.
.
.
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Thực đơn cho người thiếu máu

Thực đơn cho người thiếu máu thiếu sắt, giúp bổ máu và tăng cường sức khoẻ

0

Tham vấn y khoa: BS NGUYỄN THỊ HÒA – Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) – Chức vụ: Phó Viện Trưởng

Thiếu máu là một căn bệnh phổ biến hiện nay, ảnh hưởng đáng kể đến tâm lý và sức khỏe của bệnh nhân. Các triệu chứng bao gồm sự mệt mỏi, giảm khả năng làm việc và tư duy, gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, thực đơn cho người thiếu máu thiếu sắt trở thành một chủ đề được quan tâm nhiều.

Đặc biệt, đối với những người bị thiếu máu cơ tim, việc lập thực đơn phù hợp để không làm bệnh tiến triển và tránh tình trạng nhồi máu cơ tim, đồng thời đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng là vấn đề không dễ dàng. Hãy cùng tìm hiểu thực đơn chi tiết từ NRECI trong bài viết dưới đây cũng như những món ăn bổ máu để có sự lựa chọn hợp lý và tối ưu cho điều trị bệnh.

Bệnh thiếu máu là gì? Nguyên nhân bệnh thiếu máu ở người lớn

Theo các chuyên gia y tế, thiếu máu là một tình trạng mà máu ngoại vi bị thiếu huyết sắc tố và hồng cầu, dẫn đến sự thiếu oxy cho các mô tế bào trong cơ thể. Hemoglobin (HgB) là một loại protein chứa nhiều sắt, có vai trò quan trọng trong việc mang lại màu đỏ cho máu. Đồng thời, Hemoglobin cũng giúp hồng cầu vận chuyển khí oxy từ phổi đến các cơ quan khác trên cơ thể.

Thực đơn cho người thiếu máu
Người thiếu máu thường trải qua cảm giác mệt mỏi và khó tập trung trong công việc

Các nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thiếu máu, bao gồm:

  • Thiếu máu do sự thiếu hụt acid folic thường xảy ra ở các bệnh nhân có thói quen nghiện rượu, khả năng hấp thu kém, và sử dụng các loại thuốc ngừa thai…
  • Do bất thường di truyền: Sự bất thường trong cấu trúc chuỗi Hemoglobin của hồng cầu dẫn đến việc rút ngắn tuổi thọ của hồng cầu, gây ra bệnh Thalassemia. Thalassemia thường được chia thành hai dạng bệnh là beta-thalassemia và alpha-thalassemia.
  • Thiếu máu do thiếu sắt có thể là kết quả của nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm các bệnh lý gây mất máu như nhiễm giun móc, viêm loét dạ dày, hiện tượng cường kinh, rong huyết ở phụ nữ, và tình trạng u chảy máu trĩ…
  • Thiếu vitamin B12 do các yếu tố như cắt bỏ một phần dạ dày, thiểu năng tuyến tụy, viêm hoặc cắt đoạn của ruột non. Một số người không thể hấp thụ đủ lượng vitamin B12 dù tiêu thụ đủ. Kết quả là gây ra tình trạng thiếu máu do thiếu vitamin, còn được gọi là thiếu máu ác tính.
  • Thiếu máu do tán huyết miễn dịch xảy ra khi trong cơ thể có sự hiện diện của các kháng thể không bình thường chống lại hồng cầu, gây ra sự vỡ nứt của hồng cầu và dẫn đến tình trạng thiếu máu.
  • Thiếu máu do suy tủy xương là kết quả của tình trạng tủy xương không đạt được sự sản xuất đủ tế bào máu cần thiết cho cơ thể. Nguyên nhân của tình trạng này có thể bao gồm nhiễm trùng, tác động của hóa chất, tia xạ, yếu tố di truyền hoặc nguyên nhân không rõ ràng.

