
Thiếu sắt, thiếu máu có tác động tiêu cực đến với sức khỏe con người. Bởi máu đóng vai trò cực kì quan trọng trong hệ tuần hoàn, vận chuyển oxi lên não. Thiếu sắt thiếu máu bị ảnh hưởng lớn nhất bởi chế độ ăn uống không đầy đủ, hoặc các vấn đề liên quan đến chảy máu, mất máu. Để giải quyết vấn đề này, Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng cung cấp cho bạn một số thông tin cần thiết để xây dựng thực đơn cho người thiếu máu thiếu sắt!
Tin liên quan:
Nguyên nhân cơ thể bị thiếu máu, thiếu sắt
Thiếu máu, thiếu sắt là tình trạng thường thấy, nhất là đối với phụ nữ. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thiếu sắt, nhưng chung quy lại được chia thành 3 nhóm chính sau:
Cơ thể không được cung cấp đủ lượng sắt cần thiết
- Do nhu cầu sắt tăng so với mức bình thường: thường gặp đối với trẻ em bước vào tuổi dậy thì và phụ nữ do mất máu nhiều ở các thời kì kinh nguyệt, phụ nữ đang trong thai kì hoặc đang cho con bú…
- Do ăn uống thiếu: đây là nguyên nhân khá phổ biến. Tuy sắt là chất có mặt trong nhiều loại thực phẩm, song chúng là nguyên tố khó hấp thụ. Vì vậy, những người ăn kiêng, người già, hoặc có chế độ dinh dưỡng không cân đối, ăn không đủ…sẽ gặp tình trạng thiếu máu thiếu sắt.
- Giảm hấp thu sắt do bệnh lý của cơ thể: thường là những bệnh liên quan đến đường ruột như viêm ruột, viêm dạ dày, cắt đoạn ruột, dạ dày.
- Giảm hấp thu sắt do một số loại thức ăn, điển hình là tanin, phytat trong trà, café, nước uống có gas…

Do cơ thể bị mất máu mạn tính
Tình trạng thiếu máu trong, xảy ra do một số vấn đề sức khỏe như: viêm loét dạ dày, ung thư ruột kết, chảy máu đường tiết niệu, sau phẫu thuật…
Rối loạn chuyển hóa bẩm sinh – Hypotransferrinemia
Đây là trường hợp hiếm gặp, khi cơ thể không tổng hợp được transferrin để vận chuyển sắt. Từ đó, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho tim, gan, xương khớp như đau xương khớp, tiểu đường, suy tim….
Bị thiếu máu, thiếu sắt ảnh hưởng đến sức khoẻ như thế nào?
- Thiếu máu, thiếu sắt gây ra rất nhiều ảnh hưởng cho người bệnh, trước mắt ảnh hưởng tới sinh hoạt hằng ngày do các triệu chứng như: đau đầu, ăn uống không ngon, dễ mệt khi vận động, khó ngủ, da xanh xao, những bộ phận khác như niêm mạc mắt, môi tái nhợt, nhìn mất sức sống.
- Ở lứa tuổi vị thành niên, có thể gây ra tình trạng tăng trưởng chậm về cân nặng và chiều cao, rụng tóc, khả năng ăn uống kém….
- Đặc biệt nghiêm trọng, đối với phụ nữ có thai có thể ảnh hưởng đến thai nhi, dễ gặp là thai phát triển chậm, nhẹ cân, băng huyết khi sinh…
Chế độ ăn cho người bị thiếu máu, thiếu sắt
Đối với người lớn
- Đối với người lớn thiếu máu, chế độ ăn cần cung cấp đầy đủ và cân bằng 4 nhóm chất cơ bản cần thiết cho cơ thể: tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.
- Cải thiện chất lượng bữa ăn hằng ngày để đảm bảo cung cấp đủ hàm lượng sắt mà cơ thể cần (được quy định tùy theo độ tuổi, giới tính và tình trạng sức khỏe)
- Tăng cường nhóm thực phẩm có chứa đạm nhiều sắt, acid folic và vitamin, đặc biệt là vitamin nhóm B:
Nhóm Đạm động vật
- Đối với thịt: ưu tiên thịt màu đỏ: như thịt bò, thịt gà tây, gan, thịt lợn… Khuyến cáo nên cung cấp 45-60g đạm/ngày, tương đương với 200-300g thịt/ngày
- Đối với thủy hải sản có cá thu, cá hồi, hàu, sò, ốc… Nên ăn với tần suất 2-3 bữa/tuần.
