.
.
.
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Bệnh gout nên ăn gì?

Thế nào là bệnh gout? Bệnh gout nên ăn gì?

0

Bệnh gout là bệnh lý đặc trưng của xương khớp có liên quan đến chuyển hóa acid uric trong cơ thể. Để điều trị bệnh gout hiệu quả thì chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân là một trong những phương pháp điều trị cần tuân thủ. Vậy bệnh gout nên ăn gì? Cùng tìm hiểu các kiến thức về bệnh gout và chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân gout qua các kiến thức dưới đây bởi các chuyên gia dinh dưỡng tại Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI).

Gout là một bệnh lý liên quan đến xương khớp phổ biến ở những người trong độ tuổi trung niên. Bệnh lý gây nhiều khó khăn cho bệnh nhân trong việc vận động cũng như thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Ngoài ra, bệnh gout còn liên quan đến chế độ dinh dưỡng do đó để điều trị bệnh gout thì chế độ dinh dưỡng là điều kiện cần đảm bảo. Vậy chế độ dinh dưỡng của bệnh gout cần tuân thủ những nguyên tắc nào? Và bệnh gout thì nên ăn gì?

Thế nào là bệnh gout?

Định nghĩa bệnh gout

Bệnh gout là một bệnh lý viêm khớp điển hình liên quan đến sự chuyển hóa của nhân purin trong thận khiến cho việc lọc các acid uric từ trong máu bị rối loạn gây nên hiện tượng tích tụ các acid uric hình thành các tinh thể acid uric tập trung tại các khớp gây viêm khớp.

Gout là một trong số những bệnh lý về xương khớp phổ biến và điển hình trên thế giới đặc biệt là các nước đang phát triển và phát triển. Nam giới thường gặp hơn nữ giới tỷ lệ 70% ở độ tuổi 40-60 tuổi.

Bệnh gout nên ăn gì?
Thế nào là bệnh gout?

Hiện nay bệnh gout được xác định bởi những nguyên nhân sau:

  • Nguyên nhân nguyên phát: 95% tổng số các trường hợp bệnh gout hiện nay chưa xác định được nguyên nhân cụ thể của bệnh gout. Tuy nhiên, Gout là bệnh lý thường có yếu tố gia đình, khởi phát bắt nguồn từ chế độ dinh dưỡng không hợp lý.
  • Nguyên nhân thứ phát: Ở các trường hợp bệnh lý khiến cho việc tăng sản xuất acid uric và giảm đào thải acid uric ở thận. Một số bệnh lý gây nên bệnh gout như: suy thận và các bệnh lý liên quan đến thận làm giảm mức độ lọc máu ở cầu thận, bệnh bạch cầu cấp, bệnh lý cần sử dụng thuốc lợi tiểu, các thuốc ức chế tế bào, thuốc kháng lao.
  • Một số nguyên nhân do thiếu men enzym chuyển hóa nên làm tăng acid uric.

Hậu quả của bệnh gout

Là một bệnh lý có diễn tiến âm thầm và thường xuyên khiến cho nhiều người thường chủ quan về bệnh. Nếu như bệnh nhân không được thăm khám và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả nguy hiểm đối với người bệnh. Một số biến chứng thường gặp ở người bị bệnh gout:

  • Biến dạng khớp ngón tay, ngón chân, bàn chân, bàn tay: Khi sự lắng đọng các tinh thể urat trong các mô cạnh các sụn khớp, dây chằng,bao hoạt dịch lâu ngày gây viêm và lâu dần làm phá hủy các khớp và các tổ chức quanh khớp. Điều này khiến cho các khớp bị biến dạng kèm theo đau nhức cứng khớp.
  • Mất chức năng bàn tay, bàn chân nguy cơ tàn phế: Khi các khớp bàn tay bàn chân bị phá hủy làm suy giảm chức năng vận động vốn có của bàn tay bàn chân làm ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt của người bệnh như việc cầm, nắm khi làm việc nhà, ăn uống,…
  • Nhiễm trùng hạt tophi: Hạt tophi là sự kết tủa của các muối urat sodium trong các tổ chức mô liên kết dẫn đến sự hình thành các hạt nổi trên bề mặt da làm hạn chế vận động của các khớp tay, chân. Lâu dần dẫn đến nhiễm trùng các hạt tophi này do chúng nằm ở vị trí dễ tỳ đè cọ xát gây viêm nhiễm.
  • Biến chứng sỏi thận: Việc các tinh thể urat lắng đọng trong các tổ chức thận lâu ngày hình thành nên sỏi thận. Ngoài ra, chúng còn gây nên sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo, sỏi niệu quản.
  • Suy thận mạn tính: Là biến chứng thường gặp và nguy hiểm của những bệnh nhân gout. Suy thận mạn tính khiến cho suy giảm chức năng lọc máu của thận khiến tình trạng bệnh lý càng trở nên nặng hơn.
  • Biến chứng tim mạch: Đối với bệnh nhân bị gout lâu ngày dễ dẫn đến nguy cơ bị các bệnh tim mạch như cao huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim,…
  • Một số biến chứng khác: Ngoài các biến chứng nói trên thì người bệnh gout khi sử dụng các loại thuốc chống viêm giảm đau lâu ngày dễ dẫn đến viêm loét dạ dày tá tràng, suy gan, xuất huyết tiêu hóa.
Bệnh gout nên ăn gì?
Hậu quả của bệnh gout

Bệnh gout nên ăn gì? Chế độ dinh dưỡng bệnh gout cần lưu ý những gì?

