.
.
.
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Viêm cầu thận mạn sống được bao lâu?

Viêm cầu thận mạn là gì? Viêm cầu thận mạn sống được bao lâu?

0

Tham vấn y khoa: BS NGUYỄN THỊ HÒA – Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) – Chức vụ: Phó Viện Trưởng

Bệnh viêm cầu thận mạn hiện nay đang ngày càng trở nên phổ biến, thường gặp ở những người thuộc độ tuổi từ trung niên trở lên. Khi mắc bệnh, một trong những vấn đề mà bệnh nhân và người thân quan tâm nhất là viêm cầu thận mạn sống được bao lâu, cần chăm sóc dinh dưỡng thế nào?  Hôm nay, bác sĩ từ Viện Nghiên cứu và tư vấn dinh dưỡng sẽ giải đáp về băn khoăn này của bạn đọc.

Viêm cầu thận mạn là gì?

Trước khi tư vấn viêm cầu thận mạn sống được bao lâu, bác sĩ sẽ chia sẻ đến bạn một số thông tin về loại bệnh này. Viêm cầu thận mạn là một hội chứng lâm sàng xảy ra do một nhóm các bệnh thận bao gồm viêm tiểu cầu và viêm các nút mao mạch trong vỏ thận ở cả hai thận, làm suy giảm dần chức năng thận. Biểu hiện lâm sàng của viêm cầu thận là phù từng đợt, protein niệu, tăng huyết áp, hồng cầu niệu thường xuyên. (1)

Viêm cầu thận mạn sống được bao lâu?
Viêm cầu thận mạn là hội chứng nhiều người gặp phải

Nguyên nhân, dấu hiệu dẫn đến viêm cầu thận mạn

Nguyên nhân viêm cầu thận mạn

Viêm cầu thận mạn nguyên phát 

Viêm cầu thận mạn nguyên phát không rõ căn nguyên, tổn thương cầu thận xuất phát từ cơ chế miễn dịch.

Các hình thức lắng đọng phức hợp miễn dịch tại cầu thận

Phức hợp miễn dịch lưu thông trong máu rồi lắng đọng ở cầu thận, như bệnh thận IgA, bệnh lupus ban đỏ hệ thống.

Bản chất thành phần cấu trúc của cầu thận là kháng nguyên, kháng nguyên kích thích cơ thể sinh ra kháng thể. Phản ứng của kháng nguyên và kháng thể xảy ra ở cầu thận.

Kháng nguyên

Các chuyên gia cho rằng có hai nguồn kháng nguyên là kháng nguyên ngoại sinh và kháng nguyên nội sinh. Các kháng nguyên ngoại sinh, có thể là các chất lạ xâm nhập vào cơ thể hay các thành phần của vi sinh vật.

Các kháng nguyên nội sinh, có thể là các protein bất thường được sản xuất từ các khối u, các protein bất thường được tạo ra dưới tác dụng của các enzym vi sinh vật hoặc bản thân IgG của bệnh nhân bị biến đổi trở thành tự kháng nguyên do hệ miễn dịch bị rối loạn.

Phản ứng kháng nguyên và kháng thể tạo ra các phức hợp miễn dịch lưu thông trong máu. Nếu dư thừa kháng thể đồng thời ít kháng nguyên thì phức hợp miễn dịch tạo thành thường có kích thước lớn, sẽ bị các tế bào hệ thống lưới nội mô bắt giữ, triệt tiêu và được loại bỏ khỏi hệ tuần hoàn.

Nếu dư thừa kháng nguyên đồng thời ít kháng thể thì phức hợp miễn dịch tạo thành thường có kích thước nhỏ và lọt qua được sự kiểm soát của tế bào hệ lưới nội mô sẽ tồn tại trong tuần hoàn máu. Các phức hợp miễn dịch sẽ được lắng đọng ở cầu thận trong quá trình cầu thận lọc máu.

