Tiêu chuẩn chẩn đoán suy thận và cách điều trị suy thận hiệu quả
Tham vấn y khoa: BS NGUYỄN THỊ HÒA – Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) – Chức vụ: Phó Viện Trưởng
Suy thận là bệnh lý có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh. Biểu hiện lâm sàng của suy thận thường không rõ ràng ở giai đoạn sớm, khiến người bệnh khó phát hiện. Do đó, khám sức khỏe định kỳ và làm xét nghiệm suy thận là cần thiết để giúp phát hiện bệnh sớm. Trong giới y học ngày nay, việc chẩn đoán suy thận cũng như đánh giá tình trạng thận của bệnh nhân đã trở nên phức tạp và quan trọng hơn bao giờ hết. Điều này đòi hỏi người bệnh cần hiểu biết về tiêu chuẩn chẩn đoán suy thận và cách điều trị suy thận hiệu quả để có thể phối hợp với bác sĩ điều trị tốt nhất. Hãy cùng Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) bắt đầu hành trình tìm hiểu về những khía cạnh này qua bài viết bên dưới.
Tin liên quan:
- Chế độ ăn, thực đơn cho người suy thận độ 3 chuẩn khoa học
- Suy thận độ 2 nên ăn gì? Thực đơn cho người suy thận độ 2
- Chế độ dinh dưỡng, thực đơn cho người suy thận mạn độ 3
- “Cảnh báo” 10 dấu hiệu suy thận ở nam giới cần phát hiện sớm
- Người suy thận ăn được hoa quả gì? 9+ hoa quả khuyên dùng cho người suy thận
Phương pháp chẩn đoán suy thận
Suy thận là tình trạng thận bị tổn thương, suy giảm chức năng lọc máu và bài tiết chất thải ra khỏi cơ thể. Suy thận có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, mỗi nguyên nhân có thể có các phương pháp chẩn đoán riêng.
Chẩn đoán xác định
Phương pháp chẩn đoán xác định suy thận dựa trên một loạt các yếu tố quan trọng, nhằm xác định tình trạng bệnh lý một cách chính xác. Tùy theo mỗi nguyên nhân sẽ có những cách chẩn đoán khác khau. Dưới đây là một số phương pháp chẩn đoán suy thận được xác định theo từng nguyên nhân:
- Nguyên nhân trước thận: Thường bao gồm các nguyên nhân gây giảm dòng máu hiệu dụng tới thận, dẫn tới giảm áp lực lọc cầu thận và gây ra thiểu niệu hoặc vô niệu. Việc chẩn đoán nguyên nhân trước thận thường dựa vào các biểu hiện lâm sàng như sự mất nước, mất máu, giảm huyết áp, nhịp tim nhanh và tụt huyết áp,… Ngoài ra, các xét nghiệm cận lâm sàng cũng có thể giúp chẩn đoán tình trạng này, chẳng hạn như tăng nồng độ creatinin máu, ure máu, giảm độ lọc cầu thận.
- Nguyên nhân tại thận: Các nguyên nhân tại thận bao gồm các tổn thương thực thể tại thận, gặp trong các bệnh cầu thận và bệnh của các mạch máu nhỏ trong thận,…Những bệnh này thường được chẩn đoán dựa vào các triệu chứng lâm sàng như: phù, protein niệu, hemat niệu, tăng huyết áp, thiểu niệu hoặc vô niệu,… Bên cạnh đó, các xét nghiệm cận lâm sàng như tăng nồng độ creatinin máu, ure máu, giảm độ lọc cầu thận, protein niệu, hemat niệu, tăng bạch cầu trong nước tiểu,…cũng có thể giúp chẩn đoán suy thận.
