.
.
.
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Huyết áp trung bình là bao nhiêu?

Giải đáp: Huyết áp trung bình là bao nhiêu ở người bình thường?

Chuyên mục: Bệnh Lý Huyết Áp
0

Chỉ số huyết áp là một trong những chỉ số sức khỏe cần được quan tâm bởi chỉ số này thể hiện sức khỏe và nguy cơ bệnh lý ảnh hưởng đến hoạt động lưu thông máu. Chỉ số huyết áp trung bình có sự khác nhau ở mỗi độ tuổi. Việc tìm hiểu về chỉ số này giúp mọi người bảo vệ sức khỏe, giữ huyết áp trong ngưỡng khỏe mạnh, đồng thời, biết tình trạng tăng hay hạ huyết áp để có biện pháp điều trị sớm. Vậy huyết áp trung bình là bao nhiêu? Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây để tìm hiểu chi tiết hơn nhé!

Vì sao nên theo dõi huyết áp thường xuyên?

Huyết áp là gì?

Áp lực dòng máu tác động đến thành mạch máu trong quá trình máu lưu thông đến các cơ quan khác trong cơ thể được gọi là huyết áp. Có 2 yếu tố tạo nên huyết áp chính là sức cản của động mạch và lực co bóp của tim.

Theo nghiên cứu, chỉ số huyết áp của một người bình thường sẽ cao vào ban ngày và thấp vào ban đêm. Khung giờ từ 1-3 giờ sáng khi cơ thể đang ngủ say chính là thời điểm huyết áp ở mức thấp nhất và khung giờ từ 8-10 giờ sáng là thời gian huyết áp cao nhất.

Chỉ số huyết áp tăng khi cơ thể vận động, stress, co mạch, trải qua cảm xúc mạnh hay ăn quá mặn. Ngược lại, khi cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn,.. thì huyết áp sẽ giảm xuống.

Về số đo huyết áp gồm có 2 chỉ số là huyết áp tối đa còn được gọi là huyết áp tâm thu, huyết áp tối thiểu còn được gọi là huyết áp tâm trương. Căn cứ vào 2 chỉ số này để chẩn đoán huyết áp có bình thường hay không. Nếu như chỉ số huyết áp cao hơn so với tiêu chuẩn được xem là tăng huyết áp, ngược lại là huyết áp thấp.

Theo phân loại của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, mức huyết áp bình thường của người trưởng thành từ 18 tuổi trở lên có mức huyết áp tâm thu dưới 120mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80mmHg.

Phân loại Huyết áp tâm thu (mmHg) Huyết áp tâm trương (mmHg)
Bình thường < 120 < 80
Tiền tăng huyết áp 120 – 139 80 – 89
Tăng huyết áp độ 1 140 – 159 90 – 99
Tăng huyết áp độ 2 ≥ 160 ≥ 100

Huyết áp cao hay thấp đều gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu không được điều trị kịp thời. Cả hai tình trạng này đều gây nên những hệ lụy cùng những hậu quả nặng nề cho sức khỏe.

Huyết áp cao ảnh hưởng như thế nào?

Tăng huyết áp là bệnh lý phổ biến và thường gặp ở những người lớn tuổi, trung niên. Huyết áp cao ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của người bệnh, cụ thể là:

  • Biến chứng tức thời: bóc tách động mạch chủ, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim cấp, phù phổi cấp, suy thận cấp,… nếu không can thiệp kịp thời sẽ đe dọa trực tiếp đến mạng sống của người bệnh.
  • Biến chứng lâu dài: nếu sau thời gian dài mà huyết áp không được kiểm soát ổn định, không được điều trị đúng cách có thể gây nên nhiều biến chứng nặng nề hơn: tim phì đại, suy tim, suy thận mạn, một số bệnh lý về mắt, thiếu máu cục bộ khiến tim đau, thắt ngực, tăng áp lực máu động mạch, phình động mạch,…
Huyết áp trung bình là bao nhiêu?
Huyết áp cao gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm

Huyết áp thấp ảnh hưởng như thế nào?

