.
.
.
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Suy thận độ 4

Suy thận độ 4 sống được bao lâu? Dinh dưỡng cho người suy thận độ 4

0

Tham vấn y khoa: BS NGUYỄN THỊ HÒA – Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) – Chức vụ: Phó Viện Trưởng

Suy thận giai đoạn 4 cho thấy cấu trúc thận tổn thương và chức năng bị suy giảm nghiêm trọng. Ở giai đoạn này điều quan trọng nhất là phải quản lý sức khỏe của người bệnh tốt nhất có thể. Để làm được điều này, người bệnh cần phải kết hợp chặt chẽ giữa phác đồ điều trị với chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi. Trong bài viết sau đây, Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) sẽ cung cấp một số thông tin bổ ích về suy thận độ 4 cũng như chế độ dinh dưỡng phù hợp, hãy cùng theo dõi nhé!

Suy thận độ 4 có nguy hiểm không?

Suy thận độ 4 với GFR dao động từ 15-39ml/ phút. Chỉ số này cho thấy thận đã mất khoảng 85-90% chức năng vốn có và bị tổn thương nghiêm trọng. Để người bệnh suy trì sự sống cần phải có sự hỗ trợ từ các liệu pháp y tế. Mặc dù vậy nhưng độ nguy hiểm của suy thận cấp 4 còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

  • Mức độ suy thận: Suy thận cấp độ 4 được xem là giai đoạn gần cuối của bệnh suy thận (giai đoạn 5 là giai đoạn cuối). Ở giai đoạn này, các triệu chứng biểu hiện rõ ràng và gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người bệnh. Suy thận độ 4 nếu can thiệp điều trị kịp thời có thể giảm triệu chứng, hạn chế biến chứng tác động.
  • Nguyên nhân suy thận: Nguyên nhân gây bệnh suy thận có thể do vị trí tổn thương giải phẫu học và bệnh căn nguyên chủ yếu tại thận hoặc thứ phát sau mắc các bệnh lý toàn thân. Nếu không kiểm soát và điều trị bệnh lý thì bệnh lý tiến triển cũng làm bệnh suy thận thêm trầm trọng, khó điều trị, gia tăng biến chứng nguy hiểm.
  • Phương thức điều trị: Những người mắc suy thận giai đoạn 4 cần phải được chạy thận hoặc được ghép thận để có thể đảm bảo sức khỏe, duy trì đời sống sinh hoạt bình ổn nhất. Nếu người bệnh không được điều trị phương pháp phù hợp thì thời gian sống không lâu, gia tăng biến chứng:
  • Tình trạng dinh dưỡng: Người bệnh cần duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, lối sống khoa học, nếu không tuân thủ, người bệnh khó kéo dài tuổi thọ và tăng biến chứng nguy hiểm.
  • Tuổi: Suy thận ở người cao tuổi là tình trạng thận đã hoạt động nhiều năm và dần lão hóa theo thời gian. Khi càng lớn tuổi, kích thước của thận sẽ dần giảm đi. Khi đó, lưu lượng máu đi qua thận giảm, chức năng lọc cũng bị giảm. Thế nên, tiên lượng người bệnh lớn tuổi sẽ không tốt bằng người trẻ.
  • Bệnh lý đi kèm: Tăng huyết áp, đái tháo đường, tim mạch, xơ vữa động mạch,… đều là những bệnh lý đi kèm phổ biến khi mắc bệnh suy thận. Và các bệnh này khiến tình trạng người bệnh thêm nặng, khó kiểm soát và tăng biến chứng nguy hiểm. Chẳng hạn tăng huyết áp sẽ dần làm giảm mức lọc cầu thận gây nên hậu quả không được đào thải các chất cặn bã, độc hại, nước. Tất cả tích tụ trong mạch máu và khiến cho huyết áp tiếp tục tăng dẫn đến nguy hiểm cho cơ thể.
Phân độ suy thận
Phân độ suy thận

Theo đó, có thể thấy suy thận độ 4 nguy hiểm bởi thận đã suy giảm chức năng và tổn thương trầm trọng. Tuy nhiên, mức độ nguy hiểm còn tùy người bệnh bởi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Với những người mắc bệnh suy thận độ 4 cần phải kiểm soát bệnh lý, tuân thủ phác đồ điều trị, kết hợp chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt lành mạnh để kéo dài tuổi thọ, phòng ngừa biến chứng nguy hiểm. 

