.
.
.
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Làm gì khi bị tụt huyết áp?

Cần làm gì khi bị tụt huyết áp bất ngờ? Cách xử lý tụt huyết áp đúng cách

Chuyên mục: Bệnh Lý Huyết Áp
0

Tham vấn y khoa: BS NGUYỄN THỊ HÒA – Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) – Chức vụ: Phó Viện Trưởng

Chỉ số huyết áp dù cao hay thấp đều là các dấu hiệu có thể dẫn đến các nguy cơ biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe. Nếu như xảy ra tình trạng tụt huyết áp bất ngờ và được xử trí kịp thời sẽ giúp cho người bệnh giảm thiểu các nguy cơ gây tổn thương não và các hoạt động chức năng khác của cơ thể. Vậy làm gì khi bị tụt huyết áp bất ngờ để giúp bệnh nhân hạn chế các nguy cơ biến chứng nguy hiểm?

Tụt huyết áp là gì?

Huyết áp là áp lực của dòng máu trong động mạch lên thành mạch trong quá trình đưa máu từ tim đến nuôi dưỡng các cơ quan trong cơ thể. Hai yếu tố tạo nên huyết áp là sức cản của động mạch lên dòng máu lưu thông trong cơ thể cùng lực co bóp của tim tạo nên huyết áp.

Theo Pharmacytimes (1), đặc điểm của huyết áp trong cơ thể người là thường cao vào ban ngày từ thời điểm 8 đến 10 giờ sáng. Vào ban đêm huyết áp thấp hơn và thấp nhất trong thời điểm từ 1 đến 3 giờ sáng khi cơ thể đang trong trạng thái ngủ say.

Mặt khác huyết áp trong cơ thể sẽ tăng cao khi chúng ta vận động, ăn nhiều đồ ăn mặn hoặc khi bản thân trải qua các giai đoạn cảm xúc mạnh như căng thẳng, hoảng loạn,… Đồng thời khi cơ thể trong trạng thái nghỉ ngơi, dùng thuốc giãn mạch, trong môi trường nóng bức thì huyết áp giảm.

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) (2), chỉ số huyết áp được biểu thị bằng hai chỉ số:

  • Huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa): Là áp lực của máu lên thành động mạch kỳ tâm thu khi tim co bóp đẩy máu đi tới các cơ quan. Chỉ số mức trung bình đối với huyết áp tâm thu là 90-139mmHg.
  • Huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu): Là áp lực của máu lên thành động mạch kỳ tâm trương khi tim giãn ra. Chỉ số mức trung bình đối với huyết áp tâm trương là 60-89mmHg.

Nếu như 1 trong 2 chỉ số huyết áp ở tâm thu hoặc tâm trương cao hơn mức trung bình thì được coi là cao huyết áp. Ngược lại, khi chỉ số huyết áp tâm thu hoặc tâm trương thấp hơn mức trung bình thì được coi là huyết áp thấp.

Làm gì khi bị tụt huyết áp?
Huyết áp thấp là chỉ số tâm thu hay tâm trương thấp hơn bình thường

Khi huyết áp bị tụt bất ngờ thường dẫn đến các nguy cơ và biến chứng nguy hiểm. Vậy nên làm gì khi bị tụt huyết áp bất ngờ thường là nỗi băn khoăn của nhiều bệnh nhân và người nhà khi có người thân bị tụt huyết áp. Hãy theo dõi tiếp để chúng tôi cập nhật thêm các kiến thức cần thiết cho quý độc giả và các bạn nhé!

Nguyên nhân và các triệu chứng tụt huyết áp

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến huyết áp bị tụt. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp dẫn đến tình trạng bị tụt huyết áp:

