Thiếu chất đạm sẽ bị bệnh gì? Bổ sung thực phẩm cho người thiếu đạm
Dinh dưỡng là một yếu tố quan trọng hàng đầu đối với sức khỏe mỗi người. Một bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng cần đảm bảo về khẩu phần ăn cũng như chất lượng bữa ăn. Trong đó chất đạm là thành phần dinh dưỡng không thể thiếu. Vậy khi người bị thiếu chất đạm sẽ bị bệnh gì? Bổ sung thực phẩm cho người thiếu chất đạm như thế nào là hợp lý? Tham khảo vấn đề trên với bài viết về chất đạm dưới đây.
Tin liên quan:
Chất đạm là gì? Chất đạm có phải là protein không?
Chất đạm hay còn được gọi là protein là thành phần dinh dưỡng có thể tìm thấy ở tất cả các bộ phận trong cơ thể như cơ, xương, da, tóc,… Chất đạm có vai trò hình thành các enzyme giúp thúc đẩy các phản ứng sinh hóa trong cơ thể đồng thời giúp tế bào máu vận chuyển oxy đi khắp cơ thể.
Về mặt nghiên cứu hóa học thì chất đạm không phải là các đơn chất thông thường mà chúng là tổng hợp của nhiều các chất hữu cơ khác nhau như carbon, hydro, nitơ, oxy hoặc lưu huỳnh liên kết với nhau tạo thành các chuỗi amino acid. Có 22 loại amino acid khác nhau với thứ tự liên kết khác nhau tạo thành phân tử protein.
Trong cơ thể người có nhiều loại protein khác nhau kết hợp lại để hình thành nên cấu tạo cơ thể người hoàn chỉnh. Sự thiếu hụt các protein khiến cho cơ thể chậm phát triển ở trẻ nhỏ, thiếu hụt cơ bắp ở người lớn, suy giảm hệ miễn dịch, đồng thời làm yếu đi các chức năng khác của các cơ quan trong cơ thể. Vì vậy, việc bổ sung đầy đủ protein mỗi ngày là điều quan trọng và cần thiết.
Chất đạm trong cơ thể được cung cấp bởi các loại thực phẩm dinh dưỡng giàu đạm có nguồn gốc động vật hay thực vật. Do đó, chất đạm được phân loại thành hai loại:
- Đạm động vật: Có trong các loại thực phẩm như cá, thịt, trứng, sữa bò, hải sản,….
- Đạm thực vật: Có trong các loại thực phẩm như gạo, đậu tương, ngô, lúa mì, và các loại đậu giàu protein,…
Vậy chất đạm có phải là protein không? Câu trả lời là có. Chất đạm chỉ là tên gọi khác của protein mà thôi.
Chất đạm có vai trò như thế nào đối với cơ thể?
Bạn băn khoăn với câu hỏi thiếu chất đạm sẽ bị bệnh gì? Cùng tìm hiểu 9 vai trò quan trọng của chất đạm đối với cơ thể người sau:
- Tăng trưởng và duy trì các mô cơ trong cơ thể: Các chất đạm có vai trò duy trì và phát triển các mô cơ bởi đặc tính luôn ở trạng thái luân chuyển liên tục. Ở trạng thái thông thường các chất đạm trong cơ thể sẽ bị phá vỡ để đi sửa chữa, xây dựng các mô. Tuy nhiên, nếu cơ thể bị bệnh, sau phẫu thuật hoặc trong thời kỳ mang thai, tham gia hoạt động mạnh thì lượng chất đạm có thể phân hủy nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu cung cấp nguyên liệu cho cơ thể sửa chữa, xây dựng lại tế bào, mô cơ.
- Làm chất xúc tác cho các phản ứng sinh hóa trong cơ thể: Enzyme là một loại protein có mặt trong cơ thể giúp hỗ trợ hàng nghìn các phản ứng sinh hóa diễn ra bên trong và bên ngoài thành tế bào. Đây là một chất xúc tác quan trọng cho hầu hết các phản ứng trao đổi chất của cơ thể. Nếu như thiếu enzyme hoặc enzyme bị bất hoạt, giảm hoạt động sẽ khiến cơ thể có nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm.
- Có vai trò là chất dẫn truyền thông tin trong cơ thể: Chất đạm trong các tế bào thần kinh có vai trò quan trọng trong việc dẫn truyền thông tin, giúp hệ thần kinh hoạt động một cách trơn tru. Tại đây chất đạm được ví như một sứ giả dẫn truyền tín hiệu tới các tế bào và điều hành hệ thần kinh trung ương.
