.
.
.
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Tại sao ăn muối lại tăng huyết áp?

Tại sao ăn mặn lại tăng huyết áp? Cách xác định lượng muối phù hợp

Chuyên mục: Bệnh Lý Huyết Áp
0

Muối có vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên việc ăn nhiều muối lại gây nguy cơ tăng huyết áp. Không ít người thắc mắc tại sao ăn mặn lại tăng huyết áp. Băn khoăn này sẽ được chuyên gia dinh dưỡng từ Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) giải đáp trong bài viết hôm nay.

Muối có vai trò như thế nào đối với cơ thể?

Trước khi chia sẻ về câu hỏi tại sao ăn mặn lại tăng huyết áp, chúng tôi sẽ gửi đến bạn một số thông tin về vai trò của muối.

Ngoài việc đóng vai trò là gia vị không thể thiếu trong các món ăn, muối cũng có mặt trong các loại thực phẩm tự nhiên như hải sản, cá biển, thịt và sữa. Khi cung cấp một lượng muối hợp lý, cơ thể có thể duy trì sự cân bằng kiềm toan và ngăn ngừa nhiều bệnh lý nguy hiểm đối với sức khỏe.

Tại sao ăn muối lại tăng huyết áp?
Muối có vai trò quan trọng đối với cơ thể

Cụ thể, muối đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng nước bên trong và bên ngoài tế bào, trong hệ thống tuần hoàn máu, thực hiện các chức năng quan trọng như duy trì áp lực thẩm thấu và điện thế tế bào, truyền dẫn tín hiệu thần kinh.

Khi cơ thể thiếu muối, chúng ta có thể bị giảm natri trong huyết thanh, gây ra tình trạng phù tay và phù chân do mất nước. Ngược lại, khi cơ thể thừa muối, bạn có thể mắc các vấn đề về tim mạch, huyết áp và thận.

Cơ thể cần bao nhiêu muối?

Nhu cầu về muối của con người phụ thuộc vào độ tuổi và khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới như sau:

  • Người trưởng thành nên duy trì việc cung cấp cho cơ thể khoảng 5g muối mỗi ngày.
  • Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi chỉ nên tiêu thụ tối đa 1g muối mỗi ngày. Tuy nhiên, cha mẹ không cần bổ sung muối vào thức ăn hàng ngày của trẻ, vì thực phẩm tự nhiên như thịt, trứng, sữa,… đã chứa đủ lượng natri cần thiết theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng.
  • Trẻ từ 1 đến 3 tuổi nên hạn chế việc tiêu thụ muối, cung cấp tối đa 3g muối mỗi ngày.
  • Trẻ từ 7 tuổi trở lên có thể tiêu thụ tối đa 5g muối mỗi ngày.
  • Đối với người bệnh mắc các bệnh tim mạch, thận, tăng huyết áp,… lượng muối cung cấp cho cơ thể cần được điều chỉnh giảm đi theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Trong trường hợp trẻ sinh non tháng hoặc có chức năng thận yếu, cần hạn chế lượng muối càng thấp càng tốt. Vì vậy, cha mẹ nên tối ưu hóa việc cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn hoặc chọn sữa công thức có hàm lượng chất khoáng thấp.
Tại sao ăn muối lại tăng huyết áp?
Chú ý sử dụng lượng muối phù hợp

3. Thiếu hay dư thừa muối có ảnh hưởng như thế nào?

Ảnh hưởng khi bị thiếu muối

  • Thiếu điện giải: Muối có mặt trong mồ hôi, nước mắt và nước tiểu của con người. Do đó, chế độ ăn ít muối có thể dẫn đến thiếu điện giải, gây rối loạn chuyển hóa và giảm thể tích máu.
  • Phù não: Thiếu muối làm giảm lượng natri trong máu, dẫn đến phù mô não. Các triệu chứng của tình trạng thiếu muối bao gồm đau đầu, chói mắt, rối loạn ý thức, mất tập trung, buồn nôn. Và trong các trường hợp nặng hơn, bệnh nhân có thể bị hôn mê và co giật.
  • Tụt huyết áp: Khi nồng độ natri máu giảm, áp lực trong mạch máu giảm, làm giảm huyết áp. Hệ lụy là bệnh nhân bị mệt mỏi và suy kiệt do các cơ quan quan trọng như não, gan, thận,… không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng và oxy.
  • Phù toàn thân: Chế độ ăn ít muối làm giảm nồng độ natri máu, làm nước thoát ra ngoài và gây ra tình trạng phù tay, phù chân, hoặc nguy hiểm hơn là phù toàn thân.
  • Suy giảm chức năng hệ cơ: Tình trạng suy giảm chức năng cơ bao gồm mệt mỏi cơ, chuột rút, cơ co quá mức và liệt cơ. Đây là những dấu hiệu của tình trạng cơ thể thiếu muối gây hạ natri trong máu.
Tại sao ăn muối lại tăng huyết áp?
Thiếu muối gây phù toàn thân 

