.
.
.
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Thực đơn cho người cắt dạ dày

Sau cắt dạ dày nên ăn gì? Thực đơn cho người bị cắt dạ dày 

0

Sau khi thực hiện phẫu thuật cắt bỏ dạ dày, việc tuân thủ chế độ ăn uống là rất quan trọng để người bệnh có thể phục hồi nhanh chóng và tránh các biến chứng có thể xảy ra. Vậy nên thiết kế thực đơn cho người bị cắt dạ dày như thế nào? Sau đây là tư vấn từ các chuyên gia tại Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI).

Nguyên tắc ăn uống cho người sau phẫu thuật cắt dạ dày

Bệnh nhân cần tuân thủ các nguyên tắc ăn uống sau phẫu thuật cắt dạ dày để tránh các biến chứng và giúp phần dạ dày còn lại tiêu hóa thức ăn hiệu quả. Dưới đây là những nguyên tắc cụ thể:

Thực đơn cho người cắt dạ dày
Người bệnh nên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày
  • Đảm bảo được như cầu năng lượng: nâng mức năng lượng dần dần cho bệnh nhân để đạt được mức năng lượng chuẩn từ 25-35kcal/kg/ngày.
  • Cân đối và đầy đủ nhóm chất: bệnh nhân cắt dạ dày có nguy cơ thiếu chất rất cao do đáp ứng nhu cầu năng lượng và tiêu hóa thức ăn giảm, vì vậy cần cân đối các nhóm chất (đạm, đường, chất béo,vitamin, khoáng chất) để cơ thể không gặp suy dinh dưỡng sau phẫu thuật.
  • Tăng số lần ăn: Hạn chế ăn nhiều một lúc, thay vào đó nên ăn nhiều bữa trong ngày, tối thiểu 4 bữa. Điều này giúp cơ thể có thời gian tiêu hóa thức ăn.
  • Điều chỉnh lượng chất đạm và chất béo: Tránh ăn quá nhiều chất đạm và chất béo, vì chúng cần nhiều thời gian để tiêu hóa. Tốt nhất là chọn các nguồn protein như thịt gia cầm, cá, đậu hũ và các nguồn chất béo lành mạnh như dầu oliu, hạt và quả.
  • Chế biến thức ăn: Thức ăn nên được nấu nhừ để giảm độ cứng và dễ tiêu hóa hơn. Tránh ăn thức ăn sống hoặc không đảm bảo vệ sinh.
  • Chọn thực phẩm dễ hấp thu: Ưu tiên chọn các thực phẩm dễ hấp thu như chất bột và đường. Tuy nhiên, không nên dùng quá nhiều đường đơn glucose một lúc.
  • Ăn chậm và nhai kỹ: Nhai thức ăn kỹ trước khi nuốt giúp quá trình tiêu hóa diễn ra dễ dàng hơn.
  • Nghỉ ngơi sau khi ăn: Sau khi ăn xong, hãy nghỉ ngơi thoải mái để dạ dày có thời gian tiêu hóa thức ăn một cách hiệu quả.

Lưu ý rằng người đã cắt bỏ dạ dày chỉ nên sử dụng các thực phẩm chọn lọc và ăn từng ít một, để đảm bảo an toàn và tiêu hóa dễ dàng.

Người sau cắt dạ dày nên ăn gì?

Dưới đây là những điểm quan trọng cần nhớ khi xây dựng thực đơn cho người bị cắt dạ dày:

  • Tăng cường protein: Thực phẩm giàu protein không chỉ cung cấp chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể mà còn giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và ngăn ngừa bệnh tiêu chảy. Các nguồn protein bao gồm thịt, gia cầm, cá, trứng, phô mai và bơ là những lựa chọn tốt cho sức khỏe của bệnh nhân sau cắt dạ dày.
  • Ngũ cốc: Người bệnh nên chọn ngũ cốc ít chất xơ sau phẫu thuật cắt bỏ dạ dày. Chất xơ là một thành phần quan trọng trong chế độ dinh dưỡng cho người cắt dạ dày nhưng không nên cung cấp nhiều. Bệnh nhân hãy tuân theo khuyến cáo của bác sĩ để tối ưu hóa việc tiêu thụ chất xơ.
  • Trái cây và rau quả: Hầu hết các loại trái cây và rau xanh đều tốt cho người bệnh sau phẫu thuật cắt bỏ dạ dày. Tuy nhiên, trước khi ăn, hãy chắc chắn rằng các loại rau xanh đã được nấu chín và trái cây đã được gọt vỏ, bỏ hạt. Chuối và dưa hấu được xem là những loại quả tốt nhất cho người bệnh trong trường hợp này.
  • Sữa: Sữa là một nguồn chất dinh dưỡng quan trọng sau phẫu thuật cắt bỏ dạ dày. Người bệnh có thể lựa chọn sữa ít béo để đáp ứng nhu cầu cơ thể hàng ngày.
Thực đơn cho người cắt dạ dày
Có thể thêm ngũ cốc vào thực đơn cho người bị cắt dạ dày

Ngoài ra, người bệnh có thể cần bổ sung các loại vitamin như vitamin B1, B12 và sắt để bổ sung sức khỏe và ngăn ngừa thiếu máu sau phẫu thuật. Hạn chế ăn các loại thực phẩm lên men, gia vị cay nóng, hoa quả chua, chất kích thích và thực phẩm cứng cũng là điều cần lưu ý để đẩy nhanh quá trình phục hồi. Bệnh nhân cần tuân thủ các chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo chế độ ăn uống phù hợp.

