.
.
.
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Khám dinh dưỡng cho trẻ có lấy máu không?

Khám dinh dưỡng cho bé có lấy máu không?

0

Tham vấn y khoa: BS NGUYỄN THỊ KIM HẢI – Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) – Chức vụ: Trưởng Khoa Dinh Dưỡng Người Lớn

Chăm sóc dinh dưỡng cho con là một trong những vấn đề được nhiều bậc phụ huynh đặc biệt coi trọng. Nhiều cha mẹ dự định đưa con đi khám dinh dưỡng định kỳ để có cách nuôi con đúng chuẩn. Theo đó, các bậc phụ huynh cũng có không ít thắc mắc trước khi cho trẻ đi khám, nổi bật là câu hỏi khám dinh dưỡng cho bé có lấy máu không? Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng sẽ giải đáp cho băn khoăn này trong bài viết hôm nay.

Vai trò của dinh dưỡng đối với trẻ nhỏ

Giúp trẻ phát triển thể chất

Dinh dưỡng đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự tăng trưởng, đặc biệt là thời kỳ phát triển nhanh chóng như tiền dậy thì và dậy thì. Kể từ thời điểm chào đời cho đến khi lớn lên, tốc độ tăng trưởng về chiều cao và cân nặng của bé chậm dần. Tuy nhiên, cha mẹ vẫn cần cung cấp đủ năng lượng, dưỡng chất cho con, nhất là giai đoạn tiểu học, đây là điều hết sức cần thiết để giúp bé tăng trưởng đều, chuẩn bị cho sự phát triển nhanh chóng khi đến tuổi dậy thì.

Nhiều chuyên gia cho biết, chiều cao và cân nặng của bé chịu ảnh hưởng bởi rất các yếu tố: Dinh dưỡng (32%), di truyền (23%), vận động thể lực (20%) và các yếu tố như ánh nắng, thời gian ngủ, nghỉ ngơi, môi trường,…

Khám dinh dưỡng cho trẻ có lấy máu không?
Dinh dưỡng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với trẻ

Giúp trẻ phát triển trí não

Theo nhiều nghiên cứu khoa học, những bé được cung cấp dinh dưỡng ngay từ khi còn trong bụng mẹ và giai đoạn những tháng đầu đời thường có chỉ số IQ cao hơn. Trẻ bị thiếu vi chất sắt sẽ có nguy cơ giảm nhận thức và khả năng tiếp thu ở tuổi đi học.

Ngoài ra, những trẻ được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng thường phát triển vận động tốt, có khả năng tương tác xã hội, yêu thích học hỏi, tìm hiểu và khả năng nhận thức tốt hơn. Do vậy, cha mẹ cần lưu ý cung cấp đủ chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất để hỗ trợ sự phát triển của trẻ về trí não, thể chất.

Phòng ngừa béo phì, suy dinh dưỡng và các bệnh lý ở trẻ

Dinh dưỡng phù hợp còn giúp phòng ngừa tình trạng béo phì và suy dinh dưỡng ở trẻ. Chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ đáp ứng nhu cầu cơ thể trẻ trong các giai đoạn phát triển từ khi trong bụng mẹ đến khi lớn lên. Ăn uống đủ dưỡng chất, bảo đảm số lượng cùng chất lượng các thành phần dinh dưỡng sẽ giúp đẩy lùi bệnh tật, tăng khả năng vận động và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Viện dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam cho biết, một bữa ăn cân đối cần đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất chính là: Bột đường, chất béo, chất đạm, nhóm vitamin và khoáng chất. Dinh dưỡng hợp lý là nền tảng để trẻ phát triển toàn diện, tránh xa bệnh tật.

Chế độ dinh dưỡng phù hợp với từng độ tuổi

Trẻ dưới 6 tháng tuổi

Với trẻ từ sơ sinh đến 6 tháng tuổi, sữa mẹ, sữa công thức hoặc kết hợp cả hai loại sẽ giúp bé được cung cấp đủ dưỡng chất, không cần bổ sung thêm từ bên ngoài. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo nên cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong khoảng thời gian 6 tháng đầu đời (1).

