.
.
.
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Thực đơn cho người viêm loét dạ dày

Thực đơn cho người viêm loét dạ dày: Nên và không nên ăn gì?

0

Bệnh viêm loét dạ dày là bệnh lý tiêu hóa phổ biến nhất trong số các bệnh lý thường gặp về đường tiêu hóa. Đặc biệt là bệnh lý liên quan nhiều nhất đến các thói quen sinh hoạt và việc ăn uống hàng ngày. Khi bệnh được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thường có chuyển biến tốt đẹp. Tuy nhiên, nếu bệnh không được điều trị kịp thời thường gây nên nhiều biến chứng và khiến bệnh trở nặng hơn. Vậy làm thế nào để xây dựng chế độ dinh dưỡng cũng như thực đơn cho người viêm loét dạ dày một cách hợp lý nhất?

Viêm loét dạ dày là gì? Nguyên nhân bệnh viêm loét dạ dày thường gặp

Viêm loét dạ dày là gì? Viêm loét dạ dày là các tổn thương niêm mạc, viêm sưng, tạo thành các ổ loét ở dạ dày.

Một số nguyên nhân dẫn đến viêm loét dạ dày thường gặp:

  • Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori): Đây là một loại vi khuẩn sinh sống và phát triển tại lớp nhầy của niêm mạc dạ dày. Các độc tố do chúng tiết ra làm lớp niêm mạc dạ dày mất khả năng chống lại acid từ dịch vị dạ dày dẫn đến thành niêm mạc không được bảo vệ và tổn thương. Lâu dần hình thành nên viêm và các vết loét dạ dày.
  • Do việc lạm dụng các sản phẩm thuốc giảm đau và kháng viêm: Việc lạm dụng các loại thuốc giảm đau và kháng viêm cũng như việc sử dụng bừa bãi trong một thời gian dài khiến cho thành niêm mạc dạ dày mất đi khả năng bảo vệ gây nên viêm loét dạ dày.
  • Do cường độ công việc, áp lực cuộc sống dẫn đến các căng thẳng, stress kéo dài cũng là nguyên nhân dẫn đến viêm loét dạ dày. Đặc biệt là những người phải chịu áp lực công việc cao, thường xuyên thức khuya, làm việc quá sức.
  • Do những thói quen xấu trong sinh hoạt hàng ngày như thường xuyên ăn không đúng bữa, ăn quá no hoặc vận động ngay sau khi ăn. Đặc biệt, thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm cay, nóng và các chất kích thích như bia, rượu, cafein.
Thực đơn cho người viêm loét dạ dày
Viêm loét dạ dày là các tổn thương niêm mạc, viêm sưng, tạo thành các ổ loét ở dạ dày

Nguyên tắc dinh dưỡng trong chế độ ăn của người viêm loét dạ dày – tá tràng

Đối với bệnh nhân bị viêm loét dạ dày thì việc xây dựng chế độ cũng như thực đơn cho người bệnh viêm loét dạ dày là điều cực kỳ cần thiết. Việc chú ý các nguyên tắc dinh dưỡng cũng như các lưu ý khi chế biến thức ăn cũng góp phần làm giảm triệu chứng cũng như tốt cho sức khỏe của người bệnh. Dưới đây là một số nguyên tắc trong việc tư vấn dinh dưỡng của chế độ ăn cũng như cách xây dựng thực đơn cần lưu ý:

  • Các loại thức ăn dành cho bệnh nhân viêm loét dạ dày cần được chế biến hợp lý giúp giảm tải cho dạ dày : Nên thái nhỏ thực phẩm trước khi nấu, cần nấu các thực phẩm một cách chín mềm, nên ăn thức ăn được chế biến bằng cách luộc, hấp để tránh dạ dày làm việc quá sức khi ăn quá nhiều dầu mỡ đồng thời dạ dày dễ hấp thụ hơn.
  • Người bệnh nên ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày và không nên ăn quá no giúp dạ dày thường xuyên có thức ăn để trung hòa các dịch vị acid do dạ dày tiết ra.
  • Khi ăn uống người bệnh nên tập trung cho việc ăn uống tránh vừa ăn vừa làm các việc riêng gây mất tập trung như xem phim, đọc sách,…Điều này giúp cho quá trình nhai nghiền nhuyễn thức ăn ở khoang miệng được diễn ra một cách hiệu quả từ đó giúp dạ dày tiêu hóa dễ dàng hơn.
  • Không nên sử dụng các loại thực phẩm gây kích ứng cho dạ dày như ăn đồ ăn quá cay, quá nóng hoặc quá lạnh. Các loại đồ ăn được muối chua, lên men.
  • Không nên để bản thân luôn ở trong trạng thái quá đói vì việc này khiến cho dạ dày co bóp nhiều hơn đồng thời có thể khiến cho dạ dày bị chảy máu. Ngoài ra, việc dạ dày co bóp quá mạnh khiến cho bệnh nhân đau đớn, quá trình tiêu hóa thức ăn cũng kém hiệu quả hơn.
Thực đơn cho người viêm loét dạ dày
Người bệnh viêm loét dạ dày nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày

Viêm loét dạ dày ăn gì? Thực đơn cho người viêm loét dạ dày nên bổ sung thực phẩm nào?

