Thực đơn cho người bị tai biến mạch máu não
Tham vấn y khoa: BS NGUYỄN THỊ HÒA – Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) – Chức vụ: Phó Viện Trưởng
Tai biến mạch máu não là bệnh xảy ra đột ngột và nguy hiểm đối với sức khỏe. Không chỉ vậy, bệnh còn là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến đột quỵ. Tuy bệnh khó kiểm soát và khó điều trị nhưng nếu biết cách chăm sóc, tuân thủ điều trị của bác sĩ kết hợp chế độ ăn uống hợp lý vẫn có thể hạn chế bệnh tiến triển và giúp người bệnh nhanh phục hồi hơn. Đồng thời, chế độ dinh dưỡng phù hợp, khoa học cũng giúp ngăn chặn bệnh tái phát. Hãy cùng theo dõi bài viết để nắm rõ thực đơn cho người bị tai biến mạch máu não nhé.
Tin liên quan:
Tai biến mạch máu não là gì?
Tai biến mạch máu não được xem là yếu tố gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Với số liệu thống kê hằng năm của WHO, bệnh gây tử vong thứ 2 tại Việt Nam và thuộc top 10 thế giới. Thế nên, bệnh này đã trở thành mối nguy hiểm đối với sức khỏe, đeo dọa tính mạng con người.
Tai biến mạch máu não là tình trạng mạch máu não bao gồm động mạch, mao mạch hay tĩnh mạch bị tắc nghẽn hoặc vỡ đột ngột mà không do chấn thương sọ não.
Khi các mao mạch bị vỡ hay tắc nghẽn, các tế bào não sẽ thiếu hụt oxy và dưỡng chất nên bắt đầu chết dần. Về lâu dài, các tế bào não chết đi càng nhiều, khiến người bệnh gặp tổn thương nặng, thậm chí dẫn đến tử vong. Nếu như may mắn được điều trị và cứu sống thì người bệnh cũng chịu nhiều hậu quả bởi những biến chứng nghiêm trọng như liệt nửa người, tê liệt tay chân, không thể giao tiếp,…
Có 2 loại tai biến mạch máu não: tai biến mạch máu não do thiếu máu não và tai biến mạch máu não do xuất huyết não.
- Tai biến mạch máu não do thiếu máu não: có đến 80% các ca bệnh tai biến mạch máu não do thiếu máu cục bộ ở não. Hậu quả của bệnh là lưu lượng máu lên não bị giảm hoặc tắc nghẽn. Từ đó, không đủ máu để nuôi các tế bào não, làm cho chúng bị hoại tử. Trong vòng 4 tiếng kể từ khi người bệnh có những triệu chứng tai biến đầu tiên, nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.
- Tai biến mạch máu não do xuất huyết não: tỷ lệ bệnh này chiếm 20% trên tổng số ca bệnh. Xuất huyết não là tình trạng máu tràn vào mô não dẫn đến phù não và tăng áp lực các mô xung quanh não. Điều này khiến cho các tế bào não dần chết đi và gây vỡ mạch não. Trường hợp này phải cấp cứu nhanh nhất có thể bởi gây tử vong nhanh.
Dấu hiệu tai biến mạch máu não
Có thể nhận biết dấu hiệu tai biến mạch máu não bằng quy tắc BE FAST. Cụ thể, BE FAST là tiền thân của FAST là cụm từ viết tắt được AHA (Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ) và nhiều tổ chức uy tín trên thế giới sử dụng, giúp bệnh nhân và người nhà ghi nhớ dễ dàng hơn về các triệu chứng của đột quỵ nhằm nhận biết sớm và cấp cứu kịp thời người bệnh bị đột quỵ.
- BE FAST là cụm từ bao gồm 6 chữ cái với mỗi chữ mô tả một dấu hiệu nhận biết sớm đột quỵ, cụ thể:
- B (BALANCE): Mô tả triệu chứng khi người bệnh đột ngột chóng mặt, mất thăng bằng, đau đầu dữ dội và mất khả năng vận động.