Trẻ khi mới chào đời có hệ tiêu hóa tương đối non yếu nên sữa mẹ vừa an toàn lại đầy đủ dưỡng chất. Chưa hết, sữa mẹ còn có công dụng tăng cường hệ miễn dịch, giúp con chống lại các tác nhân gây hại từ bên ngoài.

Trẻ từ 6 tháng – 1 tuổi

Khi được từ 6 tháng trở lên, hầu hết các bé đã sẵn sàng với chế độ ăn dặm, nhưng vẫn cần dựa vào sữa mẹ hoặc sữa công thức. Cha mẹ lựa chọn thức ăn an toàn cho bé bao gồm ngũ cốc phù hợp cho trẻ sơ sinh, trái cây, rau củ và thịt được nghiền mịn. Thời điểm này, sữa mẹ không cung cấp đủ dinh dưỡng cho sự phát triển của bé, vì vậy mẹ cần bổ sung vitamin, chất đạm và thực phẩm giàu sắt trong khẩu phần của con.

Đối với thức ăn cho bé, cha mẹ nhớ nấu chín kỹ các loại thực phẩm như khoai tây, đậu xanh, cà rốt và đậu hà lan, sau đó nghiền nhỏ chúng. Bạn cũng có thể bổ sung vào chế độ ăn của con các loại trái cây như chuối, bơ nghiền hoặc táo.

Đối với trẻ từ 8 – 12 tháng, hãy bổ sung thịt nấu hầm hoặc nghiền mịn vào chế độ ăn của bé. Trong giai đoạn từ 6 – 12 tháng, vẫn nên duy trì việc cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa công thức kết hợp cùng với thức ăn rắn.

Khám dinh dưỡng cho trẻ có lấy máu không?
Phụ huynh lưu ý xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp với từng độ tuổi của bé

Trẻ từ 1 – 2 tuổi

Khi bé tròn 1 tuổi, mẹ nên tăng lượng thức ăn bổ sung hàng ngày và giảm dần số lần cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa công thức. Lúc này trẻ cần được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng từ thịt, rau củ, trái cây, ngũ cốc và đặc biệt là sữa nguyên kem. Đây cũng là thời điểm bé dần từ bỏ việc bú sữa mẹ hoàn toàn và chuyển sang thức ăn và sữa thay thế.

Thời điểm này, trẻ bắt đầu phát triển các kỹ năng như lật, bò, đứng và đi, nên mẹ cần đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho con. Ngoài ra, phụ huynh lưu ý chia nhỏ bữa ăn trong ngày của bé.

Tham khảo: Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 16 tháng giàu dưỡng chất, 7+ mẫu thực đơn cho bé 16 tháng

Trẻ từ 2 – 5 tuổi

Khi đủ 2 tuổi, hầu hết các bé đã mọc đủ răng và khỏe mạnh hơn. Lúc này, bé không cần ăn cháo hoặc bột nữa, mà có thể ăn thức ăn giống như người lớn. Đây là thời điểm tốt để trẻ ăn cùng gia đình để hình thành thói quen ăn uống.

Mẹ có thể chuẩn bị cho trẻ từ 2 – 5 tuổi nhiều loại thức ăn bao gồm cháo đặc, súp, cơm, rau củ luộc, thịt, cá xé nhỏ và nên sử dụng sữa đã được nghiên cứu phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của bé theo độ tuổi.

Ngoài các bữa ăn chính, hãy bổ sung thêm các bữa phụ với trái cây và sữa chua để hỗ trợ tiêu hóa của trẻ, đảm bảo con không bị đói và giúp quá trình ăn uống của bé trở nên dễ dàng và thú vị hơn.

