.
.
.
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Thực đơn cho người đau dạ dày

Thực đơn cho người đau dạ dày dễ tiêu hoá, đủ chất dinh dưỡng

0

Tham vấn y khoa: BS NGUYỄN THỊ HÒA – Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) – Chức vụ: Phó Viện Trưởng

Xây dựng thực đơn cho người đau dạ dày cần áp dụng đúng theo nguyên tắc. Một bữa ăn khoa học, hợp lý sẽ góp phần hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh lý về dạ dày. Trong bài viết sau, NRECI sẽ gợi ý mẫu thực đơn cho người đau dạ dày cùng với đó là các nhóm thực phẩm “vàng” tốt cho đối tượng trên.

Bệnh lý đau dạ dày là gì? Đau dạ dày có nguyên nhân do đâu?

Muốn xây dựng thực đơn cho người đau dạ dày cần phải xác định đúng đối tượng áp dụng. Vậy các dấu hiệu nào để xác định bệnh lý đau dạ dày và nguyên nhân vấn đề từ đâu.

Dạ dày là bộ phận đảm nhận nhiệm vụ chứa, nghiền nát và chuyển hóa thức ăn. Dạ dày khỏe mạnh và hoạt động ổn định, hiệu quả thì hệ miễn dịch và khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể mới tốt. Khi cơ quan này bị tổn thương, viêm loét hoặc bị tác động với vi khuẩn/virus sẽ hình thành bệnh lý đau dạ dày.

Đau, khó chịu, đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu hoặc thậm chí là buồn nôn là những dấu hiệu cơ bản nhất để nhận biết tình trạng đau dạ dày. Đau vùng thượng vị, bụng giữa và bụng dưới phía bên trái là các vị trí phổ biến nhất của bệnh này. Những nguyên nhân gây ra bệnh lý đau dạ dày có thể kể đến như:

  • Nguyên nhân chủ quan: Do lối sống và thói quen sinh hoạt kém lành mạnh có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau dạ dày. Đặc biệt là ở những bạn trẻ, quá bận rộn với công việc mà ăn uống không khoa học, ăn quá nhanh, ăn uống nhiều thức ăn/uống không tốt cho sức khỏe. Người thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi cũng ảnh hưởng đến hoạt động của dạ dày. Ngoài ra, việc làm dụng quá nhiều thuốc điều trị cũng làm cho dạ dày bị tổn thương.
  • Nguyên nhân khách quan: Vi khuẩn/virus gây hại xâm nhập vào cơ thể có thể sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động của dạ dày. Đồng thời, việc sử dụng các thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh cũng là nguồn gốc khiến các loại tác nhân này đi vào cơ thể.
Thực đơn cho người đau dạ dày
Nguyên nhân đau dạ dày có thể là do lối sống, sinh hoạt

Nguyên tắc dinh dưỡng cho người đau dạ dày

Có 5 nguyên tắc cơ bản nhất về việc xây dựng thực đơn cho người đau dạ dày mà ai cũng nên biết, không chỉ riêng đối tượng mắc bệnh lý trên. Điều này không chỉ giúp người bệnh điều trị triệu chứng mà còn giúp mọi người đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh.

Ăn uống khoa học, đúng giờ

Tính khoa học trong ăn uống phải kể đến cách kết hợp thực phẩm, cách sơ chế và chế biến, cách bảo quản và đồng thời là cách sắp xếp thời gian ăn. Một thực đơn khoa học cho người đau dạ dày phải đầy đủ các dưỡng chất cần thiết nhưng cần dễ tiêu hóa, không gây áp lực cho dạ dày.

Món ăn cho người đau dạ dày nên ưu tiên nấu theo phương thức: luộc, hấp, hầm, chưng… Điều này đồng nghĩa với các món ăn chiên rán có nhiều dầu mỡ hoặc thức ăn có nhiều vị cua cay là không phù hợp.

