.
.
.
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Cường giáp là gì? Người bệnh cường giáp nên ăn gì?

Cường giáp là gì? Người bệnh cường giáp nên ăn gì?

0

Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát bệnh cường giáp. Vậy người bệnh cường giáp nên ăn gì? Sau đây VIỆN NGHIÊN CỨU & TƯ VẤN DINH DƯỠNG – NRECI sẽ tìm ra lời giải đáp chi tiết cho câu hỏi trên.

Một chế độ ăn uống cân bằng có thể giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh cường giáp, hỗ trợ kiểm soát và điều trị bệnh. Vậy người bệnh cường giáp nên ăn gì, kiêng gì? Sau đây là một số thông tin cơ bản về bệnh cường giáp và chế độ ăn phù hợp nhất cho bệnh nhân, cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Cường giáp là gì? Người bệnh cường giáp nên ăn gì?
Cường giáp là gì? Người bệnh cường giáp nên ăn gì?

Bệnh cường giáp là gì? Các triệu chứng thường gặp ở bệnh cường giáp  

Cường giáp là một hội chứng, không hẳn là một bệnh riêng biệt. Có rất nhiều bệnh gây ra hội chứng này như: Viêm tuyến giáp, bệnh Basedow, bướu nhân độc tuyến giáp,… Cường giáp là một nhóm bệnh xuất hiện do tình trạng tăng tiết hormon tuyến giáp là thyroxine (T4) và triiodothyronine (T3) dẫn đến các triệu chứng về tim mạch, tăng chuyển hóa quá mức,…

Một số triệu chứng hay gặp ở bệnh nhân cường giáp là:

  • Hồi hộp đánh trống ngực: Cảm giác tim đập mạnh, nhanh trong nồng ngực, có thể kèm khó thở, đau ngực;
  • Sợ nóng: Do mức chuyển hóa cơ bản cao nên thân nhiệt của bệnh nhân cường giáp cao hơn bình thường, khiến người bệnh sợ nóng;
  • Tiêu chảy: Nhu động ruột tăng thường xuyên do cường giáp gây tiêu chảy;
  • Run tay: Tay bị run giật với biên độ nhỏ và tần số nhanh;
  • Bướu cổ: Do tuyến giáp bị phì đại nên vùng cổ – nơi chứa tuyến giáp phình to;
  • Các triệu chứng khác: Sụt cân, ra mồ hôi nhiều, thay đổi tính tính, lo lắng, dễ cáu giận, rối loạn giấc ngủ, yếu mệt,…

Bệnh cường giáp có chữa khỏi được không?

Trước khi tìm đáp án cho câu hỏi bệnh cường giáp nên ăn gì, người bệnh nên tìm hiểu về cơ hội chữa khỏi bệnh thành công. Theo đó, hiện nay các phương pháp điều trị bệnh cường giáp chủ yếu là: Điều trị triệu chứng do tăng hormone tuyến giáp quá mức, dùng thuốc kháng giáp, thuốc điều trị nhịp tim nhanh,…

Sau 1 – 2 năm điều trị, tỉ lệ khỏi bệnh cường giáp đạt khoảng 40 – 70%. Khi đã khỏi bệnh, tuyến giáp không phát triển lớn hơn thì không cần thiết phải điều trị bằng thuốc kháng giáp. Các nghiên cứu mới đây cũng cho thấy việc sử dụng kết hợp thuốc viên hormone tuyến giáp với chế độ ăn uống sẽ cho tỷ lệ khỏi bệnh cao.

Khi dừng điều trị, người bệnh nên tiếp tục khám bác sĩ 3 tháng/lần trong năm đầu tiên vì bệnh có thể tái phát trong giai đoạn này. Nếu bệnh cường giáp tái phát thì bệnh nhân có thể tiếp tục sử dụng lại thuốc kháng giáp hoặc iod phóng xạ. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể xem xét tới việc điều trị ngoại khoa.

Người bệnh cường giáp nên có chế độ ăn như thế nào?

Bệnh cường giáp nên ăn gì?

Vậy người bệnh cường giáp nên ăn gì để kiểm soát bệnh tốt, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả:

  • Các loại rau quả chứa nhiều chất chống oxy hóa: Các chất chống oxy hóa tự nhiên trong các loại rau củ quả như việt quất, dâu tây, kiwi, cà chua, trái cây họ cam quýt, cải mâm xôi, rau chân vịt, cải xoăn,… giúp cải thiện và nâng cao hiệu quả của hệ miễn dịch trong cơ thể, hỗ trợ cân bằng hormone tuyến giáp.
  • Omega 3 và vitamin D: Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt, phòng ngừa loãng xương hiệu quả. Axit béo omega-3 có công dụng làm dịu hoạt động của tuyến giáp. Cá hồi là thực phẩm có chứa cả vitamin D và omega-3. Ngoài ra, bệnh nhân cường giáp có thể sử dụng thêm trứng, nấm, dầu oliu, quả óc chó, dầu hạt lanh để bổ sung các chất này.
  • Các thực phẩm chứa nhiều kẽm: Thiếu kẽm có thể cản trở quá trình phân chia tế bào, sự tăng trưởng và phân hủy carbohydrate. Khi tuyến giáp hoạt động quá mức (cường giáp) cũng dẫn đến cạn kiệt kẽm. Do đó, người bệnh cường giáp nên bổ sung kẽm trong chế độ ăn uống từ các loại thực phẩm như hạt óc chó, hạnh nhân, hạt lanh hoặc hạt bí ngô.
  • Đạm thực vật: Giúp duy trì cân nặng hợp lý cho người bệnh cường giáp. Protein từ các loại đậu hạt rất an toàn và tốt cho sức khỏe của bệnh nhân.
  • Các sản phẩm từ sữa: Rối loạn chuyển hóa canxi máu là hiện tượng hay gặp ở bệnh nhân cường giáp. Để bù trừ lại tình trạng trên, cơ thể sẽ lấy canxi từ xương, có thể dẫn đến loãng xương. Do đó, người bệnh cường giáp nên dùng thêm sữa tươi, sữa chua, phô mai,… để phòng ngừa nguy cơ này.