- Nguyên nhân sau thận: Các nguyên nhân tạo ra sự cản trở trong việc dẫn nước tiểu từ thận bao gồm tắc đường tiết niệu cao và tắc đường tiết niệu thấp. Chẩn đoán suy thận dựa vào nguyên nhân sau thận thường xác định trên các biểu hiện như tiền sử bệnh (sỏi thận, phì đại tuyến tiền liệt, hoặc ung thư tuyến tiền liệt). Các triệu chứng như đau ở vùng lưng, tiểu ít, tiểu buốt, tiểu rắt, cùng với việc thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng như xét nghiệm máu và xét nghiệm nước tiểu cũng được sử dụng để làm cơ sở cho quá trình chẩn đoán.
Chẩn đoán thể lâm sàng
Việc sử dụng phương pháp lâm sàng để chẩn đoán suy thận mạn giúp bác sĩ xác định tình trạng suy thận và bắt đầu điều trị kịp thời để ngăn ngừa các biến chứng tiềm ẩn cũng như cải thiện tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Quy trình này thường bao gồm:
- Nồng độ ure và creatinin trong máu tăng: Là một trong những dấu hiệu đặc trưng của suy thận cấp. Điều này xảy ra sau khi có nguyên nhân bệnh tác động, do chức năng lọc cầu thận giảm đáng kể.
- Mức lọc cầu thận giảm: Chức năng lọc cầu thận giảm đi đáng kể trong suy thận cấp và thường xảy ra đột ngột sau khi có sự tác động của nguyên nhân bệnh. Mức lọc cầu thận thấp hơn thông thường là một trong những chỉ báo chính để xác định suy thận cấp.
Chẩn đoán phân biệt
Chẩn đoán suy thận thông qua phương pháp chẩn đoán phân biệt là một quá trình quan trọng để phân biệt giữa các tình trạng khác nhau có thể gây tăng nồng độ creatinin và ure máu, cụ thể:
Phân biệt suy thận cấp và tăng ure máu:
- Tăng ure máu có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân, bao gồm lượng protein vào cơ thể tăng, xuất huyết đường tiêu hóa, quá trình giải phóng và việc sử dụng thuốc như corticoid hoặc tetracycline.
- Trong suy thận cấp, tăng ure máu thường kết hợp với tăng creatinin huyết thanh, mức lọc cầu thận giảm và xuất hiện đột ngột sau khi có nguyên nhân bệnh tác động.
Phân biệt đợt tiến triển nặng của suy thận mạn và suy thận cấp:
- Đôi khi, việc phân biệt suy thận cấp và đợt tiến triển nặng của suy thận mạn dựa trên lâm sàng có thể gặp khó khăn. Nhiều bệnh nhân có thể không bị phát hiện có bệnh thận cho đến khi có biểu hiện vô niệu và có thể bị chẩn đoán nhầm là suy thận cấp.
- Trong suy thận mạn, bệnh nhân có tiền sử về bệnh thận – tiết niệu, creatinin và ure huyết thanh tăng từ trước, có thiếu máu tương ứng với mức độ suy thận, tăng huyết áp và nhiều dấu hiệu khác.
Phân biệt suy thận cấp chức năng và suy thận cấp thực tổn:
- Suy thận cấp do nguyên nhân trước thận có thể phân biệt với suy thận cấp do tổn thương thực thể. Khi suy thận cấp mới chỉ là suy thận chức năng, chức năng của ống thận vẫn còn tốt và khả năng tái hấp thu natri và cô đặc nước tiểu của thận vẫn được duy trì.
- Trong suy thận cấp do tổn thương thực thể, các chức năng ống thận bị suy giảm. Phân tích sinh hóa máu và nước tiểu có thể giúp phân biệt giữa suy thận chức năng và suy thận thực tổn.
Suy thận có chữa khỏi không? Điều trị như thế nào?