Tổ chức bữa ăn trong ngày cũng nên theo một khung giờ nhất định. Điều này hình thành thói quen tiếp nhận và tiêu hóa thức ăn của các bộ phận liên quan. Đồng thời, nếu ăn không đúng bữa, lúc đói dạ dày sẽ tiết dịch vị, tăng co bóp do niêm mạc bị kích thích. Đây chính là nguyên nhân gây nên những cơn đau thắt của người bệnh.

Chia nhỏ bữa ăn

Việc tiêu hóa thức ăn đối với người đau dạ dày nhằm mục đích hạn chế áp lực lên cơ quan này. Nếu dạ dày phải làm việc để tiêu hóa một lượng thức ăn quá nhiều cùng một lúc sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả hấp thụ. Đồng thời, khi bụng quá đói hoặc quá no thì dạ dày cũng đều sẽ tiết dịch vị, làm niêm mạc bị kích thích.

Do đó, giữ cho cơ thể không quá đói cũng không quá no là nguyên tắc quan trọng đối với người đau dạ dày. Muốn vậy, phương pháp chia nhỏ bữa ăn ra là tối ưu nhất. Cách này vừa đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể vừa khắc phục được vấn đề trên.

Uống nhiều nước

Tăng cường nước là cách hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa một cách hiệu quả nhất. Nếu cơ thể thiếu nước, quá trình tiêu hóa các thực phẩm trong dạ dày sẽ trở nên khó khăn hơn. Đây chính là một trong những nguyên nhân góp phần khiến cơ đau trở nên nặng nề hơn. Theo các chuyên gia, người đau dạ dày cần uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.

Thực đơn cho người đau dạ dày
Uống nhiều nước

Chọn những thực phẩm dễ tiêu hóa

Lựa chọn thực đơn cho người đau dạ dày luôn cần phải ưu tiên nhóm thực phẩm dễ tiêu hóa. Bởi lẽ, tính năng tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng lúc này không thực sự cao. Các món ăn khô, cứng đòi hỏi dạ dày phải hoạt động nhiều hơn, điều này sẽ làm tăng cơn đau, khiến người bệnh thêm khó chịu. Nếu kéo dài tình trạng này, bệnh sẽ ngày càng trở nên nặng hơn.

Những thực phẩm dễ tiêu hóa nên có trong thực đơn của người bệnh dạ dày nên là: trứng, sữa, mật ong, nghệ, cà rốt, cải xanh… Những lựa chọn này không những đảm bảo dễ tiêu hóa mà còn chứa nhiều chất chống oxy hóa, chất kháng viêm. Đồng thời, người bệnh lúc này cũng cần bổ sung thêm Vitamin và khoáng chất. Trong đó, rau màu xanh đậm, hoa quả tươi không đậm vị chua… là những lựa chọn đáp ứng cả hai tiêu chí: dễ tiêu hóa và bổ sung dưỡng chất.

Hạn chế thực phẩm lên men, chiên, rán

Những thực phẩm lên men có khả năng kích thích tăng tiết dịch vị do có nhiều vi sinh vật lên men và có tính axit cao. Đồng thời, những món ăn chiên, rán nhiều dầu mỡ cũng sẽ khiến người bệnh có tình trạng đầy hơi, chướng bụng do dịch vị trong dạ dày tiết ra nhiều hơn mức bình thường. Do đó, đây là những thực phẩm được cho là tối kỵ với người đang điều trị bệnh lý đau dạ dày.

Nhóm thực phẩm “vàng” nên bổ sung cho người đau dạ dày

Có nhiều loại thực phẩm tốt cho người mắc chứng đau dạ dày. Dưới đây là một số loại thực phẩm “vàng” không thể thiếu trong các bữa ăn nếu muốn cải thiện triệu chứng của bệnh:

  • Bánh mì hoặc các loại bánh nhiều tinh bột: Hàm lượng tinh bột cao sẽ giúp hạn chế được tình trạng tiết dịch vị. Hơn thế, bánh mì cũng có khả năng giảm sự dư thừa axit trong dạ dày, cải thiện cơn đau của người bệnh.
  • Cá hồi: Đây là loại cá có hàm lượng dinh dưỡng cao nên có trong bữa ăn của người mắc chứng đau dạ dày. Các thành phần Vitamin D, A và Omega – 3 sẽ là chất chống oxy hóa và chống viêm rất tốt.
  • Gia vị chứa nhiều chất kháng viêm: Nói đến da vị tốt cho người đau dạ dày không thể không kể đến nghệ… Các loại thực phẩm này có khả năng chống viêm, diệt khuẩn nên có thể hỗ trợ làm lành vết viêm loét dạ dày, khắc phục được cơn đau.
  • Hoa quả tươi: Hoa quả vừa cung cấp Vitamin, khoáng chất cho cơ thể vừa là loại thực phẩm bổ sung nhiều nước và dễ tiêu hóa. Chuối, đu đủ, nho… sẽ là những lựa chọn tuyệt vời.
  • Mật ong: Nhiều người đã không còn xa lạ với phương thuốc kết hợp giữa mật ong và tinh bột nghệ để điều trị đau dạ dày. Trong đó, mật ong là công dụng hiệu quả trong việc kháng khuẩn, chống viêm và bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Nhóm thực phẩm người đau dạ dày cần tránh

Bên cạnh những loại thực phẩm cần thiết trong thực đơn cho người đau dạ dày thì bạn cũng không nên bỏ qua kiến thức về thực phẩm cần tránh. Những loại này chứa các thành phần làm cho tình trạng đau và viêm loét dạ dày trở nên tồi tệ hơn. Từ đó, quá trình điều trị để đưa người bệnh trở lại trạng thái sinh hoạt bình thường trở nên khó khăn hơn. Dưới đây là những món nên kiêng khem:

  • Thực phẩm chế biến bằng phương thức chiên rán: cá chiên, gà chiên, khoai tây chiên…
  • Nhóm thực phẩm được chế biến sẵn: thịt nguội, lạp xưởng, xúc xích, cá hộp…
  • Những loại hoa quả có đậm vị chua như: cam, quýt, xoài, bưởi…
  • Những gia vị có tính cay: ớt, tiêu…
  • Những thức uống chứa cồn hoặc chất kích thích: cà phê, trà, rượu bia…
Thực đơn cho người đau dạ dày
Hạn chế các chất kích thích như rượu bia,…

Thực đơn cho người đau dạ dày

Tham khảo nội dung xây dựng thực đơn cho người đau dạ dày, nhiều người vẫn chưa thể hình dung được một bữa ăn cụ thể sẽ như thế nào.

NRECI sẽ gợi ý thực đơn mẫu giúp hành trình điều trị chứng đau dạ dày thêm khởi sắc:

Thực đơn bữa sáng cho người đau dạ dày

Bữa sáng nên ăn nhẹ với những nhóm thực phẩm dễ tiêu hóa. Song, bữa ăn này cũng không được quá đơn giản bởi lẽ sẽ không đảm bảo được mức năng lượng cần thiết cho một ngày hoạt động. Do đó, bổ sung thêm sữa cho bữa sáng là điều cần thiết. Về các món ăn chính, người bệnh có thể sử dụng: bánh ỳ, cháo, cơm nếp, bún, phở…

Thực đơn bữa trưa cho người đau dạ dày

Ở bữa trưa, khi dùng cơm, người bệnh có thể kết hợp cùng nhiều món ăn để đa dạng thêm lượng dưỡng chất cho cơ thể. Các món luộc, canh rau củ, thịt kho nhạt, cá hấp… nên được ưu tiên. Đồng thời, không quen món tráng miệng với các loại qua quả tươi không đậm vị chua như: chuối, dưa hấu, dưa lưới, nho….

Thực đơn bữa tối cho người đau dạ dày

Bữa tối là lúc cơ thể nghỉ ngơi, vì thế người bệnh không nên ăn quá nhiều. Đồng thời, các món ăn cũng chỉ nên là những loại thực phẩm nhẹ, dễ tiêu hóa như: bánh quy, bánh mì, các món canh rau củ. Người bệnh nên hạn chế ăn đồ ngọt vào buổi tối để tránh nguy cơ tăng cần.

