.
.
.
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Hạ đường huyết khi mang thai

Nguyên nhân, dấu hiệu hạ đường huyết khi mang thai

0

Hạ đường huyết khi mang thai là nỗi lo lắng của rất nhiều mẹ bầu và người thân. Nhiều người lo lắng không biết bị hạ đường huyết trong thai kỳ có nguy hiểm không, do nguyên nhân gì, cách nhận biết ra sao? Nếu đang băn khoăn với những câu hỏi trên, bạn đọc hãy tham khảo giải đáp từ chuyên gia của Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng ngay sau đây.

Hạ đường huyết là gì?

Hạ đường huyết là hiện tượng xảy ra khi nồng độ đường trong máu giảm xuống mức quá thấp, dưới 3,9 mmol/l (<70mg/dl), dẫn đến sự thiếu hụt glucose cần thiết cho hoạt động của cơ thể. Khi đó, hạ đường huyết có thể gây ra một số rối loạn trong cơ thể.

Hạ đường huyết khi mang thai là tình trạng bà bầu bị giảm lượng đường trong máu xuống thấp hơn mức đường huyết bình thường. Khi gặp tình trạng này, điều quan trọng là phải xử lý tình trạng hạ đường huyết một cách nhanh chóng và kịp thời để giảm thiểu những biến chứng nghiêm trọng mà hạ đường huyết có thể gây ra.

Hạ đường huyết khi mang thai
Hạ đường huyết khi mang thai là tình trạng bà bầu bị giảm lượng đường trong máu

Nguyên nhân hạ đường huyết khi mang thai

Hiện tượng hạ đường huyết khi mang thai thường xuất hiện do các nguyên nhân sau:

  • Sử dụng insulin quá liều trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường.
  • Thói quen nhịn ăn, bỏ bữa hoặc không ăn đúng giờ.
  • Chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng hoặc không tuân thủ các quy tắc ăn kiêng đúng cách.
  • Không cung cấp đủ carbohydrate cho cơ thể để tiêm insulin.
  • Tập luyện vượt quá khả năng hoặc không có kế hoạch tập thể dục khoa học.
  • Uống quá nhiều rượu hoặc uống rượu mà không ăn đủ thức ăn.
  • Có các vấn đề về sức khỏe như viêm gan cấp tính, suy nội tạng, thiếu hụt enzym, hoặc khối u tụy.
  • Đôi khi, hạ đường huyết thai kỳ xảy ra mà không có nguyên nhân rõ ràng.

Dấu hiệu mẹ bầu bị hạ đường huyết

Hạ đường huyết khi mang thai khiến bà bầu kiệt sức, không có đủ năng lượng cho sự phát triển và trao đổi chất của thai nhi. Theo trang Medicalnewstoday (1), điểu hiện khi bị hạ đường huyết thường bao gồm:

  • Cảm giác run rẩy
  • Đau đầu, chóng mặt
  • Đổ mồ hôi
  • Cảm thấy đói
  • Da tái nhợt
  • Tim đập nhanh

Bà bầu bị hạ đường huyết thường cảm thấy mệt mỏi và khó chịu do cơ thể không nhận được đủ năng lượng từ glucose. Trong trường hợp hạ đường huyết nghiêm trọng, phụ nữ mang thai hoặc bất kỳ đối tượng nào cũng có thể bị ngất xỉu hoặc co giật do lượng đường huyết giảm đột ngột.

Hạ đường huyết khi mang thai
Hạ đường huyết khi mang thai gây mệt mỏi, lau đầu, chóng mặt

Hạ đường huyết khi mang thai có nguy hiểm không?

Theo trang web Healthyline (2), tình trạng hạ đường huyết khi mang thai không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng đến thai nhi. Những hậu quả nguy hiểm mà bệnh gây ra như não rơi vào tình trạng mất ý thức do không đủ lượng đường cung cấp, dẫn đến tình trạng hôn mê, co giật hoặc thậm chí là tử vong.

Trong 3 tháng cuối của thai kỳ, hạ đường huyết do insulin ở những mẹ bầu bị tiểu đường có thể làm tăng cử động của bé và giảm sự thay đổi nhịp tim của thai nhi. Ngoài ra, tình trạng hạ đường huyết trong thai kỳ còn có liên quan đến các vấn đề như: U insulin tuyến tụy, sốt rét ác tính, hội chứng HELLP, bệnh gan cấp tính nghiêm trọng và thiếu hụt ACTH hoặc hormone tăng trưởng.

