Huyết áp người trên 60 tuổi bao nhiêu là tốt? Bảng chỉ số huyết áp theo độ tuổi
Huyết áp là chỉ số được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là những người lớn tuổi. Huyết áp quá cao hoặc quá thấp đề tiềm ẩn nhiều nguy cơ xấu đối với sức khỏe. Và một câu hỏi được nhiều người đặt ra là: Huyết áp người trên 60 tuổi bao nhiêu là bình thường? Hôm nay, các chuyên gia từ Viện Nghiên cứu và Tư vấn dinh dưỡng (NRECI) sẽ giải đáp cho bạn đọc về chủ đề này.
Tin liên quan:
- Huyết áp thay đổi do những yếu tố nào? Cách kiểm soát và ổn định huyết áp
- Cần làm gì khi bị tụt huyết áp bất ngờ? Cách xử lý tụt huyết áp đúng cách
- Tư vấn dinh dưỡng cho bệnh nhân tăng huyết áp
- Bầu cao huyết áp nên ăn gì? Thực đơn cho bà bầu bị cao huyết áp
- Chế độ ăn cho người tăng huyết áp khoa học từ chuyên gia
Chỉ số huyết áp là gì?
Áp lực trong mạch máu tác động lên thành động mạch được gọi là huyết áp. Huyết áp phụ thuộc vào cả sức bơm của tim và sức cản ngoại vi. Từ đây, ta có thể xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng/giảm của huyết áp.
Trong quá trình đo huyết áp, sẽ thu được hai chỉ số:
- Chỉ số cao hơn thể hiện huyết áp tâm thu, là áp lực máu tác động lên thành động mạch khi tim co bóp.
- Chỉ số còn lại đại diện cho huyết áp tâm trương, là áp lực máu tác động lên thành động mạch khi tim giãn ra.
Chỉ số huyết áp ảnh hưởng đến sức khoẻ như thế nào?
Các ngưỡng huyết áp bình thường theo phân loại của Hội Tim mạch và Huyết áp Châu Âu (ESC/ESH) năm 2018 (1) như sau:
Huyết áp bình thường:
- Huyết áp tâm thu dao động từ 90 mmHg đến 129 mmHg.
- Huyết áp tâm trương dao động từ 60 mmHg đến 84 mmHg.
Huyết áp bình thường là một tình trạng sức khỏe rất tốt. Mức huyết áp bình thường đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cung cấp đủ lượng máu và dưỡng chất đến các cơ quan và mô trong cơ thể một cách hiệu quả. Điều này có ý nghĩa lớn trong việc duy trì sức khỏe tim mạch, chức năng thần kinh, ngăn ngừa các vấn đề liên quan đến huyết áp cao như bệnh tim mạch, tai biến mạch máu não, suy tim, suy thận và những tác động xấu khác.
Huyết áp thấp:
Xác định một người bị huyết áp thấp khi chỉ số huyết áp tâm thu < 90 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương < 60 mmHg.
Tình trạng huyết áp thấp có thể dẫn đến thiếu cung cấp máu cho các cơ quan, đặc biệt là cơ quan ở xa và cơ quan trên cao như não, gây ra các triệu chứng như chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn…
Huyết áp cao:
Một người được coi là tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu từ 140 – 159 mmHg trở lên và/hoặc huyết áp tâm trương từ 90 – 99 mmHg trở lên. Tăng huyết áp là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh nguy hiểm như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận,… Đây là nguyên nhân dẫn đến hàng trăm nghìn người mắc bệnh liệt, tàn phế hoặc mất khả năng lao động hàng năm.