Cách nhận biết trẻ cần can thiệp dinh dưỡng

Một số biểu hiện ở trẻ để cha mẹ nhận biết cần đưa con đi khám dinh dưỡng, tính toán can thiệp dinh dưỡng là:

Có những bất thường về sức khỏe

Một số biểu hiện không bình thường về sức khỏe của trẻ bao gồm: Biếng ăn, da xanh xao và khô, phát triển chậm, tăng cân chậm so với trẻ cùng lứa, không hứng thú vui đùa, gặp các vấn đề thừa cân, béo phì hoặc suy dinh dưỡng. Các bậc phụ huynh cần chú ý theo dõi thói quen ăn uống và giấc ngủ của bé để kịp thời phát hiện các biểu hiện không bình thường này và đưa trẻ đi khám dinh dưỡng, can thiệp dinh dưỡng. Điều này bảo đảm sự phát triển toàn diện, cả về thể chất lẫn tinh thần của bé.

Vấn đề về hệ tiêu hóa

Trẻ gặp các vấn đề về hệ tiêu hóa như loạn khuẩn đường ruột, thiếu enzym tiêu hóa dẫn đến các triệu chứng như đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy, nôn trớ, khả năng hấp thụ thức ăn kém. Tình trạng này khiến trẻ biếng ăn và phát triển chậm. Các vấn đề về tiêu hóa kéo dài có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ và gây suy dinh dưỡng cũng như suy giảm hệ thống miễn dịch.

Khám dinh dưỡng cho trẻ có lấy máu không?
Lưu ý thời điểm cần can thiệp dinh dưỡng cho trẻ

Suy giảm sức đề kháng và hệ thống miễn dịch yếu

Hệ thống miễn dịch có vai trò đặc biệt quan trọng trong bảo vệ sức khỏe của trẻ khỏi các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn và ký sinh trùng. Hệ thống miễn dịch của trẻ nhỏ có thể yếu đi và sức đề kháng giảm sút do nhiều nguyên nhân, bao gồm thiếu dinh dưỡng, không được bú mẹ trong 6 tháng đầu, không được tiêm phòng đầy đủ và lạm dụng kháng sinh.

Trẻ có sức đề kháng yếu có nguy cơ cao nhiễm các bệnh về đường hô hấp, có các triệu chứng như sốt cao, viêm họng, sổ mũi, ho, đặc biệt khi thời tiết thay đổi. Bé có thể bị mất nước, khô da, tiểu ít, chán ăn, biếng ăn, vết thương lâu lành và tình trạng đờ đẫn. Đây là dấu hiệu cho thấy các bậc phụ huynh nên đưa bé đi khám dinh dưỡng ngay.

Thiếu hụt vi chất (đặc biệt là canxi và vitamin D)

Vi chất là các dưỡng chất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Thiếu vi chất có thể khiến bé phát triển chậm, rối loạn quá trình mọc răng, sâu răng, ngủ không ngon và móng tay dễ gãy, da xanh xao, tóc dễ gãy rụng. Khi xuất hiện bất kỳ biểu hiện nào bất thường ở bé, cha mẹ nên đưa con đi kiểm tra dinh dưỡng, can thiệp dinh dưỡng theo chỉ định của bác sĩ chuyên môn.

Khám dinh dưỡng cho bé có lấy máu không?

Không ít cha mẹ băn khoăn khám dinh dưỡng cho bé có lấy máu không. Câu trả lời là tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định kiểm tra, thực hiện các xét nghiệm sức khỏe, bao gồm xét nghiệm máu, sinh hóa máu hoặc không để có thể đánh giá tình trạng trẻ và đưa ra phương án chăm sóc phù hợp.

Khám dinh dưỡng cho trẻ có lấy máu không?
Khám dinh dưỡng cho bé có thể phải lấy máu

Quy trình tư vấn dinh dưỡng cho trẻ tại Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là địa chỉ uy tín chuyên thăm khám, tư vấn dinh dưỡng cho trẻ với các bước cơ bản như sau:

  • Đo chỉ số nhân trắc trẻ: Bao gồm chiều cao, cân nặng, những bé lớn hơn sẽ được phân tích thành phần cơ thể.
  • Khai thác thói quen ăn uống, sinh hoạt của trẻ, thông tin về khẩu phần ăn trong 24 giờ.
  • Khai thác thông tin về tiền sử dinh dưỡng, tiền sử bé có bị mắc các bệnh lý nào không.
  • Bác sĩ khám và tư vấn trực tiếp.
  • Thực hiện xét nghiệm máu nếu cần thiết.
  • Tư vấn thiết kế thực đơn dinh dưỡng phù hợp với từng bé.
  • Cha mẹ cùng bác sĩ, chuyên viên dinh dưỡng theo dõi tình trạng của con, đánh giá kết quả điều trị hằng ngày.
Khám dinh dưỡng cho bé có lấy máu không?
Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là cơ sở tư vấn dinh dưỡng cho trẻ uy tín

Vì sao nên chọn tư vấn dinh dưỡng cho trẻ tại Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng?

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) với kinh nghiệm hoạt động lâu năm, cha mẹ có thể yên tâm lựa chọn tư vấn dinh dưỡng cho trẻ tại đây bởi:

  • NRECI có đội ngũ bác sĩ, chuyên gia y tế, chuyên viên dinh dưỡng có chuyên môn cao (công tác tại các bệnh viện tại TPHCM), có kinh nghiệm trong lĩnh vực dinh dưỡng và liên tục cập nhật những phương pháp điều trị chuyên sâu.
  • Trung tâm trang bị hệ thống máy móc hiện đại, thiết bị xét nghiệm vi chất, máy phân tích thành phần cơ thể inbody,…
  • Quy trình thăm khám nhanh chóng, khoa học, tạo sự thoải mái cho các bé và phụ huynh.
  • Chuyên gia hướng dẫn cha mẹ cách lựa chọn thực phẩm, chế biến món ăn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng theo ngày, tuần, tháng,… phù hợp với trẻ. Từ đó, các bé sẽ ăn ngon miệng hơn, tăng hiệu quả điều trị.
  • Có sự theo dõi hằng ngày về chế độ can thiệp dinh dưỡng cùng đội ngũ bác sỹ, kỹ sư dinh dưỡng.
  • Chi phí dịch vụ tư vấn dinh dưỡng tại NRECI phải chăng, phù hợp với mọi đối tượng bệnh nhân.

Trên đây là giải đáp của chúng tôi về câu hỏi khám dinh dưỡng cho bé có lấy máu không để bạn đọc có thể hiểu thêm về vấn đề này. Nếu có nhu cầu khám dinh dưỡng cho trẻ, cha mẹ hãy liên hệ với NRECI để được hỗ trợ hiệu quả. Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể tham gia khóa học dinh dưỡng tại NRECI để được trang bị những kiến thức bổ ích giúp chăm sóc bản thân và gia đình tốt hơn.

Xem thêm: 

Tài liệu tham khảo: 

(1): https://www.who.int/health-topics/breastfeeding#:~:text=WHO%20and%20UNICEF%20recommend%20that,child%20wants%2C%20day%20and%20night.

Rate this post

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)

Tư vấn dinh dưỡng cùng Bác sĩ
Form tư vấn dinh dưỡng [1]

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Tư vấn khóa học dinh dưỡng

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Form Đăng ký khóa học [1]
Bài Liên Quan
Talkshow "Từ Cân nặng đến âu lo - Bạn không chỉ một mình!"
Giảm cân không chỉ là thay đổi vóc dáng, mà còn là hành trình thay đổi thói quen, lối sống...
Thực phẩm giàu omega 3
Thực phẩm giàu Omega 3 6 9 - "Bộ ba" quyền năng bảo vệ sức khỏe
Omega 3 không chỉ mang lại lợi ích cho thị lực, hỗ trợ giảm viêm, phòng ngừa bệnh về tim...
Thực phẩm giàu vitamin D và canxi
Bổ sung 15+ thực phẩm giàu vitamin D và Canxi cho xương chắc khỏe
Vitamin D và Canxi là những dưỡng chất có vai trò đặc biệt quan trọng với cơ thể, đặc biệt...
Thực phẩm giàu iot
10+ loại thực phẩm giàu iot: Bảo vệ tuyến giáp, tăng cường trí não
Iot được tìm thấy chủ yếu có trong các loại thực phẩm và thường được thêm vào muối bột, nhằm...
Thiết Kế Web Ô tô Bởi Vĩnh XD