Phức hợp miễn dịch có thể lắng đọng ở các vị trí khác nhau trong cầu thận tùy theo kích thước và điện tích của phức hợp miễn dịch. 4 vị trí phức hợp miễn dịch lắng đọng ở cầu thận, đó là:

  • Dưới tế bào nội mô (ở khoang giữa tế bào nội mô và màng nền).
  • Trong màng nền cầu thận làm tăng độ dày màng nền, có thể làm chia cắt màng nền tạo thành các hình gai (viêm cầu thận màng tăng sinh tuýp 1 và tuýp 3). Nếu lắng đọng nhiều ở lớp đặc của màng nền thì gọi là bệnh lắng đọng đặc (viêm cầu thận màng tăng sinh tuýp 2).
  • Dưới tế bào biểu mô (podocyt), phức hợp miễn dịch nằm trong khoang giữa tế bào biểu mô và màng nền.
  • Ở khoang gian mạch.

Quá trình viêm tại cầu thận

Quá trình viêm tại cầu thận là quá trình viêm vô khuẩn bởi vì tương tác kháng thể – kháng nguyên và lắng đọng phức hợp miễn dịch ở cầu thận đã hoạt hóa hệ thống bổ thể, hoạt hóa các bạch cầu đơn nhân, bạch cầu đa nhân, tế bào mast, hoạt hóa hệ đông máu, hệ kinin nhằm loại trừ phức hợp miễn dịch. Hậu quả của quá trình này là gây viêm và tổn thương cầu thận, làm thay đổi tính thấm của màng nền cầu thận, để lọt protein và hồng cầu vào nước tiểu.

Quá trình viêm tại cầu thận không kết thúc được và diễn biến nặng lên theo từng đợt do chưa nắm rõ và chưa loại trừ được kháng nguyên, đồng thời bản thân quá trình viêm tại cầu thận còn làm giải phóng ra các chất trung gian gây viêm, các enzym phân giải, các chất hóa ứng động bạch cầu hoặc do rối loạn của hệ thống miễn dịch khiến quá trình viêm tiếp tục tiến triển.

Phản ứng viêm tại cầu thận có biểu hiện là tăng sinh các tế bào cầu thận như tế bào nội mô, tế bào gian mạch; sưng phồng các tế bào biểu mô, tế bào nội mô; hợp nhất chân tế bào biểu mô, xâm nhập các tế bào viêm như bạch cầu đơn nhân, bạch cầu đa nhân, bạch cầu lympho vào cầu thận; nở rộng khoang gian mạch, dày màng nền cầu thận và tăng sinh chất gian mạch.

Chất gian mạch tăng sinh có thể ở khoang gian mạch tràn vào khoang giữa tế bào nội mô và màng nền cầu thận, tạo nên hình đường viền đôi của màng nền cầu thận, lắng đọng những phức hợp miễn dịch và bổ thể, các fibrin ở cầu thận. Các biến đổi trên kéo dài trong một khoảng thời gian sẽ gây xơ hóa cầu thận, các cầu thận xơ hóa bị loại ra khỏi vòng chức năng.

Số lượng cầu thận bị loại ra khỏi vòng chức năng ngày càng lớn sẽ làm chức năng thận suy giảm ngày càng nặng và không phục hồi được, cuối cùng cả hai thận không thực hiện được chức năng, người bệnh bị suy thận giai đoạn cuối.

Một vài loại tổn thương mô bệnh học

  • Viêm cầu thận ổ đoạn
  • Tổn thương cầu thận tối thiểu
  • Viêm cầu thận màng
  • Viêm cầu thận lan tỏa
Viêm cầu thận mạn sống được bao lâu?
Viêm cầu thận mạn do nhiều nguyên nhân gây ra

Viêm cầu thận mạn thứ phát

Nguyên nhân gây viêm cầu thận mạn thứ phát thường là:

  • Bệnh hệ thống: Viêm đa cơ và viêm da cơ, lupus ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì toàn thể;
  • Bệnh rối loạn chuyển hóa: Bệnh nhiễm bột (amyloidosis), đái tháo đường;
  • Bệnh tăng huyết áp: Người bị cao huyết áp có thể bị tổn thương các mao mạch cung cấp đến thận, trong thời gian dài huyết áp không được kiểm soát sẽ dẫn đến xơ hóa mạch máu, đặc biệt là các mạch máu nhỏ tại cầu thận;
  • Bệnh mạch máu hệ thống: Viêm đa động mạch dạng nút (polyarteritis nodosa), viêm thành mạch dị ứng (Henoch-Schonlein-Purpura), bệnh u hạt Wegener;
  • Bệnh thận di truyền: Hội chứng móng – xương bánh chè, hội chứng Alport, hội chứng màng nền mỏng
  • Một số bệnh thận khác: Hội chứng tan máu – tăng ure máu, viêm thận Shunt.