  • Bệnh nhân mắc các bệnh lý liên quan đến tim mạch: Tụt huyết áp do mắc các bệnh lý liên quan đến tim mạch là nguyên nhân hàng đầu của bệnh lý tụt huyết áp. Một số bệnh lý gây tụt huyết áp ở bệnh nhân như rối loạn nhịp tim, suy tim, hở van tim,… Khiến cho tim không co bóp đủ áp lực đẩy máu đi nuôi cơ thể dẫn đến người bệnh dễ bị tụt huyết áp một cách bất ngờ.
  • Do tác dụng phụ của một số loại thuốc mà người bệnh sử dụng: Có nhiều loại thuốc có thể gây tụt huyết áp như thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn beta hay alpha, tác dụng phụ của thuốc gây tê sau một ca phẫu thuật,…
  • Do người bệnh mắc các rối loạn liên quan đến nội tiết tố: Trong cơ thể người tuyến giáp là tuyến nội tiết sản xuất các hormone có vai trò kiểm soát nhịp tim, huyết áp trong cơ thể. Tuyến thượng thận có vai trò điều chỉnh các phản ứng cảm xúc căng thẳng trong cơ thể. Khi hai tuyến nội tiết này bị ảnh hưởng và gặp các vấn đề bệnh lý dễ dẫn đến việc huyết áp bị tụt.
  • Do cơ thể bị thiếu hụt dinh dưỡng bởi chế độ ăn uống bị rối loạn, không cân bằng các nhóm chất dinh dưỡng: Khi người bệnh chán ăn, ăn uống không đầy đủ thường dẫn đến nguy cơ nhịp tim chậm bất thường, huyết áp giảm. Ngoài ra, khi bệnh nhân mắc các bệnh lý liên quan đến tiêu hóa như tiểu chảy nặng, buồn nôn, nôn khiến cơ thể bị mất một lượng lớn nước gây mất cân bằng điện giải gây nên tình trạng tụt huyết áp.
  • Một số nguyên nhân khác: Ngoài các nguyên nhân thường gặp trên thì có một số nguyên nhân không điển hình có thể gây tụt huyết áp như phụ nữ mang thai, bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường, sử dụng nhiều rượu bia, thay đổi tư thế một cách đột ngột,…

NHS (3) đã chỉ ra một số triệu chứng thường gặp khi bị tụt huyết áp:

  • Bệnh nhân đột ngột cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn và đứng không vững.
  • Bệnh nhân bị choáng váng đầu óc, có thể bị ngất xỉu, mất ý thức ngay sau đó hoặc chuyển sang trạng thái mê sảng.
  • Màu sắc da thay đổi đột ngột sang tái nhợt nhạt đặc biệt là sắc màu của môi là dễ nhận biết. Chân tay trở nên lạnh.
  • Nhịp thở của bệnh nhân trở nên bất thường, nhịp thở nhanh và nông không đều.
  • Người bệnh toát nhiều mồ hôi, có cảm giác đau đầu dữ dội, khát nước,…
Làm gì khi bị tụt huyết áp?
Tụt huyết áp gây đau đầu, choáng váng

Tụt huyết áp thường gặp ở đối tượng nào?

Tụt huyết áp thường được gặp ở nhiều đối tượng khác nhau với các nguy cơ bệnh lý khác nhau. Một số đối tượng thường gặp đối với bệnh lý tụt huyết áp:

  • Bệnh nhân mắc các bệnh lý về tim mạch: Đối với bệnh nhân mắc bệnh tim mạch thì huyết áp bị ảnh hưởng thường gây nên nhiều nguy hiểm đối với sức khỏe. Các bệnh lý tim mạch như rối loạn nhịp tim, hở van tim, suy tim,… thường gây tụt huyết áp do đó bệnh nhân cần được theo dõi và xử trí kịp thời trong các trường hợp tụt huyết áp xảy ra.
  • Phụ nữ mang thai: Ngoài nguy cơ tiền sản giật do cao huyết áp ở phụ nữ mang thai thì một số trường hợp mẹ bầu hay gặp phải là huyết áp bị tụt. Tuy nhiên, đây là hiện tượng sinh lý bình thường với hiểu hiện tụt huyết áp nhẹ và sẽ trở về bình thường sau sinh con. Tuy nhiên, nếu như huyết áp tụt bất thường cần được theo dõi và xử lý kịp thời tránh ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi.
  • Người bị thiếu máu, xuất huyết: Những bệnh nhân bị chảy máu do chấn thương hở hoặc chảy máu nội tạng bên trong dễ dẫn đến việc cơ thể bị tụt huyết áp. Bởi khi lượng máu bị thoát ra ngoài thành mạch bởi các vết thương hở hoặc chảy máu trong dẫn đến áp lực thành mạch giảm gây nên tụt huyết áp.
  • Người bị thiếu hụt folate: Thiếu máu do việc thiếu hụt folate là một trong những nguyên nhân khiến cơ thể bị tụt huyết áp.
  • Người mắc các bệnh liên quan đến nội tiết: Tuyến giáp và tuyến thượng thận là hai tuyến nội tiết có ảnh hưởng đến huyết áp trong cơ thể. Khi hai tuyến này xảy ra bất thường như hoạt động quá mức hoặc quá kém đều là nguyên nhân gây nên tụt huyết áp ở người bệnh.
  • Bệnh nhân nhiễm trùng nặng: Nhiễm trùng huyết là bệnh lý khiến cho huyết áp giảm thậm chí có thể gây sốc nhiễm khuẩn, có thể dẫn đến tử vong.
  • Bệnh nhân bị dị ứng nặng với các nguyên nhân khác nhau: Đối với bệnh nhân bị dị ứng nặng thường có các biểu hiện khó thở, ngứa, nổi mề đay, nôn mửa thậm chí sưng cổ họng thường dễ bị tụt huyết áp.
Làm gì khi bị tụt huyết áp?
Tụt huyết áp thường gặp ở những người thiếu máu

