Bé uống kháng sinh nên bổ sung gì để tốt cho sức khỏe?
Kháng sinh là loại thuốc khá quen thuộc trong điều trị bệnh ở trẻ nhỏ. Việc trẻ mắc bệnh cần dùng kháng sinh phải tuân theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn và nhanh chóng tiêu diệt mầm bệnh. Tuy nhiên, việc dùng kháng sinh có thể gây mất cân bằng đường tiêu hóa của trẻ. Do đó, các mẹ cần theo dõi và chăm sóc trẻ với việc bổ sung một số thực phẩm, các chất cần thiết phù hợp. Để biết bé uống kháng sinh nên bổ sung gì tốt cho sức khỏe, hãy cùng theo dõi bài viết sau đây nhé.
Định nghĩa về kháng sinh và vai trò trong điều trị bệnh cho trẻ
Kháng sinh là gì?
Kháng sinh còn được gọi là Trụ sinh – đây là loại thuốc với các chất được chiết xuất từ vi sinh vật, nấm được tổng hợp hoặc bán tổng hợp. Các loại thuốc kháng sinh có khả năng tiêu diệt vi khuẩn hay kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn một cách đặc hiệu nên dùng thuốc để điều trị bệnh, chống lại các bệnh do nhiễm khuẩn gây ra. Bên cạnh đó, kháng sinh còn có tác dụng kiềm hãm sự phát triển và lây lan của các vi khuẩn này, từ đó ngăn chặn bệnh tiến triển nặng hơn.
Khi nào trẻ dùng kháng sinh?
Thuốc kháng sinh không nên lạm dụng hay sử dụng bừa bãi, sai cách bởi là nguyên nhân khiến trẻ phải nhập viện. Do đó, khi trẻ mắc bệnh cần tuân thủ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Dùng nhiều thuốc kháng sinh không tốt, và không phải loại bệnh nào cũng dùng kháng sinh. Loại thuốc này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như là tiêu chảy, nôn, dị ứng,… thậm chí những trường hợp nghiêm trọng còn nguy hiểm đến sự sống. Không những thế, lạm dụng kháng sinh còn khiến vi khuẩn thay đổi và kết quả thuốc không còn hoạt động tốt như công dụng ban đầu nữa.
Thế nên, cha mẹ cần hết chú ý tình trạng sức khỏe của trẻ. Các bậc phụ huynh dùng kháng sinh cho trẻ trong các trường hợp sau:
Điều trị bệnh nhiễm khuẩn
Cha mẹ biết khi nào dùng thuốc kháng sinh cho trẻ sẽ giúp con mau khỏi bệnh cũng như tránh được những hệ lụy vừa kể trên. Theo đó, thuốc kháng sinh chỉ nên dùng điều trị với các bệnh nhiễm khuẩn.
Đối với hầu hết trẻ nhỏ, bên cạnh virus, vi khuẩn được xem là thủ phạm chính trong các bệnh lý viêm nhiễm như viêm tai, viêm xoang, viêm họng, viêm phổi, ho gà,… Các trường hợp này dùng thuốc kháng sinh sẽ phá hủy cấu trúc của vi khuẩn cũng như kìm hãm sự phát triển và lây lan của chúng.
Tùy theo tình trạng của mỗi bé mà bác sĩ sẽ chỉ định, kê đơn dùng thuốc kháng sinh phù hợp nhất với vi khuẩn, nhờ đó, bệnh nhanh chóng thuyên giảm và đạt hiệu quả tối ưu.
Dự phòng bệnh
Bên cạnh công dụng điều trị các bệnh nhiễm khuẩn, thuốc kháng sinh còn được dùng trong một số trường hợp phòng bệnh cho trẻ như sau:
- Trẻ nhỏ thường xuyên bị viêm niệu đạo: dùng kháng sinh để ngăn ngừa nguy cơ tái phát bệnh.
- Phòng sốt thấp khớp cấp tính
- Tránh viêm nhiễm với những trường hợp trẻ bị động vật cắn
- Tránh nhiễm trùng vết mổ: với những trẻ do nguyên nhân nào đó mà phải can thiệp phẫu thuật thì sau đó cần dùng kháng sinh để tránh nhiễm trùng.