- E (EYESIGHT): Diễn tả việc người bệnh bị mờ mắt (giảm thị lực) đột ngột hoặc mất hoàn toàn thị lực ở 1 hoặc cả 2 mắt.
- F (FACE): Thể hiện những biến đổi bất thường của khuôn mặt, người bệnh có thể bị liệt, nhân trung (đoạn nối giữa điểm dưới mũi đến môi trên) bị lệch, méo miệng, dấu hiệu thể hiện rõ ràng nhất khi người bệnh cười mở miệng lớn.
- A (ARM): Người bệnh cử động khó khăn hoặc không thể cử động tay chân, tê liệt một bên cơ thể. Cách xác định nhanh chóng nhất là yêu cầu người bệnh giơ hai tay lên và giữ lại cùng 1 lúc.
- S (SPEECH): Người bệnh nói khó khăn, phát âm không rõ, nói ngọng bất thường, nói dính chữ. Bạn có thể kiểm tra bằng cách yêu cầu đối phương lặp lại một câu đơn giản bạn vừa nói.
- T (TIME): Khi bất ngờ xuất hiện các triệu chứng nêu trên hãy nhanh chóng gọi đến số 115 hoặc đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ cấp cứu kịp thời.
Nhận biết tai biến mạch máu não qua BE FAST sẽ giúp bạn chủ động hơn nếu gặp phải trường hợp đột quỵ và có hướng xử lý kịp thời, giảm tác động xấu đối với sức khoẻ.
Tai biến mạch máu não có nguy hiểm không?
Tai biến mạch máu não (hay còn gọi là đột quỵ não, đột quỵ) có hai thể lâm sàng chính là:
- Đột quỵ thiếu máu não cục bộ cấp tính, đặc trưng bởi đột ngột mất lưu thông máu đến một khu vực của não do tắc nghẽn mạch bởi huyết khối hay cục máu tắc ở động mạch não dẫn tới mất chức năng thần kinh tương ứng. Đột quỵ thiếu máu não hay còn được gọi là nhồi máu não (NMN) có nguyên nhân chủ yếu là do tắc nghẽn các động mạch ở não.
- Đột quỵ xuất huyết não (XHN) là tình trạng máu chảy trực tiếp vào nhu mô não, rò rỉ máu từ các động mạch nội sọ nhỏ bị tổn thương do tình trạng nứt vỡ các động mạch ở não. Đột quỵ xuất huyết não ít gặp hơn đột quỵ thiếu máu não nhưng có tỷ lệ tử vong cao hơn.
Có đến gần 800.000 người ở Hoa Kỳ bị đột quỵ mỗi năm, trong đó 82% – 92% là đột quỵ thiếu máu não. Đột quỵ là một trong 5 nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật và tử vong ở người trưởng thành, chi phí bỏ ra để chữa trị hàng năm lên đến 72 tỷ USD.
Nếu may mắn phát hiện và xử lý kịp thời, người bị đột quỵ còn có nguy cơ gặp phải những biến chứng như động kinh, phù não, lệch tay chân, huyết khối tĩnh mạch sâu, rối loạn nuốt, viêm phổi, xẹp phổi, mất khả năng vận động, đau vai, nhồi máu cơ tim, co cứng cơ, nhiễm trùng đường tiết niệu, rối loạn giấc ngủ, lo lắng, căng thẳng quá mức, trầm cảm,…
Tai biến mạch máu não là hiện tượng đặc biệt nguy hiểm, rất dễ dẫn đến tử vong. Trong trường hợp được phát hiện và điều trị sớm, người bệnh vẫn có nguy cơ phải đối diện với những biến chứng khó lường.
Tai biến có ăn được thịt bò?
Nhiều chuyên gia uy tín khuyên người bị tai biến mạch máu não nên thực hiện chế độ ăn DASH. Thực hiện chế độ ăn DASH, huyết áp của bạn có thể giảm được vài mmHg chỉ sau 2 tuần. Về lâu dài, huyết áp tâm thu có thể giảm từ 8 – 14 mmHg, giảm đáng kể nguy cơ về sức khỏe.