Bị viêm loét dạ dày nên ăn gì? Đối với người viêm loét dạ dày thì việc lựa chọn các loại thực phẩm trong quá trình chế biến thức ăn là điều vô cùng cần thiết và quan trọng. Đối với bệnh nhân bị viêm loét dạ dày nên ăn các thực phẩm được chế biến kĩ và nấu chín mềm đồng thời các loại thực phẩm cần tươi, sạch tránh các loại thực phẩm muối chua, lên men.

Một số thực phẩm cũng như thực đơn cho người viêm loét dạ dày nên bổ sung:

  • Nên lựa chọn các loại protein có trong sữa, trứng vì chúng vừa có tác dụng trung hòa các acid trong dịch vị dạ dày cũng như tốt cho sức khỏe.
  • Lựa chọn các sản phẩm giàu đạm từ thịt nạc, cá và nên được chế biến bằng cách hấp, om, luộc chín mềm giúp dạ dày dễ hấp thụ dinh dưỡng cũng như giảm tải hoạt động cho dạ dày.
  • Nên lựa chọn các loại rau, củ, quả non mềm được nấu dưới dạng súp, luộc chín mềm. Vừa giúp người bệnh bổ sung được các loại vitamin cũng như khoáng chất cần thiết đồng thời giúp dạ dày tránh các tổn thương do hạn chế được việc co bóp quá nhiều trong quá trình tiêu hóa thức ăn.
  • Lựa chọn sử dụng các loại thực phẩm ít mùi vị và giàu tinh bột để hấp thụ bớt các acid dạ dày như cơm nát, bánh mì, các loại khoai lang, cháo,…
Thực đơn cho người viêm loét dạ dày
Thực đơn cho người viêm loét dạ dày nên bổ sung nhiều loại rau, củ, quả 

Một số thực phẩm cần thiết và tốt cho người bệnh viêm loét dạ dày:

  • Cơm tẻ, bánh mỳ, khoang lang,…
  • Chuối, đậu bắp,…
  • Các loại nước ép như nước ép táo,…
  • Các loại canh, súp, cháo,…
  • Các loại trà thảo mộc như trà xanh, trà hoa cúc,…
  • Nghệ và mật ong: Là bài thuốc dân gian giúp điều trị bệnh viêm loét dạ dày cực kỳ tốt và hiệu quả.

Một số lưu ý trong chế độ ăn của người viêm loét dạ dày

Ngoài các loại thực phẩm tốt cho dạ dày mà người bệnh viêm loét dạ dày cần tránh. Thì ngoài ra, trong việc xây dựng chế độ dinh dưỡng cũng như thực đơn cho người viêm loét dạ dày cần tránh các loại thực phẩm không có lợi sau:

  • Các thực phẩm được chế biến bằng phương pháp muối chua, lên men như: dưa cà muối chua, hành hẹ, cần tây, giá đỗ,… Đây là các loại thực phẩm vừa khiến tăng lượng acid dạ dày vừa khiên sình hơi, chướng bụng gây khó chịu đến sức khỏe của người bệnh cần tránh.
  • Nên tránh và hạn chế các loại thực phẩm được chế biến nhiều dầu mỡ, tẩm ướp nhiều gia vị cay như đồ chiên, rán, các loại đồ cay nóng như ớt, tiêu, gừng khô,…Việc ăn quá nhiều các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ khiến cho dạ dày khó hấp thụ, thường bị đầy bụng, gây khó chịu khi dịch vị được tiết ra nhiều để tiêu hóa các thức ăn nhiều dầu mỡ.
  • Tránh sử dụng các loại đồ uống chứa nhiều ga, cồn, cafein như rượu, bia, thuốc lá, cà phê,…

Chế độ sinh hoạt cho người viêm loét dạ dày

Ngoài việc xây dựng thực đơn cho người viêm loét dạ dày một cách hợp lý thì việc xây dựng cũng như tư vấn dinh dưỡng cùng chế độ sinh hoạt cho người viêm loét dạ dày cũng không kém phần quan trọng. Một số lời khuyên cho việc xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh cho người bệnh viêm loét dạ dày:

  • Duy trì thói quen ăn uống khoa học như ăn uống đúng giờ, ăn chậm nhai kỹ, ăn đúng khẩu phần ăn, ăn đầy đủ và đa dạng các loại thực phẩm cũng như cách chế biến phù hợp với tình trạng sức khỏe. Không nên ăn quá no cũng như để bản thân quá đói mới ăn. Hạn chế các loại thực phẩm có hại cho dạ dày.
  • Thường xuyên duy trì các thói quen lành mạnh như hạn chế thức khuya, đi ngủ đúng giờ,…
  • Không vận động mạnh ngay sau khi ăn, sau khi ăn xong cần nghỉ ngơi và không nằm luôn sau khi ăn.
  • Luôn giữ gìn vệ sinh ăn uống như lựa chọn các loại thực phẩm tươi sống, lành mạnh, hạn chế dầu mỡ cũng như các thực phẩm lên men, muối chua, cay nóng. Ăn các loại thực phẩm được nấu chín kỹ, đun sôi,…
  • Hạn chế sử dụng bừa bãi cũng như lạm dụng các loại thuốc gây ảnh hưởng đến hoạt động của dạ dày như thuốc giảm đau, thuốc chống viêm. Chỉ thực sự sử dụng khi cần thiết hoặc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Tránh xa các loại căng thẳng, stress, thức khuya, lo âu kéo dài. Thường xuyên tham gia các hoạt động sinh hoạt vui chơi, văn nghệ giúp cho tinh thần khỏe mạnh, thoải mái.
  • Xây dựng chế độ tập luyện thường xuyên và duy trì một cách có hiệu quả phù hợp với từng người bệnh. Việc tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên giúp bệnh nhân nâng cao sức khỏe thể chất cũng như tinh thần mỗi ngày.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích có hại cho cơ thể. Điều này là cực kỳ cần thiết và quan trọng trong việc điều trị cho bệnh nhân viêm loét dạ dày.
Thực đơn cho người viêm loét dạ dày
Duy trì thói quen ăn uống, khoa học

Trên đây là bài viết giúp độc giả có cái nhìn rõ hơn về tầm quan trọng cũng như cách xây dựng chế độ thực đơn cho người viêm loét dạ dày. Từ đó giúp người bệnh có thể xây dựng được chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) được biết đến là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực Nghiên cứu, tư vấn và dịch vụ liên quan đến lĩnh vực Dinh dưỡng. Hiện tại Viện có hai mảng chính là Đào tạo dinh dưỡngTư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Bạn có thể tham gia các khóa học đào tạo dinh dưỡng cũng như nhận được những lời khuyên hữu ích về tình trạng bệnh thì có thể liên hệ với chúng tôi qua website, hotline để được hỗ trợ.

Xem thêm: 

Ths.Bs Đặng Ngọc Hùng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu & Tư vấn Dinh dưỡng
Ths.Bs Đặng Ngọc Hùng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu & Tư vấn Dinh dưỡng
Rate this post
Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí
Form test

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)

Bài Liên Quan
Trộn sữa mẹ với sữa công thức được không?
Trộn sữa mẹ với sữa công thức được không? Hướng dẫn chi tiết cho mẹ
Trộn sữa mẹ với sữa công thức được không? Sữa mẹ được xem như một nguồn dinh dưỡng tốt cho...
Nguyên nhân sữa mẹ bị loãng
Nguyên nhân sữa mẹ bị loãng và Cách khắc phục từ Chuyên gia
Sữa mẹ là nguồn dưỡng chất tuyệt vời cho trẻ. Cũng vì vậy, khi sữa mẹ bị loãng, khá nhiều...
Khoá học Tư vấn Dinh dưỡng
Khoá học Tư Vấn Dinh Dưỡng Cộng đồng - Bệ phóng Chuyên gia dinh dưỡng
Dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với sức khoẻ của mỗi người. Thực chất, dinh dưỡng không chỉ...

Thời gian học:22/10/2024

Số buổi học:12

Hình thức học:Online qua Zoom

Giảng viên:BS.CKI. Đinh Trần Ngọc Mai, ThS.BS Lê Thị Thu Huyền,…

Học phí:6.000.000 VNĐ

[2024] Lộ trình đào tạo Dinh dưỡng Mẹ và Bé - Bí quyết cho mẹ khoẻ, bé thông minh
Ở trẻ em, không có gì quan trọng hơn chế độ dinh dưỡng phù hợp trong từng giai đoạn, giúp...

Thời gian học:29/07/2024

Số buổi học:13

Hình thức học:Online qua Zoom

Giảng viên:ThS.BS Đặng Ngọc Hùng, BS. Vi Thị Tươi, BS. Nguyễn Thị Hoà

Học phí:6.500.000 VNĐ

Thiết Kế Web Ô tô Bởi Vĩnh XD