.
.
.
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Cách xử lý khi bị đột quỵ

Bỏ túi cách xử lý khi bị đột quỵ ngay tại nhà

0

Trong những năm gần đây, người bị đột quỵ ngày càng tăng và đột quỵ trở thành nỗi ám ảnh của rất nhiều người. Bởi nếu sơ cứu và cấp cứu không kịp sẽ cướp đi mạng sống con người. Do đó, mục tiêu quan trọng nhất là sơ cứu đột quỵ. Nếu như biết cách xử lý khi bị đột quỵ sẽ giảm tử vong và di chứng để lại cho người bệnh. Để hiểu hơn về tình trạng này cũng như cách xử lý đúng cách, hãy cùng theo dõi bài viết sau đây nhé!

Đột quỵ có nguy hiểm không?

Đột quỵ là tình trạng xảy ra khi quá trình vận chuyển máu lên não bị gián đoạn hoặc khi não chảy máu. Đột quỵ được chia thành 2 nhóm chính (1):

  • Đột quỵ do thiếu máu cục bộ – tình trạng này xảy ra khi các động mạch đến não bị tắc nghẽn bởi cục máu đông.
  • Đột quỵ do xuất huyết não – tình trạng xảy ra khi một mạch máu trong não bị vỡ và chảy máu.

Những trường hợp đột quỵ do thiếu máu cục bộ khởi phát từ sự tích tụ của các mảng bám trong động mạch. Nếu cục máu đông hình thành trong động mạch não, được gọi là đột quỵ huyết khối, còn cục máu đông hình thành ở một nơi khác trong cơ thể và di chuyển đến não có thể gây ra đột quỵ do mạch máu bị thuyên tắc.

Một cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua (TIA) hoặc chứng đột quỵ có thể khó nhận biết thông qua các triệu chứng bởi diễn ra nhanh chóng. Các triệu chứng của dạng đột quỵ này biến mất hoàn toàn trong vòng 24 giờ và thường kéo dài chỉ ít hơn 5 phút. TIA xảy ra do dòng màu cung cấp lên não bị tắc nghẽn tạm thời và đây được xem là dấu hiệu của một cơ đột quỵ nặng hơn sắp xảy ra.

Cách xử lý khi bị đột quỵ
Đột quỵ chia thành hai nhóm do thiếu máu cục bộ và xuất huyết não

Mức độ ảnh hưởng cao nhất, nguy hiểm nhất của đột quỵ là tử vong. Trường hợp sơ cứu, cấp cứu kịp thời, may mắn sống sót có thể vẫn phải đối diện với những di chứng nặng nề. Tùy vào khoảng thời gian phát hiện bị đột quỵ, thời gian sơ cứu, cấp cứu và điều trị mà hệ thần kinh có các mức tổn thương khác nhau. Càng trì hoãn, thời gian cấp cứu càng lâu, hệ thần kinh càng bị tổn thương, gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng, thậm chí không thể phục hồi. Thông thường, khi được điều trị, phải mất ít nhất khoảng 30 ngày để người đột quỵ có thể phục hồi. Trong một số trường hợp không thể phục hồi mà thương tổn vĩnh viễn.

Theo thống kê, có đến 90% bệnh nhân phải gánh chịu những di chứng nặng nề sau đột quỵ như trí tuệ sa sút, liệt nửa người, méo miệng, sống thực vật, rối loạn tâm lý, cảm xúc, gặp vấn đề về thị giác, tay chân yếu, khó cử động, không cầm nắm được, khó khăn giao tiếp, nói ngọng, nói không tròn vành rõ chữ,… Hậu quả là những người bệnh suy giảm hay mất hẳn khả năng lao động, làm việc, từ đó trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội.

Các dấu hiệu nhận biết sớm bệnh đột quỵ

Ngày này, không chỉ người già mà đột quỵ ở người trẻ ngày càng nhiều, do đó, việc tìm hiểu và nhận biết triệu chứng, dấu hiệu sớm vô cùng cần thiết để có cách xử lý khi bị đột quỵ nhanh chóng. Đột quỵ có thể gây ra nhiều triệu chứng, và sau đây là dấu hiệu phổ biến nhất thường áp dụng theo quy tắc FAST (Face – Arm – Speech – Time) (2):

  • Face – khuôn mặt: mặt có cảm giác tê cứng, cười méo miệng, rối loạn thị lực.
  • Arm – Tay: tay và chân mỏi, khó cử động, không thể cầm, nắm, đi lại.
  • Speech – rối loạn ngôn ngữ: nói bị líu lưỡi, nói không rõ chữ, khó diễn đạt
  • Time – Thời điểm phát bệnh: khi thấy người bệnh có những dấu hiệu trên cần gọi cấp cứu ngay và cần ghi nhớ thời gian khởi phát để báo cho bác sĩ, nhân viên y tế.
Cách xử lý khi bị đột quỵ
Nhận biết sớm các dấu hiệu đột quỵ

Cách xử lý khi bị đột quỵ ngay tại nhà

Cách xử lý khi bị đột quỵ là điều vô cùng cần thiết để cứu sống và hạn chế di chứng cho người bệnh. Song, cách xử lý phải được thực hiện nhanh chóng, kịp thời và phải đúng nguyên tắc để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

Khi phát hiện dấu hiệu của đột quỵ, người thân hay những người xung quanh cần thực hiện theo các bước sau:

Xử trí ban đầu

  • Người đột quỵ thường đứng không vững, dễ ngã, dễ té do đó cần đỡ họ ngay tránh họ té ngã.
  • Bình tĩnh gọi điện thoại cho cấp cứu ngay
  • Tuyệt đối không cho uống thuốc hay ngậm thuốc hạ huyết áp hay bất kỳ thuốc gì
  • Không cạo gió, chích đầu ngón tay,…
  • Đảm bảo đỡ người bệnh được nằm ở một vị trí an toàn, mặc quần áo thoáng mát, không gian thoải mái. Nếu trẻ nhỏ bị đột quỵ, nên đặt trẻ ở tư thế nằm nghiêng sang một bên, đầu hơi nâng lên. Với tư thế này nhằm đề phòng trường hợp trẻ bị nôn.
Cách xử lý khi bị đột quỵ
Không chích đầu ngón tay

Sơ cứu trong lúc chờ cấp cứu

  • Kiểm tra xem người bệnh còn đang thở hay không, nếu không thấy nhịp thời, hãy thực hiện hô hấp nhân tạo.
  • Nếu người bệnh khó thở, thở gấp hãy nới lỏng quần áo, phụ kiện bó sát như cà vạt, khăn cổ, thắt lưng… để người bệnh dễ chịu hơn, dễ thở hơn.
  • Thực hiện tư thế hồi sức cho người đột quỵ.
  • Nếu người bệnh yếu chi sẽ không được di chuyển họ.

Xe cấp cứu đến

Để nhân viên y tế đưa bệnh nhân lên xe cấp cứu và cung cấp cho họ về tình trạng của bệnh nhân: nguyên nhân, dấu hiệu, có bị té ngã hay không, có bị đập đầu, thời gian phát bệnh.

Một số sai lầm khi sơ cứu người đột quỵ

Trong xử lý khi bị đột quỵ, mọi người cần bổ sung kiến thức để sơ cứu an toàn cho người bệnh. Bởi một số người vẫn có những hiểu lầm cùng những quan điểm sai lầm sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh:

  • Không được tự ý điều trị cho người bị đột quỵ dù chỉ thực hiện các động tác đơn giản như bấm huyệt, cạo gió, châm cứu, cắt lễ,… Bởi những hành động này có thể làm chậm trễ việc điều trị khiến tình trạng càng nghiêm trọng hơn.
  • Không được tự ý cho người bị đột quỵ ăn uống bất kỳ thực phẩm nào để đề phòng trường hợp nôn ói, trào ngược thức ăn vào đường thở rất nguy hiểm.
  • Không được tự ý cho người đột quỵ dùng thuốc hạ huyết áp hay ngậm bất kỳ thuốc gì dưới lưỡi. Bởi đột quỵ có 2 dạng là đột quỵ do thiếu máu não và đột quỵ xuất huyết não. Trường hợp người bệnh bị đột quỵ do thiếu máu thì ngậm thuốc dưới lưỡi sẽ làm huyết áp tuột, các tĩnh mạch càng thiếu máu, làm tăng nguy cơ tử vong.
  • Không để người đột quỵ nằm ngửa mà nên đặt nằm nghiêng. Bởi tư thế nằm nghiêng đề phòng trường hợp người bệnh nôn ói. Một khi nôn ói nguy hiểm bởi dịch nôn có thể dễ dàng thoát ra ngoài, gây tắc nghẽn đường thở hay gây suy hô hấp. Hoặc trường hợp cho người đột quỵ nằm ngửa cũng có thể gây ra tình trạng lưỡi bị tụt xuống cổ họng, gây cản trở, bít tắc đường thở.
  • Không nên để người đột quỵ nằm lâu 1 chỗ hay đợi ổn định mới đưa đi cấp cứu.
Cách xử lý khi bị đột quỵ
Không tự ý sử dụng thuốc huyết áp cho người đột quỵ

Câu hỏi thường gặp về đột quỵ

Sơ cứu người bị đột quỵ có cứu sống được không?

Cách xử lý khi bị đột quỵ hay sơ cứu người bị đột quỵ có cứu sống người không thì câu trả lời là Có. Bởi khi sơ cứu càng sớm, khả năng người đối diện với nguy cơ tử vong càng giảm. Tuy nhiên, cách xử lý và kỹ thuật sơ cứu đột quỵ cần được thực hiện chính xác, nhanh chóng. Những cách xử lý khi bị đột quỵ này góp phần kéo dài thời gian người bệnh không được tiếp cận dịch vụ y tế khẩn cấp.

Đột quỵ có mấy loại?

Đột quỵ được chia thành 2 dạng: đột quỵ do tắc mạch máu và đột quỵ xuất huyết não.

Đột quỵ do tắc mạch máu

Theo nghiên cứu (3), có đến 85% người bị đột quỵ do tắc mạch máu não. Tình trạng này xảy ra khi mạch máu não bị bít tắc, thường là do cục máu đông gây ra. Khi cục máu đông cản trở, não sẽ bị ảnh hưởng bởi không nhận được máu mang oxy và chất dinh dưỡng đến nuôi. Lúc này, các tế bào não vùng bị ảnh hưởng sẽ bị hoại tử, suy giảm chức năng và không thực hiện được chức năng của nó.

Nguyên nhân đột quỵ cho tắc mạch máu não thường do động mạch não bị hẹp hay tắc nghẽn do xơ vữa, cục máu đông. Những yếu tố thúc đẩy quá trình hình thành xơ vữa động mạch hoặc hình thành huyết khối: cao huyết áp, béo phì, hút thuốc lá, tăng cholesterol máu, tiểu đường, lạm dụng rượu, mắc bệnh lý kèm,…

Đột quỵ xuất huyết não

Có khoảng 15% người đột quỵ bị đột quỵ xuất huyết não (4). Tình trạng này xảy ra khi mạch máu não bị vỡ khiến chảy máu trong não hay xung quanh não.

Cao huyết áp là nguyên nhân thường gặp nhất gây ra đột quỵ xuất huyết não. Và những yếu tố nguy cơ gia tăng cao huyết áp: thừa cân, béo phì, hút thuốc lá, lạm dụng rượu, căng thẳng,….

Mong rằng với những chia sẻ trong bài viết về cách xử lý khi bị đột quỵ giúp mọi người bổ sung thêm kiến thức và kinh nghiệm. Từ đó, nhận diện dấu hiệu và biết cách xử lý kịp thời, giúp cứu sống người bệnh và giảm thiểu các di chứng nặng nề. Để nâng cao thêm kiến thức về đột quỵ nói riêng và các vấn đề về dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe, mọi người hãy thường xuyên trao đổi, tư vấn dinh dưỡng hay tham gia đào tạo dinh dưỡng, khóa học dinh dưỡng từ các bác sĩ, chuyên gia nhé!

Nguồn tài liệu tham khảo: 

5/5 - (5 bình chọn)
Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí
Form test

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)

Bài Liên Quan
Trộn sữa mẹ với sữa công thức được không?
Trộn sữa mẹ với sữa công thức được không? Hướng dẫn chi tiết cho mẹ
Trộn sữa mẹ với sữa công thức được không? Sữa mẹ được xem như một nguồn dinh dưỡng tốt cho...
Nguyên nhân sữa mẹ bị loãng
Nguyên nhân sữa mẹ bị loãng và Cách khắc phục từ Chuyên gia
Sữa mẹ là nguồn dưỡng chất tuyệt vời cho trẻ. Cũng vì vậy, khi sữa mẹ bị loãng, khá nhiều...
Khoá học Tư vấn Dinh dưỡng
Khoá học Tư Vấn Dinh Dưỡng Cộng đồng - Bệ phóng Chuyên gia dinh dưỡng
Dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với sức khoẻ của mỗi người. Thực chất, dinh dưỡng không chỉ...

Thời gian học:22/10/2024

Số buổi học:12

Hình thức học:Online qua Zoom

Giảng viên:BS.CKI. Đinh Trần Ngọc Mai, ThS.BS Lê Thị Thu Huyền,…

Học phí:6.000.000 VNĐ

[2024] Lộ trình đào tạo Dinh dưỡng Mẹ và Bé - Bí quyết cho mẹ khoẻ, bé thông minh
Ở trẻ em, không có gì quan trọng hơn chế độ dinh dưỡng phù hợp trong từng giai đoạn, giúp...

Thời gian học:29/07/2024

Số buổi học:13

Hình thức học:Online qua Zoom

Giảng viên:ThS.BS Đặng Ngọc Hùng, BS. Vi Thị Tươi, BS. Nguyễn Thị Hoà

Học phí:6.500.000 VNĐ

Thiết Kế Web Ô tô Bởi Vĩnh XD