Đối với những trường hợp dùng thuốc kháng sinh dự phòng thì cha mẹ cũng phải tham khảo tư vấn của bác sĩ để biết dùng đúng loại, đúng liều lượng và thời gian nên dùng cho trẻ là bao lâu.
Tác động của kháng sinh lên cơ thể trẻ
Khi cho trẻ dùng thuốc kháng sinh, các bậc phụ huynh cần theo dõi sức khỏe của trẻ bởi kháng sinh gây nên nhiều tác động cho cơ thể, sức khỏe của trẻ:
Ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột
Trong đường ruột của mỗi trẻ đều chứa các vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại. Nếu cơ thể, đường ruột khỏe mạnh, các chủng vi sinh có lợi và hại đều sống hòa bình với nhau tạo nên một hệ vi sinh cân bằng với 85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn. Tuy nhiên, khi sử dụng kháng sinh thì hệ vi sinh này sẽ thay đổi, mất cân bằng.
Thuốc kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn, kìm hãm vi khuẩn tùy theo cơ chế của thuốc. Khi vào cơ thể, thuốc không nhận diện vi khuẩn có lợi, có hại mà diệt tất cả các loại có chung một đặc biệt nhất định. Do đó, khiến hệ tiêu hóa của trẻ bị ảnh hưởng, có thể gây nên rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng điển hình như táo bón, tiêu chảy, đầy hơi, chướng bụng, đau bụng, kém ăn, đi phân sống,…
Thiếu hụt dưỡng chất cần thiết
Dùng thuốc kháng sinh không chỉ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, mà còn ngăn chặn quá trình hấp thu, dự trữ, chuyển hóa hay tổng hợp các chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể. Khi những chất này bị ngăn cản hấp thu, dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng trong thời gian dài sẽ gây ra nhiều rối loạn trong cơ thể. Do đó, để cải thiện tình trạng này, cần phải bổ sung thực phẩm bổ sung, hỗ trợ cho trẻ nhằm tránh tình trạng thiếu hụt dưỡng chất cần thiết ảnh hưởng sức khỏe cơ thể.
Suy giảm hệ miễn dịch
Thuốc kháng sinh làm suy giảm sức đề kháng, miễn dịch là do thuốc sẽ phá vỡ sự kiểm soát của hệ thống miễn dịch đối với các lợi khuẩn và hại khuẩn, khiến cơ thể tiêu diệt tất cả các vi khuẩn có lợi cho sức khỏe.
Không chỉ vậy, thuốc kháng sinh còn có thể làm giảm tế bào bạch cầu cũng như các phân tử protein tự nhiên chống lại virus và vi khuẩn gây bệnh.
Tầm quan trọng của việc bổ sung dinh dưỡng khi bé dùng kháng sinh
Dinh dưỡng là nhu cầu thiết cầu thiết yếu đối với cơ thể của bé để nuôi dưỡng cũng như đảm bảo các hoạt động sống. Trong thời gian dùng kháng sinh, trẻ có nguy cơ bị thiếu hụt dinh dưỡng cao, nếu như không bổ sung và đảm bảo dưỡng chất sẽ gia tăng nguy cơ mắc các bệnh khác, điển hình nhất là trẻ chậm tăng trưởng, phát triển, suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch,…
Bên cạnh đó, các trẻ đang điều trị bệnh thiếu dưỡng chất có thể chậm phục hồi, tình trạng bệnh có thể tiến triển chậm và nặng hơn.
Thế nên, trong thời gian trong và sau khi dùng thuốc kháng sinh, các bậc phụ huynh cần hết sức quan tâm để duy trì chế độ dinh dưỡng đúng và đủ liều lượng. Theo đó, các bậc phụ huynh nên tham khảo tư vấn dinh dưỡng từ chuyên gia bác sĩ để thiết kế thực đơn ăn uống, dinh dưỡng phù hợp cho trẻ. Bên cạnh đó, để am hiểu hơn về kiến thức dinh dưỡng và muốn mình chăm sóc con cái tốt hơn, cải thiện tình trạng bệnh cũng như sức khỏe tốt, cha mẹ có thể tham gia các khóa học dinh dưỡng hay đào tạo dinh dưỡng từ các bác sĩ, chuyên gia đầu ngành.