*Mẫu thực đơn cho nữ 50kg, cần 1600kcal/ngày

Bữa sáng Bữa trưa Bữa tối
Ngày 1
  • Phở bò
    • Bánh phở: 150g
    • Thịt bò: 40g
    • Rau, giá: 80g
  • Xoài: 80g
  • Bữa phụ: Sữa Nutricare Gastro: 220ml
  • Cơm thịt kho trứng cút
    • Cơm: 1,5 chén
    • Thịt heo: 30g
    • Trứng cút: 2 quả
    • Súp lơ luộc: 1 chén
  • Bữa phụ:
    • Khoai lang hấp: 70g
    • Thơm: 150g
  • Cơm ức gà áp chảo
    • Cơm: 1,5 chén
    • Thịt gà: 40g
  • Canh mồng tơi: 1 chén
Ngày 2
  • Nui thịt heo:
    • Nui: 150g
    • Thịt heo: 40g
    • Rau, giá, cà rốt: 80g
  • Bữa phụ:
    • Sữa Nutricare Gastro: 220ml
    • Táo: 80g
  • Cơm mực hấp gừng
    • Cơm: 1,5 chén
    • Mực: 40g
  • Canh mướp: 1 chén
  • Bữa phụ:
    • Khoai lang hấp: 70g
    • Dâu tây: 150g
  • Cơm thịt vịt kho củ cải
    • Cơm: 1,5 chén
    • Thịt vịt: 30g
    • Củ cải: 30g
  • Canh bí đỏ thịt băm: 1 chén
Ngày 3
  • Bún thịt nướng:
    • Bún: 200g
    • Thịt heo: 40g
    • Dưa leo, giá: 80g
  • Bữa phụ: 
    • Sữa chua ít đường
    • Kiwi: 80g
  • Cơm đậu hũ kho nấm
    • Cơm: 1,5 chén
    • Đậu hũ: 50g
    • Nấm rơm: 30g
  • Cải thìa luộc: 1 chén
  • Bữa phụ: 
    • Khoai mì hấp: 70g
    • Bưởi: 2 múi
  • Cơm cá hồi áp chảo
    • Cơm: 1,5 chén
    • Cá hồi: 40g
  • Salad trộn: 1 dĩa
  • Phô mai: 1 miếng
Ngày 4
  • Sandwich trứng ốp la
    • Sandwich: 2 lát
    • Trứng gà: 1 quả
    • Cà chua, dưa leo: 80g
  • Chuối: 1 quả
  • Bữa phụ: 
    • Sữa tươi ít đường: 180ml
    • Bắp luộc: 100g
  • Cơm bò xào ớt chuông
    • Cơm: 1,5 chén
    • Thịt bò: 40g
    • Ớt chuông: 80g
  • Canh cải soong: 1 chén
  • Lê: 80g
  • Bữa phụ: Dưa lưới: 100g
  • Cơm tôm rim
    • Cơm: 1,5 chén
    • Tôm: 50g
  • Súp lơ xào cà rốt: 1 chén
  • Canh cà chua: 1 chén
Ngày 5
  • Miến xào chay
    • Miến: 150g
    • Đậu hũ: 40g
    • Nấm, rau, giá: 80g
  • Bữa phụ:
    • Phô mai: 1 miếng
    • Mận: 80g
  • Cơm ếch kho sả:
    • Cơm: 1,5 chén
    • Ếch: 40g
  • Susu xào: 1 chén
  • Canh cải thảo: 1 chén
  • Bữa phụ: Yến mạch ngâm sữa:
    • Yến mạch: 30g
    • Sữa tươi ít đường: 100ml
    • Thanh long: 80g
  • Cơm cá diêu hồng sốt cà
    • Cơm: 1,5 chén
    • Cá diêu hồng: 40g
    • Cà chua: 80g
  • Cải thìa luộc: 1 chén
Ngày 6
  • Cháo thịt băm
    • Cháo trắng: 200g
    • Thịt heo băm: 40g
    •  Cà rốt: 40g
  • Bữa phụ: 
    • Sữa Nutricare Gastro: 220ml
    • Khoai môn luộc: 70g
  • Cơm tôm xào thập cẩm
    • Cơm: 1,5 chén
    • Tôm: 50g
    • Ớt chuông:40g
    • Đậu cove: 40g
    • Bắp non: 40g
  • Canh rau dền: 1 chén 
  • Bữa phụ: Dưa gang dằm: 200g
  • Cơm canh chua cá lóc:
    • Cơm: 1,5 chén
    • Cá lóc: 40g
    • Bạc hà: 30g
    • Đậu bắp: 30g
    • Thơm: 30g
    • Giá đậu xanh: 40g
Ngày 7
  • Bánh mì chả cá
    • Bánh mì: 1 ổ
    • Chả cá: 40g
    • Rau, dưa leo: 40g
  • Bữa phụ: Sandwich kẹp phô mai
    • Bánh sandwich: 2 lát
    • Phô mai: 1 miếng
  • Cơm chiên trứng
    • Cơm: 1 chén
    • Trứng gà: 1 quả
    • Cà rốt: 40g
    • Đậu cove: 40g
    • Bắp hạt: 30g
  • Canh cải soong thịt bò: 1 chén
  • Bữa phụ:
    • Sữa tươi ít đường: 110ml
    • Quýt: 1 quả
  • Cơm hến kho sả
    • Cơm: 2 chén
    • Hến: 50g
  • Cải thìa luộc: 80g
Thực đơn cho người đau dạ dày
Xây dựng thực đơn đa dạng, giàu dinh dưỡng cho người bệnh dạ dày