Đối với bệnh nhân gout nếu như trong chế độ dinh dưỡng không đảm bảo có thể khiến cho nồng độ acid uric tăng cao, gây nên những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh đặc biệt là những cơn đau cấp tính. Do đó, trong điều trị bệnh gout chế độ ăn là quan trọng nhất. Vậy bệnh gout nên ăn gì và những lưu ý nào dành cho bệnh nhân gout. Cùng tham khảo một số thực phẩm cho người bệnh gout dưới đây.

Một số lưu ý trong nguyên tắc dinh dưỡng trong chế độ ăn đối với bệnh nhân gout cần lưu ý:

  • Giảm cân nếu thừa cân, béo phì
  • Giảm lượng purin từ các thực phẩm
  • Hạn chế những thực phẩm giàu chất béo, đường ngọt để hạn chế tình trạng thừa cân béo phì
  • Nên sử dụng những thực phẩm dinh dưỡng lành mạnh như rau xanh, hoa quả tươi.
  • Thường xuyên bổ sung vitamin C mỗi ngày.
  • Uống nhiều nước để tăng cường đào thải acid uric.
  • Nên chế biến thức ăn ở dạng hấp, luộc hạn chế đồ chiên rán nhiều dầu mỡ.
  • Tăng cường vận động thể dục thể thao
Bệnh gout nên ăn gì?
Chế độ dinh dưỡng bệnh gout

Những thực phẩm cho người bệnh gout nên ăn:

  • Các loại ngũ cốc nguyên cám (gạo, bánh mì, khoai..)
  • Các loại thịt trắng như lườn gà, sẽ giúp hạn chế purin nhưng vẫn đảm bảo lượng protein cần thiết cho cơ thể.
  • Ăn các loại rau xanh có lượng purin thấp tốt cho tình trạng gout như rau xanh, cà tím, ớt chuông…
  • Một số loại trái cây hoa quả tốt cho bệnh gout như chuối, dứa, dâu tây, cherry giàu vitamin C làm giảm tình trạng viêm của bệnh gout và tăng cường sức đề kháng.
  • Trứng và sữa ít béo có thể bổ sung trong thực đơn hàng ngày vì trứng và sữa giàu protein nhưng ít purin tốt cho bệnh gout.
  • Dùng các loại dầu có nguồn gốc thực vật thay cho mỡ động vật như dầu oliu, dầu hạt cải, dầu vừng, dầu lạc.

Người bệnh gout kiêng ăn gì?

Đối với người bệnh gout nên tránh những loại thực phẩm giàu purin và fructose cao. Điều này giúp cho việc kiểm soát nồng độ acid uric ở trong máu được đảm bảo giúp hạn chế được tình trạng của bệnh. Một số thực phẩm mà bệnh nhân gout không nên ăn/ ăn hạn chế:

  • Không nên ăn các loại nội tạng động vật đặc biệt là gan, lòng.
  • Thực phẩm nhân purin cao: ở rau (rau mầm, giá đỗ, măng tây, măng, bông cải cải trắng, các loại nấm…) ; ở động vật (thịt hoang dã, cá cơm, cá mồi, cá trích, tép, tôm nhỏ…)
  • Hạn chế các loại trái cây có vị chua, các thực phẩm được lên men như dưa muối, giá đỗ vì chúng làm tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể không tốt cho bệnh gout.
  • Không nên sử dụng các loại đồ uống có gas, rượu bia vì chúng làm tăng nồng độ acid uric và ngăn cản sự đào thải acid uric ở thận.
  • Không nên sử dụng các loại mỡ động vật và các thực phẩm được chế biến dưới dạng chiên, xào, nước hầm xương

Khi bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh gout thì việc ăn uống của bệnh nhân là vô cùng quan trọng và cần thiết. Dinh dưỡng và các loại thực phẩm cho người bệnh gout là vô cùng quan trọng giúp việc điều trị bệnh gout hiệu quả hơn. Với những kiến thức trên sẽ phần nào giúp quý độc giả hiểu được chế độ dinh dưỡng dành cho bệnh gout và trả lời được câu hỏi bệnh gout nên ăn gì.

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) được biết đến là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực Nghiên cứu, tư vấn và dịch vụ liên quan đến lĩnh vực Dinh dưỡng. Nếu còn bất kỳ những thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.

Nguồn tham khảo: 

  • http://viendinhduong.vn/vi/tin-tuc/che-do-an-du-phong-va-dieu-tri-nguoi-bi-benh-gut.html

Xem thêm: 

Ths.Bs Đặng Ngọc Hùng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu & Tư vấn Dinh dưỡng
Ths.Bs Đặng Ngọc Hùng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu & Tư vấn Dinh dưỡng
Rate this post

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)

Tư vấn dinh dưỡng cùng Bác sĩ
Form tư vấn dinh dưỡng [1]

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Tư vấn khóa học dinh dưỡng

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Form Đăng ký khóa học [1]
Bài Liên Quan
Thực phẩm tốt cho phổi
Thực phẩm tốt cho phổi, tăng cường hệ miễn dịch hô hấp 
Phổi là một trong những cơ quan quan trọng đối với cơ thể thực hiện chức năng chính là trao...
Thực phẩm giàu axit folic
Bí quyết "vàng" từ các thực phẩm giàu axit folic cho mẹ bầu và bé
Axit folic là một loại vitamin B, có thể tan trong nước, đóng vai trò quan trọng trong cơ thể...
Talkshow "Từ Cân nặng đến âu lo - Bạn không chỉ một mình!"
Giảm cân không chỉ là thay đổi vóc dáng, mà còn là hành trình thay đổi thói quen, lối sống...
Thực phẩm giàu omega 3
Thực phẩm giàu Omega 3 6 9 - "Bộ ba" quyền năng bảo vệ sức khỏe
Omega 3 không chỉ mang lại lợi ích cho thị lực, hỗ trợ giảm viêm, phòng ngừa bệnh về tim...
Thiết Kế Web Ô tô Bởi Vĩnh XD