Triệu chứng thường gặp ở người suy thận giai đoạn 4

Các triệu chứng của bệnh suy thận thường không điển hình, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác ở giai đoạn đầu. Người bệnh thường phát hiện ở các giai đoạn muộn bởi triệu chứng, dấu hiệu ngày càng rõ và đi kèm một trong số các biểu hiện sau:

Giảm lượng nước tiểu 

Dấu hiệu bất thường ở lượng nước tiểu, việc đi tiểu tiện là một trong những dấu hiệu phổ biến nhận biết bệnh suy thận. Nguyên nhân do chức năng thận bị suy giảm, có thể khiến việc đi tiểu nhiều hay ít hơn bình thường. Người bệnh thường gặp phải tình trạng đi tiểu lượng nước ít, nhưng có cảm giác căng tức khó chịu. Và người bệnh đi tiểu nhiều thường gặp vào ban đêm do thận suy yếu, chức năng lọc bị hạn chế.

Ngoài ra, chức năng lọc của thận bị suy giảm dẫn đến tình trạng thất thoát protein và tế bào máu vào trong nước tiểu. Từ đó, khiến cho nước tiểu bị sủi bọt, có màu đậm, lẫn mùi khó chịu.

Phù 

Phù cũng là một trong những dấu hiệu điển hình của bệnh suy thận. Biểu hiện sưng phù thường thấy rõ nhất ở tay, chân, mặt, cổ chân, bàn chân,… Chức năng của thận suy giảm, chất lỏng dư thừa không được loại bỏ, lọc thải ra mà mà tích tụ những trong các mô mềm và tế bào gây phù.

Khó thở không rõ nguyên nhân

Khó thở có thể đến từ việc mệt mỏi, lao động nhiều hoặc là dấu hiệu cảnh báo của rất nhiều bệnh lý cho nên rất dễ nhầm lẫn và khiến người bệnh chủ quan. Và khó thở cũng là dấu hiệu của bệnh suy thận.

Do thận hoạt động kém, chức năng suy giảm không thể lọc thải các chất ra khỏi cơ thể, dẫn đến tích tụ trong 2 lá phổi kèm tình trạng thiếu máu. Vì vậy, cơ thể bị ứ dịch, kèm theo chức năng phổi suy giảm.

Bên cạnh đó, lượng hồng cầu giảm cũng làm cho quá trình vận chuyển oxy trong máu gặp khó khăn. Từ đó, khiến cho người bệnh cảm thấy khó thở, thở nông mà không biết rõ nguyên nhân. Ngoài ra, thỉnh thoảng người bệnh còn cảm thấy hơi thở có mùi hôi nặng, khó chịu do các chất thải tích tụ nhiều trong cơ thể dẫn đến hôi miệng.

Suy thận độ 4
Biểu hiện suy thận gây khó thở

Đau hoặc cảm thấy nặng ngực

Dấu hiệu đau lưng hay đau ở phần hông thường gặp khi mắc bệnh suy thận khi mà cấu trúc của thận bị tổn thương như tình trạng viêm bể thận, sỏi thận. Cùng với đó, người bệnh cũng xuất hiện dấu hiệu đau bụng dưới do mắc sỏi niệu quản hoặc nhiễm trùng bàng quang.

Bên cạnh đó, chức năng thận suy giảm không thể đào thải hết lượng kali dư thừa khiến cho lượng kali này tích tụ quá nhiều trong máu, dẫn đến tình trạng tăng kali máu. Người bệnh bị tăng kali máu sẽ xuất hiện các triệu chứng bất thường ở tim như nhịp tim bất thường và đau tim, đau nặng ngực,…

Mệt mỏi, uể oải

Mệt mỏi, uể oải do nhiều nguyên nhân gây ra và cũng là những dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nào đó. Trong đó, khi mắc suy thận cũng biểu hiện triệu chứng này. Khi thận khỏe mạnh, hoạt động tốt sẽ sinh ra lượng hormone erythropoietin – hormone này có khả năng truyền tín hiệu, thông báo cho cơ thể tạo ra các tế bào hồng cầu mang oxy.