Khả năng chữa khỏi suy thận mạn luôn là vấn đề mà các bệnh nhân suy thận quan tâm. Tuy nhiên, để trả lời câu hỏi này thì bạn cần xem xét nhiều yếu tố quan trọng khác nhau. Suy thận cấp tính có khả năng điều trị nhưng suy thận mạn tính thì không thể hoàn toàn chữa khỏi. Mặc dù suy thận mạn tính không thể hoàn toàn chữa khỏi, nhưng việc can thiệp và điều trị kịp thời có thể ngăn chặn sự tiến triển của bệnh, giảm đi các triệu chứng và giảm nguy cơ những biến chứng nguy hiểm từ suy thận mạn tính đối với sức khỏe.
Như đã nói ở trên, khả năng chữa khỏi suy thận là một vấn đề nan giải. Do đó, việc lựa chọn phương pháp điều trị cần xem xét nhiều yếu tố quan trọng. Để có một quá trình điều trị hiệu quả và tối ưu hóa chất lượng cuộc sống thì điều trị suy thận cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Mức độ suy thận: Là mức độ tổn thương thận của bệnh nhân, được đánh giá thông qua các chỉ số như tỷ lệ lọc thận (GFR). Tùy thuộc vào mức độ suy thận, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
- Nguyên nhân suy thận: Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây suy thận và đây cũng là một yếu tố quan trọng cần xem xét khi lựa chọn phương pháp điều trị. Một số nguyên nhân suy thận có thể được điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật.
- Tình trạng dinh dưỡng: Đây cũng là yếu tố quan trọng khi lựa chọn phương pháp điều trị. Một chế độ ăn uống lành mạnh và kiểm soát lượng thực phẩm phù hợp có thể giúp kiểm soát suy thận.
- Tuổi: Tuổi của bệnh nhân cũng ảnh hưởng đến phương pháp điều trị. Người bệnh cao tuổi thường có nhiều bệnh lý đi kèm, do đó phương pháp điều trị cần được cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
- Bệnh lý đi kèm: Người bệnh suy thận thường có nhiều bệnh lý đi kèm, chẳng hạn như tiểu đường, cao huyết áp, bệnh tim mạch điều này cũng ảnh hưởng đến phương pháp điều trị suy thận. Các bệnh lý này cũng cần được điều trị tích cực để kiểm soát và ngăn ngừa biến chứng.
Người suy thận nên ăn gì? Tránh ăn gì?
Theo các bác sĩ từ Viện Nghiên cứu và Tư vấn dinh dưỡng (NRECI): “Sau khi được chẩn đoán suy thận, chế độ ăn uống hợp lý chính là yếu tố quan trọng nhất giúp kiểm soát bệnh và ngăn ngừa các biến chứng. Tuy nhiên, chế độ ăn dành cho người suy thận phụ thuộc vào giai đoạn bệnh của họ.”
Để hiểu rõ cách cung cấp dinh dưỡng cho bệnh nhân suy thận, bạn cần tuân theo một số nguyên tắc cơ bản:
- Cung cấp đủ năng lượng: Để duy trì hoạt động của cơ thể, người suy thận cần đảm bảo cung cấp đủ lượng năng lượng. Bởi đây được xem là một phần quan trọng trong kế hoạch ăn uống của người bệnh thận. Với mức khoảng 30-35 Kcal/kg/ngày (tương đương 1500 – 1700 Kcal đối với người có trọng lượng 50kg) sẽ giúp duy trì trạng thái dinh dưỡng cơ bản và hỗ trợ sức khỏe tổng thể của người bệnh.
