.
.
.
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Chế độ dinh dưỡng cho người béo phì

Chế độ dinh dưỡng cho người béo phì

0

Hiện nay, trên thế giới tỷ lệ người mắc bệnh béo phì đang chiếm khá lớn, tình trạng này diễn ra nhiều bởi một phần bắt nguồn từ chế độ dinh dưỡng nạp vào cơ thể quá nhiều. Do đó, để hạn chế tốt việc thừa cân, xây dựng một chế độ dinh dưỡng cho người béo phì là điều không thể bỏ qua. Thông qua bài viết này, các chuyên gia dinh dưỡng của Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) sẽ giúp bạn có được thông tin của một chế độ ăn hợp lý đối với người bị béo phì!

Thừa cân, béo phì là gì?

Theo thông tin từ Tổ chức Y tế thế giới, tình trạng thừa cân béo phì được xem như hiện tượng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại những vùng trên cơ thể, thậm chí là toàn thân gây nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe. Đây cũng chính là lý do khi mắc bệnh bạn cần có một chế độ dinh dưỡng cho người béo phì phù hợp.

Nhìn chung, tình trạng thừa cân, béo phì của người bệnh thể hiện trọng lượng cơ thể cao hơn so với trọng lượng chuẩn của một người bình thường, khỏe mạnh. Căn bệnh này được xem như bệnh mãn tính, do sự dư thừa quá mức lượng mỡ trong cơ thể.

Bệnh béo phì hiện cũng được phân loại theo chỉ số khối cơ thể BMI. Chỉ số này được tính dựa trên chiều cao cũng như trọng lượng cơ thể của người bệnh. BMI sẽ được tính theo công thức: Trọng lượng cơ thể của 1 người (kg) chia cho bình phương chiều cao (m). Vì vậy, chỉ số BMI luôn thể hiện tính liên quan giữa trọng lượng cơ thể với chiều cao đến tổng khối lượng mỡ phân bố trong cơ thể của một người.

Chế độ dinh dưỡng cho người béo phì
Thừa cân, béo phì là tình trạng cơ thể tích lũy mỡ quá mức

Làm thế nào để biết có béo phì hay không?

Theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới, ở một người trưởng thành, trừ phụ nữ đang mang thai có chỉ số BMI trong khoảng từ 25 đến 29,9 thì được xem là có dấu hiệu thừa cân. Với một người trưởng thành có chỉ số BMI >= 30 sẽ được xem là béo phì.

Một dấu hiệu mà bạn dễ nhận thấy nhất ở người bị bệnh béo phì là gia tăng trọng lượng cơ thể, khối cơ tích tụ tại một số bộ phận đặc biệt của cơ thể như: Đùi, eo, bụng, ngực,…

Béo phì có mấy cấp độ?

Dựa vào chỉ số BMI, người bệnh có thể đánh giá được mức độ béo phì theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới:

  • BMI < 18,5: Gầy
  • BMI 18,5 – 24,9: Thể trọng bình thường
  • BMI 25 – 29,9: Có dấu hiệu tăng cân (Nguy cơ bị béo phì)
  • BMI 30 – 34,9: Người bệnh béo phì cấp độ 1
  • BMI 35 – 39,9: Cảnh báo béo phì cấp độ 2
  • BMI >= 40: Cảnh báo bị béo phì cấp độ 3

 

Tuy nhiên, với những đặc điểm của người châu Á, nhiều nước trong đó có Việt Nam, đang áp dụng theo bảng tiêu chuẩn sau:

  • BMI < 18,5: Gầy
  • BMI 18,5 – 22,9: Thể trọng bình thường
  • BMI 23 – 24,9: thừa cân
  • BMI 25 – 29,9:Béo phì độ 1
  • BMI >= 30: Béo phì cấp độ 2

Với chỉ số BMI sẽ không thực hiện đo trực tiếp lượng mỡ bên trong cơ thể, vì vậy ở một số đối tượng như các vận động viên thể hình sẽ luôn có chỉ số BMI cao, tuy rằng họ là người không có mỡ thừa. Mặt khác, đối với trẻ em và thanh thiếu niên độ tuổi từ 5 đến 19 tuổi, chỉ số BMI sẽ được tính dựa vào độ tuổi, giới tính cụ thể theo tiêu chuẩn WHO.