Chế độ dinh dưỡng DASH là phương pháp phổ biến, được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới hiện nay dành cho người tai biến, người tăng huyết áp và người muốn giảm cân. DASH bao gồm 4 tiêu chí chính như sau:
- Ăn nhiều rau quả, sản phẩm từ sữa ít béo.
- Bổ sung cá, thịt trắng từ các loại gia cầm như gà, vịt. Các loại hạt và thực phẩm nguyên hạt;
- Hạn chế ăn thực phẩm có nhiều chất béo chuyển hóa, chất béo bão hòa và cholesterol;
- Ăn ít muối, đồ ngọt, các loại đồ uống có ga, thịt đỏ như thịt bò, heo, cừu, dê,…, thức ăn nhanh.
Như vậy, thịt bò thuộc nhóm thịt đỏ cùng với thịt lợn, bò, cừu, dê,… nên người tai biến được khuyến cáo tiêu thụ vừa phải, không quá 500g/tuần để giữ sức khỏe tốt.
Bệnh nhân tai biến mạch máu não được khuyến nghị nên theo chế độ ăn DASH, hạn chế thịt đỏ nên người bệnh vẫn có thể ăn thịt bò nhưng không nên ăn nhiều.
Người tai biến nên uống sữa gì?
Hiện trên thị trường không có sữa đặc trị dành cho người bị tai biến. Do đó, tùy thuộc vào tình trạng dinh dưỡng, khả năng dung nạp của người bệnh có đi kèm với các biến chứng sau đột quỵ như liệt giường, khó nuốt, động kinh, viêm phổi,… hay không để lựa chọn loại sữa phù hợp. Tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn lựa chọn dòng sữa tốt cho người tai biến mạch máu não. Một số loại sữa được khuyến nghị sử dụng cho bệnh nhân là:
- Sữa tách béo, ít béo: là nguồn cung cấp canxi và chứa ít cholesterol xấu. Với thành phần chất béo thấp, sữa ít béo hỗ trợ quá trình hấp thụ canxi, có lợi cho việc kiểm soát huyết áp và giúp phòng ngừa tai biến hiệu quả.
- Sữa bò hữu cơ: Được sản xuất từ đàn bò nuôi dưỡng bằng thức ăn hữu cơ, không sử dụng hóa chất và thuốc. Loại sữa này chứa kali có tác dụng ngăn chặn tình trạng huyết áp cao, một yếu tố quan trọng có thể gây tai biến. Đặc biệt, sữa bò hữu cơ còn cung cấp Omega-3, có lợi cho sức khỏe tim mạch.
- Sữa gạo: Thành phần chủ yếu là carbohydrate, không chứa cholesterol, do đó sẽ không làm tăng cholesterol máu và huyết áp. Với ít protein, sữa gạo là lựa chọn tốt cho người có nguy cơ tai biến mạch máu não.
- Sữa đậu nành: Sữa đậu nành không đường là lựa chọn tốt cho người tai biến vì được sản xuất hoàn toàn từ thực vật, không chứa cholesterol, chứa ít chất béo bão hòa. Bạn có thể tự làm sữa đậu nành tại nhà rất dễ dàng để đảm bảo an toàn.
- Sữa chua tự nhiên: Là loại sữa giàu canxi và kali, không chỉ hỗ trợ kiểm soát huyết áp mà còn giúp giảm cân hiệu quả. Đây là lựa chọn phù hợp cho người thừa cân và béo phì có nguy cơ tai biến mạch máu não, bạn nên ăn sữa chua tự nhiên vào bữa sáng hoặc sau bữa chính.
Người tai biến mạch máu não nên lựa chọn các loại sữa phù hợp để hỗ trợ sức khỏe ổn định. Một số dòng sữa dành cho người tai biến mạch máu não được sử dụng nhiều là sữa bò hữu cơ, sữa tách béo, sữa đậu nành, sữa gạo, sữa chua tự nhiên.
Người bị tai biến mạch máu não nên tuân thủ nguyên tắc dinh dưỡng nào?