- Giảm đạm: Người mắc bệnh thận, nếu tiêu thụ quá nhiều protein sẽ gây thêm áp lực lên chức năng thận và tăng nguy cơ gây hại cho sức khỏe. Lượng protein khuyến nghị cho người bệnh thận là từ 0,6 – 0,8 g/kg cân nặng/ngày. Tuy nhiên, việc hạn chế đạm có thể thay đổi tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh và tần suất lọc máu. Để thay thế đạm động vật, người bệnh có thể ăn các loại đạm thực vật như nấm, đậu nành, đậu xanh,…
- Ăn nhạt (Hạn chế Natri): Natri là một chất điện giải cần thiết cho cơ thể, nhưng ăn quá nhiều natri có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm tăng huyết áp, sưng tấy và tổn thương thận. Lượng natri khuyến nghị cho người trưởng thành là ít hơn 2g mỗi ngày. Để giảm lượng natri nạp vào cơ thể, bạn nên hạn chế ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn đóng hộp, đồ đông lạnh, thực phẩm muối chua, khoai tây chiên, thịt chế biến sẵn, bánh mì,… Thay vào đó, bạn có thể sử dụng các loại gia vị khác để thay thế muối.
- Hạn chế các thực phẩm giàu kali: Khi bị suy thận, cơ thể không thể lọc lượng kali thừa thải ra khỏi cơ thể một cách hiệu quả. Việc tăng hàm lượng kali trong máu có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe tim mạch. Một số thực phẩm giàu kali mà người suy thận nên hạn chế ăn bao gồm chuối, khoai tây, bơ,rau lá màu xanh đậm,…
- Hạn chế các thực phẩm giàu photpho: Photpho là một khoáng chất cần thiết cho cơ thể, nhưng khi bị suy thận thì thận không thể lọc hết photpho và lượng phốt pho dư thừa có thể tích tụ trong máu, gây ra các vấn đề nghiêm trọng. như cường giáp, loãng xương, xơ vữa động mạch, khô da, ngứa, đỏ mắt,…Người bệnh suy thận cần hạn chế tiêu thụ các thực phẩm giàu photpho như phô mai, sữa, lòng đỏ trứng, rau quả khô, ngũ cốc nguyên cám, cá mòi, hàu,…
- Hạn chế nước khi có chỉ định của Bác sĩ: Khi thận bị tổn thương, khả năng bài tiết nước của cơ thể bị suy giảm. Do đó, người bệnh suy thận nên hạn chế uống quá nhiều nước để tránh tình trạng tích tụ nước trong cơ thể, dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng như phù nề, suy tim,…Tùy thuộc vào tình trạng bệnh thận và phương pháp điều trị, bác sĩ có thể yêu cầu hạn chế lượng nước uống hàng ngày hoặc cắt giảm nhu cầu nước.
Tư vấn chế độ ăn cho người suy thận tại NRECI
Để đảm bảo người suy thận nhận đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết, cũng như hạn chế các chất có hại cho thận thì việc tư vấn là rất quan trọng. NRECI là một viện nghiên cứu và tư vấn dinh dưỡng uy tín, với đội ngũ chuyên gia dinh dưỡng giàu kinh nghiệm. Đến với NRECI, bạn sẽ được tư vấn để xây dựng chế độ ăn uống khoa học, giúp kiểm soát bệnh hiệu quả và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Quy trình tư vấn chế độ ăn cho người suy thận tại NRECI bao gồm các bước sau:
- Xác định tình trạng dinh dưỡng người bệnh: Để xây dựng chế độ ăn uống phù hợp cho người suy thận, các chuyên gia dinh dưỡng tại NRECI sẽ thực hiện việc đánh giá tình trạng dinh dưỡng hiện tại của người bệnh. Bao gồm việc xác định trọng lượng, chiều cao, BMI và mức độ sụt giảm cân nếu có. Ngoài ra, họ cũng sẽ thu thập thêm thông tin về các chỉ số dinh dưỡng khác như khối lượng cơ, khối lượng mỡ, khối lượng xương, khối lượng nước, mỡ nội tạng.Khai thác và đánh giá khẩu phần ăn: Người bệnh suy thận sẽ được khảo sát chi tiết về thói quen ăn uống cũng như khẩu phần ăn hàng ngày. Điều này sẽ giúp chuyên gia dinh dưỡng xác định những thực phẩm và chất dinh dưỡng mà người bệnh đang ăn quá nhiều hoặc quá ít, có nguy cơ thiếu hụt vi chất hay không.