Lưu ý về chế độ ăn uống cho người cắt dạ dày theo từng giai đoạn

Giai đoạn sau cắt 1-2 ngày

Trước đây, quan điểm không cho phép người bệnh ăn bằng đường tiêu hóa trong giai đoạn này. Thay vào đó, người bệnh được chờ đến khi có khả năng tiêu hóa trở lại trước khi bắt đầu ăn. Trong giai đoạn này, chủ yếu tập trung vào việc cung cấp nước và điện giải để đảm bảo lượng calo cần thiết cho cơ thể và giảm giáng hóa protein.

Tuy nhiên, hiện nay các chuyên gia đã nhận thấy rằng việc trì hoãn việc cho ăn không mang lại lợi ích cho người bệnh. Nếu không cho ăn qua đường tiêu hóa sớm, tế bào đường ruột có thể bị tổn thương và vi khuẩn trong ruột có thể xâm nhập vào máu. Nuôi dưỡng đường ruột sớm còn mang lại nhiều lợi ích khác cho người bệnh, bao gồm tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm giáng hóa protein.

Do đó, ở giai đoạn này, bệnh nhân có thể được cung cấp đường và điện giải thông qua tĩnh mạch. Có thể bắt đầu nuôi dưỡng đường tiêu hoá bằng cách cho người bệnh uống một lượng rất nhỏ thức uống được khuyến nghị. Nếu người bệnh gặp triệu chứng trướng bụng nặng, không nên cho uống.

Giai đoạn tiếp theo

Sau khi cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ dạ dày, thức ăn di chuyển nhanh hơn và trực tiếp đến phần đầu ruột non. Để giảm triệu chứng rối loạn sau phẫu thuật, người bệnh cần ăn chậm và nhai kỹ thức ăn, chế biến thực phẩm một cách cẩn thận. Nên chia nhỏ bữa ăn ít nhất 6 lần/ngày và tập trung vào các thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao.

Thực đơn cho người cắt dạ dày
Nên chọn thực phẩm lành mạnh, giàu dưỡng chất cho bệnh nhân

Nhóm thực phẩm nên được ưu tiên trong thực đơn cho người bị cắt dạ dày bao gồm: Tinh bột phức (ngũ cốc nghiền nát, khoai tây); thịt tươi và cá tươi; rau mềm; các sản phẩm sữa ít béo hoặc hỗ trợ tiêu hóa tốt, sữa chua (ít béo), dầu thực vật (dầu oliu),… Cần chế biến thức ăn bằng cách hầm lâu để tách kỹ các liên kết thực phẩm, giúp tiêu hoá và hấp thụ tốt hơn.

Giai đoạn sau phục hồi

Trong giai đoạn này, vết mổ đã liền và người bệnh đang hồi phục dần. Do đó, chế độ ăn cần cung cấp đủ calo và protein để tăng cường trọng lượng cơ thể và giúp người bệnh nhanh lành vết thương.

Đây là giai đoạn nên xây dựng một chế độ ăn giàu protein và calo. Lượng protein có thể lên đến 120-150g/ngày và lượng calo có thể lên đến 2500-3000kcal/ngày. Khẩu phần này cần được chia thành nhiều bữa trong ngày. Bệnh nhân nên sử dụng nhiều trứng, sữa và đậu để tăng cường lượng protein. Người bệnh cũng nên ăn nhiều loại trái cây để bổ sung vitamin nhóm B và nhóm C.

7 thực đơn cho người bị cắt dạ dày giàu dinh dưỡng

Thực đơn 1:

  • Bữa sáng: 300ml cháo gà. Sau khi ăn sáng khoảng 30 phút, uống 1 cốc trà ấm có dung tích 50ml.
  • Bữa phụ sáng: Uống 1 cốc sinh tố bơ có dung tích 200ml.
  • Bữa trưa: Ăn 1 phần cơm nát, kèm cá sốt cà chua và 1 bát rau luộc.
  • Bữa phụ chiều: Uống 200ml sữa bột pha.
  • Bữa tối: Ăn 1 phần cơm nát, kèm thịt bò hầm cà rốt và khoai tây, cùng 1 bát canh rau lang.
  • Trước khi đi ngủ: Uống 200ml sữa đậu nành.