So với tình trạng huyết áp cao thì huyết áp thấp không gây ra những biến chứng tức thời nguy hiểm như tắc nghẽn cơ tim, tai biến mạch máu não,… Tuy nhiên, không nên chủ quan mà vẫn phải theo dõi chỉ số huyết áp và có biện pháp điều trị kịp thời. Bởi huyết áp thấp cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe, gây ra những biến chứng nguy hiểm (1) như sau:

  • Suy giảm chức năng thần kinh, thiếu máu não, thiếu máu và oxy cho tim, thận khiến các cơ quan này suy giảm chức năng và dễ bị tổn thương. Một khi bị tổn thương sẽ dẫn đến các bệnh lý như nhồi máu não, nhồi máu cơ tim hay đau thắt ngực,…
  • Người bệnh bị hạ huyết áp có thể phải đối mặt với phản ứng sốc. Tình trạng sốc vô cùng nguy hiểm khi người bệnh tham gia giao thông, vận hành máy móc, thiết bị, làm việc trên tầng cao,…

Vì sao nên theo dõi huyết áp?

Đo và theo dõi chỉ số huyết áp thường xuyên vô cùng cần thiết, đặc biệt với những người có tiền sử có bệnh huyết áp hay những người lớn tuổi có nguy cơ mắc bệnh huyết áp. Bên cạnh việc thăm khám định kỳ, người bệnh cần có máy đo, theo dõi huyết áp tại nhà để kiểm soát sự tăng hay giảm huyết áp bất ngờ. Đồng thời, người bệnh cũng kịp thời có biện pháp phòng tránh các nguy cơ tai biến do huyết áp gây ra như đột quỵ, tai biến mạch máu não,…

Ngoài ra, việc theo dõi chỉ số huyết áp thường xuyên giúp người bệnh thay đổi chế độ dinh dưỡng, ăn uống, lối sống phù hợp, lành mạnh hơn. Việc theo dõi huyết áp thường xuyên là cách tốt nhất phòng tránh các trường hợp xấu, nguy hiểm có thể xảy ra.

Để xác định chỉ số huyết áp của một người cần phải theo dõi và quan sát trong nhiều ngày. Người bệnh cần thực hiện thường xuyên, kiểm tra lại nhiều thời điểm trong ngày. Và chỉ số huyết áp cần được ghi nhận ở cả 2 tay trong tư thế đứng 1 phút và sau 5 phút nằm nghỉ.

Huyết áp trung bình là bao nhiêu? Bảng chỉ số huyết áp theo độ tuổi

Huyết áp trung bình là bao nhiêu được nhiều người quan tâm. Bởi ai cũng lo lắng về chỉ số sức khỏe này có gây ảnh hưởng đến sức khỏe chung của cơ thể. Để kiểm tra chỉ số huyết áp của cơ thể có bình thường hay không, mọi người cần dựa vào chỉ số huyết áp bình thường.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) (2), chỉ số huyết áp bình thường như sau:

  • Huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa) dưới 120mmHg
  • Huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu) dưới 80mmHg.

Tuy nhiên, với độ tuổi khác nhau, chỉ số huyết áp bình thường cũng có sự khác nhau do huyết áp theo độ tuổi thường tăng dần. Cụ thể chỉ số huyết áp qua các độ tuổi được thể hiện qua bảng sau:

Huyết áp trung bình là bao nhiêu?
Bảng chỉ số huyết áp theo độ tuổi

Số liệu trên bảng thể hiện huyết áp chuẩn theo từng độ tuổi. Theo đó, chúng ta có thể thấy tuổi tác càng cao thì chỉ số huyết áp sẽ càng tăng. Tuy nhiên, dù ở độ tuổi nào thì chỉ số huyết áp cũng có một ngưỡng nhất định được xem là ngưỡng an toàn. Việc kiểm soát huyết áp ở ngưỡng an toàn này giúp bảo vệ sức khỏe cơ thể tốt hơn, ngăn các tình trạng xấu xảy ra.

Cách nhận biết các dấu hiệu tăng, giảm huyết áp

Bên cạnh theo dõi chỉ số huyết áp thường xuyên, mọi người cũng cần tìm hiểu và ghi nhớ triệu chứng tăng hay giảm huyết áp để có biện pháp điều trị kịp thời, giảm nguy hiểm cho tính mạng. Tùy vào tăng hay giảm huyết áp mà có triệu chứng biểu hiện khác nhau:

Dấu hiệu nhận biết tăng huyết áp

Tăng huyết áp ban đầu sẽ có các triệu chứng mơ hồ, người bệnh thường được phát hiện một cách tình cờ qua thăm khám hay kiểm tra sức khỏe định kỳ. Sau đây là một số dấu hiệu điển hình về tình trạng tăng huyết áp:

  • Chảy máu mũi: khi huyết áp tăng cao một cách đột ngột sẽ khiến cho người bệnh bị chảy máu mũi nhiều và khó ngừng lại. Đây là một trong những dấu hiệu thường xuất hiện ở giai đoạn đầu của bệnh.
  • Xuất huyết: khi quan sát mắt thấy xuất hiện vệt máu trong mắt hay xuất huyết kết mạc.
  • Tê hoặc ngứa râm ran tay chân: đây thường là dấu hiệu tăng huyết áp gây đột quỵ. Những trường hợp huyết áp tăng thường xuyên và không được kiểm soát có thể gây tê liệt dây thần kinh trong cơ thể và sinh ra hiện tượng tay chân ngứa, tê râm ran.
  • Buồn nôn và nôn: dấu hiệu này rất dễ bị nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác, do đó nhiều người bệnh khó nhận ra mà chủ quan bỏ qua. Tuy nhiên, buồn nôn và nôn không xuất hiện riêng lẻ mà có kèm hiện tượng khó thở, mắt nhìn mờ thì có thể là đang bị tăng huyết áp.
  • Choáng váng, chóng mặt, đau đầu, ù tai, mất thăng bằng cảnh báo dấu hiệu tăng huyết áp.

Ngoài ra, cơ thể thường xuyên mất ngủ, thường mệt mỏi, khó thở, tim đập nhanh,… cũng là dấu hiệu cảnh báo tăng huyết áp mà người bệnh cần đi kiểm tra sức khỏe ngay. Bởi bệnh có những diễn biến âm thầm khiến người bệnh chủ quan để rồi gây nên nhiều hậu quả nặng nề.

Huyết áp 100 60 là cao hay thấp? Dấu hiệu nhận biết hạ huyết áp

Như đã trình bày ở trên, huyết áp trung bình sẽ có tâm thu dưới 120mmHg và tâm trương là 80nmmHg. Vậy huyết áp 100/60mmHg được đánh giá huyết áp thấp. Khi bị hạ huyết áp, các cơ quan trong cơ thể sẽ không tiếp nhận đủ lượng máu nên dẫn đến thiếu hụt. Từ đó, gây ra các triệu chứng như sau:

  • Dấu hiệu điển nhất cho tình trạng thiếu hụt máu lên não chính là hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, mặt mũi tối sầm, tay chân bủn rủn, cơ thể đứng không vững.
  • Có thể bị nôn liên tục hay gặp tình trạng nôn nao, khó chịu và buồn nôn.
  • Tay chân lạnh, da mặt xanh, tái nhợt
  • Mất tập trung, không thể tập trung đi kèm với các biểu hiện tim đập nhanh, khó thở, đau ngực.
  • Khi hạ huyết áp nặng có thể gây co giật, ngất xỉu, mất ý thức, suy giảm trí nhớ, hay quên,… Đây đều là những dấu hiệu nghiêm trọng và ảnh hưởng đến tính mạng của bệnh nhân, do đó cần được phát hiện và cấp cứu ngay.

 

Huyết áp trung bình là bao nhiêu?
Tay chân lạnh là một trong những dấu hiệu của hạ huyết áp

Huyết áp thay đổi có ảnh hưởng như thế nào?

Huyết áp thay đổi lên xuống, không ổn định là tình trạng khá phổ biến, khó có thể kiểm soát. Tình trạng này có thể diễn ra đột ngột hay diễn ra trong khoảng thời gian dài. Theo đó, người có biểu hiện huyết áp cao hay thấp thất thường cũng có sự thay đổi theo mỗi ngày hoặc thay đổi theo giờ ở mức độ nhất định. Việc thay đổi huyết áp này là nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.

  • Gây nên các cơn đau đầu, hoa mắt, chóng mặt
  • Hay khó chịu trong sinh hoạt, công việc, học tập bởi thường xuyên mất tập trung, suy giảm trí nhớ, ù tai, váng đầu, mệt mỏi,…
  • Rối loạn nhịp tim, tim thường đập nhanh, mặt đỏ, đi kèm với tình trạng đổ nhiều mồ hôi.
  • Giảm độ bền của thành mạch máu, từ đó tăng nguy cơ rối loạn nhịp tim, nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, tai biến, đột quỵ là rất cao.
  • Sự lưu thông máu có vấn đề nên các cơ quan trong cơ thể như mắt, não, thận,… suy giảm chức năng, hoạt động, dễ bị tổn thương và mắc bệnh.

Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học cho người cao huyết áp

Bên cạnh việc thăm khám và tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ, chế độ ăn uống, dinh dưỡng giữ vai trò quan trọng trong cải thiện triệu chứng, ổn định huyết áp và nâng cao sức khỏe người bệnh. Do đó, mọi người nên lắng nghe, tham khảo tư vấn dinh dưỡng từ các chuyên gia, bác sĩ hay tham gia các khóa học dinh dưỡng, đào tạo dinh dưỡng để nắm được nguyên tắc mà thiết kế thực đơn dinh dưỡng phù hợp với tình trạng.

Một trong những chế độ ăn tốt cho người mắc bệnh về huyết áp, bảo vệ tim mạch là chế độ ăn Địa Trung Hải. Chế độ ăn Địa Trung Hải được lấy cảm hứng từ các loại thực phẩm ở các quốc gia giáp biển Địa Trung Hải như miền nam Ý, Pháp, Hy Lạp, Tây Ban Nha.

Theo các chuyên gia, bác sĩ dinh dưỡng (3), chế độ ăn Địa Trung Hải cũng tương tự như các chế độ ăn tốt cho tim khác. Chế độ ăn này khuyến khích bổ sung các loại cá, trái cây, rau xanh, đậu và ngũ cốc nguyên hạt. Và chế độ ăn này không khuyến khích bổ sung nhiều thịt, các phẩm từ sữa hay đồ ngọt.

Tuy nhiên, chế độ ăn này vẫn có điểm khác biệt so với chế độ dinh dưỡng có lợi cho tim khác. Chẳng hạn như chế độ ăn Địa Trung Hải cho phép bổ sung lượng calo từ chất béo nhiều hơn miễn là chất béo không bão hòa và không bão hòa đơn như dầu ô liu, các loại hạt.

Thực hiện chế độ dinh dưỡng, ăn uống theo phong cách Địa Trung Hải được chứng minh tốt cho sức khỏe tim mạch. Đồng thời, chế độ này còn được khuyên áp dụng để phòng ngừa tim mạch, béo phì, tiểu đường, tăng huyết áp và tăng cholesterol trong máu.

Huyết áp trung bình là bao nhiêu?
Người huyết cao nên xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh
  • Nhóm thực phẩm bổ sung nhiều: các loại rau, trái cây, quả hạch, cây họ đậu, ngũ cốc nguyên hạt, cá, hải sản,…
  • Nhóm thực phẩm ăn vừa phải: các loại thịt gia cầm, trứng, sữa, phô mai, sữa chua,…
  • Nhóm thực phẩm hạn chế: các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn, thịt cừu,…
  • Nhóm thực phẩm không nên bổ sung: các loại đồ uống có đường, thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ, các loại ngũ cốc tinh chế, dầu tinh chế,…

Thành phần các chất dinh dưỡng trong chế độ ăn Địa Trung Hải như sau:

Thực phẩm chứa mỡ và cholesterol

Mỡ bão hòa (có nhiều trong các loại phô mai, thịt đỏ, sản phẩm từ sữa), mỡ có gốc trans (4) (có nhiều trong thức ăn chiên nướng) đều không tốt cho sức khỏe tim mạch, khiến cholesterol xấu tăng và giảm cholesterol tốt. Do đó, chế độ này sẽ thay thế bằng mỡ không bão hòa giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Mỡ không bão hòa có nhiều trong các loại dầu hạt, dầu cá, các loại hạt,…

Bên cạnh đó, các thực phẩm tự nhiên giàu cholesterol như trứng, nghêu, sò, ốc,…. thật ra ít làm tăng lượng cholesterol máu như ăn thực phẩm chứa mỡ bão hòa.

Thực phẩm giàu chất xơ

Các loại trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt đều là thực phẩm giàu chất xơ và tốt cho tim mạch giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Chất xơ có khả năng điều hòa đường trong máu và làm giảm cholesterol toàn phần và cholesterol xấu.