Viêm cầu thận mạn do yếu tố gia đình

Theo kết quả của thống kê của Tổ chức Thận Quốc gia tại Mỹ, những người có nguy cơ mắc bệnh viêm cầu thận mạn tính đều có đặc điểm chung là có người thân trong gia đình cũng mắc những bệnh lý tương tự. Do vậy, viêm thận mạn tính cũng được xem xét là có ảnh hưởng di truyền giữa những thành viên trong gia đình.

Dấu hiệu viêm cầu thận mạn

Viêm cầu thận mạn thường không có triệu chứng ở những giai đoạn đầu nên người bệnh khó phát hiện nếu không đi khám định kỳ. Bệnh nhân bắt đầu nhận biết những dấu hiệu lâm sàng khi chức năng lọc nước và chất thải khỏi máu của cầu thận đã suy giảm rõ rệt. Lúc này, người bệnh bắt đầu xuất hiện những triệu chứng như:

  • Chuột rút cơ bắp
  • Ngứa da
  • Cảm giác đầy bụng, buồn nôn, nôn, chậm tiêu
  • Sức khỏe suy yếu rõ rệt
  • Tần suất đi tiểu thay đổi bất thường, hầu như là ít dần, trong nước tiểu có bọt và máu
  • Giảm nhu cầu ăn uống
  • Phù ở chân, bàn chân, mắt cá chân, có xu hướng tăng dần, nặng thêm theo quá trình tiến triển của bệnh
  • Thiếu máu: Thời điểm đầu nhẹ hoặc chưa có triệu chứng, khi diễn biến nặng thì mức độ nghiêm trọng hơn, bệnh nhân bị hoa mắt, chóng mặt, da nhợt nhạt,…
  • Khó thở.
Viêm cầu thận mạn sống được bao lâu?
Viêm cầu thận mạn gây ngứa da, mẩn đỏ

Bệnh viêm cầu thận mạn có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau như nguyên phát, thứ phát, do yếu tố gia đình,… Biểu hiện bệnh tương đối khó phát hiện trong giai đoạn sớm. Do đó, tốt nhất bạn nên khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và xử lý kịp thời nếu có những biểu hiện bất thường về sức khỏe.

Người bị viêm cầu thận mạn sống được bao lâu?

Vậy người viêm cầu thận mạn sống được bao lâu? Thời gian sống của người bệnh này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Viêm cầu thận giai đoạn nào: Giai đoạn càng muộn thì việc điều trị càng khó khăn hơn, thời gian sống cũng bị rút ngắn hơn.
  • Nguyên nhân: Viêm cầu thận mạn phát sinh từ những nguyên nhân khác nhau sẽ có thời gian sống thêm khác nhau.
  • Biến chứng: Bệnh nhân viêm cầu thận nếu có biến chứng thì sẽ có tiên lượng kém hơn so với người không bị biến chứng.
  • Tuân thủ điều trị: Việc tuân thủ đúng phác đồ điều trị sẽ giúp người bệnh có sức khỏe tốt hơn, kéo dài thời gian sống.
  • Tình trạng dinh dưỡng: Người bệnh được chăm sóc dinh dưỡng đầy đủ, phù hợp có sức khỏe tốt và khả năng chống chọi với bệnh tật tốt hơn.
  • Lối sống: Những người có lối sống khoa học cũng sẽ thu được hiệu quả điều trị bệnh tốt hơn.

Như vậy, người bị viêm cầu thận mạn sống được bao lâu phụ thuộc nhiều yếu tố khác nhau. Trong những trường hợp nhẹ, không có biến chứng, điều trị tích cực và có chế độ dinh dưỡng hợp lý thì người bệnh có thể sống thêm nhiều năm mà không gặp vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. 

Viêm cầu thận mạn nên ăn gì? Tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng cùng bác sĩ NRECI  

Viêm cầu thận mạn nên ăn gì?