Thực đơn 2: 

  • Bữa sáng: 1 bát nhỏ súp thịt nạc giá đỗ.
  • Bữa phụ sáng: 150ml nước ép hoa quả.
  • Bữa trưa: 1 bát nhỏ súp thịt nạc giá đỗ.
  • Bữa phụ chiều: 150ml sữa chua.
  • Bữa tối: 1 bát nhỏ súp thịt nạc giá đỗ.
  • Trước khi ngủ: 150ml sữa chua.

Thực đơn 3:

  • Bữa sáng: phở bò
  • Bữa phụ sáng: 200g vải hoặc nhãn.
  • Bữa trưa: 1 bát cháo thịt.
  • Bữa phụ chiều: 200ml sữa chua.
  • Bữa tối: 1 bát cháo thịt.
  • Trước khi ngủ: 50g bánh quy.
Thực đơn cho người cắt dạ dày
Cháo thịt – món ăn dưỡng dạ dày, dễ tiêu hóa cho bệnh nhân

Thực đơn 4: 

  • Bữa sáng: 1 bát phở xào với thịt bò, giá đỗ.
  • Bữa trưa: 1 bát cơm, 70g thịt gà luộc, 200g rau muống luộc.
  • Bữa phụ chiều: 200ml sữa chua.
  • Bữa tối: 1 bát cơm, 50g thịt lợn rim, 200g bí xanh luộc.
  • Trước khi ngủ: 200ml sữa.

Thực đơn 5: 

  • Bữa sáng: 1 cái bánh nếp, 50g giò lụa.
  • Bữa trưa: 1 bát cơm, 50g thịt băm viên hấp, canh bí xanh nấu tép khô.
  • Bữa phụ chiều: 200g na hoặc vải.
  • Bữa tối: 1 bát cơm, 2 chiếc chả lá lốt, canh rau ngót thịt nạc.
  • Trước khi ngủ: 1 quả trứng gà hấp.

Thực đơn 6:

  • Bữa sáng: 1 bát súp thịt nạc giá đỗ.
  • Bữa trưa: 1 bát cơm, 50g thịt nạc luộc, 100g giá đỗ xào.
  • Bữa phụ chiều: 200g đu đủ.
  • Bữa tối: 1 bát cơm, 70g cá rán, 200g cải xanh luộc.
  • Trước khi ngủ: 1 quả trứng gà hấp.

Thực đơn 7:

  • Bữa sáng: 1 cái bánh mì ruốc, 200ml sữa.
  • Bữa trưa: 2 bát cơm, súp thịt khoai tây, 200g đậu phụ hấp, 1 quả chuối tây.
  • Bữa tối: 2 bát cơm, trứng hấp thịt, 100g rau muống luộc.
  • Trước khi ngủ: 50b bánh bích quy, 100ml chè bột sắn.

Vừa rồi là mẫu thực đơn cho người bị cắt dạ dày chuẩn khoa học và giàu dinh dưỡng. Đặc biệt, nếu muốn đa dạng hóa thực đơn cho bệnh nhân, bạn có thể tham gia các khóa học dinh dưỡng tại Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI). Tại đây, các chuyên gia sẽ đào tạo dinh dưỡng từ cơ bản tới nâng cao cho học viên để từ đó chăm sóc tốt nhất cho sức khỏe bản thân và gia đình mình.

Xem thêm: 

Ths.Bs Đặng Ngọc Hùng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu & Tư vấn Dinh dưỡng
Ths.Bs Đặng Ngọc Hùng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu & Tư vấn Dinh dưỡng
5/5 - (1 bình chọn)

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)

Tư vấn dinh dưỡng cùng Bác sĩ
Form tư vấn dinh dưỡng [1]

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Tư vấn khóa học dinh dưỡng

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Form Đăng ký khóa học [1]
Bài Liên Quan
Thực phẩm tốt cho phổi
Thực phẩm tốt cho phổi, tăng cường hệ miễn dịch hô hấp 
Phổi là một trong những cơ quan quan trọng đối với cơ thể thực hiện chức năng chính là trao...
Thực phẩm giàu axit folic
Bí quyết "vàng" từ các thực phẩm giàu axit folic cho mẹ bầu và bé
Axit folic là một loại vitamin B, có thể tan trong nước, đóng vai trò quan trọng trong cơ thể...
Talkshow "Từ Cân nặng đến âu lo - Bạn không chỉ một mình!"
Giảm cân không chỉ là thay đổi vóc dáng, mà còn là hành trình thay đổi thói quen, lối sống...
Thực phẩm giàu omega 3
Thực phẩm giàu Omega 3 6 9 - "Bộ ba" quyền năng bảo vệ sức khỏe
Omega 3 không chỉ mang lại lợi ích cho thị lực, hỗ trợ giảm viêm, phòng ngừa bệnh về tim...
Thiết Kế Web Ô tô Bởi Vĩnh XD