.
.
.
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Thực đơn cho người mỡ máu

Gợi ý thực đơn 1 tuần cho người bị máu nhiễm mỡ

0

Tham vấn y khoa: BS NGUYỄN THỊ HÒA – Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) – Chức vụ: Phó Viện Trưởng

Bệnh mỡ máu, hay còn được gọi là tăng cholesterol máu, là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến trong xã hội ngày nay. Đây là 1 bệnh lý mà chúng ta không thể xem thường và để cải thiện tình trạng này, chế độ dinh dưỡng phù hợp là rất quan trọng. Bạn có thể tham khảo một số thực đơn 1 tuần cho người bị máu nhiễm mỡ dưới đây.

Mỡ máu là gì? Tìm hiểu về tình trạng mỡ máu

Mỡ máu được phân chia làm 2 loại chính là Cholesterol triglycerid. Dưới đây là đặc điểm của mỗi loại:

Cholesterol

Cholesterol là 1 loại chất béo có mặt trong màng tế bào của tất cả các mô tổ chức trong cơ thể và được vận chuyển trong huyết tương. Cholesterol có 3 dạng chính là: Cholesterol tốt (HDL-C), Cholesterol xấu (LDL-C) và Cholesterol toàn phần, chiếm tỷ lệ lên đến 60-70%. Phần lớn cholesterol được tổng hợp bởi gan từ các chất béo bão hòa, trong khi một phần nhỏ được hấp thu từ thức ăn như: sữa, trứng, não, thịt đỏ (bò, chó, ngan, dê, cừu), mỡ động vật, lòng bò, lòng lợn, và tôm.

Cholesterol có đặc điểm kém tan trong nước, nên không thể di chuyển trong máu mà cần sự giúp đỡ của lipoprotein (một chất do gan sản xuất và có khả năng tan trong nước để mang theo cholesterol). Cholesterol đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của màng tế bào cơ thể, sản xuất hormone và là thành phần cần thiết của muối mật. Cholesterol tốt (HDL-C) giúp làm mềm mại thành động mạch, cải thiện lưu thông máu và bảo vệ mạch máu, trong khi cholesterol xấu (LDL-C) góp phần vào hình thành xơ vữa trong thành động mạch.

Thực đơn cho người mỡ máu
Cholesterol xấu (LDL-C) góp phần gây ra tình trạng xơ vữa động mạch

Triglyceride

Triglyceride là chất được hình thành từ sự dư thừa của axit béo không được chuyển hóa thành cholesterol tại gan. Khi có quá nhiều axit béo tự do được hấp thu qua gan, chúng sẽ được chuyển thành cholesterol. Nhưng khi lượng axit béo dư thừa, chúng sẽ được biến thành triglycerid. Tại gan, triglycerid sẽ kết hợp với chất apoprotein (sản xuất bởi gan) và được giải phóng ra khỏi gan dưới dạng lipoprotein có tỷ trọng thấp.

Mỡ máu cao nguyên nhân do đâu?

Mức độ mỡ trong máu cao chặt chẽ liên quan đến thói quen ăn uống và lối sống của mỗi người, đặc biệt là trong trường hợp người cao tuổi. Vì vậy, tình trạng mỡ máu cao là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Trong số các vấn đề liên quan đến tăng cholesterol máu, nguyên nhân phổ biến nhất là do chế độ dinh dưỡng không hợp lý, bao gồm việc tiêu thụ quá nhiều mỡ động vật, phủ tạng động vật, lòng đỏ trứng, sữa toàn phần, bơ, thịt đỏ (chó, bò, trâu) và tôm trong các bữa ăn hàng ngày. Ngoài ra, nguyên nhân cũng có thể đến từ béo phì, thiếu hoạt động vận động, yếu tố di truyền hoặc mắc phải một số bệnh liên quan đến rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường [1]

Đối với tăng triglycerid, nguyên nhân phổ biến nhất là do tiêu thụ quá nhiều rượu, thực phẩm giàu tinh bột, đường, béo phì, yếu tố di truyền, thiếu hoạt động vận động hoặc có rối loạn gen chuyển hóa. 