Làm gì khi bị tụt huyết áp bất ngờ?

Làm gì khi bị tụt huyết áp bất ngờ? Nếu như người bệnh bị tụt huyết áp một cách bất ngờ mà không được xử trí kịp thời thường dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Do đó, khi gặp người bệnh bị tụt huyết áp cần bình tĩnh để xử lý tình huống một cách nhanh chóng, chính xác và dứt khoát. Dưới đây là cách xử lý khi gặp tình trạng bệnh nhân tụt huyết áp bất ngờ cần ghi nhớ:

  • Đặt bệnh nhân nằm xuống mặt phẳng một cách từ từ và nhẹ nhàng đồng thời để đầu thấp, dùng gối kê chân đảm bảo chân luôn cao hơn đầu.
  • Nếu bệnh nhân tỉnh táo cho bệnh nhân ăn đồ ngọt như socola, kẹo hoặc các loại trà ấm như nước gừng, nước đường,… Sau đó, cho bệnh nhân uống nhiều nước để giúp tim kích thích đập đều và nâng chỉ số huyết áp trở về trạng thái bình thường.
  • Đối với bệnh nhân có tiền sử huyết áp thấp và có mang theo thuốc điều trị tình trạng huyết áp thấp hãy cho bệnh nhân sử dụng thuốc để đảm bảo huyết áp trở lại bình thường một cách kịp thời và nhanh chóng.
  • Khi bệnh nhân trở lại trạng thái bình thường giúp bệnh nhân cử động tay chân một cách nhẹ nhàng để tránh các choáng váng khi thay đổi tư thế cơ thể.
  • Đối với bệnh nhân rơi vào tình trạng nặng như khó chịu tăng lên, bệnh nhân rơi vào hôn mê, mê sảng cần lập tức đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế gần nhất.

Trên đây là các cách xử lý đối với bệnh nhân bị tụt huyết áp bất ngờ nhằm giải đáp cho thắc mắc làm gì khi bị tụt huyết áp bất ngờ.

Cách phòng ngừa tụt huyết áp bất ngờ

Hạ huyết áp là một trong các dấu hiệu cho thấy sức khỏe của bạn đang có báo động bất thường. Hãy chủ động tìm cho mình nguyên nhân gây tụt huyết áp bằng đến các cơ sở khám chữa bệnh để được chẩn đoán một cách chính xác nhất và có phương pháp điều trị kịp thời. Làm thế nào để phòng ngừa nguy cơ bị tụt huyết áp bất ngờ? Dưới đây là một số phương pháp giúp phòng ngừa nguy cơ bị tụt huyết áp bất ngờ tránh các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh:

  • Thường xuyên theo dõi huyết áp định kỳ: Đối với bệnh nhân mắc các bệnh lý về tim mạch cần thường xuyên theo dõi huyết áp để kiểm tra và xác nhận tình trạng sức khỏe. Nếu như có các bất thường về huyết áp cần được xử trí kịp thời nhằm tránh các nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Chế độ dinh dưỡng đầy đủ khoa học: Dinh dưỡng góp phần bảo vệ sức khỏe cũng như phòng ngừa các bệnh lý đối với cơ thể. Có nhiều thói quen xấu và việc ăn uống không đảm bảo dinh dưỡng dễ dẫn đến tụt huyết áp như bỏ bữa thường xuyên, ăn uống không đảm bảo đúng giờ giấc, ăn kiêng quá mức khiến cơ thể thiếu dinh dưỡng,… Do đó, cần xây dựng cho bản thân một chế độ dinh dưỡng khoa học và nếp sinh hoạt hợp lý.
  • Luôn uống đầy đủ nước: 70% cơ thể là nước và nước có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cơ thể mỗi người. Do đó, cần đảm bảo luôn uống đủ nước từ 2 lít nước mỗi ngày để cơ thể đảm bảo được các hoạt động và trao đổi chất. Từ đó giúp hạn chế nguy cơ bị tụt huyết áp do mất nước, điện giải.
  • Thực hiện chế độ sinh hoạt điều độ: Việc thực hiện các nếp sống khoa học, điều độ như ngủ nghỉ đúng giờ, hạn chế việc thức quá khuya, hoạt đông vừa sức,… sẽ giúp cho chúng ta có được sức khỏe tốt và huyết áp ổn định.
  • Thường xuyên tập thể dục thể thao nhằm nâng cao sức khỏe: Tập thể dục thường xuyên là cách nâng cao sức khỏe hiệu quả nhất. Việc tập thể dục giúp cho trái tim luôn hoạt động tốt giữ cho thành mạch được đàn hồi đảm bảo lưu thông máu một cách tốt nhất. Điều này giúp cho huyết áp luôn ở trạng thái ổn định.
  • Luôn giữ tinh thần khỏe mạnh, thoải mái và tránh các áp lực căng thẳng quá mức: Khi cơ thể rơi vào trạng thái tinh thần căng thẳng quá mức hoặc các cảm xúc tiêu cực mạnh diễn ra dễ khiến cơ thể con người rơi vào tình trạng bị tụt huyết áp. Điều này xảy ra thường xuyên sẽ khiến trái tim bị ảnh hưởng. Ngăn ngừa tụt huyết áp cần giữ một tinh thần luôn vui tươi, thoải mái và tích cực.
Làm gì khi bị tụt huyết áp?
Kiểm tra huyết áp định kỳ

Tụt huyết áp nên ăn gì? (4), (5) 

Chế độ ăn là yếu tố cần chú ý trong kiểm soát huyết áp cho người tụt huyết áp. Người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được tư vấn các thực phẩm nên ăn và nên kiêng phù hợp. Sau đây là một số thực phẩm mà người tụt huyết áp nên bổ sung:

Muối 

Muối hoặc natri clorua ảnh hưởng đến các hormone kiểm soát cân bằng nước của cơ thể. Lượng muối ăn vào cao có thể làm tăng huyết áp. Những người bị tụt huyết áp có thể hưởng lợi từ việc ăn uống tăng lượng muối hơn so với người cao huyết áp. 

  • Hãy thử ăn súp đóng hộp, cá hun khói, phô mai, đồ muối chua và oliu. 
  • Thêm một chút muối vào cốc nước khi uống.
  • Nêm món ăn khi chế biến bằng muối
  • Chọn hạt muối làm món ăn nhẹ.

Thực phẩm giàu vitamin B12 và folate 

Theo AHA, sự thiếu hụt vitamin B12 và folate có thể gây thiếu máu dẫn đến hạ huyết áp. Để xác định và chẩn đoán nguyên nhân hạ huyết áp, bác sĩ cũng chỉ định xét nghiệm máu của người bệnh xem họ có thiếu hụt 2 dưỡng chất này không.

  • Nguồn thực phẩm giàu vitamin B12: thịt, cá, trứng, sữa động vật, sữa thực vật và các sản phẩm từ sữa như phô mai, ngũ cốc tăng cường. 
  • Nguồn thực phẩm giàu folate: các loại rau lá xanh, bông cải xanh, các loại đậu, trứng, củ cải đường, trái cây họ cam quýt, các loại hạt, hạt, măng tây, gan, trứng,… 
Vitamin B có mấy loại?
Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin B12 cho người tụt  huyết áp

Bổ sung nhiều chất lỏng hơn 

Huyết áp của một người có thể giảm nếu cơ thể họ bị mất nước. Bởi mất nước làm giảm thể tích máu khiến huyết áp giảm. Do đó, điều cần thiết là người bệnh nên duy trì mức chất lỏng đầy đủ bằng cách uống nước và các đồ uống khác. Nếu người hạ huyết áp là người lớn tuổi thì cơ thể người lớn tuổi có thể mất nước nhanh, và người thân, người chăm sóc nên nhắc nhở họ uống nước thường xuyên. 

Thực phẩm và đồ uống chứa caffein 

Thực phẩm và đồ uống có chứa caffeine như trà, cà phê có thể làm tăng huyết áp. Tuy nhiên, các nghiên cứu về tác dụng của caffeine đối với huyết áp vẫn chưa có kết quả thuyết phục. Caffeine có thể tạm thời làm tăng huyết áp bằng cách kích thích hệ thống tim mạch và tăng nhịp tim. Nghiên cứu gợi ý rằng cà phê chỉ làm tăng huyết áp tạm thời ở những người không uống nó thường xuyên. 