Nên bổ sung các nhóm thực phẩm nào cho người thiếu máu

Nhóm thực phẩm giàu sắt

Để cung cấp chế độ ăn cho người thiếu máu, việc tăng cường lượng sắt trong thực đơn là rất quan trọng. Sắt giúp cung cấp dinh dưỡng cho các tế bào và cải thiện tình trạng thiếu máu. Có nhiều thực phẩm giàu sắt mà bạn có thể bao gồm trong chế độ dinh dưỡng, bao gồm thịt đỏ, gan động vật, … Bằng cách kết hợp các loại thực phẩm này vào thực đơn hàng ngày, bạn có thể tăng cường hàm lượng sắt trong cơ thể một cách tự nhiên và hỗ trợ quá trình phục hồi của cơ thể.

Nhóm thực phẩm giàu vitamin B

Trong thực đơn cho người thiếu máu, không thể bỏ qua nhóm thực phẩm giàu vitamin B. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, vitamin B6, B9, B12 và các loại vitamin B khác đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành tế bào hồng cầu và biệt hóa hồng cầu nguyên bào. Vì vậy, việc bổ sung các thực phẩm giàu vitamin nhóm B là rất quan trọng đối với những bệnh nhân thiếu máu. Các thực phẩm điển hình thuộc nhóm này bao gồm trứng, rau đậm màu, các loại đậu, măng tây, sữa và các sản phẩm từ sữa, cá hồi, cá ngừ, các loại hạt và hoa quả tươi.

Thực đơn cho người thiếu máu
Ưu tiên thực phẩm giàu vitamin B cho người thiếu máu

Đọc thêm: Vitamin B có mấy loại? “Tất tần tật” về vitamin nhóm B

Nhóm thực phẩm giàu vitamin C

Vitamin C có tác dụng rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa thiếu máu và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhóm thực phẩm này không chỉ giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn và ngăn ngừa nhiễm trùng, viêm nhiễm, mà còn tham gia vào quá trình sản xuất collagen, tạo ra một làn da khỏe mạnh. Vì vậy, vitamin C là một thành phần không thể thiếu trong chế độ ăn cho người thiếu máu. Trái cây như xoài, cam, cải xoăn, ổi, đu đủ, dâu tây… là những lựa chọn lý tưởng để bổ sung vitamin C và cải thiện tình trạng thiếu máu.

Giải đáp cùng chuyên gia: Tác dụng phụ của Vitamin C là gì? Bổ sung nhiều Vitamin C có lợi hay hại?

Thực đơn cho người thiếu máu

Các thực phẩm bổ máu

Việc lựa chọn các thực phẩm giàu dinh dưỡng và bổ máu là một phần quan trọng trong thực đơn cho người thiếu máu. Để cung cấp đủ chất sắt và các dưỡng chất cần thiết cho việc tái tạo tế bào hồng cầu, dưới đây là một số thực phẩm, món ăn bổ máu mà bạn không nên bỏ qua:

  • Thịt bò: Là nguồn thực phẩm vô cùng quan trọng trong việc bổ sung sắt cho cơ thể và cải thiện tình trạng thiếu máu. Chỉ trong 100g thịt bò, chúng ta có thể tìm thấy 3,1mg sắt, tương đương với 21% nhu cầu sắt hàng ngày. Sắt là thành phần quan trọng giúp tạo ra các tế bào hồng cầu mang oxy đi nuôi cơ thể. Vì vậy, trong chế độ dinh dưỡng dành cho những người thiếu máu, thịt bò thăn là một lựa chọn tuyệt vời. Ngoài việc cung cấp lượng sắt cần thiết, nó còn hạn chế chất béo, đảm bảo sức khỏe và cân nặng tốt hơn.
  • Trứng gà: Trứng gà không chỉ là một nguồn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, bao gồm việc bổ sung sắt cho cơ thể. Ngoài sắt, trứng gà còn chứa protein, canxi, phốt pho, vitamin và khoáng chất cần thiết. Một lòng đỏ trứng chứa 0,4mg sắt. Để giúp giảm tình trạng thiếu máu, hãy tích hợp các món ăn từ trứng vào thực đơn hàng ngày và tận hưởng những lợi ích bổ máu mà chúng mang lại.
  • Rau sẫm màu: Các loại rau xanh đậm màu như cải xoăn, lá lốt, cần tây, cải bó xôi, rau đay, mồng tơi, và nhiều loại khác, là những nguồn giàu chất sắt non-heme cho cơ thể. Đặc biệt, chúng cung cấp cả axit folic và vitamin C, giúp tăng cường khả năng hấp thụ chất sắt trong cơ thể.
  • Các loại đậu: Các loại đậu như đậu Hà Lan, đậu xanh, đậu đen, đậu tương, đỗ đỏ,… là những thực phẩm giàu chất sắt, có tác dụng cải thiện hiệu quả tình trạng thiếu máu. Ngoài ra, chúng còn chứa molypden, một chất hỗ trợ hấp thụ sắt hiệu quả. Tuy nhiên, trong các loại đậu cũng có chứa chất axit phytic có thể ảnh hưởng đến việc hấp thu sắt. Để giảm lượng axit phytic, bạn nên ngâm đậu trong nước ấm qua đêm trước khi chế biến các món ăn bổ máu.
Thực đơn cho người thiếu máu
Người bị thiếu máu nên bổ sung các loại đậu vào bữa ăn

Thực đơn mẫu cho người thiếu máu trong 7 ngày

Để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng và hỗ trợ điều trị thiếu máu một cách hiệu quả, thực đơn cho người thiếu máu cần bổ sung thêm các thực phẩm giàu chất sắt. Áp dụng một thực đơn phù hợp cho người thiếu máu sẽ giúp loại bỏ lo lắng và cải thiện sức khỏe.

Dưới đây là thực đơn mẫu cho người thiếu máu trong 7 ngày:

Ngày Bữa sáng Bữa trưa Bữa tối 
1
  • 2 lát bánh mì nguyên hạt kèm theo 5-6 hạt hạnh điều và hạt hạnh nhân
  • Bạn cũng có thể uống một ly sữa hoặc bổ sung bằng việc ăn nhẹ trái cây như chuối, táo, ổi
  • Cá hồi và các loại rau xanh giàu vitamin như rau cải xanh
  • Thịt gà hoặc thịt bò kết hợp với khoai lang và bông cải xanh
2
  • Bột ngũ cốc hoặc bột yến mạch và một quả chuối
  • Khoai tây, thịt gà kết hợp với rau sống và các loại đậu như đậu lăng, đậu que
  • Thịt heo nướng, rau bina xào và đậu khuôn
3
  • Bánh mì nướng hoặc ngũ cốc ăn sáng kết hợp với salad cà chua, trứng và bơ
  • Thịt bò xào với súp lơ, cà rốt, rau xanh cùng với 1 quả chuối tráng miệng
  • Bò sốt cà chua, gà nướng và mì ống spaghetti sốt cà
5
  • 3 lát bánh mì nướng, 1 cốc sữa và 1 quả kiwi
  • Cá hun khói, thịt xào bông cải xanh và khoai tây luộc
  • Tôm xào với ớt đỏ, kèm theo một tô súp lơ và cơm
6
  • Bột ngũ cốc, yến mạch pha sữa, 1 quả trứng luộc và 1 quả táo
  • Thịt gà rang và rau xanh luộc kết hợp với hoa quả như táo hoặc lê tráng miệng
  • Cá hấp, đậu lăng, khoai tây và cà ri
7
  • 3 lát bánh mì nướng hoặc ngũ cốc, kết hợp với một ly trà chanh mật ong
  • Thịt gà kho và khoai tây nghiền cùng với bông cải xanh luộc
  • Mì bò sốt cà chua, salad rau củ và trái cây

Thực đơn cho người thiếu máu nên ưu tiên các loại thực phẩm giàu sắt như thịt đỏ, gan, cá, trứng, hạt, đậu và rau xanh lá. Tùy vào tình trạng thiếu máu ở từng người mà thực đơn có thể thay đổi cho phù hợp. Hãy tư vấn với chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ để điều chỉnh thực đơn phù hợp với tình trạng thiếu máu cụ thể.