Ảnh hưởng khi bị thừa muối

  • Khát nước liên tục: Muối chứa natri giúp duy trì cân bằng dịch lỏng trong cơ thể. Tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều muối sẽ làm tăng nhu cầu cung cấp nước để loại bỏ muối dưa thừa. Điều này làm cho bạn cảm thấy khát nước nhanh hơn sau khi ăn các món mặn.
  • Loãng xương: Tình trạng thừa muối trong cơ thể có thể ảnh hưởng đến sức khỏe xương. Việc tiêu thụ quá nhiều muối có thể gây mất canxi do thận không thể loại bỏ hết muối, dẫn đến loãng xương.
  • Đau đầu: Lượng natri cao từ muối có thể làm tăng áp lực máu và gây ra tình trạng tăng huyết áp, dẫn đến đau đầu dữ dội và khó chịu.
  • Sưng, phù nề: Tình trạng tích trữ nước do lượng muối trong cơ thể tăng cao có thể gây ra các triệu chứng như sưng húp mắt, phù chân và chuột rút.
  • Thay đổi quá trình bài tiết: Tích tụ natri trong cơ thể có thể dẫn đến các thay đổi trong quá trình tiểu tiện, bao gồm tiểu nhiều hơn và màu nước tiểu đậm hơn do mất nước.

Tại sao ăn mặn lại tăng huyết áp?

Sau đây là giải đáp về câu hỏi tại sao ăn mặn lại tăng huyết áp.

Cụ thể: Thông thường, chất lỏng dư thừa sẽ trải qua quá trình lọc của thận và được đưa vào bàng quang. Sau đó chúng được loại bỏ thông qua nước tiểu. Để thực hiện quá trình này, thận phải hoạt động để lọc nước ra khỏi máu.

Khi tiêu thụ quá nhiều muối, lượng natri trong máu tăng lên và gây tình trạng mất cân bằng giữa natri và kali, làm giảm khả năng lọc nước của thận. Điều này dẫn tới nguy cơ cao bị tăng huyết áp do lượng lớn chất lỏng trong cơ thể không được lọc, tạo áp lực cho các mạch máu dẫn tới thận. Theo thời gian, tình trạng này có thể gây bệnh thận và làm suy giảm chức năng thận.

Tại sao ăn muối lại tăng huyết áp?
Tại sao ăn muối lại tăng huyết áp?

Tăng huyết áp do tiêu thụ quá nhiều muối có thể gây áp lực cho động mạch. Để đối phó, các cơ nhỏ trong thành mạch phải làm việc nhiều hơn và trở nên dày hơn. Tuy nhiên, điều này lại khiến không gian bên trong các mạch máu trở nên hẹp hơn, làm tăng huyết áp. Khi huyết áp tăng cao, có thể làm vỡ hoặc tắc nghẽn các mạch máu, khiến các cơ quan trong cơ thể không được cung cấp đủ oxy và các chất dinh dưỡng cần thiết, dẫn tới nguy cơ bị tổn thương nghiêm trọng.

Đối với những người có vấn đề về tim mạch, việc tiêu thụ quá nhiều muối có thể gây tăng huyết áp và làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Huyết áp cao có thể làm tổn thương các động mạch dẫn tới tim. Ban đầu, nó làm giảm lưu lượng máu tới tim, gây triệu chứng đau thắt ngực, đặc biệt khi hoạt động mạnh. Nếu tiếp tục tiêu thụ nhiều muối, theo thời gian những hệ lụy do tăng huyết áp sẽ càng trầm trọng hơn, có thể gây tắc hoặc vỡ các động mạch. Bên cạnh đó, huyết áp cao cũng là nguyên nhân dẫn tới các cơn đau tim.

