.
.
.
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
khám dinh dưỡng cho bé gồm những gì

Thăm khám dinh dưỡng cho bé gồm những gì?

0

Một chế độ dinh dưỡng phù hợp là tiền đề quan trọng để trẻ phát triển toàn diện về cả thể chất và trí tuệ. Để tìm được chế độ dinh dưỡng phù hợp với trẻ, bố mẹ không thể bỏ qua các bước khám dinh dưỡng cho bé. Nhờ vào việc khám dinh dưỡng, bố mẹ mới có kế hoạch để bổ sung dinh dưỡng, đáp ứng được nhu cầu năng lượng của trẻ trong từng giai đoạn phát triển. Vậy khám dinh dưỡng cho bé gồm những gì? Cùng NRECI tìm hiểu rõ hơn về quy trình này để bạn có thể tìm được chế độ phù hợp, giúp bé phát triển tốt hơn nhé.

Khám dinh dưỡng là gì?

Khi tìm hiểu khám dinh dưỡng cho bé gồm những gì, bạn phải hiểu rõ khám dinh dưỡng là gì? Khám dinh dưỡng là việc kiểm tra sức khỏe, đánh giá chính xác thực trạng, thói quen dinh dưỡng của mỗi người. Từ đó, bác sĩ có thể tư vấn dinh dưỡng chính xác về chế độ dinh dưỡng khoa học, phù hợp cũng như xây dựng thực đơn dinh dưỡng một cách cụ thể cho bé.

Khám suy dinh dưỡng trẻ em
Khám dinh dưỡng là quá trình đánh giá và theo dõi chế độ ăn uống

Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ thường thay đổi theo từng giai đoạn nên việc khám dinh dưỡng định kỳ cho trẻ rất quan trọng. Nhờ việc khám dinh dưỡng cho bé, bạn sẽ nhanh chóng nắm được thể trạng của trẻ đang thừa hay thiếu chất gì để có kế hoạch điều chỉnh phù hợp với mỗi giai đoạn phát triển của trẻ.

Nhờ đó, cơ thể bé được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh, tránh được bệnh tật. Hơn thể nữa, thông qua việc thăm khám và có những tư vấn từ bác sĩ hay chuyên gia, bạn cũng sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc bé nhà mình.

Tại NRECI, bạn sẽ được trao đổi trực tiếp với các bác sĩ để tìm hiểu về thói quen và chế độ ăn uống của con trẻ. Sau đó, dựa trên tình trạng dinh dưỡng của bé, các bác sĩ sẽ tư vấn cung cấp thêm cho bạn những kiến thức về các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết và lên thực đơn chi tiết phù hợp với bé.

Khám dinh dưỡng cho bé gồm những gì?

Khám dinh dưỡng cho bé gồm những gì? Đó là việc thực hiện các bước theo quy trình cụ thể, khoa học để đưa ra kết quả chính xác, toàn diện về mọi mặt. Từ đó, bạn sẽ có cơ sở để thay đổi, xây dựng thực đơn dinh dưỡng hợp lý cho trẻ. Quy trình khám dinh dưỡng cho bé gồm:

Bước 1: Đo chỉ số nhân trắc

Để đánh giá đúng tình trạng dinh dưỡng của trẻ, bác sĩ sẽ khám lâm sàng với các công việc cơ bản như đo chiều cao, cân nặng và so sánh với tiêu chuẩn sẵn có. Từ đó, bác sĩ có thể đánh giá được sự phát triển của bé có đáp ứng đúng với độ tuổi hay chưa. Hơn thế, đối với bé lớn, bác sĩ còn có thể dựa vào đó để phân tích các thành phần cơ thể.

Khám dinh dưỡng cho trẻ là khám những gì?
Đo chiều cao là một phần quan trọng trong quá trình khám dinh dưỡng 

Bước 2: Khai thác khẩu phần ăn 24h, thói quen ăn uống, sinh hoạt

Sau bước đánh giá sơ bộ về sức khỏe, thể trạng của bé, bác sĩ sẽ khai thác các thông tin về khẩu phần ăn trong 24h, thói quen ăn uống, sinh hoạt của bé. Thông thường, các thông tin này được cung cấp thông qua việc trao đổi giữa bác sĩ và bố mẹ. Để quá trình tư vấn dinh dưỡng diễn ra thuận lợi, bạn cần cung cấp chính xác những thông tin về khẩu phần ăn hiện tại của bé. Đó là cơ sở quan trọng để bác sĩ đánh giá tình trạng dư/thiếu năng lượng và có những phương pháp điều chỉnh khẩu phần ăn phù hợp cho bé.

Bước 3: Khai thác tiền sử dinh dưỡng, tiền sử bệnh của bé.

Đây cũng là một bước quan trọng để bác sĩ tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng bố mẹ áp dụng cho bé cũng như tình trạng sức khỏe của bé trước đó. Từ đó, bác sĩ sẽ tổng quát hóa cũng như đưa ra suy luận chính xác về tình trạng sức khỏe của bé hiện tại.