Cấu trúc thận bị tổn thương, chức năng suy giảm sẽ  tạo ra lượng ít hormone này hơn bình thường, do đó cơ thể có ít các tế bào hồng cần vận chuyển oxy. Do vậy, cơ thể dễ bị thiếu máu trở nên mệt mỏi, đuối sức, đầu óc kém tập trung và không tỉnh táo thường xuyên. Dù không làm việc vất vả, gắng sức nhưng người bệnh vẫn thấy mệt mỏi, uể oải.

Kém ăn, buồn nôn, nôn

Kém ăn, chán ăn, ăn không ngon miệng, buồn nôn và dễ nôn là những dấu hiệu cảnh báo của bệnh suy thận. Các chức năng thận bị suy giảm, rối loạn nghiêm trọng các dấu hiệu này sẽ ngày càng trở nên nặng và rõ ràng, nhất là bệnh ở giai đoạn cuối.

Thận không lọc thải tốt khiến cho các chất độc như ure, các acid amin và creatinin tích tụ nhiều trong cơ thể. Điều này khiến người bệnh kém ăn, ăn không ngon, chán ăn, vị giác thay đổi, miệng có mùi vị của kim loại. Thông thường, người bệnh dễ bị buồn nôn và thường nôn vào sáng sớm.

Suy thận độ 4
Chán ăn, buồn nôn

Sụt cân không rõ nguyên nhân

Cân nặng tụt giảm nhanh mà không biết nguyên nhân hay không giảm cân, ép cân cần chú ý sức khỏe. Bởi có thể là dấu hiệu cảnh báo của một bệnh lý nào đó, trong đó có bệnh suy thận. Người bệnh suy thận không còn đủ lượng protein để nuôi dưỡng cơ thể, dẫn đến mất cơ, sụt giảm cân, yếu cơ.

Ngứa ngáy

Ngứa ngáy là một trong những dấu hiệu điển hình của bệnh suy thận. Do thận hoạt động kém, chức năng lọc thải suy giảm dẫn đến các chất độc tích tụ ngày càng nhiều. Khi cơ thể tích tụ nhiều chất độc khiến cho da toàn thân cơ thể ngứa ngáy, nổi mẩn như dị ứng. Một số người làn da trở nên khô ráp, đôi khi cơ thể có thể kèm theo mùi hôi. Với những tình trạng suy thận ở cấp độ nặng thì mức độ ngứa ngáy, nổi mẩn ngày càng nghiêm trọng, dễ nhận biết.

Co rút cơ 

Chuột rút chân hoặc co rút cơ ở những vị trí khác trên cơ thể cũng là một trong cách nhận biết bệnh suy thận. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do chức năng của thận suy giảm dẫn đến mất cân bằng nồng độ natri, kali, canxi và các chất điện giải khác. Chính điều này đã các hoạt động của các cơ bị gián đoạn và dẫn đến chuột rút, co rút cơ.

Suy thận độ 4
Co rút cơ là một trong những cách nhận biết bệnh lý suy thận

Thiếu máu (biểu hiện hoa mắt, chóng mặt)

Thiếu máu cũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo sức khỏe có vấn đề và nhiều bệnh lý, trong đó có suy thận. Thận không chỉ đảm nhiệm vai trò lọc máu mà còn có khả năng sản sinh hormone erythropoietin – hormone kích thích tủy xương sản xuất hồng cầu.

Thận bị tổn thương và suy giảm chức năng thì việc tạo ra hormone erythropoietin cũng ít hơn bình thường. Từ đó, cơ thể có ít các tế bào hồng cần vận chuyển oxy, gây thiếu máu. Cơ thể thiếu máu khiến não không được cung cấp đủ lượng oxy cần thiết, dẫn đến trí nhớ suy giảm, mất tập trung, dễ bị hoa mắt và chóng mặt.