Nguyên nhân, hậu quả của béo phì

Hiện nay, với lối sống quá hối hả sẽ có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng béo phì. Đi kèm là những hậu quả bệnh gây ra khó lường. Để xây dựng được một chế độ dinh dưỡng cho người béo phì, mời bạn tham khảo qua những nguyên nhân, hậu quả chính mà căn bệnh này đem lại:

Nguyên nhân

  • Mất tính cân bằng giữa năng lượng ăn vào mỗi ngày và năng lượng cần phải tiêu hao. Khẩu phần năng lượng mà mọi người ăn vào đã vượt quá nhu cầu năng lượng của cơ thể. Vì vậy, năng lượng có dấu hiệu dư thừa, được chuyển thành mỡ và tích lũy trong các cơ quan.
  • Yếu tố di truyền: Trong gia đình của bạn nếu có cha hay mẹ, thậm chí là cả hai người họ đều mắc bệnh béo phì. Nguy cơ khả năng cao con cái cũng sẽ bị thừa cân khá cao, những người bị thừa cân, béo phì bắt nguồn từ yếu tố di truyền sẽ có tốc độ trao đổi chất rất chậm và rất khó cải thiện.
  • Sụn tuyến giáp: Tình trạng tuyến giáp không sản xuất đủ các hormone cần thiết của cơ thể. Sự thiếu hụt hormone làm quá trình trao đổi chất bị chậm lại. Đồng thời, lượng chất béo không được đốt chất, đây chính là nguyên nhân khiến người bệnh bị tăng cân.
  • Người bệnh bị thiếu ngủ: Theo chia sẻ của bác sĩ, nếu một người thiếu ngủ quá 30 phút mỗi ngày sẽ làm tăng khả năng bị thừa cân, béo phì đến 17%. Nếu bạn không ngủ đủ, lượng ghrelin sẽ tăng lên khiến bạn thường xuyên có cảm giác đói, thèm các loại đồ ăn chứa nhiều đường. Lâu dần sẽ dẫn đến sự thèm ăn khó kiểm soát, nguyên nhân gây tình trạng thừa cân và béo phì.

Hậu quả

Béo phì sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến hình thể, khiến cơ thể của bạn mất tính cân đối và giảm tính linh hoạt. Điều này sẽ kéo theo nhiều hệ lụy khác như sức khỏe kém, giảm năng suất lao động. Ngoài vấn đề thẩm mỹ, những người thừa cân và béo phù còn có tỷ lệ mắc các bệnh mãn tính nguy hiểm cơ hơn.

Chế độ dinh dưỡng cho người béo phì
Béo phì ảnh hưởng trực tiếp đến vóc dáng và sức khoẻ

Đối với người trưởng thành:

  • Béo phì có khả năng gây rối loạn nội tiết: Với phụ nữ bị béo phì thường bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, khó mang thai, dễ mắc bệnh đa nang buồng trứng,… Đối với nam sẽ bị yếu sinh lý, khả năng vô sinh rất cao.
  • Bệnh tiểu đường.
  • Gout.
  • Ung thư: Một số bệnh điển hình như ung thư thực quản, gan, trực tràng, ung thư vú, cổ tử cung, tuyến tiền liệt,…
  • Những bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa, sỏi mật.
  • Bệnh lý liên quan đến sức khỏe tim mạch như huyết áp, mỡ máu, tai biến,…
  • Bệnh lý liên quan đến xương khớp như thoái hóa khớp, thoái hóa đốt sống,…

Bên cạnh đó, những người bị thừa cân béo phì còn gặp khó khăn trong vấn đề hô hấp, giảm trí nhớ, vận động kém, từ những hậu quả này cũng dẫn đến nguy cơ tử vong cao.

Đối với trẻ em:

Trong trường hợp, cha mẹ không có sự kiểm soát tình trạng cân nặng của bé có thể khiến bé mắc bệnh béo phì, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý kể trên. Ngoài ảnh hưởng từ các bệnh lý, trẻ em còn bị ảnh hưởng nghiêm trọng về mặt tâm lý:

  • Thừa cân béo phì ở trẻ em sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm: Ở độ tuổi đi học, vóc dáng quá cỡ sẽ khiến bé có thể trở thành tâm điểm của lớp học, bị bạn bè trêu ghẹo dẫn đến tâm lý thiếu tự tin, nghiêm trọng là trầm cảm.
  • Thừa cân ở trẻ em làm tăng nguy cơ rối loạn tinh thần, các bé sống khép kín, ngại giao tiếp, ánh ảnh vấn đề hình thẩn và cân nặng của bản thân,…

Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho người béo phì

Việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng cho người béo phì bạn cần lưu ý một số điểm trong nguyên tắc sau:

  • Hạn chế các loại thực phẩm có chứa nhiều đường: Hạn chế đồ ăn có đường từ các loại như bánh ngọt, bánh quy, nước ngọt và một số loại khác (trừ thực phẩm có đường tự nhiên trong trái cây). Những loại thực phẩm có chứa đường thường sẽ nhiều calo và có ít chất dinh dưỡng.
  • Cần thận trọng với các loại chất bột (Carbs): Trong quá trình tư vấn dinh dưỡng, chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên chọn thực phẩm có chỉ số glycemic thấp, ít carbs. Sử dụng ngũ cốc nguyên hạt là lựa chọn tốt hơn so với những sản phẩm có nguồn gốc là ngũ cốc đã qua chế biến. Vì thực tế, những chất dinh dưỡng quan trọng như sắt, chất xơ, vitamin B có thể mất đi trong khi chế biến.
  • Cung cấp đủ hàm lượng protein cho cơ thể: Điều này sẽ đảm bảo cơ bắp, chức năng của cơ thể hoạt động bình thường. Những nguồn protein tốt cho sức khỏe gồm: Cá, thịt gia cầm, sữa, đậu,… Nhu cầu protein như thế nào sẽ phụ thuộc vào giới tính, độ tuổi, khả năng vận động. Có thể tham khảo chuyên gia dinh dưỡng từ các khóa học dinh dưỡng để được giải đáp chính xác.
  • Cung cấp cho cơ thể nguồn chất béo tốt: Bạn chỉ cần cung cấp cho cơ thể một lượng đủ chất béo tốt mỗi ngày. Do đó bạn cần ưu tiên chất béo từ nguồn thực phẩm tốt như các loại hạt, cá, dầu dừa, dầu olive,…
  • Bổ sung cho cơ thể thêm chất xơ: Ngũ cốc nguyên hạt, rau, trái cây,… Đều là nguồn cung cấp chất xơ tốt cho sức khỏe. Những nguồn chất xơ hàng đầu sẽ gồm đậu xanh, bông cải xanh, atiso,… trong đó các loại trái cây bạn có thể ăn mâm xôi để cung cấp thêm chất xơ cho cơ thể.
  • Chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày: Việc chia nhỏ khẩu phần ăn trong chế độ dinh dưỡng cho người béo phì, thành 5 6 lần mỗi ngày chính là giải pháp tốt, bởi tránh cảm giác đói hiệu quả. Phương pháp này cũng giúp bạn được ăn thường xuyên hơn mà không phải ăn quá nhiều hay xuất hiện cảm giác cơ thể bị đói.
  • Chú ý các loại đồ uống mỗi ngày: Những người thừa cân, béo phì cần chú ý đến thói quen uống nước của mình. Tối thiểu mỗi ngày 2 lít nước, cân bằng lượng nước để đảm bảo quá trình chuyển hóa tối thiểu.ư
Chế độ dinh dưỡng cho người béo phì
Người béo phì nên hạn chế đường và bổ sung thêm nhiều chất xơ

 

Chế độ dinh dưỡng cho người béo phì

Mỗi người đều có thể áp dụng các bí quyết xây dựng chế độ dinh dinh dưỡng cho người béo phì khác nhau, tùy vào các sở thích và tình trạng cụ thể. Tuy nhiên, các tốt nhất là bạn cần thăm khám với bác sĩ chuyên môn, thông qua đó bác sĩ có thể tư vấn dinh dưỡng phù hợp. Hoặc bạn có thể tham gia vào các khóa học dinh dưỡng tương ứng để hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị bệnh của mình.

Nguyên tắc dinh dưỡng bệnh nhân béo phì

Thông qua nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho người béo phì kể trên, bạn có thể áp dụng cho thực đơn mỗi ngày của mình với những điểm cần lưu ý cụ thể. Mặt khác, bạn cần lưu ý với những thành phần dinh dưỡng có trong thực đơn cho người béo phì.

  • Chất béo: Người béo phì không có nghĩa là không tiêu thụ chất béo, tuy nhiên cần chú ý liều lượng chỉ nên chiếm 15 – 20%, không vượt quá 25% tổng năng lượng khẩu phần ăn. Trong đó nên sử dụng chất béo không nó như dầu thực vật, chất béo no như mỡ động vật.
  • Protein: Chất đạm có thể chiếm từ 15 – 25% năng lượng khẩu phần ăn.
  • Carbohydrate: Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, nên cung cấp cho cơ thể 45 – 65% tổng số năng lượng từ carbohydrate. Carbs cũng có loại tốt và xấu, do đó bạn tránh ăn nhiều bánh ngọt, gạo trắng, bánh mì trắng, thay vào đó nên ăn trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt,…
  • Vitamin, khoáng chất: Trong chế độ dinh dưỡng cho người béo phì cần bổ sung vitamin và khoáng chất từ rau xanh, trái cây,…
  • Muối: Chỉ nên sử dụng ở mức vừa phải, hạn chế dưới 6g mỗi ngày. Nếu người bệnh bị huyết áp thì chỉ nên dùng từ 2 đến 4g mỗi ngày.