Người bị tai biến mạch máu não do nhiều nguyên nhân, trong đó, chế độ ăn uống không khoa học, ăn vô tội vạ cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh. Đặc biệt, ăn quá nhiều thực phẩm giàu đường, mỡ, protein, nhiều muối. Tuy nhiên, cũng có trường hợp người ăn thiếu hụt chất dinh dưỡng cũng dẫn đến tai biến. Vì vậy, để điều trị bệnh cũng như hạn chế biến chứng nguy hiểm, người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Mỗi một tình trạng bệnh sẽ có nguyên tắc dinh dưỡng khác nhau. Nếu như không am hiểu về dinh dưỡng, xây dựng thực đơn, chế độ dinh dưỡng cho người bị tai biến mạch máu não có thể nhờ sự tư vấn dinh dưỡng từ chuyên gia, bác sĩ. Hơn nữa, để chăm sóc người thân mắc bệnh tốt hơn, có thể tự mình tham gia các khóa học dinh dưỡng, đào tạo dinh dưỡng bởi các chuyên gia, bác sĩ đầu ngành.
Để xây dựng thực đơn ăn uống hằng ngày cho người mắc tai biến mạch máu não tốt, mọi người cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
Đủ năng lượng
Năng lượng trong khẩu phần ăn cho người bệnh tai biến mạch máu não nên cắt giảm bớt để tránh tăng cân, khó kiểm soát cân nặng. Đồng thời, cũng giảm nhẹ hoạt động cho hoạt động của hệ tiêu hóa và tuần hoàn.
Bệnh nhân cần được ăn uống đầy đủ các bữa, đa dạng thực phẩm, các chất dinh dưỡng cần thiết nhưng chỉ nên dừng ở 30-35 Kcal/ kg cân nặng/ ngày.
Cân đối đối các nhóm chất đạm đường béo chất xơ
Các chất dinh dưỡng cần thiết cho hoạt động hằng ngày của cơ thể cần phải đáp ứng đầy đủ. Tuy nhiên, cần chú ý lượng bổ sung để cân đối các chất phù hợp nhất, tránh ảnh hưởng sức khỏe.
- Nhu cầu chất đạm (protein): cần duy trì bổ sung ở mức 0,8-1g/kg cân nặng/ ngày. Bổ sung các thực phẩm giàu đạm nên chọn thực phẩm ít cholesterol và nhiều đạm thực vật như đậu phụ, đậu tương, đậu đỗ,… và đạm động vật như cá biển, cá đồng, các loại thịt nạc, sữa,…
- Nhu cầu chất béo: duy trì bổ sung ở mức 25-30g chất béo/ ngày, trong đó cân đối hài hòa chất béo động và thực vật với ⅓ béo động vật và ⅔ béo thực vật. Bên cạnh đó, nên dùng thực vật, dầu từ các loại hạt chế biến món ăn cho người bệnh.
- Nhu cầu về vitamin và chất khoáng:nhóm rau củ quả không chỉ giàu vitamin, khoáng chất mà còn chứa nhiều kali, có khả năng giảm huyết áp, phục hồi sau tai biến.
Chia nhiều bữa nhỏ
Chế độ ăn uống hằng ngày nên cho người bệnh ăn những thức ăn dễ tiêu hóa, dễ hấp thu và ở dạng mềm, lỏng như cháo, súp, sữa. Đồng thời, chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch máu não cần chú ý chia nhỏ các bữa trong ngày, có thể 3-4 bữa và mỗi bữa không cho ăn quá no.
Thực đơn cho người bị tai biến mạch máu não nên bổ sung thực phẩm nào?
Bên cạnh tuân thủ nguyên tắc dinh dưỡng cho người bị tai biến mạch máu não, người chăm sóc cũng cần lưu ý chọn thực phẩm tốt để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
Sau đây là một số thực phẩm tốt cho người tai biến mạch máu não, mọi người nên ghi chép và bỏ túi ngay cho mình nhé:
Các loại cá
Các loại cá như cá trích, cá mòi, cá ngừ, cá hồi,… tốt cho người tai biến, đột quỵ. Bởi vì cá là nguồn dồi dào protein, vitamin, cùng các khoáng chất như sắt, kẽm, canxi. Hơn nữa, chế độ ăn cá đều đặn hằng tuần cung cấp acid béo không no cực tốt, omega 3 giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi, ít gây ra biến chứng, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ.