Việc nhận biết sớm triệu chứng của bệnh suy thận rất quan trọng. Với những dấu hiệu điển hình, người bệnh có thể nghi ngờ sức khỏe và bệnh lý mà đi thăm khám sớm. Việc thăm khám sớm, tìm ra nguyên nhân và can thiệp điều trị kịp thời, sẽ giúp người bệnh cải thiện sức khỏe, hạn chế biến chứng, ngăn chặn bệnh suy thận tiến triển đến giai đoạn nặng, nguy hiểm. 

Suy thận giai đoạn 4 nên ăn gì?

Theo Bác sĩ Nguyễn Võ Trà Mi – Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI): “Chế độ dinh dưỡng, ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe, tăng hiệu quả điều trị và kéo dài sự sống cho người bệnh suy thận. Do đó, người bệnh cần duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, đảm bảo nguyên tắc dinh dưỡng và lựa chọn thực phẩm phù hợp.”

Nguyên tắc dinh dưỡng (1) 

  • Năng lượng: bổ sung mức 35 Kcal/kg cân nặng lý tưởng/ngày.
  • Protid: 0,4- 0,6g/kg cân nặng lý tưởng/ngày. Tỷ lệ lượng protid động vật/tổng số protid ≥ 60%
  • Lipid: 20-25% tổng năng lượng. Acid béo chưa no một nối đôi chiếm 1/3, nhiều nối đôi chiếm 1/3 và axit béo no chiếm 1/3  trong tổng số lipid.
  • Đảm bảo cân bằng lượng nước và các chất điện giải:
  • Chế độ ăn nhạt tương đối, giảm muối:  Natri < 2000mg/ngày
  • Hạn chế các thực phẩm giàu kali nếu có tăng kali máu: Kali < 1000 mg/ngày. Hạn chế nước ăn và uống khi có chỉ định: V n­ước = V n­ước tiểu + V dịch mất bất thường (sốt, nôn, tiêu chảy…) + 300 đến 500 ml (tùy theo mùa)
  • Phosphat < 1200mg/ngày, hạn chế các loại thực phẩm giàu phosphat.
  • Cung cấp vitamin, khoáng chất đa dạng, đầy đủ.
  • Số lượng bữa ăn: 4 bữa/ngày.

Cơ cấu khẩu phần trong ngày (1) 

Đối với người nặng 50kg, cơ cấu khẩu phần được phân bổ như sau:

  • Năng lượng: 1800-1900 Kcal
  • Protid: < 33g
  • Lipid: 40- 50g
  • Glucid: 310- 350g
  • Natri: < 2000mg
  • Phosphat: <1200mg
  • Nước: 1- 1,5 lít
Suy thận độ 4
Người suy thận nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý

Thực phẩm người bệnh suy thận nên ăn 

  • Ngũ cốc ít đạm: miến, sắn dây, khoai củ: Nhóm thực phẩm này có nguồn đạm không quá cao, hơn nữa đạm thực vật dễ tiêu hóa, có hàm lượng chất chống oxy hóa cao hơn, hàm lượng chất béo bão hòa thấp hơn, nhờ đó giảm viêm nhiễm trong cơ thể, góp phần làm chậm bệnh suy thận tiến triển. Hơn nữa, ngũ cốc ít đạm còn giàu vitamin và khoáng chất cần thiết cho người bệnh.
  • Thực phẩm ít đạm: hến, đậu phụ, nấm: không chỉ chứa hàm lượng đạm tương đối mà còn giàu dinh dưỡng có lợi cho người bệnh suy thận. Cùng với đó, một số loại nấm có hàm lượng phospho cũng tương đối thấp, hến cung cấp omega 3 giúp chống viêm, làm chậm bệnh thận tiến triển. Người bệnh cần xen kẽ đạm động vật và thực vật để tránh lố tổng lượng đạm.
  • Thực phẩm ít kali: các loại củ quả ( su su, cà rốt, mướp, bầu,..); trái cây ít kali ( ổi, cam, bưởi, thăng long, quýt, mận..): Đa phần các loại rau củ quả này đều giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa. Các chất này có khả năng làm lành các tổn thương, chống oxy hóa, chống gốc tự do và bảo toàn chức năng thận.
  • Sữa chuyên biệt cho suy thận: Sữa chuyên biệt cho người mắc bệnh suy thận được xem là thực phẩm bổ sung hoàn hảo bởi được thiết kế công thức ít đạm, đa dạng dưỡng chất cần thiết. Người bệnh chán ăn, kém ăn có thể bổ sung sữa để đảm bảo đủ năng lượng, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày, từ đó, chống suy kiệt, phòng suy dinh dưỡng hiệu quả. Một số loại sữa người suy thận độ 4 có thể dùng: Fresubin Renal, Nepro 1, Navie Nepro 1,…