Nguyên tắc dinh dưỡng 

  • Bảo đảm cung cấp năng lượng là 35 kcal/kg/cân nặng lý tưởng mỗi ngày;
  • Protid là 0,8g/kg cân nặng lý tưởng mỗi ngày;
  • Lipid: Chiếm 20 đến 25% tổng năng lượng, trong đó chia đều giữa acid béo no, acid béo chưa no nhiều nối đôi và một nối đôi.
  • Lưu ý cân bằng nước và điện giải, cụ thể:
    • Ăn nhạt tương đối, dưới 2000mg natri mỗi ngày;
    • Nếu có chỉ định cần hạn chế nước ăn và uống: nước = V dịch mất bất thường (sốt, nôn, ỉa chảy,…) + V nước tiểu + 300 đến 500 ml (tuỳ theo mùa trong năm).
  • Bảo đảm cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất, chất xơ cung cấp là 15 – 25g/ngày
  • Nên ăn 04 bữa/ngày.
Viêm cầu thận mạn sống được bao lâu?
Lưu ý thiết kế thực đơn phù hợp cho người viêm cầu thận mạn

Theo Bác sĩ Nguyễn Thị Kim Hải – Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng: “Rất nhiều bệnh nhân viêm cầu thận mạn kiêng khem quá mức làm bệnh nhân rơi vào tình trạng sụt cân quá mức ảnh hưởng tới sức khỏe, làm nặng bệnh hơn. Trong thực đơn của viêm cầu thận mạn cần tiết chế lại lượng protein vừa phải với chức năng thận , do đó người bệnh nên cần sự tư vấn của chuyên gia dinh dưỡng để lên thực đơn phù hợp tránh gây sụt cân và làm nặng bệnh hơn.”

Tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng cùng bác sĩ NRECI

Qua những thông tin trên, bạn đã có thể biết viêm cầu thận mạn sống được bao lâu, cần lưu ý gì. Việc nâng cao thời gian sống cho người viêm cầu thận mạn cần đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng. Và nếu băn khoăn với việc thiết kế thực đơn dinh dưỡng cho người bệnh viêm cầu thận mạn như thế nào đúng cách, bạn hãy đến với Viện NRECI nhé. Quy trình tư vấn, thiết kế thực đơn tại NRECI rất khoa học, bao gồm các bước cơ bản như:

  • Xác định tình trạng dinh dưỡng của người bệnh;
  • Xác định khẩu phần ăn và đưa ra đánh giá cơ bản;
  • Khai thác về tiền sử dinh dưỡng, mức độ chức năng thận, tiền sử viêm cầu thận, đang điều trị bằng phương pháp nào;
  • Bác sĩ NRECI tư vấn dinh dưỡng trực tiếp cho người bệnh;
  • Bác sĩ hướng dẫn xây dựng thực đơn chi tiết từng ngày theo từng đối tượng cụ thể, theo đúng mức độ viêm cầu thận mạn.

Trên đây là chia sẻ về vấn đề viêm cầu thận mạn sống được bao lâu cùng một số lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Nếu còn băn khoăn khi thiết kế thực đơn cho người bệnh viêm cầu thận mạn, bạn hãy đến với Viện NRECI để được hỗ trợ nhanh nhất.

Xem thêm: 

Tài liệu tham khảo: 

Rate this post

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)

Tư vấn dinh dưỡng cùng Bác sĩ
Form tư vấn dinh dưỡng [1]

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Tư vấn khóa học dinh dưỡng

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Form Đăng ký khóa học [1]
Bài Liên Quan
Thiếu hụt vitamin D gây bệnh gì?
Thiếu vitamin D gây bệnh gì? Khuyến nghị bổ sung vitamin D chuẩn Chuyên gia
Vitamin D là một trong những vi chất thiết yếu đối với sức khỏe cơ thể. Vitamin D giúp xương...
[RECAP] Talkshow “Từ cân nặng đến âu lo - Bạn không chỉ một mình!”
Viện Nghiên cứu & Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) đã có một cuối tuần cháy hết mình khi buổi Talkshow...
Thực phẩm tốt cho gan
 10+ thực phẩm tốt cho gan, tăng cường sức khỏe  
Gan có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cơ thể. Bảo vệ và hỗ trợ gan hoạt động...
Thực phẩm tốt cho phổi
Thực phẩm tốt cho phổi, tăng cường hệ miễn dịch hô hấp 
Phổi là một trong những cơ quan quan trọng đối với cơ thể thực hiện chức năng chính là trao...
Thiết Kế Web Ô tô Bởi Vĩnh XD