấn Dinh dưỡng đã cung cấp các thông tin hữu ích với quý độc giả về bệnh sỏi thận.
Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) được biết đến là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực Nghiên cứu, tư vấn và dịch vụ liên quan đến lĩnh vực Dinh dưỡng. Nếu còn bất kỳ những thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.
Xem thêm:
- Bị sỏi thận nên ăn gì? Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người sỏi thận
- Trái cây càng chua sẽ càng nhiều vitamin C?
- Nước hầm xương – Bổ và nhiều canxi?
- Địa chỉ: 407/14 Đường Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, Tp. Hồ Chí Minh
- Hotline: 0888 334 478
- Fanpage: Viện Nghiên Cứu & Tư Vấn Dinh Dưỡng
Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí
Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.
VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)
- 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, TP. HCM
- Hotline: 0888 844 732
- Fanpage: https://www.facebook.com/nreci.org
- Website: https://nreci.org