Bệnh tăng huyết áp có nguy hiểm không?

Sau khi nắm được tại sao ăn mặn lại tăng huyết áp, bạn đọc cũng nên tìm hiểu về mối nguy hiểm của căn bệnh này. Đó là:

Các biến chứng tim mạch

Tăng huyết áp kéo dài có thể gây hại cho lớp nội mạc của mạch vành, dẫn đến việc phân tử Cholesterol tỷ trọng thấp (Cholesterol-LDL) dễ dàng bám vào thành mạch, tạo điều kiện cho việc hình thành mảng xơ vữa trong động mạch và làm co hẹp mạch máu, đặc biệt là động mạch vành.

Khi động mạch vành bị co hẹp nhiều, người bệnh có gặp các triệu chứng như đau ngực, tức ngực khi tập thể dục, thực hiện các hoạt động cường độ mạnh, ví dụ như leo cầu thang. Cơn đau này thường giảm đi khi bệnh nhân ngừng tập thể dục hoặc gắng sức.

Trong trường hợp mảng xơ trong động mạch vành bị nứt hoặc vỡ thì có thể dẫn đến sự hình thành cục huyết khối trong động mạch vành, gây tắc nghẽn động mạch vành và dẫn tới nhồi máu cơ tim. Khi xảy ra nhồi máu cơ tim, người bệnh thường có cơn đau ngực mạnh, khó thở, đổ mồ hôi, cơn đau có thể lan đến cổ, tay trái và phía sau lưng.

Nhồi máu cơ tim có nguy hiểm không?
Tăng huyết áp gây nguy hiểm đến tim mạch

Xem thêm: Triệu chứng nhồi máu cơ tim nhẹ không nên chủ quan

Các biến chứng về não

Xuất huyết não: Khi tăng huyết áp gây tai biến mạch máu não, các mạch máu não không thể chịu nổi áp lực, dẫn đến việc bị vỡ, gây xuất huyết não. Người bệnh trong trường hợp này có thể gặp tình trạng liệt nửa người hoặc liệt toàn bộ cơ thể, và thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Nhồi máu não và nhũn não: Tăng huyết áp có thể làm co hẹp mạch máu nuôi não. Và nếu các mảng xơ vữa bên trong mạch máu nứt hoặc vỡ, có thể dẫn đến hình thành cục máu đông, gây tắc nghẽn trong mạch máu não và dẫn đến tình trạng nhồi máu não hoặc nhũn não.

Thiếu máu não: Tăng huyết áp có thể làm hẹp động mạch cảnh và động mạch não, khiến lượng máu bơm lên não không đủ, dẫn đến các triệu chứng như chói mắt, chóng mặt và đôi khi ngất xỉu.

Phì đại cơ tim do tăng huyết áp

Người bệnh mắc nhồi máu cơ tim do tăng huyết áp có thể bị tổn thương một vùng cơ tim, khiến vùng cơ tim này không co bóp được, gây suy tim. Khi bị tăng huyết áp trong thời gian dài, bệnh nhân có thể bị cơ tim phì đại, nếu không được điều trị hiệu quả có thể dẫn đến suy tim.

Các biến chứng về thận

Tăng huyết áp gây tổn thương màng lọc của các tế bào thận, dẫn đến xuất hiện protein trong nước tiểu (hiện tượng bình thường không xảy ra). Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến suy thận.

Huyết áp tăng cũng làm co hẹp động mạch thận và thúc đẩy sản xuất nhiều chất Renin trong thận, gây tăng huyết áp. Nếu tình trạng co hẹp động mạch thận kéo dài, bệnh nhân có thể bị suy thận.

Thực đơn cho người suy thận độ 1
Biến chứng tăng huyết áp gây suy thận 

Các biến chứng về mắt

Tăng huyết áp gây tổn thương cho mạch máu võng mạc, làm thành động mạch trở nên dày và cứng, dẫn đến thu hẹp lòng mạch. Nếu quá trình xơ cứng thành mạch xảy ra, động mạch có thể chèn ép vào tĩnh mạch và cản trở quá trình tuần hoàn, gây tổn thương mắt.

Huyết áp tăng còn dễ gây xuất huyết ở võng mạc và phù gai thị, dẫn đến giảm thị lực và trong trường hợp nghiêm trọng có thể gây mù lòa.

Những biến chứng về mạch ngoại vi

Tăng huyết áp có thể gây sưng và rách, vỡ thành động mạch chủ, dẫn đến nguy cơ tử vong. Ngoài ra, tăng huyết áp cũng có thể gây thu hẹp mạch máu ở vùng chậu, chân, và đùi. Khi động mạch ở chi dưới bị thu hẹp nhiều, người bệnh có thể trải qua các triệu chứng như đau chân khi đi một đoạn đường và phải dừng lại để nghỉ.

Đột quỵ

Ở những người bị tăng huyết áp, nếu huyết áp không giảm vào ban đêm hoặc luôn duy trì ở mức quá cao, hay tăng đột ngột vào bất kỳ thời điểm nào (đặc biệt là vào buổi sáng), đều tiềm ẩn nguy cơ đột quỵ não.

Người bị cao huyết áp gặp tai biến này có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời hoặc rơi vào tình trạng hôn mê với đời sống thực vật. Trường hợp tồi tệ hơn, nếu qua khỏi, họ cũng dễ phải đối mặt với các tác động nặng nề đối với tâm thần kinh, bao gồm liệt nửa người, khó khăn trong việc giao tiếp, giảm trí nhớ và lú lẫn.

Dấu hiệu đột quỵ ở người trẻ
Đột quỵ là một trong những biến chứng tăng huyết áp nguy hiểm

Biến chứng tiểu đường

Tăng huyết áp và tiểu đường, mặc dù là hai bệnh riêng biệt, nhưng thường có mối liên hệ mật thiết và thường xuất hiện cùng nhau. Khi mắc bệnh tăng huyết áp, nguy cơ mắc tiểu đường tăng lên và ngược lại. Khi hai bệnh này cùng hiện diện, nguy cơ mắc các biến chứng cao hơn và việc điều trị trở nên phức tạp hơn.

Trên đây là giải đáp của bác sĩ dinh dưỡng về câu hỏi tại sao ăn mặn lại tăng huyết áp và những vấn đề liên quan để bạn đọc chủ động phòng tránh nguy cơ này. Ngoài ra, bạn có thể tham gia khóa học dinh dưỡng tại NRECI để trang bị cho mình những kiến thức dinh dưỡng và áp dụng chúng vào chế độ ăn cân đối, phù hợp. Liên hệ ngay với NRECI để đặt hẹn tư vấn dinh dưỡng cùng bác sĩ, cải thiện chế độ ăn uống, lối sống sinh hoạt lành mạnh, từ đó nâng cao chất lượng sống và hỗ trợ tốt hiệu quả điều trị.

Xem thêm các bài viết về bệnh lý huyết áp tại: https://nreci.org/category/hoat-dong/kien-thuc-dinh-duong/benh-ly-huyet-ap/

Rate this post
Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí
Form test

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)

Bài Liên Quan
Dấu hiệu thiếu canxi ở mẹ bầu
Dấu hiệu thiếu Canxi ở mẹ bầu và cách bổ sung hiệu quả
Mang thai là hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách đối với người phụ nữ. Khi cơ thể...
Các loại rau củ cho bé ăn dặm từ 6 tháng tuổi
Bổ sung các loại rau củ cho bé ăn dặm là thật sự cần thiết, bởi rau củ chứa nhiều...
Bé mấy tháng ăn dặm là tốt nhất?
Bé mấy tháng ăn dặm là tốt nhất?
Ăn dặm là quá trình các bé đang bú sữa mẹ được làm quen với các loại thức ăn thô....
Ăn dặm truyền thống là gì?
 Ăn dặm truyền thống là gì? Phương pháp ăn dặm truyền thống kết hợp BLW
Khi bé được khoảng 5-6 tháng tuổi, nhiều cha mẹ bắt đầu cho con ăn dặm. Lúc này có nhiều...
Thiết Kế Web Ô tô Bởi Vĩnh XD