- Trứng và đặc biệt là lòng đỏ trứng vì có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, nhất là sắt. Nên ăn 2-3 quả trứng/ tuần.

Nhóm Đạm thực vật
- Nhóm rau màu xanh đậm như cải bó xôi, súp lơ xanh… Nên ăn từ 300-400g/ngày.
- Nhóm đậu và các loại hạt như: hạt đều, hạnh nhân , đậu hà lan…
- Các loại quả mọng như: nho, dâu tây, việt quất,… Các loại quả này chứa đồng thời nhiều sắt và cả vitamin C, hỗ trợ cải thiện tốt lượng máu trong cơ thể và tăng hấp thu sắt, người bệnh nên dùng với tần suất 100-200g/ngày.
- Hạn chế sử dụng các chất có chứa Tanin làm ức chế khả năng hấp thu sắt như: trà, cà phê,…
- Tuân thủ theo chỉ định của Bác sĩ, Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng hoặc bổ sung bằng đường uống theo sự hướng dẫn của người có chuyên môn để đạt hiệu quả cải thiện tốt nhất.
Đối với trẻ em
Tình trạng thiếu máu, thiếu sắt ở trẻ em có một số nguyên nhân khác với người lớn như: thiếu sữa mẹ, ăn bột thiếu thành phần sắt, bé bị rối loạn hấp thu, tiêu chảy kéo dài, bé lớn nhanh trong khi chế độ ăn chưa thay đổi…
Để điều trị, cần phải cho trẻ bổ sung sắt và chế phẩm của sắt theo chỉ định của Bác sĩ. Đồng thời, cải thiện thực đơn dinh dưỡng theo một số nguyên tắc cơ bản như:
- Tăng cường các loại thực phẩm giàu sắt trong thực đơn ăn uống mỗi ngày như: thịt đỏ, nội tạng, trứng, các loại hạt, các loại đậu…
- Nên ăn các loại trái cây có hàm lượng vitamin C cao như: ổi, dâu tây, cam, nho….
- Ăn đa dạng và đầy đủ 4 nhóm chất cần thiết: tinh bột, đạ, béo, vitamin và khoáng chất
- Thiết kế thực đơn dinh dưỡng cho trẻ theo khuyến nghị chung phù hợp với độ tuổi, giới tính, cân nặng, chiều cao,…
Tham khảo thực đơn cho người thiếu máu thiếu sắt trong 7 ngày
Dưới đây là thực đơn 7 ngày cho người thiếu máu thiếu sắt, bạn đọc có thể tham khảo nhé:
Buổi sáng | Buổi trưa | Buổi chiều | |
Ngày 1 | 2 lát bánh mì nguyên hạt
5 hoặc 6 hạt điều hoặc hạnh nhân Trái cây: chuối, táo |
Các món ăn chứa cá hồi
Các loại rau xanh: cải xanh, rau bina |
Các món chứa thịt gia cầm, thịt bò
Bông cải xanh, khoai lang |
Ngày 2 | Bột ngũ cốc/bột yến mạch
1 quả chuối |
Món ăn chứa thịt gà
Khoai tây, rau sống và các loại đậu |
Thịt heo nướng, rau bina, đậu khuôn |
Ngày 3 | Bánh mì nướng hoặc ngũ cốc
Salad cà chua Trứng và bơ |
Thịt bò xào súp lơ,cà rốt, rau xanh
1 quả chuối |
Bò sốt cà chua
Gà nướng cùng mì spaghetti sốt cà chua |
Ngày 4 | 3 lát bánh mì nướng nguyên cám
1 cốc sữa Trái cây chứa vitamin C như cam, ổi, bưởi… |
Cá hun khói
Thịt heo xào bông cải xanh Khoai tây nghiền |
Cơm/ khoai lang
Tôm xào thịt Rau cải luộc |
Ngày 5 | Yến mạch sữa chua
1 quả trứng gà luộc 1 quả táo |
Thịt gà rang
Rau xanh luộc 1 quả lê |
Thịt heo luộc
Rau xào hoặc salad Trái cây |
Ngày 6 | Bánh mì phết mứt dâu
1 ly sữa |
Khoai lang nướng
Thịt kho trứng Rau xanh luộc |
Cá hấp
Cà ri và khoai tây nghiền Đậu lăng |
Ngày 7 | 3 lát bánh mì nướng và ngũ cốc ăn sáng