- Định hình mô cấu trúc tế bào trong cơ thể: Các chất đạm dưới cấu trúc dạng sợi có khả năng cung cấp cho tế bào và mô độ đàn hồi, cứng cáp và sức mạnh nhất định như keratin – được tìm thấy hầu hết ở da và móng tay, tóc giúp móng tay và tóc chắc khỏe, collagen – hình thành nên cấu trúc của xương, gân da và các dây chằng trong cơ thể, elastin – giúp các mô trở lại hình dạng ban đầu khi bị kéo dãn nhờ khả năng đàn hồi cao.
- Duy trì độ pH thích hợp cho cơ thể: Chất đạm trong cơ thể được ví như một loại chất đệm giúp cân bằng và điều chỉnh nồng độ axit, bazơ trong cơ thể đồng thời đảm bảo sự vận chuyển các ion trong hệ tuần hoàn.
- Cân bằng chất lỏng trong cơ thể: Albumin và globulin là các chất lỏng trong máu được hình thành từ các protein trong cơ thể. Chúng có vai trò duy trì sự cân bằng các chất lỏng qua việc thu hút và giữ nước. Nếu lượng chất đạm bị sụt giảm sẽ khiến nồng độ hai chất này giảm xuống dẫn đến việc không còn khả năng giữ máu trong mạch máu, các chất lỏng bị ép vào khoảng trống của các tế bào khiến cho cơ thể bị sưng, phù nề. Đây là một dạng suy dinh dưỡng nghiêm trọng được gọi là bệnh kwashiorkor. Một trong những căn bệnh xảy ra thường xuyên ở những quốc gia đói nghèo trên thế giới.
- Tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch trong cơ thể: Chất đạm còn được biết đến với vai trò hình thành các globulin miễn dịch – là các kháng thể quan trọng giúp bảo vệ cơ thể khỏi những yếu tố gây hại như vi khuẩn, vi rút,…
- Cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống trong cơ thể: Trong mỗi bữa ăn hàng ngày chất đạm chiếm đến 10-15% năng lượng trong khẩu phần ăn do đó chất đạm đóng vai trò cần thiết cho việc cung cấp năng lượng cho cơ thể. Mỗi gam chất đạm chuyển hóa thành 4 calo năng lượng cho cơ thể.
- Vận chuyển và lưu giữ chất dinh dưỡng trong cơ thể: Chất đạm có vai trò vận chuyển các chất khác đi khắp cơ thể thông qua mạch máu như trong tế bào, ra khỏi tế bào, vào trong tế bào tạo nên sự lưu thông trơn tru của máu đồng thời giúp nuôi dưỡng các tế bào trong cơ thể. Ngoài ra, Ferritin là một loại protein lưu trữ có khả năng giúp cơ thể dự trữ sắt và casein cũng là một loại protein dự trữ năng lượng giúp trẻ sơ sinh phát triển.
Dấu hiệu nhận biết cơ thể thiếu chất đạm
Thiếu chất đạm sẽ bị bệnh gì? Những dấu hiệu nào khiến cơ thể đang cảnh báo bạn đang thiếu chất đạm. Những dấu hiệu giúp bạn nhận biết cơ thể bị thiếu chất đạm và cần bổ sung chất đạm ngay lập tức tránh các hậu quả do thiếu chất đạm gây nên.
- Sưng tấy, phù nề một cách bất thường ở các bộ phận trên cơ thể như vùng bụng, chân, tay, bàn chân, bàn tay.
- Thay đổi tâm trạng thất thường không rõ nguyên nhân là một trong những dấu hiệu khiến bạn cần nghĩ đến việc cơ thể đang bị thiếu chất đạm. Bộ não của bạn sử dụng các chất dẫn truyền thần kinh được hình từ chất đạm để chuyển tiếp các thông tin từ tế bào. Khi thiếu chất đạm trong thực đơn hàng ngày sẽ khiến cho các hoạt động dẫn truyền bị ảnh hưởng và từ đó khiến cho cơ thể bạn cũng thay đổi tâm trạng theo.
- Gặp các vấn đề về da, tóc và móng tay như rụng tóc, móng tay mỏng, … Bởi các protein như elastin, collagen và keratin là các thành phần quan trọng hình thành nên tóc, móng và da của cơ thể. Việc cơ thể không thể tạo ra các chất này khiến cho cơ thể bạn sẽ gặp các vấn đề liên quan đến chúng.
- Luôn cảm thấy yếu ớt và mệt mỏi thường xuyên: Việc thiếu đi nguồn chất đạm trong thực đơn hàng ngày sẽ khiến bạn luôn ở trạng thái mệt mỏi. Việc thiếu đi chất đạm sẽ khiến cho cơ thể bị mất đi một khối lượng cơ bắp khiến cho sức mạnh giảm, khó giữ cơ thể ở trạng thái cân bằng và làm chậm đi quá trình trao đổi chất của cơ thể.
- Tăng cảm giác đói: Khi thiếu đi chất đạm bạn sẽ thường xuyên cảm thấy đói và ăn nhiều mặc dù bạn đã ăn đủ các bữa ăn chính. Đây có thể là dấu hiệu cơ thể bạn đang bị thiếu đi chất đạm.
- Vết thương lâu lành như các vết xước, bầm tím và các chấn thương khác: Việc cơ thể không đủ cung cấp nguồn chất đạm sẽ khiến việc phục hồi các vết thương trở nên dài hơn và chậm hơn. Bởi chất đạm có vai trò hình thành và sửa chữa các mô cơ, hình thành nên collagen giúp thúc đẩy liên kết các mô cơ, da.
- Thường xuyên mắc bệnh lý: Các acid amin trong chất đạm có vai trò tạo nên các kháng thể, kích thích các tế bào bạch cầu hoạt động chống lại các tác nhân gây bệnh giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh. Việc thiếu chất đạm trong cơ thể cũng khiến hệ miễn dịch của bạn suy giảm và thường xuyên bị ốm hơn bình thường.
Người thiếu chất đạm sẽ gặp các vấn đề sức khỏe nào?
Chất đạm không những cung cấp nguồn năng lượng cho các hoạt động sống của cơ thể mà giúp cơ thể hoạt động, phát triển mỗi ngày. Đặc biệt ở trẻ nhỏ chất đạm còn có vai trò trong việc phát triển thể chất, trí tuệ. Việc thiếu chất đạm trẻ em sẽ bị gì? Đối với người lớn thiếu chất đạm sẽ bị bệnh gì? Không chỉ riêng trẻ em và người lớn khi cơ thể bị thiếu chất đạm sẽ thường xuyên gặp các vấn đề liên quan đến sức khỏe.
Một số tình trạng bệnh lý thường gặp khi người thiếu chất đạm thường gặp:
- Tình trạng sụt cân, hấp thu dinh dưỡng kém: Khi cơ thể thiếu chất đạm thì nguồn năng lượng nạp vào cơ thể không đủ sẽ dẫn đến việc thiếu calo năng lượng. Lâu dần cơ thể bị sụt cân, kém hấp thu dinh dưỡng.
- Teo cơ, cơ yếu: Đối với người bước vào tuổi trung niên việc cơ thể bị mất một lượng cơ là hiện tượng tự nhiên do lão hóa. Tuy nhiên, cơ thể sẽ bị mất nhiều hơn nếu như hàng ngày không được bổ sung các nguồn chất đạm cần thiết trong khẩu phần ăn.
- Phù nề: Khi thiếu chất đạm cơ thể sẽ bị phù nề do tình trạng mất cân bằng chất lỏng và sự tồn lưu của chất lỏng trong cơ thể.
- Huyết áp thấp, nhịp tim chậm: Khi thiếu đạm nhịp tim có thể bị chậm, huyết áp giảm. Bởi năng lượng cung cấp cho cơ thể không đủ, nguồn chất đạm giúp cơ thể duy trì các hoạt động trong máu giảm.
- Các bệnh lý về gan, thiếu máu: Khi thiếu đạm gan sẽ phải làm việc quá mức để loại bỏ các chất độc hại và loại bỏ chất béo nhiều hơn. Do đó, việc gan làm việc quá mức sẽ dẫn đến các tổn thương gan, các bệnh lý liên quan đến gan. Thiếu đạm cơ thể dễ bị thiếu vitamin B12 và folate khiến cơ thể bị thiếu máu.
- Thiếu chất đạm bị suy giảm hệ miễn dịch: Đạm có vai trò trong việc tăng cường hệ miễn dịch khỏe hơn. Tuy nhiên, khi nguồn đạm bị thiếu sẽ khiến cho hệ miễn dịch bị suy giảm và cơ thể dễ bị bệnh và kéo dài hơn, mất nhiều thời gian để phục hồi hơn thông thường.
- Các bệnh về cơ khớp, phục hồi sau chấn thương chậm: Chất đạm là nguồn nguyên liệu giúp hình thành nên các bó cơ, sức mạnh của cơ bắp và xương khớp. Khi cơ thể bị thiếu đạm dễ dẫn đến các bệnh liên quan đến cơ khớp, suy giảm sức mạnh của cơ bắp.
Thiếu chất đạm nên ăn gì? TOP các thực phẩm bổ sung đạm cho cơ thể
Khi cơ thể thiếu đạm theo các chuyên gia tư vấn dinh dưỡng trong các khóa học dinh dưỡng và đào tạo dinh dưỡng cần được bổ sung ngay lập tức các nguồn dinh dưỡng một cách đầy đủ và khoa học. Việc bổ sung các nguồn thực phẩm dinh dưỡng giàu đạm sẽ giúp cơ thể phục hồi thể trạng, tăng cường sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch và giúp cơ thể vui khỏe mỗi ngày.
Tuy nhiên, mỗi loại đạm có nguồn gốc động vật và thực vật sẽ cho sinh ra lượng đạm khác nhau do đó cần kết hợp hài hòa giữa các loại đạm trong thực đơn dinh dưỡng mỗi ngày. Đối với người lớn lượng đạm động vật nên đạt từ 25-30% tổng số lượng đạm cần cung cấp trong khẩu phần ăn. Còn đối với trẻ nhỏ nên từ 50-70% tổng lượng đạm cần cung cấp. Còn lại là các chất đạm có nguồn gốc thực vật. Do đạm động vật có giá trị đạm cao hơn lượng đạm thực vật và sự hấp thụ đạm thực vật kém hơn nên hàm lượng đạm thực vật cần lượng nhiều hơn đạm động vật. Tùy tình trạng mà chúng ta mỗi ngày cần cân bằng giữa các tỷ lệ đạm đảm bảo cân đối và đa dạng các món ăn giàu đạm có nguồn gốc động vật và thực vật.
Top các thực phẩm dinh dưỡng giúp cơ thể bổ sung đạm mỗi ngày:
- Thịt nạc bò: Trong 100g thịt có đến 36g đạm cho giá trị sinh học đối với cơ thể.
- Tôm: Trong 100g tôm có đến 21g đạm. Ngoài ra, tôm là thực phẩm giàu đạm nhưng có tỷ lệ calo ít hơn các nguồn thực phẩm khác tốt cho việc giảm cân và các bữa ăn healthy.
- Ức gà: Trong 100g ức gà chứa đến 31g đạm cần thiết cho cơ thể. Đây là thực phẩm giàu đạm được khuyến khích dùng trong các thực đơn giảm cân hàng ngày.
- Các loại cá chứa hàm lượng omega-3 tốt như cá hồi, cá ngừ. Omega 3 là một loại protein giúp cơ thể xây dựng cơ bắp đồng thời còn giúp kháng viêm, hỗ trợ tăng tỷ lệ trao đổi chất của cơ thể.
- Trứng: Đây là nguồn thực phẩm giàu đạm và ít calo. Mỗi 100g trứng chứa 13g protein cần thiết cho cơ thể.
- Các loại đạm có nguồn gốc thực phẩm như các loại hạt như hạt điều, hạt hướng dương, hạt óc chó và các loại đậu như đậu lăng, đậu xanh, đậu đen, đậu hà lan,….Mỗi 100g hạt chứa đến 33g đạm cần thiết. Ngoài thành phần dinh dưỡng giàu đạm thì các loại hạt và đậu này còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
- Khoai lang cũng là một loại thực phẩm giàu đạm: Trong 100g khoai lang chứa 5,4g đạm đồng thời khoai lang còn chứa nhiều chất xơ, và hàm lượng carbohydrate phức hợp dồi dào.
- Các loại rau quả chứa nhiều đạm như chuối, súp lơ xanh. Trong 100g súp lơ xanh có đến 3,2g đạm và 100g chuối chứa đến 4g đạm cần thiết cho cơ thể.
- Sữa và chế phẩm từ sữa: Sữa và chế phẩm từ sữa từ lâu được biết đến là nguồn thực phẩm giàu đạm. Cứ khoảng 2,8g sữa sẽ chứa 1g đạm. Ngoài ra, sữa và các chế phẩm từ sữa còn bổ sung một lượng canxi tốt cho hệ xương khớp chắc khỏe.
Trên đây là các thông tin cần thiết đối với câu hỏi khi cơ thể thiếu chất đạm sẽ bị bệnh gì? Cùng các thông tin dinh dưỡng cần thiết về chất đạm và các nguồn thực phẩm giúp cung cấp đạm cho cơ thể. Để có thêm nhiều kiến thức dinh dưỡng cũng như các kiến thức về sức khỏe hãy tham gia ngay các khóa học dinh dưỡng, hay liên hệ với chúng tôi để được tư vấn dinh dưỡng phù hợp.
Đọc thêm: Rau củ có chất đạm hay không? “Bật mí” các loại rau củ có nhiều chất đạm
Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí
Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.
VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)
- 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, TP. HCM
- Hotline: 0888 844 732
- Fanpage: https://www.facebook.com/nreci.org
- Website: https://nreci.org
Thời gian học:22/10/2024
Số buổi học:12
Hình thức học:Online qua Zoom
Giảng viên:BS.CKI. Đinh Trần Ngọc Mai, ThS.BS Lê Thị Thu Huyền,…
Học phí:6.000.000 VNĐ
Thời gian học:29/07/2024
Số buổi học:13
Hình thức học:Online qua Zoom
Giảng viên:ThS.BS Đặng Ngọc Hùng, BS. Vi Thị Tươi, BS. Nguyễn Thị Hoà
Học phí:6.500.000 VNĐ