Bước 4: Khám và tư vấn 1 – 1 với bác sĩ.

Những bước thăm khám lâm sàng trước đó là tiền để bác sĩ đưa ra phương pháp khám dinh dưỡng và các xét nghiệm cần thiết cho bé. Ở bước này, bác sĩ sẽ khám trực tiếp cho bé đồng thời thực hiện một số xét nghiệm, siêu âm tùy theo tình hình sức khỏe cũng như độ tuổi của bé. Những xét nghiệm có thể được tiến hành như xét nghiệm vi chất dinh dưỡng, tổng phân tích tế bào máu ngoại vi, xét nghiệm hóa sinh để kiểm tra chức năng gan, thận, kiểm tra glucose, siêu âm, chụp X-quang,…

Địa chỉ khám dinh dưỡng cho người lớn ở TPHCM
Thảo luận trực tiếp với bác sĩ giúp bố mẹ nhận được hướng dẫn và lời khuyên về chế độ ăn uống của bé

Bước 5: Xây dựng thực đơn chi tiết theo cá thể

Dựa vào kết quả thăm khám, các xét nghiệm cũng như phân tích về tình trạng sức khỏe, bác sĩ sẽ tiến hành xây dựng thực đơn chi tiết theo từng cá thể. Nhờ việc khai thác thói quen ăn uống, sinh hoạt, tiền sử dinh dưỡng và tình trạng sức khỏe của bé, bác sĩ sẽ xây dựng kế hoạch dinh dưỡng một cách khoa học, phù hợp. Kế hoạch này vừa đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho bé, điều chỉnh được những thói quen dinh dưỡng không tốt cho bé trước đó, lại phù hợp với thói quen, sở thích ăn uống, sinh hoạt của bé.

Bước 6: Theo dõi từng ngày cùng Bác sĩ, chuyên viên dinh dưỡng

Kế hoạch dinh dưỡng dù cụ thể, khoa học nhưng bác sĩ, chuyên viên dinh dưỡng vẫn cần theo dõi từng để có những thay đổi nếu cần và đảm bảo tính lâu dài, có lợi cho quá trình phát triển toàn diện của bé. Trong giai đoạn đầu, cả bác sĩ và bố mẹ đều sẽ theo dõi khả năng dung nạp của bé và đưa ra sự điều chỉnh kịp thời, giúp trẻ duy trì kế hoạch dinh dưỡng dài lâu và đạt được mục tiêu dinh dưỡng. Trong quá trình đó, bố mẹ cần đưa bé tái khám định kỳ để bác sĩ, chuyên viên dinh dưỡng nắm rõ tình hình, hiệu quả của kế hoạch dinh dưỡng.

Bên cạnh việc duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học theo tư vấn của bác sĩ, bạn cũng cần cho con vận động, thực hiện các bài tập thể dục thể thao phù hợp, để kế hoạch dinh dưỡng được thực hiện hiệu quả hơn. Hơn cả thế, bạn cũng có thể tham gia các khóa học dinh dưỡng để hiểu rõ hơn về sự cần thiết và cách điều chỉnh các nhóm chất phù hợp với cơ thể của con. Từ đó, việc áp dụng kế hoạch dinh dưỡng sao cho phù hợp với sở thích của con sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Khám dinh dưỡng cho bé có cần lấy máu không?

Đối với những trẻ khỏe mạnh được kiểm tra dinh dưỡng định kỳ thì quá trình này thường đơn giản hơn và không yêu cầu xét nghiệm máu. Bởi việc có cần lấy máu hay không phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe cụ thể của bé.

Trong hầu hết các trường hợp, quá trình kiểm tra dinh dưỡng định kỳ cho bé thường bao gồm việc đo lường và theo dõi tăng trưởng chiều cao, cân nặng và đánh giá chế độ dinh dưỡng của bé. Những thông tin này thường không yêu cầu lấy mẫu máu.

Quy trình khám dinh dưỡng cho bé
Khám dinh dưỡng khai thác khẩu phần ăn và không cần lấy máu

Tuy nhiên, nếu bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng nghi ngờ rằng bé có các vấn đề về thừa cân hoặc suy dinh dưỡng, bác sĩ có thể lấy mẫu máu để tiến hành các xét nghiệm như kiểm tra toàn diện máu ngoại vi, đo lượng calci ion hóa, sắt huyết thanh, protein, triglyceride, và glucose để đưa ra một chẩn đoán chính xác nhất.

Theo ý kiến của bác sĩ Nguyễn Thị Hòa – Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI): “Đa số các thường hợp sẽ không cần lấy máu hoặc xét nghiệm vi chất khi khám dinh dưỡng. Các bác sĩ sẽ dựa vào khẩu phần ăn, thăm khám các triệu chứng lâm sàng để đánh giá tổng trạng của bé, các khuyến cáo cũng chỉ ra rằng chỉ xét nghiệm máu cho bé trong trường hợp cần thiết.”