Đọc thêm: Huyết áp cao bao nhiêu thì phải uống thuốc? Những lưu ý khi dùng thuốc
Bảng chỉ số huyết áp theo độ tuổi
Dựa vào các nhóm độ tuổi khác nhau, chỉ số huyết áp có những khác biệt đôi chút. Để có thêm thông tin về việc điều chỉnh chế độ ăn uống và hoạt động hàng ngày khi huyết áp không ổn định, dưới đây là bảng chỉ số huyết áp theo độ tuổi mà bạn đọc có thể tham khảo:
- Từ 1 đến 12 tháng: Huyết áp chuẩn ổn định: 75/50 mmHg; huyết áp tối đa: 100/70 mmHg
- Từ 1 đến 4 tuổi: Huyết áp chuẩn ổn định: 80/50 mmHg; huyết áp tối đa: 110/70 mm/Hg
- Từ 3 đến 5 tuổi: Huyết áp chuẩn ổn định: 80/50 mmHg; huyết áp tối đa: 110/70 mmHg
- Từ 6 đến 13 tuổi: Huyết áp chuẩn ổn định: 85/55 mmHg; huyết áp tối đa: 120/80 mmHg
- Từ 13 đến 15 tuổi: Huyết áp chuẩn ổn định: 95/60 mmHg; huyết áp tối đa: 140/90 mmHg
- Từ 15 đến 19 tuổi: Huyết áp tối thiểu: 105/73 mmHg; huyết áp trung bình: 117/77 mmHg; huyết áp tối đa: 120/81 mmHg
- Từ 20 đến 24 tuổi: Huyết áp tối thiểu: 108/75 mmHg; huyết áp trung bình: 120/79 mmHg; huyết áp tối đa: 132/83 mmHg
- Từ 25 đến 29 tuổi: Huyết áp tối thiểu: 109/76 mmHg; huyết áp trung bình: 121/80 mmHg; huyết áp tối đa: 133/84 mmHg
- Từ 30 đến 34 tuổi: Huyết áp tối thiểu: 110/77 mmHg; huyết áp trung bình: 122/81 mmHg; huyết áp tối đa: 134/85 mmHg
- Từ 35 đến 39 tuổi: Huyết áp tối thiểu: 111/78 mmHg; huyết áp trung bình: 123/82 mmHg; huyết áp tối đa: 135/86 mmHg
- Từ 40 đến 44 tuổi: Huyết áp tối thiểu: 112/79 mmHg; huyết áp trung bình: 125/83 mmHg; huyết áp tối đa: 137/87 mmHg
- Từ 45 đến 49 tuổi: Huyết áp tối thiểu: 115/80 mmHg; huyết áp trung bình: 127/84 mmHg; huyết áp tối đa: 139/88 mmHg
- Từ 50 đến 54 tuổi: Huyết áp tối thiểu: 116/81 mmHg; huyết áp trung bình: 129/85 mmHg; huyết áp tối đa: 142/89 mmHg
- Từ 55 đến 59 tuổi: Huyết áp tối thiểu: 118/82 mmHg; huyết áp trung bình: 131/86 mmHg; huyết áp tối đa: 144/90 mmHg
- Từ 60 tuổi đến 64 tuổi: Huyết áp tối thiểu: 121/83 mmHg; huyết áp trung bình: 134/87 mmHg; huyết áp tối đa: 147/91 mmHg
Huyết áp người trên 60 tuổi bao nhiêu là tốt?
Theo thống kê từ các chuyên gia, mỗi độ tuổi sẽ có một mức huyết áp trung bình tương ứng. Điều này mang ý nghĩa rằng theo thời gian, chỉ số huyết áp của mỗi người sẽ thay đổi, thường có xu hướng tăng cao. Điều này đặc biệt đúng cho nhóm người từ 60 tuổi trở lên. Bởi vậy, việc theo dõi huyết áp định kỳ là cần thiết để có cái nhìn rõ ràng về tình trạng sức khỏe tim mạch của mình.
Vậy chỉ số huyết áp người già bao nhiêu là bình thường? Dưới đây là những giá trị bình thường của huyết áp người trên 60 tuổi:
- Nam giới: 135/85 mmHg
- Nữ giới: 134/84 mmHg
Người trên 60 tuổi nên làm gì để duy trì huyết áp ở mức an toàn?
Huyết áp của người trên 60 tuổi bị tác động bởi rất nhiều yếu tố. Đối tượng này cần lưu ý áp dụng nhiều biện pháp để duy trì huyết áp ở mức an toàn, bảo đảm sức khỏe tốt. Một số việc nên làm để duy trì huyết áp cho người trên 60 tuổi ổn định là:
Môi trường: Chú trọng đến môi trường sống, kiến tạo môi trường trong lành và tươi mát bằng cách trồng thêm cây xanh, duy trì vệ sinh sạch sẽ nhà cửa, và tận dụng thời gian để tắm nắng sớm thường xuyên.
Lối sống: Khi về già, thói quen nghỉ ngơi thường thay đổi nhưng người cao tuổi vẫn cần ngủ khoảng 7 – 9 giờ mỗi đêm, tương tự như người trưởng thành. Hãy duy trì thời gian ngủ đều đặn, thức dậy và đi ngủ vào cùng một khung giờ hàng ngày. Hạn chế việc ngủ vào buổi chiều muộn hoặc buổi tối, tránh ăn quá nhiều, uống cà phê hoặc rượu gần thời gian đi ngủ, đảm bảo nhiệt độ phòng ngủ ở mức thoải mái.
Dinh dưỡng: Áp dụng chế độ ăn kiểu Địa Trung Hải.
Chế độ ăn kiểu Địa Trung Hải (2) tập trung vào việc tăng cường các thành phần có lợi cho sức khỏe như cá, rau xanh, củ, trái cây, đậu và ngũ cốc nguyên hạt; hạn chế các nguồn thực phẩm như thịt đỏ, sản phẩm từ sữa và thực phẩm có đường.
- Những loại thực phẩm nên được tiêu thụ nhiều: Rau củ (bao gồm bông cải xanh, rau bó xôi, cải xoăn, hành tây, cà rốt, cải Brussel…); trái cây (như táo, chuối, cam, nho, lê, dâu tây…); quả hạch (như hạnh nhân, quả óc chó, hạt điều, hạt chia, hạt hướng dương, hạt bí ngô…); cây họ đậu (như đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen, đậu phộng…); ngũ cốc nguyên hạt (như yến mạch nguyên chất, gạo lứt, lúa mạch đen, bắp…); cá và hải sản; dầu ô liu nguyên chất và dầu quả bơ.