Bé uống kháng sinh nên bổ sung gì?
Bên cạnh các chất dinh dưỡng cần thiết, các bậc phụ huynh cần chú trọng bổ sung các dưỡng chất sau đây cho trẻ khi sử dụng kháng sinh:
Probiotics: Lợi khuẩn giúp cân bằng vi sinh đường ruột
Trẻ uống kháng sinh có thể làm thay đổi hệ vi sinh đường ruột dẫn đến rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy. Do đó, trong thời gian này, các mẹ nên bổ sung probiotics cho trẻ.
Probiotics, còn được gọi là men vi sinh, là những vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Bổ sung probiotics đúng liều, đúng cách, đúng lượng giúp cải thiện chức năng tiêu hóa, cân bằng vi sinh, ức chế vi khuẩn có hại và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Đặc biệt, hạn chế các tác dụng phụ do thuốc kháng sinh gây ra.
Các mẹ nên chú ý dùng kháng sinh và men vi sinh cách nhau vài giờ. Và nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về loại vi sinh phù hợp với trẻ trong giai đoạn dùng kháng sinh điều trị bệnh.
Probiotics có nhiều trong các thực phẩm bao gồm sữa chua, kefir, phô mai, kombucha, sữa uống lên men probi, yakult,…
Vitamin C: Hỗ trợ hệ thống miễn dịch
Vitamin C là một vi chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể với đa chức năng. Trong đó, vitamin C được biết là chất chống oxy hóa mạnh giúp ngăn chặn các gốc tự do và góp phần bảo vệ, tăng cường hệ thống miễn dịch, tiêu diệt vi khuẩn có hại, chống nhiễm trùng.
Tuy nhiên, bổ sung cho bé các mẹ nên chú ý giãn cách thời gian uống kháng sinh và vitamin C. Bởi việc sử dụng cùng lúc hoặc thời gian quá gần nhau, vitamin C làm mất tác dụng của thuốc.
Vitamin C có nhiều trong các loại rau xanh, củ quả và trái cây: súp lơ, ớt chuông, cải bắp, rau bina, rau chân vịt, bông cải xanh, khoai lang, khoai tây, cam, quýt, táo, lê, bưởi, kiwi, nho, việt quất,…
Kẽm: Quan trọng cho sức khỏe và phòng ngừa bệnh
Kẽm là một trong những nguyên tố vi lượng dù chỉ cần hàm lượng nhỏ nhưng lại đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe và phòng ngừa bệnh.
Bổ sung kẽm giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng tránh tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng do dùng kháng sinh. Trẻ ăn ngon, phục hồi sức khỏe và tăng trưởng tốt sẽ giúp cơ thể nhanh chóng bắt kịp đà phát triển về chiều cao, cân nặng. Bên cạnh đó, kẽm còn gia tăng sức mạnh của hệ thống miễn dịch. Chức năng của kẽm kích thích tế bào miễn dịch lympho T và B giúp cơ thể có được hệ thống phòng thủ khỏe, chống lại các tác nhân gây bệnh, nhiễm trùng, nhiễm khuẩn. Từ đó, giúp tình trạng của trẻ nhanh chóng phục hồi.
Ngoài ra, kẽm còn giúp quá trình hấp thu và chuyển hóa các nguyên tố khác như đồng, mangan, magie,… trở nên dễ dàng hơn.
Các yếu tố cần quan tâm khi bé dùng kháng sinh
Thuốc kháng sinh được ví như “con dao 2 lưỡi”, khi sử dụng đúng thì bệnh thuyên giảm còn dùng sai cách sẽ gánh chịu nhiều hệ lụy. Do đó, khi dùng kháng sinh cho bé, các bậc phụ huynh cần quan tâm đến một số yếu tố sau:
- Nguyên tắc lựa chọn kháng sinh phù hợp với bệnh, độ tuổi, đúng liều, đúng hàm lượng, cách dùng và đường dùng để vừa đem lại kết quả điều trị tốt vừa tránh tác dụng phụ và những nguy hiểm xảy ra với trẻ.
- Khi trẻ bị mắc các bệnh viêm nhiễm, cha mẹ không nên tự mua thuốc kháng sinh về điều trị, mà nên đưa trẻ đi khám ngay để bác sĩ kê đơn thuốc điều trị phù hợp nhất.
- Chỉ sử dụng kháng sinh khi thật sự cần thiết, không phải lúc nào hay bệnh nào cũng phù hợp để dùng kháng sinh. Việc dùng đúng cách đảm bảo hiệu quả chữa bệnh mà không bị lờn thuốc cũng như hạn chế thấp nhất tác dụng không mong muốn trong suốt quá trình điều trị.
- Nếu không có chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý sử dụng lại đơn thuốc cũ khi trẻ tái phát bệnh bởi tình trạng bệnh cũng như sức khỏe của trẻ ở mỗi thời điểm mỗi khác.
- Khi cho trẻ uống thuốc kháng sinh, không nên pha thuốc vào thức ăn, sữa, các loại nước ép trái cây, sinh tố, nước ngọt có ga vì sẽ gây ra các phản ứng hóa học, làm thay đổi tác dụng cũng như giảm hiệu quả và công dụng của thuốc
- Chỉ nên pha thuốc kháng sinh cho trẻ với nước đun sôi để nguội nhằm đảm bảo đặc tính và duy trì hiệu quả sử dụng.
- Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về thời gian dùng thuốc trước bữa ăn, sau bữa ăn, trong bữa ăn để thuốc được hấp thu tốt nhất vào cơ thể trẻ.
- Nếu trong thời gian sử dụng thuốc, trẻ xuất hiện các biểu hiện dị ứng như nổi mề đay, ban đỏ, ngứa, khó thở,… cần ngưng dùng thuốc và đưa trẻ đến bệnh viện, cơ sở y tế gần nhất.
Qua những chia sẻ trong bài viết về bé uống kháng sinh nên bổ sung gì, hy vọng các bậc phụ huynh bổ sung thêm kiến thức cho mình. Từ đó, rút ra được kinh nghiệm trong chăm sóc con trẻ. Để am hiểu kiến thức về dinh dưỡng và nuôi con tốt hơn, bố mẹ có thể liên hệ với NRECI để được tư vấn dinh dưỡng hoặc tham gia Khoá học dinh dưỡng Nhi khoa để trang bị nền tảng dinh dưỡng nuôi con khôn lớn, phát triển toàn diện.
Khóa học dinh dưỡng Nhi khoa cung cấp các giải các pháp phát triển toàn diện cho trẻ, nhìn nhận và đánh giá tình trạng dinh dưỡng cũng như thực hành xây dựng thực đơn nhanh và bổ sung chất dinh dưỡng đúng cách. Đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực dinh dưỡng sẽ sẵn sàng đồng hành cùng bố mẹ trên con đường chăm sóc sức khoẻ tối ưu cho bé.
Xem thêm:
- Mách mẹ cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé thơm ngon, bổ dưỡng
- Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi khoẻ mạnh, phát triển toàn diện
- Dinh dưỡng theo từng độ tuổi và vai trò của dinh dưỡng đối với trẻ em
- Địa chỉ: 105 Đường Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Tp. Hồ Chí Minh
- Hotline: 0888 334 478
- Fanpage: Viện Nghiên Cứu & Tư Vấn Dinh Dưỡng
Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí
Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.
VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)
- 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, TP. HCM
- Hotline: 0888 844 732
- Fanpage: https://www.facebook.com/nreci.org
- Website: https://nreci.org
Thời gian học:22/10/2024
Số buổi học:12
Hình thức học:Online qua Zoom
Giảng viên:BS.CKI. Đinh Trần Ngọc Mai, ThS.BS Lê Thị Thu Huyền,…
Học phí:6.000.000 VNĐ
Thời gian học:29/07/2024
Số buổi học:13
Hình thức học:Online qua Zoom
Giảng viên:ThS.BS Đặng Ngọc Hùng, BS. Vi Thị Tươi, BS. Nguyễn Thị Hoà
Học phí:6.500.000 VNĐ