Nếu tình trạng hạ đường huyết không được phát hiện và điều trị kịp thời thì đứa trẻ sinh ra có nguy cơ sẽ bị dị dạng, xuất hiện các dị tật bẩm sinh ở tim, hệ thần kinh, tiết niệu. Vì vậy, việc phát hiện và xử trí kịp thời tình trạng hạ đường huyết là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

Cách khắc phục hạ đường huyết khi mang thai

Khi gặp hiện tượng hạ đường huyết khi mang thai, bạn hãy áp dụng những biện pháp khắc phục sau đây:

  • Ngồi xuống và nghỉ ngơi khi xuất hiện các dấu hiệu bị hạ đường huyết. Trước khi xác định, hãy kiểm tra lượng đường trong máu bằng máy thử đường nhanh để đảm bảo không nhầm lẫn với triệu chứng tăng đường huyết.
  • Khi bị hạ đường huyết, người bệnh cần được điều trị ngay lập tức bằng quy tắc 15-15. Cụ thể: ăn/uống 15 gam carbohydrate để tăng lượng đường trong máu và kiểm tra lại sau 15 phút. Nếu đường huyết vẫn dưới ngưỡng 70 mg/dL, tiếp tục dùng một khẩu phần 15g carbohydrate. Lặp lại các bước này đến khi lượng đường trong máu ít nhất đạt 70 mg/dL. Khi lượng đường huyết trở lại ngưỡng bình thường, người bệnh hãy ăn một bữa ăn chính hoặc bữa ăn nhẹ.
  • Lượng thức ăn tương đương 15g Glucose:
    • 2 hoặc 3 viên đường
    • 1/2 ly nước ép trái cây
    • 1/2 ly nước ngọt
    • 1 ly sữa 200ml
    • 5 – 6 viên kẹo
    • 15ml đường hay mật ong (tương đương 1 muỗng canh)
  • Tránh sử dụng socola hoặc các thực phẩm béo khác, vì chúng có nhiều chất béo nên cơ thể sẽ hấp thu đường chậm hơn.
  • Nhờ tới sự trợ giúp từ người thân hoặc nhân viên y tế ngay khi có thể nếu cần thiết.
  • Trong trường hợp mẹ bầu bất tỉnh hoặc không thể ăn uống gì, hoặc sau sơ cứu không có cải thiện, người thân cần đưa ngay thai phụ đến bệnh viện.
  • Nếu thường xuyên gặp tình trạng hạ đường huyết khi mang thai, bà bầu nên khám thai và theo dõi định kỳ, đồng thời tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để có giải pháp tốt nhất.
Tiểu đường thai kỳ ăn gì để con tăng cân?
Khi bị hạ huyết áp mẹ bầu nên ngồi nghỉ và kiểm tra đường huyết nhanh bằng máy thử đường

Một số lưu ý cho bà bầu khi bị hạ đường huyết

Nếu mẹ bầu gặp tình trạng hạ đường huyết khi mang thai, cần tuân thủ những điều sau:

  • Tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh và cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cả mẹ và thai nhi.
  • Tập luyện vừa sức, an toàn và hiệu quả, theo sự hướng dẫn của chuyên gia y tế.
  • Đảm bảo có đủ giấc ngủ và nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng và bực tức.
  • Theo dõi đường huyết thường xuyên, đặc biệt là khi có các triệu chứng hoặc cảm giác không thoải mái.
Hạ đường huyết khi mang thai
Mẹ bầu nên theo dõi sức khỏe và có chế độ ăn uống hợp lý

Trường hợp mẹ bầu mắc đái tháo đường hoặc tiểu đường thai kỳ, hoặc có tiền sử hạ đường huyết khi mang bầu, bạn nên mang theo thực phẩm có đường để sử dụng khi cần, ví dụ như nho khô, kẹo dẻo, nước trái cây hoặc viên nén dextrose.

Trên đây là một số chia sẻ của chuyên gia dinh dưỡng về hiện tượng hạ đường huyết khi mang thai để bạn đọc có thể phòng ngừa, ứng phó với tình trạng này. Ngoài ra, bà bầu và người thân có thể tham gia khóa học dinh dưỡng tại Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng để được các bác sĩ chuyên môn cao trực tiếp giảng dạy, đào tạo dinh dưỡng để áp dụng hiệu quả trong việc chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Thảm khảo: Tư vấn dinh dưỡng cho bà bầu trong quá trình mang thai

Xem thêm: 

Nguồn tham khảo:

5/5 - (2 bình chọn)
Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí
Form test

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)

Bài Liên Quan
Dấu hiệu thiếu canxi ở mẹ bầu
Dấu hiệu thiếu Canxi ở mẹ bầu và cách bổ sung hiệu quả
Mang thai là hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách đối với người phụ nữ. Khi cơ thể...
Các loại rau củ cho bé ăn dặm từ 6 tháng tuổi
Bổ sung các loại rau củ cho bé ăn dặm là thật sự cần thiết, bởi rau củ chứa nhiều...
Bé mấy tháng ăn dặm là tốt nhất?
Bé mấy tháng ăn dặm là tốt nhất?
Ăn dặm là quá trình các bé đang bú sữa mẹ được làm quen với các loại thức ăn thô....
Ăn dặm truyền thống là gì?
 Ăn dặm truyền thống là gì? Phương pháp ăn dặm truyền thống kết hợp BLW
Khi bé được khoảng 5-6 tháng tuổi, nhiều cha mẹ bắt đầu cho con ăn dặm. Lúc này có nhiều...
Thiết Kế Web Ô tô Bởi Vĩnh XD