Xem thêm: Tinh bột (Carbohydrate) là gì? Tinh bột có trong thực phẩm nào?

Theo ý kiến của bác sĩ Nguyễn Thị Hòa – Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI): “Rối loạn mỡ máu là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn tới các bệnh lý nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Do đó, tôi khuyên người bệnh không nên chủ quan với tình trạng bệnh lý này, cần thay đổi chế độ ăn và luyện tập để có thể cải thiện sức khỏe, ở những giai đoạn đầu nếu tích cực thay đổi chế độ ăn thì người bệnh có thể kiểm soát mỡ máu mà không cần dùng thuốc.”

Nguyên tắc “vàng” khi lựa chọn thực phẩm cho người mỡ máu cao

Có 17 loại thực phẩm mà người mỡ máu nên ghi nhớ để bổ sung vào thực đơn hàng ngày của mình để cải thiện sức khỏe:

STT Tên thực phẩm Tác động
1 Yến mạch
  • Đầy đủ vitamin, khoáng chất & không chứa cholesterol.
  • Hàm lượng chất xơ cao giúp làm chậm quá trình hấp thụ cholesterol và carbohydrate.
  • Giúp cho máu lưu thông liền mạch trong cơ thể
2 Hạnh nhân
  • Chứa lượng chất béo không bão hòa cao, các khoáng chất & vitamin giúp giảm cholesterol xấu và kiểm soát lipid máu.
3 Lạc (đậu phộng)
  • Chứa hàm lượng sterol thực vật giảm thiểu cholesterol.
  • Giảm dung nạp cholesterol và không cho cơ thể hấp thụ.
4 Cá hồi
  • Chứa ít cholesterol và nhiều axit Omega 3 béo không bão hòa.
  • Giảm cả cholesterol xấu và triglyceride.
5 Quả táo
  • Hấp thụ cholesterol dư thừa do lượng pectin dồi dào và đào thải ra khỏi cơ thể.
  • Pectin ở vỏ táo là một loại chất xơ hòa tan giúp giảm cholesterol và mỡ máu.
6 Nấm hương
  • Điều tiết hoạt động tim mạch, tăng lưu lượng máu đến động mạch vành.
  • Cải thiện quá trình chuyển hóa lipid trong máu.
7 Rau diếp cá
  • Chứa lượng lớn xenlulozơ hỗ trợ giảm mỡ máu.
8 Rau cần tây
  • Chứa magie, phthalides, butylphthalide, sắt và tăng tiết dịch mật.
  • Tăng cường đào thải mỡ máu ra khỏi cơ thể.
9 Súp lơ
  • Chứa protein, sắt, vitamin & các chất khác giúp giảm mỡ máu (nhất là flavonoid), giúp làm sạch lòng mạch máu, giảm hấp thu cholesterol và triglyceride.
10 Giá đỗ xanh
  • Giảm cholesterol, giàu vitamin (đặc biệt là vitamin C) và khoáng chất.
11 Mướp đắng
  • Giảm mỡ máu và cholesterol xấu trong máu về mức an toàn.
12 Thịt trắng (ngỗng, gà bỏ da, thịt nạc, cá)
  • Ít chất béo hơn và không gây tăng cholesterol trong máu.
13 Gạo lứt
  • Chứa gamma oryzanol (GO) ngăn chặn hấp thu và đào thải cholesterol từ ruột.
14 Lòng trắng trứng gà
  • Chỉ có ít cholesterol, chủ yếu là protein tốt cho sức khỏe.
15 Tỏi
  • Chứa allicin sulfur phòng ngừa tắc nghẽn mạch máu, làm chậm quá trình lão hóa và ức chế hấp thụ cholesterol qua màng ruột.
16 Trà xanh
  • Chứa chất chống oxy hóa ngăn chặn cholesterol LDL bị oxy hóa và ngăn ngừa mảng xơ vữa động mạch.
17 Dầu oliu
  • Giàu axit béo không bão hòa đơn, lượng triglyceride thấp.
  • Thay thế chất béo no, giúp giảm cholesterol xấu và duy trì cholesterol tốt.