- Nhóm thực phẩm nên được tiêu thụ vừa phải: Gia cầm, trứng, sữa, phô mai và sữa chua.
- Nhóm thực phẩm nên hạn chế: Thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn, thịt bê, thịt cừu…
- Nhóm thực phẩm không nên tiêu thụ: Đồ uống có đường, thực phẩm chế biến sẵn, ngũ cốc tinh chế, dầu tinh chế…
Kiểm soát cân nặng và tránh béo phì: Béo phì đứng đầu trong danh sách các yếu tố gây ra bệnh cao huyết áp ở người cao tuổi. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết cân nặng lý tưởng cho bạn dựa trên chiều cao, giới tính và độ tuổi. Nếu bạn đang bị thừa cân, hãy hỏi bác sĩ về phương pháp giảm cân an toàn.
Bỏ thói quen hút thuốc lá và uống rượu bia: Huyết áp người trên 60 tuổi thường cao do thói quen sử dụng chất kích thích. Người cao tuổi hút thuốc lá thường dễ mắc nhiều bệnh, đặc biệt là những vấn đề liên quan huyết áp. Bỏ thuốc lá sẽ có tác động tích cực đến sức khỏe ngay từ ngày đầu tiên. Ngoài ra, người lớn tuổi cần hạn chế uống rượu bia. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ về việc hạn chế uống rượu nếu bạn đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.
Giảm căng thẳng: Để giảm bớt căng thẳng cũng như tối ưu thời gian, người lớn tuổi nên tham gia vào các hoạt động rèn luyện tinh thần để cải thiện tâm trạng và sức khỏe, duy trì huyết áp ổn định, trí tuệ minh mẫn.
Vận động phù hợp: Người cao tuổi nên tham gia các hoạt động thể dục hàng ngày phù hợp với bản thân như đi bộ, tập dưỡng sinh, văn nghệ hay vận động trí tuệ như đánh cờ, ngâm thơ,…
Kiểm soát các bệnh lý kèm theo: Người lớn tuổi dễ mắc nhiều bệnh lý, làm tăng tỷ lệ mắc các bệnh về huyết áp. Do đó, đối tượng này cần lưu ý đến việc kiểm soát các bệnh lý đi kèm bằng cách xây dựng một lối sống khoa học và thường xuyên thăm khám định kỳ để kiểm tra sức khỏe.
Sử dụng thuốc: Nếu sau khi thay đổi lối sống mà huyết áp vẫn cao, người lớn tuổi cần có thể cần sử dụng một vài loại thuốc. Bệnh nhân nên uống thuốc theo chỉ định và thường xuyên kiểm tra huyết áp để đảm bảo mức huyết áp ổn định. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (3), dưới đây là một số loại thuốc huyết áp được sử dụng:
- Thuốc lợi tiểu: Loại này giúp tăng tần suất tiểu tiện, loại bỏ natri và nước khỏi cơ thể.
- Beta Blockers: Làm chậm nhịp tim, giúp tim bơm ít máu qua mạch máu, từ đó giảm huyết áp.
- Chất ức chế men chuyển (ACE Inhibitor): Ngăn chặn hormone gây co mạch máu, giúp giãn mạch máu và giảm huyết áp.
- Thuốc giãn mạch: Khiến cơ thành mạch máu giãn ra, giúp huyết áp giảm.
Theo dõi huyết áp thường xuyên: Việc theo dõi huyết áp định kỳ giúp bạn hiểu rõ chỉ số huyết áp ổn định ở tuổi 60 là bao nhiêu, đồng thời giúp bác sĩ đánh giá hiệu quả của các phương pháp đã được thực hiện.
Trên đây là một số chia sẻ về chỉ số huyết áp người trên 60 tuổi và những vấn đề liên quan để bạn đọc có thêm kinh nghiệm duy trì sức khỏe tốt. Ngoài ra, bạn đọc có thể tham gia khóa học dinh dưỡng tại Viện Nghiên cứu và Tư vấn dinh dưỡng (NRECI) để cập nhật thêm các kiến thức dinh dưỡng bổ ích, từ đó xây dựng chế độ ăn khoa học, lành mạnh và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Đặt lịch tư vấn dinh dưỡng cho người cao huyết áp để cùng các bác sĩ cải thiện chất lượng cuộc sống.
Nguồn tài liệu tham khảo:
- (1): https://www.escardio.org/Journals/E-Journal-of-Cardiology-Practice/Volume-17/definition-of-hypertension-and-pressure-goals-during-treatment-esc-esh-guidelin#:~:text=It%20is%20recommended%20that%20BP,or%20DBP%2085%2D89%20mmHg
- (2): https://my.clevelandclinic.org/health/articles/16037-mediterranean-diet
- (3): https://www.heart.org/en/health-topics/high-blood-pressure/changes-you-can-make-to-manage-high-blood-pressure/types-of-blood-pressure-medications
Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí
Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.
VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)
- 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, TP. HCM
- Hotline: 0888 844 732
- Fanpage: https://www.facebook.com/nreci.org
- Website: https://nreci.org