Thực phẩm người bệnh suy thận nên kiêng 

  • Thực phẩm giàu muối: Đối với người mắc bệnh suy thận, suy giảm chức năng, không thể kiểm soát được lượng natri khiến cho các chất lỏng dư thừa tích tụ trong cơ thể. Từ đó dẫn đến một số vấn đề như sưng phù mắt cá chân, huyết áp cao, khó thở, tích tụ dịch ở màng tim và phổi. Do đó, người bệnh suy thận nên bổ sung các thực phẩm chứa ít muối bằng cách ưu tiên các loại thực phẩm tươi, hạn chế đồ chế biến, thức ăn nhanh, các loại nước sốt, muối chua, thịt chế biến sẵn, giảm lượng gia vị nêm nếm,…
  • Thực phẩm giàu kali: Khi mắc bệnh suy thận, cơ thể không thể lọc lượng kali dư ​​thừa. Khi hàm lượng kali tích tụ trong máu tăng cao có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về tim. Một số thực phẩm giàu kali cần hạn chế: quả bơ, quả mơ, chuối, rau lá màu xanh đậm.
  • Hạn chế nước nếu có phù: Việc nạp quá nhiều nước hay các chất lỏng vào người mắc bệnh suy thận sẽ gây áp lực lên quá trình lọc và loại bỏ chất thải dư thừa khỏi thận. Theo thời gian, các chất lỏng tích tụ lại và gây phù nề. Với những bệnh nhân suy thận độ 4, tùy vào tình trạng bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định cắt giảm lượng nước, chất lỏng với lượng phù hợp vào cơ thể.
  • Thực phẩm có chỉ số đường huyết cao nếu có rối loạn đường huyết đi kèm: Chỉ số đường huyết (GI) là một chỉ số đánh giá khả năng hấp thụ nhanh hay chậm và làm tăng nồng độ đường glucose trong máu của thức ăn có chất bột đường so với glucose. Chỉ số đường huyết cao GI > 70 bao gồm: bánh mì trắng, khoai tây, bí đỏ, bánh quy, cơm trắng, đường đơn, đường mạch nha,…
Suy thận độ 4
Hạn chế thực phẩm có chỉ số đường huyết cao

Tóm lại, chế độ dinh dưỡng cũng nằm trong kế hoạch điều trị và cải thiện sức khỏe cho người bệnh suy thận độ 4. Do đó, người bệnh hay người thân cần xây dựng và duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, đúng nguyên tắc, đủ số lượng, lựa chọn thực phẩm phù hợp. Việc tuân thủ tốt chế độ ăn uống, dinh dưỡng không chỉ nâng cao chất lượng cuộc sống mà còn ngăn biến chứng nguy hiểm và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh. 

Tư vấn, thiết kế thực đơn cho người suy thận độ 4 cùng bác sĩ dinh dưỡng NRECI

Về lý thuyết có thể dễ để nói và đọc tuy nhiên khi bắt tay vào xây dựng thực đơn cho người suy thận giai đoạn 4 thì lại không mấy dễ dàng. Do đó, việc tư vấn dinh dưỡng, thiết kế thực đơn dinh dưỡng từ chuyên gia, bác sĩ là điều vô cùng cần thiết và có lợi cho người bệnh.