Ngoài ra, omega 3 còn làm giảm nồng độ triglyceride trong máu. Điều này cũng làm giảm hiện tượng máu bị đông vón dẫn đến tắc nghẽn mạch máu.
Thịt gà
Trong các loại thịt như bò, lợn, dê,… thịt gà là loại thịt tốt nhất cho người tai biến bởi chứa ít chất béo. Tuy nhiên, khi chế biến và cho người bệnh dùng nên lọc bỏ phần da đi. Để duy trì đủ dưỡng chất, cải tạo cơ bắp và hồi phục sức khỏe sau bệnh, thực đơn ăn uống cần duy trì lượng thịt bò, thịt thăn lợn vừa phải.
Tôm
Có khá nhiều loại tôm như: tôm đồng, tép, tôm sú, tôm càng xanh, tôm hùm,… Nhìn chung, các loại tôm đều giàu đạm, canxi, photpho, acid béo không cholesterol cùng các khoáng chất cho cơ thể. Bổ sung tôm thường xuyên, đúng cách sẽ giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ và củng cố sức khỏe xương khớp,…
Cua, ghẹ
Cua cũng có nhiều loại: cua đồng, cua biển, ghẹ, con rạm,… Thịt của cua, ghẹ giàu magie. Khoáng chất mà cơ thể không tự sản sinh nhưng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì tốt các chức năng hoạt động thần kinh, cơ bắp, ổn định huyết áp. Hơn nữa, thịt cua cũng giàu omega 3 tốt cho người đột quỵ, tai biến.
Thực phẩm giàu kali
Các thực phẩm giàu kali bao gồm: khoai và đậu đỗ, rau dền, bắp cải, dưa chuột, su hào, súp lơ, cà rốt, xà lách, cải bó xôi, đậu cove, giá đỗ, cải xoong, cà chua, cam ,chanh, chuối, mận, mơ, dưa hấu, táo,…
Thực phẩm giàu tinh bột
Người bệnh nên bổ sung gạo, mì, khoai củ, miến, bún,…
Thực phẩm giàu acid folic
Các thực phẩm giàu acid folic: rau lá xanh, quả có vị chua, các loại đậu, mỳ, gạo và các sản phẩm từ ngũ cốc.
Các loại hạt, ngũ cốc
Các loại hạt như hạt chia, hạt lanh, óc chó, hạnh nhân,… không chỉ giàu chất xơ mà còn giàu chất béo thực vật, nhất là omega 3 tốt cho sức khỏe của người bệnh tai biến.
Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây
Các loại rau xanh, trái cây giàu chất xơ, cùng đa dạng vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể: bí xanh, bí đỏ, cà chua, việt quất, lựu, táo, cam, bưởi, quýt, kiwi, ooit, chuối, dâu tây, cải bó xôi,…
Sữa chua
Sữa chua cũng là một trong những thực phẩm tốt đối với người tai biến mạch máu não. Sữa chua không chỉ cung các dưỡng chất cần thiết mà còn cung cấp men vi sinh giúp cải thiện tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ tốt cho sức khỏe.
Các loại thực phẩm tốt cho người tai biến mạch máu não bao gồm cá, thịt gà, tôm, cua và ghẹ giàu protein, omega-3 và các khoáng chất cần thiết. Ngoài ra, các thực phẩm giàu kali như rau xanh và trái cây, thực phẩm giàu tinh bột như gạo và khoai củ, cùng các loại hạt và ngũ cốc giàu chất xơ và chất béo thực vật đều có lợi cho sức khỏe. Sữa chua cũng là một lựa chọn tốt, cung cấp dưỡng chất và men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa và sức đề kháng.
Người bị tai biến mạch máu não kiêng ăn gì?
Trong quá trình chăm sóc dinh dưỡng, ăn uống cho người bệnh, nên cẩn thận và chú ý các thực phẩm không nên. Bởi sẽ làm trầm trọng tình trạng bệnh hoặc tái phát bệnh đe dọa đến tính mạng.
- Không ăn mặn: dung nạp quá nhiều natri vào cơ thể có thể gây nên tình trạng trữ nước và tăng huyết áp. Người bệnh mỗi ngày chỉ nên bổ sung dưới 5g muối, kể cả muối trong thức ăn. Theo đó, người bệnh cũng tránh các thực phẩm nhiều muối như dưa muối, cà muối, hành muối, kim chi, thịt xông khói, bánh mì, xúc xích, pate, thịt hộp, các thực phẩm đóng gói và chế biến sẵn, thức ăn nhanh,…
- Kiêng rượu bia và chất kích thích: rượu bia, cà phê, chè chát, thuốc lá,… không chỉ ảnh hưởng sức khỏe mà rất không tốt cho người tai biến.
- Chế độ ăn thanh đạm, kiêng các loại thực phẩm có gia vị cay nóng,…
- Hạn chế thực phẩm giàu chất béo: các thực phẩm giàu chất béo như mỡ, nội tạng động vật, các thực phẩm chiên, rán, xào, bơ,… sẽ tạo điều kiện tăng cholesterol xấu dẫn đến rối loạn mỡ máu, nguy cơ xơ vữa động mạch và tái phát tai biến cao.
7 mẫu thực đơn cho người tai biến mạch máu não
Thực đơn tốt cho người tai biến mạch máu não bạn có thể tham khảo với mức năng lượng 1500-1600kcal là:
Ngày | Bữa sáng | Bữa trưa | Bữa chiều |
---|---|---|---|
1 |
Bữa phụ buổi sáng: 1 cốc sữa chua 100ml, 1 quả chuối |
|
|
2 |
Bữa phụ sáng: 100g thanh long và 180ml sữa tươi ít béo |
|
|
3 |
Bữa phụ sáng: 1 cốc sữa chua ít đường và 150g bơ |
|
|
4 |
Bữa phụ sáng: 50g quả dâu tây và 180ml sữa tươi ít béo |
|
|
5 |
Bữa phụ sáng: 150g quả quýt và 180ml sữa tươi ít béo |
|
|
6 |
Bữa phụ sáng: 1 cốc sữa chua ít đường và 150g quả táo |
|
|
7 |
Bữa phụ sáng: 150g bưởi và 1 miếng phô mai |
|
|
Một số lưu ý cho người bị tai biến mạch máu não
Chăm sóc người bị tai biến mạch máu não không dễ dàng bởi có nhiều khó khăn, do đó, bên cạnh chăm sóc dinh dưỡng, người thân cần lưu ý một số điều sau đây:
- Rối loạn nuốt là một trong những di chứng thường gặp của tai biến mạch máu não. Thức ăn và nước uống khó nuốt làm chúng lọt vào khí quản dẫn đến tình trạng hít sặc. Tình trạng này khiến cho người bệnh bị ho sặc sụa, co thắt phế quản, khó thở,thậm chí dẫn đến tử vong. Do đó, người thân cần đỡ người bệnh ngồi ăn đúng tư thế, hướng dẫn nhai kỹ, giao tiếp nhiều hơn giúp tăng ý thức về việc ăn, ghi nhớ món ăn, hương vị. Đồng thời, cũng cho người bệnh ăn loãng, ăn chậm để tránh hít sặc.
- Hỗ trợ người bệnh xoay trở người, đổi tư thế thường xuyên với tần suất 30 phút/lần khi người bệnh không cử động được, bị liệt nửa người hoặc toàn thân. Việc thay đổi tư thế người bệnh thường hạn chế tình trạng hầm bí, chống lở loét.
Thường xuyên vệ sinh vùng kín cho người bệnh để tránh nhiễm trùng đường tiết niệu. - Hỗ trợ và giúp người bệnh vệ sinh răng miệng mỗi ngày 2-3 lần để bảo vệ sức khỏe răng miệng, hạn chế bệnh lý về răng.
- Giữ phòng ngủ của người bệnh được sạch sẽ, thoáng mát, yên tĩnh, giúp người bệnh được nghỉ ngơi tốt hơn
- Tuân theo phác đồ điều trị, hướng dẫn chăm sóc từ bác sĩ
- Người bị tai biến mạch máu não sau khi điều trị bị căng cứng cơ, liệt nửa người vì thế nên thường xuyên xoa bóp bắp cơ, vận động các khớp tay cũng như chân cho bệnh nhân để máu lưu thông và tránh tình trạng cứng khớp, teo cơ. Việc tập vận động nhẹ thường xuyên sẽ giúp bệnh nhân hồi phục nhanh và tốt hơn.
- Có thể cho bệnh nhân tập vật lý trị liệu để có thể hồi phục sớm và sống độc lập.
- Người bệnh thường bị rối loạn ngôn ngữ, ý thức nên cần thường xuyên trò chuyện, trấn an tinh thần người bệnh. Việc kiên trì trò chuyện giúp xua tan lo lắng, suy nghĩ của người bệnh, hạn chế bệnh tái phát.
- Để người bệnh nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng đầu óc, làm việc quá sức không tốt cho não.
Lưu ý cho người bị tai biến mạch máu não bao gồm đảm bảo tư thế đúng khi ăn uống để tránh hít sặc, thay đổi tư thế thường xuyên để tránh hầm bí và lở loét, vệ sinh vùng kín và răng miệng đều đặn, giữ phòng ngủ sạch sẽ và thoải mái. Hỗ trợ người bệnh vận động cơ thể, thực hiện các biện pháp vật lý trị liệu và tạo điều kiện để họ nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng đầu óc.
Mong rằng với những thông tin trong bài viết về thực đơn cho người bị tai biến mạch máu não, giúp mọi người hiểu hơn về bệnh. Từ đó, biết cách chăm sóc người bệnh tốt hơn để tránh bệnh tái phát. Đồng thời, giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi và có sức khỏe tốt nhất. Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là một trong những đơn vị tiên phong trong lĩnh vực tư vấn, đào tạo dinh dưỡng từ cơ bản đến nâng cao. Đội ngũ Y, Bác sĩ sẽ cùng bạn đồng hành trên con đường chăm sóc sức khoẻ một cách toàn diện.
Xem thêm:
- Sau cắt dạ dày nên ăn gì? Thực đơn cho người bị cắt dạ dày
- Xây dựng thực đơn cho người mỡ máu như thế nào?
- Thiếu máu não ăn gì? Thực đơn cho người thiếu máu não
- Địa chỉ: 105 Đường Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Tp. Hồ Chí Minh
- Hotline: 0888 334 478
- Fanpage: Viện Nghiên Cứu & Tư Vấn Dinh Dưỡng
Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí
Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.
VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)
- 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, TP. HCM
- Hotline: 0888 844 732
- Fanpage: https://www.facebook.com/nreci.org
- Website: https://nreci.org
Tham vấn y khoa
Tôi là Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa, hiện đang là Trưởng khoa Dinh dưỡng Nhi tại Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI). Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dinh dưỡng, giúp các bệnh nhân vượt qua tình trạng suy dinh dưỡng, thừa cân béo phì. Ngoài ra, tôi còn khắc phục các vấn đề về bệnh lý như suy thận, tiểu đường, rối loạn chuyển hóa… Sứ mệnh của tôi là mang kiến thức dinh dưỡng chuẩn khoa học tới với cộng đồng, để từ đó góp phần nâng cao tầm vóc và sức khỏe của người Việt Nam. Hy vọng rằng những chia sẻ của tôi sẽ giúp ích phần nào cho công cuộc nâng cao sức khỏe cộng đồng.
Quy trình kiểm duyệt nội dung tại Viện Nghiện cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI)Thời gian học:22/10/2024
Số buổi học:12
Hình thức học:Online qua Zoom
Giảng viên:BS.CKI. Đinh Trần Ngọc Mai, ThS.BS Lê Thị Thu Huyền,…
Học phí:6.000.000 VNĐ
Thời gian học:29/07/2024
Số buổi học:13
Hình thức học:Online qua Zoom
Giảng viên:ThS.BS Đặng Ngọc Hùng, BS. Vi Thị Tươi, BS. Nguyễn Thị Hoà
Học phí:6.500.000 VNĐ