Người bệnh cường giáp kiêng ăn gì?

Bên cạnh vấn đề người bệnh cường giáp nên ăn gì, bệnh nhân cũng nên kiêng một số loại thực phẩm như:

  • Thực phẩm chứa nhiều iot: Iot có thể làm tăng hoạt động của tuyến giáp, thúc đẩy bệnh cường giáp càng trầm trọng hơn. Các thực phẩm người bệnh nên kiêng gồm: Rong biển, muối iot, tảo hoặc một số loại hải sản,…
  • Thực phẩm chứa nhiều đường: Những bệnh nhân cường giáp thường khó kiểm soát được đường huyết. Đồng thời, việc dùng nhiều đường sẽ làm tăng triệu chứng hồi hộp. Do vậy, người bệnh cường giáp nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có chứa hàm lượng đường cao như nước trái cây, nước ngọt, khoai tây ăn liền, các loại kẹo mứt,…
  • Các chất béo “xấu”: Chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa đều làm cho triệu chứng bệnh cường giáp thêm trầm trọng, ảnh hưởng đến các cholesterol tốt trong cơ thể và hạn chế tác dụng của nhiều loại thuốc điều trị. Do đó, người bệnh cường giáp nên tránh những thực phẩm có chứa nhiều chất béo “xấu” như thịt đỏ, thực phẩm chiên xào, bánh quy, bánh ngọt, khoai tây chiên.
  • Cà phê: Cafein là một trong những chất có tác dụng kích thích tuyến giáp tiết nhiều hormone giáp. Việc sử dụng cà phê làm bệnh nhân cường giáp luôn trong tình trạng khó chịu, nóng nảy. Do đó, người bệnh cường giáp không nên uống cà phê.
  • Rượu bia: Dùng rượu bia hoặc các sản phẩm có chứa cồn làm hạn chế sự hấp thụ canxi, tăng tình trạng rối loạn chuyển hóa canxi ở người bệnh cường giáp và gây biến chứng loãng xương.
  • Sữa tươi nguyên kem: Là thực phẩm khó tiêu hóa, không nên dùng cho người bệnh cường giáp vì có thể khiến bệnh nhân bị khó tiêu, đầy bụng,…

Trên đây là thông tin giải đáp cho câu hỏi người bệnh cường giáp nên ăn gì, kiêng gì tốt cho sức khỏe. Bạn đọc hãy lưu lại những kinh nghiệm hữu ích mà NRECI kể trên để có chế độ chăm sóc dinh dưỡng phù hợp cho bệnh nhân cường giáp nhé

 

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) được biết đến là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực Nghiên cứu, tư vấn và dịch vụ liên quan đến lĩnh vực Dinh dưỡng. Nếu còn bất kỳ những thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.

>>> Xem thêm:

Ths.Bs Đặng Ngọc Hùng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu & Tư vấn Dinh dưỡng
Ths.Bs Đặng Ngọc Hùng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu & Tư vấn Dinh dưỡng
Rate this post

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)

Tư vấn dinh dưỡng cùng Bác sĩ
Form tư vấn dinh dưỡng [1]

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Tư vấn khóa học dinh dưỡng

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Form Đăng ký khóa học [1]
Bài Liên Quan
Thực phẩm giàu calo
Bí quyết tăng cân với 15+ thực phẩm giàu calo cho người gầy 
Chế độ ăn uống là một trong những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến cân nặng của cơ thể....
Thực phẩm bổ sung sắt cho bà bầu
Thực phẩm giàu sắt cho bà bầu nên thêm vào chế độ ăn
Khi mang thai, nhu cầu dinh dưỡng, nhất là vitamin, khoáng chất tăng cao hơn so với người bình thường....
Thực phẩm phòng chống đột quỵ
5+ Nhóm thực phẩm phòng ngừa đột quỵ cùng những lời khuyên đến từ chuyên gia 
Nguy cơ bị đột quỵ có thể tăng lên bởi nhiều yếu tố như bệnh đái tháo đường, cao huyết...
Thực phẩm tốt cho xương khớp
10+ thực phẩm tốt cho khớp gối: Bí quyết cho khớp gối khỏe mạnh 
Khớp gối có vai trò rất quan trọng đối với tất cả mọi người. Chính vì vậy, chủ động chăm...
Thiết Kế Web Ô tô Bởi Vĩnh XD