.
.
.
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Trẻ bị sặc sữa ba mẹ phải xử lý như thế nào?

Trẻ bị sặc sữa ba mẹ phải xử lý như thế nào?

0

Trẻ bị sặc sữa là tình trạng thường gặp do dạ dày trẻ còn nằm ngang. Tuy nhiên, mẹ cần phải biết cách xử lý để tránh bé khó thở, thậm chí tử vong. 

Sữa là nguồn dinh dưỡng chính cho trẻ đảm bảo dưỡng chất trong tăng trưởng và phát triển. Tuy nhiên, trẻ nhỏ vẫn chưa có nhận thức như người lớn, có lúc trẻ bú ít đôi khi lại bú nhiều khiến sữa ra nhiều mà bé không kịp xử lý dễ dẫn đến tình trạng sặc sữa. Khi trẻ bị sặc sữa có thể khiến bé bị ho sặc sụa, nếu tràn vào đường thở có thể khiến trẻ khó thở, tím tái, thậm chí ngừng thở dẫn đến tử vong. 

Do đó, các mẹ không nên chủ quan mà nên tìm hiểu các cách xử lý trong những trường hợp này, để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Cùng theo dõi bài viết sau của Viện Nghiên Cứu & Tư Vấn Dinh Dưỡng – NRECI để có thể tích lũy thêm kinh nghiệm ba mẹ nhé!

Nguyên nhân khiến trẻ bị sặc sữa

Trẻ bị sặc sữa là hiện tượng sữa tràn vào đường thở của trẻ khiến trẻ bị khó thở và ho sặc sụa. Nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến những tình huống nguy hiểm hơn, trẻ bị tím tái và thậm chí là ngừng thở, tử vong. 

Và có khá nhiều nguyên nhân khiến tình trạng này xảy ra. Việc các mẹ nắm kỹ nguyên nhân sẽ giúp mẹ có cách xử lý và phòng tránh cho trẻ tốt hơn:

Sữa mẹ quá nhiều

Lượng sữa mẹ tiết ra quá nhiều có thể sẽ gây khó khăn cho bé khi bú. Sữa tiết nhiều khiến bé bú không kịp, dễ chảy tràn vào đường thở gây sặc. Thế nên, với các mẹ có sữa quá nhiều nên thử và đổi nhiều tư thế cho bé bú khác nhau để bé cảm thấy thoải mái cũng như hạn chế tình trạng bị sặc sữa. 

Tốc độ dòng chảy của sữa quá mạnh

Sữa mẹ nhiều và tiết sữa nhanh, mạnh khiến bé nuốt không kịp. Điều này dẫn đến tình trạng trẻ bị sặc sữa khi bú mẹ. 

Với các trẻ bú bình, tình trạng bé bị sặc sữa lên mũi có thể xảy ra nếu núm vú không phù hợp, quá rộng so với miệng bé khiến sữa chảy nhiều, tốc độ dòng chảy mạnh làm trẻ không nuốt kịp. Bên cạnh đó, với các trẻ bú bình nếu các bậc cha mẹ giữ bình bú sai cách cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị sặc sữa

Trẻ bú không đúng tư thế

Nguyên nhân khiến trẻ bị sặc sữa cũng thường do cha mẹ hoặc người giữ trẻ cho trẻ bú không đúng tư thế. Không cho trẻ nằm đúng tư thế khi bú mà cho bú khi trẻ đang khóc, đang ho,…

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng sặc sữa ở trẻ nhỏ như sau;

  • Trẻ sinh non (thiếu tháng) thường bị sặc sữa do cơ miệng còn yếu
  • Một số trẻ bị dị tật vùng hầu họng như: khe hở vòm, khe hở môi… cũng dễ bị sặc sữa hơn các trẻ khác. 

Các dấu hiệu trẻ bị sặc sữa cần lưu ý

Việc nhận biết các dấu hiệu trẻ bị sặc sữa sẽ giúp các mẹ kịp thời phát hiện để có biện pháp xử lý nhanh chóng, kịp thời cho trẻ. 

Một số dấu hiệu sặc sữa ở trẻ nhỏ điển hình mà các bậc cha mẹ nên chú ý:

  • Trẻ đang bú hay sau khi bú no đột ngột ho sặc sụa, người tím tái và khóc thét. 
  • Có thể thấy sữa trào ra từ mũi, miệng của trẻ và lúc này trẻ trở nên hốt hoảng, khó thở khiến cơ thể mềm nhũn hoặc co cứng.
  • Trẻ bị sặc sữa vào phổi nếu nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến đường thở, dẫn đến ngừng hô hấp. Nguy hiểm hơn là tim ngừng đập, tử vong. 

Các biện pháp xử lý khi trẻ bị sặc sữa  

Việc tìm hiểu và nắm được các biện pháp xử lý khi trẻ bị sặc sữa là điều vô cùng quan trọng mà các bậc phụ huynh nên chú ý. Bởi đây sẽ là thời gian “vàng” giúp trẻ nhanh chóng thoát khỏi tình trạng nguy hiểm. 

Trẻ bị sặc sữa ba mẹ phải xử lý như thế nào?
Trẻ bị sặc sữa ba mẹ phải xử lý như thế nào?