- Khai thác tiền sử dinh dưỡng, tiền sử suy thận, mức độ suy thận, phương pháp đang điều trị: Những thông tin này sẽ hỗ trợ các chuyên gia dinh dưỡng trong việc thiết kế thực đơn phù hợp với tình trạng sức khỏe và nhu cầu cá nhân của người bệnh.
- Tư vấn dinh dưỡng chuyên biệt cùng bác sĩ: Với sự tư vấn từ đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng, bạn sẽ được đánh giá toàn diện về tình trạng sức khỏe, mức độ suy thận, phương pháp điều trị và các loại thuốc đang sử dụng. Từ đó, các bác sĩ sẽ đưa ra các khuyến nghị dinh dưỡng phù hợp nhất với nhu cầu của bạn.
- Xây dựng thực đơn chi tiết từng ngày theo từng cá thể, từng mức độ suy thận: Dựa trên thông tin đã thu thập, các chuyên gia dinh dưỡng sẽ xây dựng thực đơn dinh dưỡng cá nhân hóa cho từng bệnh nhân suy thận. Thực đơn này sẽ bao gồm các loại thực phẩm và lượng thực phẩm cần thiết để đảm bảo cung cấp đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho từng mức độ suy thận.
Suy thận là một trong những bệnh lý nghiêm trọng, có thể xảy ra ở mọi độ tuổi và ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người bệnh. Trong bài viết này, NRECI đã cung cấp những thông tin về quá trình chẩn đoán suy thận và tầm quan trọng của việc sớm nhận biết bệnh để bắt đầu điều trị kịp thời. Chẩn đoán suy thận giúp bảo vệ sức khỏe thận và ngăn ngừa biến chứng. Do đó, việc phát hiện và điều trị sớm có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả điều trị, giảm chi phí và hạn chế tối đa biến chứng, đặc biệt là nguy cơ tử vong. Hãy luôn quan tâm đến sức khỏe của bạn và không ngần ngại thăm khám định kỳ để đảm bảo thận luôn khỏe mạnh.
Xem thêm:
- Suy thận độ 4 sống được bao lâu? Dinh dưỡng cho người suy thận độ 4
- “Cảnh báo” 10 dấu hiệu suy thận ở nam giới cần phát hiện sớm
- Suy thận nên ăn gì? TOP thực phẩm tốt cho người suy thận
- Thực đơn cho người suy thận độ 4
Tài liệu tham khảo:
- (1): Bộ Y Tế (2015). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về thận – tiết niệu. https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Quyet-dinh-3931-QD-BYT-tai-lieu-chuyen-mon-Huong-dan-chan-doan-dieu-tri-benh-ve-than-tiet-nieu-2015-292501.aspx
Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí
Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.
VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)
- 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, TP. HCM
- Hotline: 0888 844 732
- Fanpage: https://www.facebook.com/nreci.org
- Website: https://nreci.org
Tham vấn y khoa
Tôi là Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa, hiện đang là Trưởng khoa Dinh dưỡng Nhi tại Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI). Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dinh dưỡng, giúp các bệnh nhân vượt qua tình trạng suy dinh dưỡng, thừa cân béo phì. Ngoài ra, tôi còn khắc phục các vấn đề về bệnh lý như suy thận, tiểu đường, rối loạn chuyển hóa… Sứ mệnh của tôi là mang kiến thức dinh dưỡng chuẩn khoa học tới với cộng đồng, để từ đó góp phần nâng cao tầm vóc và sức khỏe của người Việt Nam. Hy vọng rằng những chia sẻ của tôi sẽ giúp ích phần nào cho công cuộc nâng cao sức khỏe cộng đồng.
Quy trình kiểm duyệt nội dung tại Viện Nghiện cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI)