.
.
.
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Thực phẩm bổ sung máu

Thiếu máu bổ sung gì? TOP thực phẩm bổ sung máu bạn không nên bỏ qua

0

Thiếu máu bổ sung gì? Người bị thiếu máu nên ăn gì để bổ sung máu? Thiếu máu là tình trạng bệnh lý khi mà số lượng hồng cầu khỏe mạnh không đủ làm ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển máu và dinh dưỡng đến các tế bào và các cơ quan trong cơ thể. Điều này khiến cho sức khỏe bị suy giảm, người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi, dễ mắc các bệnh lý nhiễm khuẩn khác. Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng thiếu máu? Sau đây là TOP những thực phẩm bổ sung máu mà bạn không nên bỏ qua.

Thiếu máu là gì? Đôi nét về bệnh thiếu máu

Thiếu máu là hiện tượng suy giảm lượng huyết sắc tố và số lượng hồng cầu trong máu dẫn đến việc thiếu oxy cung cấp cho các mô tế bào trong cơ thể.

Có ba nguyên nhân chính dẫn đến thiếu máu thường gặp:

  • Thiếu máu do mất máu. Khi cơ thể bị mất một lượng máu lớn do chảy máu bởi các nguyên nhân như chảy máu đường tiêu hóa khi bị viêm loét dạ dày, rong kinh trong thời gian dài, mất máu do phẫu thuật hoặc tai bạn,… cũng là nguyên nhân khiến cho cơ thể bị thiếu máu, thiếu hồng cầu.
  • Thiếu máu do các tế bào hồng cầu bị phá hủy bởi các bệnh lý khác trong cơ thể. Một số bệnh lý trong cơ thế như bệnh lupus ban đỏ hệ thống, bệnh về máu di truyền qua gen,… dẫn đến các tế bào hồng cầu bị phá hủy làm cho số lượng hồng cầu giảm dẫn đến thiếu máu.
  • Thiếu máu do giảm sản các tế bào hồng cầu hoặc các tế bào hồng cầu sinh ra bị lỗi khiến cho số lượng hồng cầu suy giảm. Thiếu máu do thiếu sắt cùng các loại vitamin và thiếu hồng cầu do các bệnh lý về tủy xương, tế bào gốc khiến cho việc sản sinh tế bào máu bị giảm là nguyên nhân chính khiến cho số lượng hồng cầu giảm.
Thực phẩm bổ sung máu
Thiếu máu là hiện tượng suy giảm lượng huyết sắc tố và số lượng hồng cầu

Một số dấu hiệu nhận biết thiếu máu điển hình thường thấy ở người bệnh:

  • Cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, yếu ớt, hay buồn ngủ.
  • Da xanh, nhợt nhạt hoặc vàng.
  • Người bệnh thường xuyên cảm thấy chóng mặt, đau đầu, tức ngực, ù tai.
  • Bàn tay và bàn chân thường cảm thấy lạnh trong tất cả điều kiện thời tiết khác nhau.
  • Bệnh nhân sút cân, thường xuyên mắc các bệnh liên quan đến nhiễm trùng do hệ miễn dịch suy giảm.

Bệnh thiếu máu có thể gặp ở hầu hết các đối tượng không phân biệt giới tính hay tuổi tác. Tuy nhiên một số trường hợp có nguy cơ cao bị thiếu máu thường gặp như:

  • Những người có thể trạng kém hấp thụ khiến cho cơ thể không đủ năng lượng, các chất dinh dưỡng nuôi cơ thể và tái tạo hồng cầu.
  • Phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai thường có nguy cơ thiếu máu cao do máu của mẹ dành việc nuôi lớn bào thai.
  • Những người mắc các bệnh lý mạn tính cũng có nguy cơ cao bị thiếu máu.
  • Đối tượng là trẻ vị thành niên đến tuổi dậy thì cũng có nguy cơ thiếu máu do việc cơ thể phát triển mạnh mẽ nhưng nhu cầu dinh dưỡng không được đáp ứng đủ.

Thiếu máu gây ra những tác hại gì?

Thiếu máu là bệnh lý mang lại nhiều hệ lụy không mong muốn. Dưới đây là một số tác hại của bệnh lý thiếu máu:

  • Đối với trẻ em: Thiếu máu khiến cho trẻ mất khả năng tập trung, tăng nguy cơ bị suy dinh dưỡng, khiến cho hệ miễn dịch suy giảm làm trẻ thường xuyên gặp các vấn đề liên quan các bệnh nhiễm trùng đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Thiếu máu khiến cho hoạt động thể chất và trí tuệ của trẻ giảm sút.
  • Đối với trẻ vị thành niên trong độ tuổi dậy thì dễ làm suy giảm sức khỏe, hệ miễn dịch đồng thời suy giảm sức khỏe sinh sản sau này đối với thiếu nữ.
  • Đối với phụ nữ có thai và cho con bú việc thiếu máu dễ gây tình trạng sảy thai và các tai biến sản khoa liên quan. Phụ nữ đang trong giai đoạn nuôi con nhỏ bị thiếu máu làm sức khỏe suy nhược, không đủ sức khỏe để chăm con tốt.
  • Đối với người trưởng thành thiếu máu khiến cho sức lao động bị giảm sút, hiệu quả công việc kém đi dẫn đến năng suất lao động giảm thấp.
  • Đối với người già người cao tuổi việc thiếu máu dễ khiến nguy cơ mắc bệnh mất trí nhớ tuổi già, sức khỏe suy giảm.
Thực phẩm bổ sung máu
Trẻ em bị thiếu máu có nguy cơ suy dinh dưỡng

Nhìn chung việc thiếu máu dễ làm cho sức khỏe của người bệnh suy giảm rõ rệt đồng thời làm ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt thường ngày của bệnh nhân. Do đó, việc điều trị bệnh thiếu máu là điều cần thiết và quan trọng với mỗi bệnh nhân. Bệnh thiếu máu mặc dù là bệnh gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của người bệnh tuy nhiên có thể cải thiện bệnh bằng liệu pháp chăm sóc dinh dưỡng mỗi ngày. Trong đó việc bổ sung các thực phẩm bổ sung máu trong thực đơn dinh dưỡng hàng ngày là điều cần thiết. Thông qua đó để nâng cao sức khỏe cho người bệnh.

Ăn gì để bổ sung máu? Điểm danh TOP thực phẩm bổ sung máu

Thiếu máu cần bổ sung gì? Dưới đây là top các thực phẩm bổ sung máu mà người bệnh thiếu máu không thể bỏ qua:

  • Các nhóm thực phẩm giàu sắt giúp bổ sung sắt cho người bệnh thiếu máu do thiếu sắt như các loại thịt đỏ, mộc nhĩ, gan động vật, khoai tây, các loại hải sản,… Đây là nhóm thực phẩm bổ sung máu cần thiết bởi trong đó giàu hàm lượng sắt tự nhiên giúp cơ thể được bổ sung sắt cải thiện tình trạng thiếu máu ở người bệnh.
  • Các nhóm thực phẩm giàu vitamin nhóm B như vitamin B6, B9, B12. Các vitamin nhóm B có vai trò trong việc tái tạo và sản sinh các tế bào hồng cầu. Những thực phẩm bổ máu giàu vitamin B bao gồm các loại rau có màu đậm như rau ngót, rau cải, măng tây, sữa, trứng gà, cá ngừ,…
  • Các nhóm thực phẩm giàu vitamin C như trái cây, xoài, nho, cam, ổi,….Vitamin C có vai trò tăng cường hệ miễn dịch đồng thời ngăn ngừa tình trạng thiếu máu. Không những thế vitamin C còn tham gia vào việc hấp thụ sắt tốt hơn, tăng cường tái tạo và sản xuất collagen.
Thực phẩm bổ sung máu
Thực phẩm bổ sung máu có trong thịt bò, gan, hải sản

TOP các loại thực phẩm bổ sung máu mà người bệnh thiếu máu không nên bỏ qua:

  • Thịt bò là thịt giàu sắt tự nhiên giúp bổ sung máu cũng như hỗ trợ việc tái tạo hồng cầu trong cơ thể mà không thể bỏ qua. Việc bổ sung thịt bò trong các bữa ăn hàng ngày giúp bổ sung sắt.
  • Hải sản như cua, bề bề, cá thu, tôm, sò, hàu,… là các loại thực phẩm giàu acid folic và sắt tự nhiên giúp cơ thể bổ sung máu cần thiết.
  • Gan động vật là thực phẩm giàu đạm và sắt. Là món ăn bổ máu cần thiết cho người thiếu máu thiếu sắt. Tuy nhiên, không nên lạm dụng việc dùng quá nhiều gan động vật dễ dẫn đến nguy cơ mỡ máu.
  • Bí ngô là thực phẩm giàu sắt ngoài ra bí ngô còn chứa các acid amin cần thiết, kẽm, canxi và vi chất dinh dưỡng khác. Bí ngô vừa là thực phẩm thơm ngon dễ ăn giúp người bệnh bổ sung sắt cho người thiếu máu.
  • Các loại rau có màu xanh đậm như rau ngót, cải bó xôi rau bina, rau mồng tơi,… là các loại thực phẩm giàu sắt và dễ chế biến trong mâm cơm hàng ngày trong gia đình.
  • Các loại hạt đậu đỗ như đỗ đen, đỗ đỏ, đỗ tương,… là những loại hạt có hàm lượng sắt tương đối cao giúp cơ thể cải thiện tình trạng thiếu máu.
  • Các loại quả mọng nước như nho, dâu tây, cam, bưởi,… ngoài chứa nhiều sắt thì các loại quả này còn giúp bổ sung vitamin C. Vitamin C có vai trò quan trọng trong việc tăng cường hệ miễn dịch cũng như tăng cường hấp thụ sắt của cơ thể.

Gợi ý một số món ăn bổ máu cho người thiếu máu

Khi người bệnh thiếu máu thì việc chế biến và bổ sung các nguồn dinh dưỡng bằng các thực phẩm bổ sung máu là cần thiết cho cơ thể. Trong việc xây dựng và thiết kế thực đơn dinh dưỡng hàng ngày thì việc chế biến các nguyên liệu thành các món ăn ngon miệng cho người bệnh không kém phần quan trọng. Dưới đây là một số món ăn giàu sắt và giúp bổ sung máu mà người bệnh có thể tham khảo để bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày:

  • Gan xào súp lơ
  • Canh gà nấu bí đao
  • Canh thịt nạc băm cùng rau rền
  • Canh củ bí đỏ hầm sườn non
  • Canh rau ngót thịt bò băm
  • Các món xào như thịt bò xào nấm
  • Gà hầm đậu
  • Trứng chiên sốt cà chuachua
  • Thịt heo nạc hầm khoai tây

Trên đây là một số món canh giúp bổ sung máu phù hợp cho cả trẻ em và người mới khỏi bệnh. Việc ăn ngon miệng mỗi ngày là điều cực kỳ quan trọng trong việc hồi phục sức khỏe cũng như tăng cường thể chất của người bệnh.

Xem thêm: Thực đơn cho người thiếu máu thiếu sắt nên ăn gì?

Bổ sung các thực phẩm thiếu máu cần lưu ý những gì?

Ngoài việc sử dụng các thực phẩm bổ sung máu thì cần lưu ý đến một số vấn đề sau để tránh việc làm giảm hấp thụ sắt cũng như các chất dinh dưỡng cần thiết cho việc tái tạo hồng cầu máu.

  • Không nên sử dụng các thực phẩm bổ sung máu cùng lúc với các thực phẩm chứa các chất gây ức chế sự hấp thụ sắt như sữa có chứa canxi, ngũ cốc chứa phytates, đậu nành và rau chân vịt vì có chứa oxalate.
  • Hạn chế việc sử dụng thuốc lá nếu như có thể không nên sử dụng thuốc lá. Vì thuốc là khiến cho việc hấp thụ sắt và các chất dinh dưỡng khác suy giảm.
  • Không nên uống cà phê, trà ngay sau khi ăn vì trong các loại đồ uống trên có chứa polyphenolàm cản trở quá trình hấp thụ sắt của cơ thể.
  • Nên tăng cường việc bổ sung vitamin C trong khi ăn các thực phẩm bổ sung máu hàng ngày bằng các loại trái cây chứa nhiều vitamin C như cam, ổi, chanh, bưởi,….Giúp tăng cường hấp thụ sắt đồng thời tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Thực phẩm bổ sung máu
Hạn chế sử dụng thuốc lá 

Trên đây là những kiến thức cơ bản về bệnh thiếu máu và nhóm thực phẩm bổ sung máu cần thiết, hy vọng sẽ rằng bài viết trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về tình trạng thiếu máu. Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) được biết đến là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực Nghiên cứu, tư vấn dinh dưỡng và cung cấp các dịch vụ liên quan đến lĩnh vực Dinh dưỡng. Hiện tại Viện sẽ có hai mảng dịch vụ: Đào tạo dinh dưỡng và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng với mong muốn mang đến nguồn kiến thức dinh dưỡng chuẩn chỉnh, khoa học. Hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp các kiến thức dinh dưỡng nhé!

Xem thêm: 

Rate this post
Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí
Form test

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)

Bài Liên Quan
Sữa công thức pha để được bao lâu?
Sữa công thức pha để được bao lâu? Sữa công thức và những gì mẹ cần biết
Việc cho bé uống sữa công thức rất phổ biến hiện nay. Nhiều bà mẹ có thói quen bảo quản...
Hướng dẫn chẩn đoán & Điều trị bệnh thận mạn và một số bệnh lý thận
Chủ biên/ Tác giả:  GS.TS Võ Tam – Phó Chủ tịch Hội Tiết niệu Thận học Việt Nam PGS.TS. Hà...
Làm sao để biết sữa mẹ đủ chất?
Làm sao để biết sữa mẹ đủ chất? Dấu hiệu và bí quyết vàng cho mẹ
Chế độ dinh dưỡng cho mẹ sau sinh là một trong những vấn đề rất được quan tâm, bởi ảnh...
Thành phần sữa mẹ gồm những gì?
Thành phần sữa mẹ: Nguồn dinh dưỡng vàng cho trẻ sơ sinh
Sữa mẹ là món quà quý giá và tự nhiên mà người mẹ có thể dành cho con mình. Là...