Lưu ý: Việc áp dụng các loại thực phẩm này trong chế độ ăn cần tuân thủ theo hướng dẫn và tư vấn dinh dưỡng của chuyên gia hoặc bác sĩ.

Thực đơn cho người mỡ máu
Tình trạng mỡ máu cao cần được chú ý chăm sóc thông qua chế độ dinh dưỡng hợp lý

Nguyên tắc dinh dưỡng cho bệnh nhân mỡ máu

Dưới đây là các khuyến nghị dinh dưỡng cho người cao tuổi liên quan đến mỡ máu cao:

  • Sử dụng dầu thực vật trong các bữa ăn hàng ngày (ưu tiên các loại dầu ép lạnh giàu chất béo không bão hòa đơn như dầu oliu và quả bơ) và thay thịt bằng cá 2-3 lần mỗi tuần.
  • Hạn chế ăn tôm, cua, thịt đỏ và lòng động vật.
  • Tăng cường tiêu thụ rau và trái cây ít ngọt (ăn trái cây ở dạng miếng không nên xay hoặc ép nước).
  • Hạn chế hoặc tránh rượu bia, đặc biệt là nếu có bệnh tim mạch hoặc tăng huyết áp.
  • Tránh ăn quá nhiều tinh bột. và các loại đường. Tập thể dục đều đặn, bao gồm các hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, chơi cầu lông, tập thể dục dưỡng sinh.
  • Thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ để xét nghiệm mỡ máu, và tuân thủ theo chỉ định và tư vấn của bác sĩ khi mỡ máu cao. Không tự ý mua thuốc để tự điều trị nếu không có kiến thức y tế chuyên môn.
Thực đơn cho người mỡ máu
Tuân thủ các nguyên tắc dinh dưỡng cho người mỡ máu để cải thiện tình trạng bệnh

Tham khảo mẫu thực đơn 1 tuần cho người bị máu nhiễm mỡ, thực đơn cho người mỡ máu