Viện NRECI tư vấn dinh dưỡng, thiết kế thực đơn cho người bị suy thận một cách khoa học, đáp ứng nhu cầu điều trị và phù hợp bởi đội ngũ chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm. Tùy vào tình trạng, điều kiện sức khỏe của từng bệnh nhân mà bác sĩ có những hướng dẫn, tư vấn phù hợp nhất về chế độ dinh dưỡng.

Khi đến Viện NRECI, người bệnh sẽ được tư vấn và thăm khám theo quy trình như sau:

  • Xác định tình trạng dinh dưỡng người bệnh
  • Khai thác và đánh giá khẩu phần ăn của từng người bệnh
  • Khai thác tiền sử dinh dưỡng, tiền sử suy thận, mức độ suy thận, phương pháp đang điều trị
  • Tư vấn dinh dưỡng chuyên biệt cùng bác sĩ
  • Xây dựng thực đơn chi tiết từng ngày theo từng cá thể, từng mức độ suy thận

Như vậy, khi người bệnh tuân thủ tốt chế độ ăn, dinh dưỡng phù hợp cùng phác đồ điều trị sẽ bảo vệ sức khỏe tốt hơn, giảm gánh nặng cho thận. Đặc biệt là kéo dài tuổi thọ và ngăn chặn biến chứng nguy hiểm, bệnh lý đi kèm tiến triển.

Suy thận độ 4
Tư vấn chế độ ăn phù hợp cùng bác sĩ NRECI

Mong rằng với những thông tin trong bài viết về suy thận độ 4 giúp mọi người hiểu hơn tình trạng của bệnh. Việc suy thận giai đoạn 4 sống được bao lâu còn tùy thuộc nhiều vào nhiều yếu tố, trong đó có chế độ dinh dưỡng chuyên biệt dành cho người suy thận. Do vậy, để kéo dài tuổi thọ, kiểm soát triệu chứng và làm chậm sự tiến triển của bệnh, hãy tuân thủ phương pháp điều trị, chế độ dinh dưỡng và lối sống, sinh hoạt lành mạnh. Hãy liên hệ ngay Viện NRECI để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết hơn nhé!

Đọc thêm:

Tài liệu tham khảo: 

(1): Bộ Y Tế (2006). HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ ĂN BỆNH VIỆN. https://drive.google.com/file/d/1aG-1cuqs34aTJAm3Y3vv03cMG-LxWG-8/view?usp=drive_link. Truy cập ngày 14/11/2023

5/5 - (2 bình chọn)

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)

Tư vấn dinh dưỡng cùng Bác sĩ
Form tư vấn dinh dưỡng [1]

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Tư vấn khóa học dinh dưỡng

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Form Đăng ký khóa học [1]
Bài Liên Quan
Thực phẩm giàu canxi cho bé
10+ Thực phẩm giàu canxi cho bé: Giúp xương chắc khỏe, tăng chiều cao vượt trội
Canxi là khoáng chất rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ, cần được bổ sung đầy đủ để...
Thực phẩm giàu calo
Bí quyết tăng cân với 15+ thực phẩm giàu calo cho người gầy 
Chế độ ăn uống là một trong những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến cân nặng của cơ thể....
Thực phẩm bổ sung sắt cho bà bầu
Thực phẩm giàu sắt cho bà bầu nên thêm vào chế độ ăn
Khi mang thai, nhu cầu dinh dưỡng, nhất là vitamin, khoáng chất tăng cao hơn so với người bình thường....
Thực phẩm phòng chống đột quỵ
5+ Nhóm thực phẩm phòng ngừa đột quỵ cùng những lời khuyên đến từ chuyên gia 
Nguy cơ bị đột quỵ có thể tăng lên bởi nhiều yếu tố như bệnh đái tháo đường, cao huyết...
Thiết Kế Web Ô tô Bởi Vĩnh XD