Thực phẩm giàu protein

Lựa chọn các thực phẩm giàu protein chủ yếu từ thực vật, gia cầm và cá. Đồng thời, tránh sử dụng các loại thịt đỏ, các loại thịt xông khói, chế biến sẵn, thực phẩm ăn nhanh chiên rán,…

Muối ăn

Ăn mặn, bổ sung nhiều muối trong chế độ ăn làm tăng chỉ số huyết áp. Theo khuyến cáo dinh dưỡng hiện nay chỉ sử dụng ít hơn 5g muối ăn/ ngày để tốt cho sức khỏe. Việc giảm đi 1g muối ăn hằng ngày cũng giúp chỉ số huyết áp giảm đáng kể.

Chế độ ăn cho người tăng huyết áp
Ăn nhiều muối làm tăng chỉ số huyết áp

Nước ngọt và bia rượu

Việc thường xuyên bổ sung các loại thức uống có đường khiến cân nặng tăng nhanh có thể gây ra hội chứng chuyển hóa và tiểu đường. Tất cả đều là những yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh tim mạch. Hơn nữa, các loại bia rượu cũng khiến huyết áp tăng, ảnh hưởng tim mạch.

Tuy nhiên, tình trạng sức khỏe cũng như khả năng hấp thụ dinh dưỡng ở mỗi người là mỗi khác. Do đó, mọi người nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe, kiểm tra dinh dưỡng để được các bác sĩ tư vấn chi tiết và phù hợp với tình trạng nhất nhé.

Vì sao nên chọn tư vấn dinh dưỡng cùng bác sĩ tại NRECI?

Tư vấn dinh dưỡng là vô cùng cần thiết ở người lớn, trẻ em hay những người mắc các bệnh như tiểu đường, huyết áp, suy thận,… Dưới đây là lý do vì sao nên chọn tư vấn dinh dưỡng NRECI:

  • Chuyên môn cao: Đội ngũ bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng tại NRECI có trình độ chuyên môn và nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dinh dưỡng. Từ đó đưa ra những lời khuyên và hướng dẫn phù hợp về dinh dưỡng.
  • Cá nhân hóa: Mỗi người sẽ có nhu cầu dinh dưỡng riêng biệt dựa trên tình trạng sức khỏe, mục tiêu và lối sống. Vì thế, các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng tại NRECI sẽ hướng dẫn kế hoạch dinh dưỡng cụ thể.
  • Giám sát sức khỏe: Các bác sĩ sẽ thường xuyên kiểm tra sức khỏe sau khi tư vấn dinh dưỡng để có những đánh giá và điều chỉnh phù hợp với mục tiêu sức khỏe.

Mong rằng với những thông tin chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn đọc trả lời được câu hỏi huyết áp trung bình là bao nhiêu cũng như các kiến thức hữu ích khác về bệnh lý tiểu đường, từ đó có thêm kinh nghiệm chăm sóc và cải thiện sức khỏe tốt hơn. Để nâng cao thêm kiến thức liên quan đến dinh dưỡng, bảo vệ tốt cho chính mình và người thân trong gia đình, mọi người nên tham gia các khóa học dinh dưỡng, đào tạo dinh dưỡng từ chuyên gia, bác sĩ chuyên môn để được chia sẻ nhiều hơn về dinh dưỡng.
Nguồn tài liệu tham khảo: 

5/5 - (5 bình chọn)

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)

Tư vấn dinh dưỡng cùng Bác sĩ
Form tư vấn dinh dưỡng [1]

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Tư vấn khóa học dinh dưỡng

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Form Đăng ký khóa học [1]
Bài Liên Quan
Thực phẩm tốt cho phổi
Thực phẩm tốt cho phổi, tăng cường hệ miễn dịch hô hấp 
Phổi là một trong những cơ quan quan trọng đối với cơ thể thực hiện chức năng chính là trao...
Thực phẩm giàu axit folic
Bí quyết "vàng" từ các thực phẩm giàu axit folic cho mẹ bầu và bé
Axit folic là một loại vitamin B, có thể tan trong nước, đóng vai trò quan trọng trong cơ thể...
Talkshow "Từ Cân nặng đến âu lo - Bạn không chỉ một mình!"
Giảm cân không chỉ là thay đổi vóc dáng, mà còn là hành trình thay đổi thói quen, lối sống...
Thực phẩm giàu omega 3
Thực phẩm giàu Omega 3 6 9 - "Bộ ba" quyền năng bảo vệ sức khỏe
Omega 3 không chỉ mang lại lợi ích cho thị lực, hỗ trợ giảm viêm, phòng ngừa bệnh về tim...
Thiết Kế Web Ô tô Bởi Vĩnh XD