Sáng Trưa Tối
Ngày 1
  • Bún mọc (Bún 1 chén đầy + 3 viên mọc + rau củ luộc 1chén)
  • Sữa đậu nành không đường 150ml
  • Cơm (1,5 chén)
  • Chả cá kho viên (4 viên)
  • Canh bắp cải thịt heo (1 chén bắp cải + 1 muỗng canh thịt bằm)
  • Su su luộc (1 chén)
  • Quả lê (300g)
  • Cơm (1,5 chén)
  • Cá kèo kho rau răm (3-4 con)
  • Canh cải xoong (1 chén)
  • Đậu bắp luộc
    (1 chén)
  • Sữa chua không đường (1 hủ)
Ngày 2
  • Bánh mì ốp la (1 quả trứng + ½ quả dưa leo + ½ quả cà chua)
  • Sữa không đường tách béo 150ml
  • Cơm (1,5 chén)
  • Thịt gà kho gừng (4-5 miếng thịt)
  • Canh bí đao (1 chén)
  • Rau lang luộc (1 chén)
  • Thanh long (300g)
  • Cơm (1,5 chén)
  • Đậu hũ dồn thịt sốt cà
  • Canh rau dền nấu tôm
  • Sữa chua không đường (1 hủ)
Ngày 3
  • Bún cá (Bún 1,5 chén + ½ khứa cá ngừ + rau củ ½ chén)
  • Sữa không đường tách béo 150ml
  • Cơm (1,5 chén)
  • Cá thu sốt cà (1 khứa cá thu + ½ quả cà chua)
  • Canh cải xanh (1 chén)
  • Bí xanh luộc (1 chén)
  • Ổi (300g)
  • Cơm (1,5 chén)
  • Tép kho (½ chén)
  • Canh mồng tơi nấu tôm (2 con tôm + 1 chén rau)
  • Bông cải luộc (1 chén)
  • Sữa chua không đường (1 hủ)
Ngày 4
  • Phở bò (Phở 1 chén+ 5-6 lát thịt)
  • Sữa không đường tách béo 150ml
  • Cơm (1,5 chén)
  • Cá hấp (Cá 1 khứa + rau củ 1 chén + 1 chén cơm gạo lức)
  • 1 trái táo (300g)
  • Salad gà, rau sống (Ức gà 5-6 miếng + 3 bẹ sà lách + ½ chén rau mầm + 4 quả cà chua bi)
  • 1 chén canh rau
  • 1 củ khoai lang luộc
Ngày 5
  • Bánh bèo (6 bánh + nhân bánh)
  • Sữa hạt không đường 150ml
  • Cơm (1,5 chén)
  • Canh bầu cá lóc (1 khứa cá + 1 chén bầu)
  • Rau khoai luộc (1 chén)
  • 1 quả lê (300g)
  • Mì sợi hầm rau củ và cá hồi áp chảo (Mì sợi 1 chén + cá hồi ½ khứa + 1 chén rau củ)
Ngày 6
  • Mì trộn rau củ, trứng luộc (Mì 1 chén + 1 quả trứng + 1 chén rau củ)
  • Sữa hạt không đường 150ml
  • Cơm (1,5 chén)
  • Thịt bò xào rau củ (Thịt bò 5-6 lát + rau củ 1 chén)
  • Canh khoai mỡ  (1 chén)
  • 1 quả táo (300g)
  • Cá trắng hấp cuốn bánh tráng (Cá 1,5 khứa vừa + 4-5 cái bánh tráng + ⅓ chén bún + 1 đĩa rau sống vừa) + một chén canh rau
Ngày 7
  • Bún riêu (Bún 1,5 chén + riêu 1 muỗng canh + rau 1 chén)
  • Sữa hạt không đường 150ml
  • Cơm (1,5 chén)
  • Đậu hũ sốt cà (½ bìa đậu phụ + ½ quả cà chua + 4-5 bụ nấm rơm)
  • Rau dền luộc (1 chén)
  • 1 quả cam (300g)
  • Cơm (1,5 chén)
  • Tôm hấp + Rau sống (3-4 con tôm)
  • Canh rau ngót (1 chén)

Thực đơn 1 tuần cho người bị máu nhiễm mỡ này đảm bảo giữ được sự bổ dưỡng mà không gây bất lợi cho người bệnh mỡ máu cao. Các thực phẩm trong thực đơn này hầu hết được chế biến bằng phương pháp hấp, luộc, không sử dụng dầu mỡ. Ngoài ra, sự bổ sung rau xanh và quả đỏ giàu chất xơ hòa tan và vitamin C từ ổi giúp hạn chế quá trình oxy hóa cholesterol có hại cho cơ thể, đồng thời thúc đẩy tiến trình bài tiết cholesterol xấu ra khỏi cơ thể.

Người mỡ máu kiêng ăn gì?

Người bị rối loạn mỡ máu cần hạn chế một số thực phẩm và thói quen không tốt để duy trì sức khỏe [2]:

  • Thịt đỏ: Hạn chế tiêu thụ thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu, thịt dê, thịt nai, vì chúng chứa nhiều cholesterol và chất béo bão hòa không tốt cho tim mạch. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể ăn được thịt đỏ và nên ưu tiên chọn thịt nạc và loại bỏ phần mỡ, da cũng như giới hạn lượng thịt đỏ hàng tuần.
  • Nội tạng động vật: Các nội tạng động vật như gan, thường chứa lượng lớn cholesterol và chất béo.
  • Đồ chiên rán: Đồ chiên rán chứa chất béo trans và chất béo không tốt cho sức khỏe tim mạch.
  • Thịt chế biến sẵn: Thức ăn chế biến sẵn thường chứa nhiều muối và chất bảo quản. Vì thế người bệnh nên hạn chế tiêu thụ các loại thịt chế biến sẵn như xúc xích, thịt xông khói, lạp xưởng và thực phẩm hộp.
  • Thực phẩm có đường: Hạn chế tiêu thụ thực phẩm có đường, bao gồm đường tinh luyện, mật ong, nước ép trái cây, bánh ngọt, kẹo, kem và sữa chua có đường. Đường có thể gây tăng cân, béo phì và rối loạn mỡ máu.
  • Đồ uống có cồn: Rượu bia có thể làm tăng mức cholesterol xấu trong máu, gây rối loạn tim mạch.
  • Hút thuốc: Hút thuốc gây tăng mức cholesterol xấu trong máu và giảm mức cholesterol tốt.
  • Thức ăn quá mặn: Thức ăn có nhiều muối có thể gây tăng huyết áp và gây rối loạn tim mạch.

Ngoài việc hạn chế những thực phẩm và thói quen này, người có rối loạn mỡ máu cũng nên luyện tập thể dục thường xuyên và tham khảo ý kiến bác sĩ để có được chế độ chăm sóc sức khỏe tốt nhất.

Thông qua bài viết trên Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) hy vọng rằng có thể mang đến các mẫu thực đơn cho người bị mỡ máu cao và các thông tin liên quan đến chế độ dinh dưỡng. Tuy nhiên, chúng tôi nhấn mạnh rằng đây chỉ là gợi ý và mỗi bệnh nhân có tình trạng khác nhau. Để thiết kế thực đơn 1 tuần cho người bị máu nhiễm mỡ phù hợp nhất, chúng tôi khuyến nghị bạn tìm kiếm sự tư vấn từ chuyên gia, bác sĩ. Họ sẽ có kiến thức và kinh nghiệm để đánh giá tình trạng sức khỏe cụ thể của bạn và đề xuất một thực đơn phù hợp.

Tài liệu tham khảo: 

  • (1): Ibrahim MA, Asuka E, Jialal I. Hypercholesterolemia. [Updated 2023 Apr 23]. In: StatPearls [Internet]. Treasure Island (FL): StatPearls Publishing; 2023 Jan-. Available from: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK459188/
  • (2): Schoeneck M, Iggman D. The effects of foods on LDL cholesterol levels: A systematic review of the accumulated evidence from systematic reviews and meta-analyses of randomized controlled trials. Nutr Metab Cardiovasc Dis. 2021 May 6;31(5):1325-1338. doi: 10.1016/j.numecd.2020.12.032. Epub 2021 Jan 16. PMID: 33762150. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/33762150/

Xem thêm các bài viết xây dựng thực đơn:

Rate this post

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)

Tư vấn dinh dưỡng cùng Bác sĩ
Form tư vấn dinh dưỡng [1]

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Tư vấn khóa học dinh dưỡng

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Form Đăng ký khóa học [1]
Bài Liên Quan
Thực phẩm giàu vitamin D và canxi
Bổ sung 15+ thực phẩm giàu vitamin D và Canxi cho xương chắc khỏe
Vitamin D và Canxi là những dưỡng chất có vai trò đặc biệt quan trọng với cơ thể, đặc biệt...
Thực phẩm giàu iot
10+ loại thực phẩm giàu iot: Bảo vệ tuyến giáp, tăng cường trí não
Iot được tìm thấy chủ yếu có trong các loại thực phẩm và thường được thêm vào muối bột, nhằm...
Thực phẩm giàu canxi cho bé
10+ Thực phẩm giàu canxi cho bé: Giúp xương chắc khỏe, tăng chiều cao vượt trội
Canxi là khoáng chất rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ, cần được bổ sung đầy đủ để...
Thực phẩm giàu calo
Bí quyết tăng cân với 15+ thực phẩm giàu calo cho người gầy 
Chế độ ăn uống là một trong những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến cân nặng của cơ thể....
Thiết Kế Web Ô tô Bởi Vĩnh XD