1 ly trà chanh mật ong |
Thịt gà kho
Khoai tây nghiền và bông cải xanh luộc |
Mì trộn thịt bò sốt cà chua
Salad rau củ Trái cây |
Lời khuyên của chuyên gia với những người thiếu máu, thiếu sắt
- Nên có một chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng và khoa học;
- Không nên uống trà, cà phê ngay sau khi ăn (nên cách ít nhất 2h);
- Nên bổ sung đầy đủ lượng nước được khuyến nghị theo cân nặng;
- Ăn các thực phẩm giàu sắt cùng với thực phẩm giàu vitamin C;
- Tăng cường vận động cơ thể để tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh lý nhiễm trùng (nguy cơ gây thiếu sắt cho cơ thể);
- Kiểm tra sức khỏe định kì để bổ sung sắt kịp thời;
- Tư vấn dinh dưỡng từ Bác sĩ, Chuyên gia nhằm tăng hiểu biết về dinh dưỡng, cải thiện chế độ ăn uống, từ đó cải thiện sức khỏe.

Trên hết, việc duy trì một thực đơn cho người thiếu máu thiếu sắt cân bằng là vô cùng quan trọng đối với những người thiếu máu thiếu sắt. Bằng cách bổ sung các thực phẩm giàu chất sắt như thịt đỏ, gan, hạt, các loại rau xanh lá và trái cây, bạn có thể nâng cao mức sắt trong cơ thể một cách tự nhiên. Đồng thời, hãy kết hợp việc tiêu thụ các loại thực phẩm giàu vitamin C để tăng khả năng hấp thụ chất sắt. Nếu bạn gặp phải triệu chứng thiếu máu nghiêm trọng, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và điều trị phù hợp.
Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng hoạt động với hai mảng chính là Tư vấn dinh dưỡng và Đào tạo dinh dưỡng. Chúng tôi tự hào có đội ngũ chuyên gia dinh dưỡng giàu kinh nghiệm và kiến thức sâu sắc để cung cấp các giải pháp tư vấn dinh dưỡng tốt nhất cho khách hàng. Đồng thời, chúng tôi cung cấp các khóa học đào tạo dinh dưỡng chất lượng, giúp bạn nắm vững kiến thức và kỹ năng để trở thành một chuyên gia dinh dưỡng đáng tin cậy. Hãy đến với chúng tôi để được tư vấn và đào tạo dinh dưỡng chuyên nghiệp, mang lại sự phát triển toàn diện cho sức khỏe và lối sống dinh dưỡng.
Xem thêm:
- Thực đơn cho người sau phẫu thuật mau phục hồi sức khoẻ
- Thiếu máu não ăn gì? Thực đơn cho người thiếu máu não
- Xây dựng thực đơn cho người mỡ máu như thế nào?

- Địa chỉ: 105 Đường Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, Tp. Hồ Chí Minh
- Hotline: 0888 334 478
- Fanpage: Viện Nghiên Cứu & Tư Vấn Dinh Dưỡng
- Thạc sĩ Y học Cổ truyền – Đại học Y Dược TP.HCM
- Giảng viên thỉnh giảng Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur
- Giảng viên thỉnh giảng Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn
- Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng
Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học: Đánh giá tác dụng giảm béo của phương pháp cấy chỉ các huyệt khí hải, trung quản, thiên xu, thủy đạo, thủy phân, tứ mãn kết hợp can thiệp chế độ ăn uống trên bệnh nhân béo phì.
Đặt hẹn Tư vấn dinh dưỡng cùng Bác sĩ
Đăng ký Khóa học dinh dưỡng