Thực phẩm tốt, lành mạnh

  • Lựa chọn thực phẩm giàu protein: Cua, cá, thịt ít mỡ, trứng, sữa đậu nành, sữa bột tách bơ, đậu đỗ.
  • Người béo phì nên ăn những loại thực phẩm có chất xơ dồi dào như: Bánh mì đen, khoai củ, ngũ cốc nguyên hạt,…
  • Nên bổ sung cho cơ thể đủ hàm lượng vitamin, khoáng chất: Với những người đang thực hiện chế độ ăn kiêng, thường khẩu phần ăn sẽ dưới 1200kcal. Chế độ ăn này rất dễ bị thiếu hụt vitamin, khoáng chất cần thiết như vitamin E, sắt, canxi. Do đó, bạn cần xây dựng một chế độ ăn chú ý bổ sung thêm vitamin, khoáng chất mỗi ngày.
  • Bổ sung nhiều rau xanh và quả chín, có thể chế biến thành các món ăn dưới dạng nấu canh, luộc, salad,…
  • Cần chú ý ăn hạn chế muối, dưới 6g/ngày, nếu có đi kèm tăng huyết áp thì nên dưới 4g/ngày.
Chế độ dinh dưỡng cho người béo phì
Người béo phì nên lựa chọn các thực phẩm lành mạnh

Những thức ăn nên hạn chế

  • Hạn chế ăn những thực phẩm có chứa nhiều chất béo: Thịt mỡ, thịt chân giò,…
  • Thực phẩm có chứa nhiều cholesterol như nội tạng của động vật, da, mỡ…
  • Người béo phì cần kiêng những món đưa thêm chất béo như: Các món xào, rán, chiên, bánh mì bơ,…
  • hạn chế ăn những món giàu năng lượng như: Bánh ngọt, kẹo, socola, mứt,…
  • Cần loại bỏ hẳn những loại đồ uống có chất kích thích như: Cà phê, rượu, bia,…
Chế độ dinh dưỡng cho người béo phì
Tránh xa các thức ăn dầu mỡ, chiên rán

Những tác hại của bệnh béo phì rất lớn, do đó bạn cần bảo vệ sức khỏe của bản thân bằng cách xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người béo phì phù hợp. Mặt khác, người bệnh cần chú ý thăm khám thường xuyên với bác sĩ, thực hiện đúng các chỉ dẫn điều trị và tập luyện thể thao. Hiện nay, NRECI đang cung cấp các khóa học dinh dưỡng, đào tạo dinh dưỡng, nhằm hỗ trợ bạn có thêm các kiến thức dinh dưỡng cần thiết, giúp kiểm soát cân nặng phù hợp theo từng mức độ. Do đó, để cải thiện tốt sức khỏe, hãy tham gia ngay với chúng tôi để có thể các kiến thức bổ ích nhé!

Xem thêm: 

Ths.Bs Đặng Ngọc Hùng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu & Tư vấn Dinh dưỡng
Ths.Bs Đặng Ngọc Hùng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu & Tư vấn Dinh dưỡng
5/5 - (1 bình chọn)
Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí
Form test

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)

Bài Liên Quan
Dấu hiệu thiếu canxi ở mẹ bầu
Dấu hiệu thiếu Canxi ở mẹ bầu và cách bổ sung hiệu quả
Mang thai là hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách đối với người phụ nữ. Khi cơ thể...
Các loại rau củ cho bé ăn dặm từ 6 tháng tuổi
Bổ sung các loại rau củ cho bé ăn dặm là thật sự cần thiết, bởi rau củ chứa nhiều...
Bé mấy tháng ăn dặm là tốt nhất?
Bé mấy tháng ăn dặm là tốt nhất?
Ăn dặm là quá trình các bé đang bú sữa mẹ được làm quen với các loại thức ăn thô....
Ăn dặm truyền thống là gì?
 Ăn dặm truyền thống là gì? Phương pháp ăn dặm truyền thống kết hợp BLW
Khi bé được khoảng 5-6 tháng tuổi, nhiều cha mẹ bắt đầu cho con ăn dặm. Lúc này có nhiều...
Thiết Kế Web Ô tô Bởi Vĩnh XD