Các loại thực phẩm và đồ uống khác có chứa caffein bao gồm: socola, trà, cacao, một số loại nước ngọt và nước tăng lực.

Việc bổ sung thêm muối, tăng cường các thực phẩm giàu vitamin B12, folate, thực phẩm chứa cafein, tăng cường nạp nhiều chất lỏng giúp làm tăng huyết áp mà người tụt huyết áp nên tiêu thụ. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần chú ý liều lượng và nên kiểm tra huyết áp thường xuyên cũng như nhờ tư vấn dinh dưỡng từ chuyên gia, bác sĩ. 

Tụt huyết áp có nên ăn đồ ngọt không? Tụt huyết áp nên ăn kẹo không?

Nhiều người có quan niệm bổ sung đường cho người tụt huyết áp sẽ cảm thấy dễ chịu hơn và tăng huyết áp trở lại. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, tụt huyết áp có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Nếu như người bị tụt huyết áp kèm theo tụt đường huyết, thiếu nước thì có thể bổ sung một cốc nước đường hoặc ăn đồ ngọt như kẹo để làm tăng đường huyết, giúp áp suất thẩm thấu tăng cao, kéo thêm nước vào lòng mạch, làm tăng lưu lượng tuần hoàn và là tăng huyết áp. 

Với những trường hợp tụt huyết áp do nhiều nguyên nhân khác, không liên quan đến tụt đường huyết thì lạm dụng đồ ngọt chỉ khiến cho tình trạng thêm nghiêm trọng. Bởi đường trong đồ ngọt sẽ làm tăng lượng đường trong máu có thể gây bệnh tiểu đường, đồng thời còn giảm cơ chế tự điều hòa diễn ra trong cơ thể con người. 

Do đó, nếu không biết cách sơ cứu, xử lý hay không hiểu rõ nguyên nhân gây ra tụt huyết áp, tránh dùng đồ ngọt cho người bệnh bổ sung. 

Làm gì khi bị tụt huyết áp bất ngờ? Trên đây là các kiến thức cũng như biện pháp giúp xử trí tình trạng tụt huyết áp bất ngờ ở người bệnh. Hi vọng với các chia sẻ trên từ Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) sẽ giúp cho quý độc giả có thể xử lý hiệu quả khi người thân hoặc những người xung quanh bị tụt huyết áp.Ngoài ra, nếu bạn đọc quan tâm đến các khóa học dinh dưỡng, đặt hẹn tư vấn dinh dưỡng cùng bác sĩ vui lòng liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ website để được giải đáp chi tiết. Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) là một trong những đơn vị tiên phong đi đầu trong lĩnh vực tư vấn dinh dưỡng cũng như đào tạo dinh dưỡng tại Việt Nam. Chúng tôi với đội ngũ chuyên gia và bác sĩ giàu kinh nghiệm sẽ giúp quý bạn và độc giả có thêm nhiều kiến thức chăm sóc sức khỏe cho cả gia đình.

Nguồn tài liệu tham khảo:

5/5 - (11 bình chọn)

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)

Tư vấn dinh dưỡng cùng Bác sĩ
Form tư vấn dinh dưỡng [1]

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Tư vấn khóa học dinh dưỡng

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Form Đăng ký khóa học [1]
Bài Liên Quan
Thiếu hụt vitamin D gây bệnh gì?
Thiếu vitamin D gây bệnh gì? Khuyến nghị bổ sung vitamin D chuẩn Chuyên gia
Vitamin D là một trong những vi chất thiết yếu đối với sức khỏe cơ thể. Vitamin D giúp xương...
[RECAP] Talkshow “Từ cân nặng đến âu lo - Bạn không chỉ một mình!”
Viện Nghiên cứu & Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) đã có một cuối tuần cháy hết mình khi buổi Talkshow...
Thực phẩm tốt cho gan
 10+ thực phẩm tốt cho gan, tăng cường sức khỏe  
Gan có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cơ thể. Bảo vệ và hỗ trợ gan hoạt động...
Thực phẩm tốt cho phổi
Thực phẩm tốt cho phổi, tăng cường hệ miễn dịch hô hấp 
Phổi là một trong những cơ quan quan trọng đối với cơ thể thực hiện chức năng chính là trao...
Thiết Kế Web Ô tô Bởi Vĩnh XD