Đối với những trẻ mới chớm biểu hiện sặc hay nôn trớ nhẹ thì mẹ chỉ cần dừng việc cho bú kết hợp với bế trẻ đứng và vỗ lưng để giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn. Còn với những trẻ vẫn còn tỉnh táo nhưng biểu hiện ho và khó thở, các bậc cha mẹ nên lập tức sơ cứu cho trẻ bằng một số phương pháp sau đây:  

  • Vỗ lưng: Khi thấy trẻ sặc sữa, mẹ hãy nhanh chóng đặt trẻ nằm sấp lại với tư thế đầu thấp hơn mông. Một tay đỡ phần cổ và ngực của trẻ, tay còn lại vỗ 5 cái liên tiếp đủ mạnh vào vùng giữa 2 bả vai của trẻ theo hướng xuống dưới và ra trước. Sau khi vỗ lưng xong, nhẹ nhàng đỡ trẻ lật ngược lại xem đường thở đã hết khó chịu chưa, da đã hồng hào chưa. Nếu thấy trẻ vẫn chưa hồi phục, tiến hành ấn ngực. 
  • Ấn ngực: Các mẹ nên giữ nguyên trẻ ở tư thế ngửa, dùng ngón trỏ và ngón giữa tay trái ấn vuông góc xuống 1/3 vùng dưới xương ức, ngay dưới đường nối 2 núm vú. Các mẹ thực hiện tốc độ ấn 1 lần /giây, ấn dứt khoát 5 lần liên tiếp cho đến khi thấy da trẻ hồng hào trở lại.
  • Thông đường thở bằng cách hút mũi miệng: nếu như 2 cách trên không có hiệu quả, các mẹ có thể thử áp dụng thông đường thở cho trẻ bằng cách dùng dụng cụ hút. Nếu không có dụng cụ có thể dùng miệng hút mạnh vào mũi, miệng trẻ với thực hiện cho miệng trước, mũi sau. 

Khi đã thực hiện các cách trên mà trẻ vẫn chưa hồi phục, các mẹ nên tiến hành:

  • Gọi cấp cứu, gọi người cứu trợ
  • Nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện, cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu và xử lý kịp thời. 

Nên làm gì để hạn chế tình trạng trẻ bị sặc sữa?

Để hạn chế tình trạng trẻ bị sặc sữa khi bú, các bậc cha mẹ nên chú ý áp dụng một số biện pháp sau:

  • Không nên cho trẻ vừa ngủ, vừa bú
  • Không nên cho trẻ bú khi trẻ đang khóc, đang ho
  • Không nên trêu đùa, chọc trẻ khi trẻ đang bú
  • Khi thấy trẻ miệng ngậm núm vú và sữa vẫn chảy nhưng không nuốt thì mẹ nên tìm cách lấy núm vú ra và làm cho bé nuốt.
  • Khi trẻ bú nên đặt bé ở tư thế thoải mái tránh cổ bị gập hay ngửa cổ
  • Khi trẻ bú bình nên chọn các loại núm vú vừa với kích thước miệng bé
  • Chia thành nhiều cữ bú ngắn sẽ giảm được tỷ lệ trẻ sặc sữa do tham bú
  • Dùng tay kẹp đầu ti ngực để điều chỉnh tốc độ dòng sữa chậm lại.
  • Đối với các mẹ nhiều sữa, trước khi cho trẻ bú nên vắt sữa ra ngoài bớt. 
  • Sau khi trẻ bú xong, nên bế trẻ khoảng 10-15 phút rồi mới đặt trẻ nằm xuống

Qua những thông tin trong bài viết, hẳn là các bậc phụ huynh cũng nắm được tình trạng trẻ bị sặc sữa. Từ đó, bổ sung thêm kiến thức và kinh nghiệm trong chăm sóc trẻ, để trẻ tăng trưởng, phát triển tốt tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra. Viện Nghiên Cứu & Tư Vấn Dinh Dưỡng – NRECI chúc các bé luôn được khỏe mạnh và phát triển toàn diện.

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) được biết đến là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực Nghiên cứu, tư vấn và dịch vụ liên quan đến lĩnh vực Dinh dưỡng. Nếu còn bất kỳ những thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời nhé!

Xem thêm: 

Ths.Bs Đặng Ngọc Hùng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu & Tư vấn Dinh dưỡng
Ths.Bs Đặng Ngọc Hùng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu & Tư vấn Dinh dưỡng
Rate this post

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)

Tư vấn dinh dưỡng cùng Bác sĩ
Form tư vấn dinh dưỡng [1]

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Tư vấn khóa học dinh dưỡng

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Form Đăng ký khóa học [1]
Bài Liên Quan
Thực phẩm bổ sung sắt cho bà bầu
Thực phẩm giàu sắt cho bà bầu nên thêm vào chế độ ăn
Khi mang thai, nhu cầu dinh dưỡng, nhất là vitamin, khoáng chất tăng cao hơn so với người bình thường....
Thực phẩm phòng chống đột quỵ
5+ Nhóm thực phẩm phòng ngừa đột quỵ cùng những lời khuyên đến từ chuyên gia 
Nguy cơ bị đột quỵ có thể tăng lên bởi nhiều yếu tố như bệnh đái tháo đường, cao huyết...
Thực phẩm tốt cho xương khớp
10+ thực phẩm tốt cho khớp gối: Bí quyết cho khớp gối khỏe mạnh 
Khớp gối có vai trò rất quan trọng đối với tất cả mọi người. Chính vì vậy, chủ động chăm...
Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) đồng hành cùng UBND Quận 10 trong Lễ Hội Sống Khỏe 2024
Các vấn đề về sức khỏe, dinh dưỡng ngày càng được quan tâm và sự kiện Lễ Hội Sống Khỏe...
Thiết Kế Web Ô tô Bởi Vĩnh XD