Thực đơn cho người đau dạ dày cần phải xây dựng một cách khoa học, áp dụng đúng các nguyên tắc theo lời khuyên của chuyên gia. Hãy để NRECI hỗ trợ quá trình này nếu bệnh nhân gặp khó khăn trong việc tự thiết kế thực đơn dinh dưỡng. Đơn vị luôn nhiệt tình tư vấn dinh dưỡng và hỗ trợ các khóa học dinh dưỡng/ đào tạo dinh dưỡng cho các đối tượng khác nhau.

Xem thêm: 

Ths.Bs Đặng Ngọc Hùng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu & Tư vấn Dinh dưỡng
Ths.Bs Đặng Ngọc Hùng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu & Tư vấn Dinh dưỡng
Rate this post
Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí
Form test

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)

Bài Liên Quan
Trộn sữa mẹ với sữa công thức được không?
Trộn sữa mẹ với sữa công thức được không? Hướng dẫn chi tiết cho mẹ
Trộn sữa mẹ với sữa công thức được không? Sữa mẹ được xem như một nguồn dinh dưỡng tốt cho...
Nguyên nhân sữa mẹ bị loãng
Nguyên nhân sữa mẹ bị loãng và Cách khắc phục từ Chuyên gia
Sữa mẹ là nguồn dưỡng chất tuyệt vời cho trẻ. Cũng vì vậy, khi sữa mẹ bị loãng, khá nhiều...
Khoá học Tư vấn Dinh dưỡng
Khoá học Tư Vấn Dinh Dưỡng Cộng đồng - Bệ phóng Chuyên gia dinh dưỡng
Dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với sức khoẻ của mỗi người. Thực chất, dinh dưỡng không chỉ...

Thời gian học:22/10/2024

Số buổi học:12

Hình thức học:Online qua Zoom

Giảng viên:BS.CKI. Đinh Trần Ngọc Mai, ThS.BS Lê Thị Thu Huyền,…

Học phí:6.000.000 VNĐ

[2024] Lộ trình đào tạo Dinh dưỡng Mẹ và Bé - Bí quyết cho mẹ khoẻ, bé thông minh
Ở trẻ em, không có gì quan trọng hơn chế độ dinh dưỡng phù hợp trong từng giai đoạn, giúp...

Thời gian học:29/07/2024

Số buổi học:13

Hình thức học:Online qua Zoom

Giảng viên:ThS.BS Đặng Ngọc Hùng, BS. Vi Thị Tươi, BS. Nguyễn Thị Hoà

Học phí:6.500.000 VNĐ

Thiết Kế Web Ô tô Bởi Vĩnh XD