Người thiếu máu không nên ăn các loại thực phẩm nào?

Để cơ thể hấp thụ dưỡng chất tối đa từ các món ăn, trong thực đơn cho người thiếu máu không nên nên hạn chế hoặc tránh tiêu thụ những loại thực phẩm sau đây:

  • Nhóm các loại thực phẩm chứa tanin bao gồm trà, rượu vang, cà phê,…
  • Các loại thực phẩm giàu canxi bao gồm hải sản, sữa chua, phô mai,…
  • Các loại thực phẩm có hàm lượng gluten bao gồm bánh mỳ, mì ống,…
  • Nhóm thực phẩm chứa axit oxalic bao gồm khế, củ cải đường, đậu phộng, rau bina,…
Không nên kết hợp các món ăn giàu sắt với cà phê hoặc trà

Hỏi đáp 

Thiếu máu nên bổ sung vitamin gì?

Người thiếu máu nên bổ sung thêm khoáng chất sắt có trong các loại thịt đỏ, thịt gia cầm, các loại đậu,…; Vitamin B12 và Folate. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, ngủ đủ giấc, luyện tập thể dục thể thao và hạn chế thuốc lá, rượu bia có hại.

Củ dền đỏ có tác dụng bổ máu không?

Câu trả lời là CÓ. Củ dền đỏ là một trong những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, chứa hàm lượng sắt khá cao. Do đó, củ dền đỏ có tác dụng bổ máu, giúp cải thiện tình trạng thiếu máu.

Với thực đơn cho người thiếu máu thiếu sắt, bạn sẽ cung cấp đủ lượng sắt cần thiết để điều chỉnh tình trạng thiếu máu một cách hiệu quả. Đảm bảo sử dụng thực phẩm tươi sạch và giàu chất sắt để chế biến món ăn bổ máu, duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh trong quá trình điều trị thiếu máu. NRECI hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp bạn có một lựa chọn ăn uống tốt hơn, tránh nguy cơ mắc thiếu máu gây mệt mỏi và suy yếu cơ thể.

Xem thêm:

Ths.Bs Đặng Ngọc Hùng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu & Tư vấn Dinh dưỡng
Ths.Bs Đặng Ngọc Hùng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu & Tư vấn Dinh dưỡng
5/5 - (3 bình chọn)

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)

Tư vấn dinh dưỡng cùng Bác sĩ
Form tư vấn dinh dưỡng [1]

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Tư vấn khóa học dinh dưỡng

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Form Đăng ký khóa học [1]
Bài Liên Quan
Thực phẩm giàu calo
Bí quyết tăng cân với 15+ thực phẩm giàu calo cho người gầy 
Chế độ ăn uống là một trong những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến cân nặng của cơ thể....
Thực phẩm bổ sung sắt cho bà bầu
Thực phẩm giàu sắt cho bà bầu nên thêm vào chế độ ăn
Khi mang thai, nhu cầu dinh dưỡng, nhất là vitamin, khoáng chất tăng cao hơn so với người bình thường....
Thực phẩm phòng chống đột quỵ
5+ Nhóm thực phẩm phòng ngừa đột quỵ cùng những lời khuyên đến từ chuyên gia 
Nguy cơ bị đột quỵ có thể tăng lên bởi nhiều yếu tố như bệnh đái tháo đường, cao huyết...
Thực phẩm tốt cho xương khớp
10+ thực phẩm tốt cho khớp gối: Bí quyết cho khớp gối khỏe mạnh 
Khớp gối có vai trò rất quan trọng đối với tất cả mọi người. Chính vì vậy, chủ động chăm...
Thiết Kế Web Ô tô Bởi Vĩnh XD