Khám dinh dưỡng có bé có cần nhịn ăn không?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, đối với những bé khỏe mạnh thường chỉ thực hiện các bước kiểm tra và thăm khám đơn giản khi khám dinh dưỡng định kỳ, mà không nhất thiết phải tiến hành xét nghiệm máu nên không cần phải nhịn ăn. Thường thì, trẻ được khuyến khích ăn như thường lệ và duy trì chế độ ăn uống bình thường trước khi đi khám dinh dưỡng. Việc này giúp bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bé dựa trên chế độ ăn uống hàng ngày của bé.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp khi cần thực hiện xét nghiệm trong quá trình khám dinh dưỡng, bác sĩ có thể yêu cầu trẻ phải nhịn ăn trong khoảng thời gian từ 6 đến 8 giờ hoặc thậm chí lâu hơn. Bởi việc này sẽ giúp đảm bảo rằng các dưỡng chất từ thức ăn đã được tiêu hóa và hấp thu trở về mức cân bằng mà không gây ảnh hưởng đến kết quả của các xét nghiệm.

Khi nào bố mẹ nên đứa trẻ đi khám dinh dưỡng?

Có nên cho trẻ đi khám dinh dưỡng? Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ thay đổi theo từng giai đoạn và độ tuổi, vì vậy việc đưa trẻ đi kiểm tra dinh dưỡng định kỳ giúp cha mẹ điều chỉnh chế độ ăn uống và hoạt động phù hợp. Đồng thời, khám dinh dưỡng còn giúp phát hiện sớm các vấn đề có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của con. Theo khuyến nghị của các chuyên gia, sau khi bé tròn 24 tháng, gia đình nên thường xuyên cho bé tái khám mỗi năm 1 – 2 lần.

Bên cạnh việc đưa trẻ đi kiểm tra dinh dưỡng định kỳ để phát hiện sớm các vấn đề dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, bố mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám càng sớm càng tốt khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường sau đây:

  • Thường xuyên biếng ăn, da xanh xao, kém hấp thu, tăng cân chậm hoặc cân nặng thấp so với tuổi, suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì,…
  • Trẻ có hệ miễn dịch yếu, thường mắc các vấn đề về sức khỏe như ốm vặt, người lừ đừ, lười vận động,…
  • Trẻ gặp các vấn đề về tiêu hóa mà không rõ nguyên nhân như táo bón, tiêu chảy, nôn trớ hoặc cảm giác chướng bụng, đầy hơi,…
  • Trẻ xuất hiện các dấu hiệu thiếu vi chất, bao gồm việc rụng tóc nhiều, chậm phát triển kỹ năng bò và ngồi, ngủ hay bị giật mình, răng mọc chậm, đổ nhiều mồ hôi,…
Kinh nghiệm cho trẻ đi khám dinh dưỡng
Khi nào bố mẹ nên cho trẻ khám dinh dưỡng?

Các gói thăm khám, tư vấn dinh dưỡng tại NRECI:

Qua bài viết này NRECI hy vọng mọi người đã hiểu rõ về các vấn đề liên quan đến việc khám dinh dưỡng cho bé gồm những gì. Việc khám dinh dưỡng cho bé không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển của trẻ mà còn giúp cha mẹ và các chuyên gia y tế có những can thiệp kịp thời nếu trẻ gặp phải bất kỳ vấn đề gì về dinh dưỡng. Từ đó, giúp trẻ có một cuộc sống khỏe mạnh và phát triển toàn diện.

5/5 - (3 bình chọn)

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)

Tư vấn dinh dưỡng cùng Bác sĩ
Form tư vấn dinh dưỡng [1]

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Tư vấn khóa học dinh dưỡng

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Form Đăng ký khóa học [1]
Bài Liên Quan
Talkshow "Từ Cân nặng đến âu lo - Bạn không chỉ một mình!"
Giảm cân không chỉ là thay đổi vóc dáng, mà còn là hành trình thay đổi thói quen, lối sống...
Thực phẩm giàu omega 3
Thực phẩm giàu Omega 3 6 9 - "Bộ ba" quyền năng bảo vệ sức khỏe
Omega 3 không chỉ mang lại lợi ích cho thị lực, hỗ trợ giảm viêm, phòng ngừa bệnh về tim...
Thực phẩm giàu vitamin D và canxi
Bổ sung 15+ thực phẩm giàu vitamin D và Canxi cho xương chắc khỏe
Vitamin D và Canxi là những dưỡng chất có vai trò đặc biệt quan trọng với cơ thể, đặc biệt...
Thực phẩm giàu iot
10+ loại thực phẩm giàu iot: Bảo vệ tuyến giáp, tăng cường trí não
Iot được tìm thấy chủ yếu có trong các loại thực phẩm và thường được thêm vào muối bột, nhằm...
Thiết Kế Web Ô tô Bởi Vĩnh XD