.
.
.
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Chỉ số đường huyết của người bị tiểu đường

Chỉ số đường huyết của người bị tiểu đường an toàn là bao nhiêu?

0

Tiểu đường là bệnh lý phổ biến và có những biến chứng đa dạng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và đời sống. Trong đó, chỉ số đường huyết của người bị tiểu đường biểu thị được tình trạng bệnh. Do đó, người bệnh và người thân nên biết cách kiểm tra và kiểm soát các chỉ số này. Cùng NRECI điểm qua những thông tin quan trọng và cần thiết mà ai cũng nên nắm bắt về căn bệnh này.

Tiểu đường là gì?

Số lượng bệnh nhân tiểu đường đang không ngừng tăng trong nhiều năm trở lại đây. Điều này cũng trở thành lời cảnh tỉnh đối với việc chăm sóc sức khỏe bản thân, phòng ngừa các chứng bệnh nguy hiểm. Đặc biệt là ở người già, người cao tuổi. Do đó, tìm hiểu về bệnh, nguyên nhân, dấu hiệu và các phương thức kiểm soát đường huyết là điều cần thiết:

Định nghĩa về bệnh tiểu đường

Tiểu đường hay còn được gọi là đái tháo đường, được hiểu là sự rối loạn chuyển hóa đường. Điều này khiến cho lượng đường trong máu tăng lên không ổn định. Đối với bệnh tiểu đường, tình trạng bệnh được chia thành nhiều mức độ khác nhau, tùy thuộc vào đặc điểm và diễn biến của bệnh. Trong đó có: tiểu đường tuýp 1, tuýp 2, tiểu đường thai kỳ đối với những mẹ bầu và tiểu đường do các nguyên nhân khác.

Bệnh tiểu đường có lây không?
Bệnh lý tiểu đường ngày càng có dấu hiệu trẻ hoá

Tiểu đường có những biến chứng nào?

Chỉ số đường huyết của người bị tiểu đường càng không ổn định càng thể hiện mức độ nghiêm trọng của bệnh. Điều này rất nguy hiểm bởi căn bệnh này có những biến chứng khó lường và phức tạp.

  • Biến chứng về tim mạch: Nguy cơ mắc bệnh về tim mạch ở bệnh nhân tiểu đường khá cao. Những vấn đề có thể xuất hiện như: xơ vữa động mạch, đau thắt ngực, đau tim, nguy cơ đột quỵ…
  • Biến chứng về thận: Một vấn đề phổ biến nhất đối với bệnh nhân đái tháo đường/tiểu đường chính là suy giảm chức năng của thận. Thận bị tổn thương nghiêm trọng, khả năng lọc máu và chất thải kém. Hậu quả là suy thận, cần can thiệp bằng chạy thận, ghép thận…
  • Biến chứng về hệ thần kinh: Hệ thần kinh của các cơ quan bị ảnh hưởng khá nhiều, gây ra sự khó khăn trong vận động. Người bệnh dễ xuất hiện các triệu chứng như: đau nhức, tê chân tay, mất khả năng hoạt động…
  • Biến chứng bệnh Alzheimer: Nguy cơ mắc Alzheimer ở người tiểu đường cao hơn người bình thường. Đặc biệt là đối với những bệnh nhân tiểu đường tuýp 2.
  • Biến chứng đối với đối tượng tiểu đường thai kỳ: Đây là trường hợp phổ biến ở hầu hết các mẹ bầu và sẽ là điều bình thường nếu có thể kiểm soát được. Tuy nhiên, vẫn có những ảnh hưởng mà các mẹ nên biết như: sinh mổ do thai phát triển nhanh hơn bình thường, mức đường huyết của trẻ có thể sẽ thấp, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường khi lớn lên…
  • Các biến chứng khác: Những ảnh hưởng của bệnh tiểu đường đối với sức khỏe rất khó lường. Mức độ biến chứng tùy thuộc vào khả năng kiểm soát đường huyết và lộ trình điều trị. Một số biến chứng phổ biến khác bao gồm: tổn thương đến chi dưới, ảnh hưởng đến da, ảnh hưởng đến thính giác,…
Bị tiểu đường bao lâu thì biến chứng?
Các biến chứng của bệnh tiểu đường

Xem thêm: Hỏi đáp tiểu đường: Bị tiểu đường bao lâu thì biến chứng?

Nên kiểm tra chỉ số đường huyết khi nào?

Hiện nay, đối tượng mắc tiểu đường ngày càng trở nên trẻ hóa. Điều này càng cho thấy tầm quan trọng của việc kiểm tra chỉ số đường huyết của người bị tiểu đường và người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Vậy khi nào nên tiến hành kiểm tra chỉ số đường trong máu. Liệu có phải chỉ nên kiểm tra đường huyết thường xuyên khi đã được chỉ định mắc bệnh đái tháo đường?

Trên thực tế, những ai khi phát hiện có dấu hiệu nghi ngờ bệnh thì nên tiến hành kiểm tra ngay để xác định đúng tình trạng và kịp thời xử lý. Những dấu hiệu sớm của bệnh có thể kể đến như: Triệu chứng 4 nhiều (tiểu nhiều, khát nhiều, ăn nhiều, sụt cân nhiều), thị lực có dấu hiệu suy giảm, cơ thể xuất hiện nhiều vết thâm nám, vết thương trên da lâu lành,…

Ngoài ra, không chỉ riêng người bệnh hay người có nguy cơ mắc mà nhưng đối tượng bình thường cũng nên kiểm tra định kỳ. Đây sẽ là cơ sở để phát hiện bệnh sớm, hiệu quả điều trị mang lại cao hơn, tránh có những biến chứng nặng nề.

Chỉ số đường huyết của người bị tiểu đường bao nhiêu là an toàn?

Vậy chỉ số tiểu đường bao nhiêu là nguy hiểm và chỉ số đường huyết an toàn cho người tiểu đường là bao nhiêu? Mức ăn toàn của người bị tiểu đường lúc đói là trong khoảng 80 – 130 mg/dL, lúc ăn xong là < 180 mg/dL, lúc bình thường là < 180 mg/dL và giá trị HbA1C là < 7%. Dựa trên đây, các chuyên gia đưa ra mức đường huyết thấp đối với bệnh nhân tiểu đường, ở mức dưới 70 mg/dL. Mức đường huyết cao là trên 126 mg/dL (đối với đường huyết đói).

Đọc thêm: Tiểu đường: Chỉ số tiểu đường bao nhiêu là nguy hiểm?

Cách kiểm tra chỉ số đường huyết của người bị tiểu đường

Hiện nay, việc kiểm tra chỉ số đường huyết của người bị tiểu đường hoàn toàn có thể tự thực hiện tại nhà dựa trên thiết bị máy móc hiện đại. Đó là việc sử dụng que thử trên nguyên lý lấy máu trên ngón tay, đặt vào máy đo và sẽ xuất hiện ngay kết quả phân tích. Người bệnh có thể gửi kết quả này đến bác sĩ điều trị (nếu cần) để có những hướng dẫn điều trị tiếp theo.

Ngoài ra, nếu có đủ kiến thức về bệnh, bệnh nhân và người thân cũng có thể căn cứ vào các dấu hiệu cơ bản để xác định tình trạng hạ hoặc tăng đường huyết. Có thể kể đến như: toát nhiều mồ hôi, cơ thể bồn chồn, lo lắng, run rẩy, buồn nôn, đau đầu, mắt mờ và có thể co giật và hôn mê.

Bệnh tiểu đường có lây không?
Kiểm soát đường huyết ngay tại nhà

Kiểm soát đường huyết tại nhà như thế nào?

Theo dõi và kiểm soát tố chỉ số đường huyết của người bị tiểu đường sẽ giảm nguy cơ gây ra các biến chứng nặng nề. Từ đó, giúp người bệnh có một cuộc sống ổn định, khỏe mạnh và giảm bớt các lo âu, căng thẳng do bệnh tật. Ngoài một phác đồ điều trị khoa học, người bệnh có thể tự kiểm soát chỉ số trên tại nhà dựa trên các nguyên tắc về:

  • Chế độ dinh dưỡng có yếu tố quyết định khá lớn đến sự tăng hay hạ đường huyết của người bệnh. Người đái tháo đường/tiểu đường nên có một chế độ ăn phù hợp để không làm gia tăng đường máu cao.. Tỷ lệ các nhóm nhất được khuyến cáo là: 50 – 60% Glucid (Nên là các thực phẩm từ đậu, yến mạch, gạo lứt…) , 20- 30% lipit (Nên là các loại thực phẩm như: sữa không đường, các loại hạt, cá béo,.…) 15 – 20% protein (Ăn số lượng vừa phải mỗi ngày các loại thịt cá, heo, gà, bò, mực, tôm,…). Ngoài ra, thực phẩm tươi, rau củ và hoa quả có chỉ số đường huyết (GI) thấp cũng là những lựa chọn an toàn.
  • Chế độ tập luyện khoa học, đều đặn hằng ngày tạo nên một lối sống lành mạnh. Người bệnh cần được vận động nhiều để đẩy mạnh chuyển hóa các chất trong cơ thể. Tuy nhiên, đối với người già thì các bài tập nên có cường độ nhẹ nhàng, ưu tiên các vận động đi bộ, các bài dưỡng sinh…
  • Các mẹo xử lý hạ đường huyết để kịp thời xử lý trong trường hợp cần thiết là điều mà bệnh nhân và người nên nên biết. Khi hạ đường huyết thì ưu tiên hàng đầu là nạp vào người đường đơn giản, các bác sĩ dinh dưỡng thường cho bệnh nhân dùng 1 ly nước đường ( khoảng 15g đường). Trong điều kiện không có nước đường có thể sử dụng các loại thực phẩm khác như nước ngọt ( ½ chai), kẹo , bánh ngọt,….
Chỉ số đường huyết của người bị tiểu đường
Chế độ dinh dưỡng lành mạnh hạn chế lượng đường tăng cao

Chỉ số đường huyết của người bị tiểu đường nên được kiểm tra thường xuyên để có biện pháp kiểm soát phù hợp. Trong số các vấn đề cần quan tâm về căn bệnh này thì nội dung về chế độ dinh dưỡng luôn được nhiều người quan tâm bởi hoàn toàn có thể tự thực hiện tại nhà. Đừng quên tham gia các khóa học dinh dưỡng tại NRECI để có thêm thông tin và được hỗ trợ từ các chuyên gia đầu ngành và tư vấn dinh dưỡng cho người tiểu đường cùng đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm.

Xem thêm: 

5/5 - (1 bình chọn)

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)

Tư vấn dinh dưỡng cùng Bác sĩ
Form tư vấn dinh dưỡng [1]

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Tư vấn khóa học dinh dưỡng

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Form Đăng ký khóa học [1]
Bài Liên Quan
Thực phẩm tốt cho phổi
Thực phẩm tốt cho phổi, tăng cường hệ miễn dịch hô hấp 
Phổi là một trong những cơ quan quan trọng đối với cơ thể thực hiện chức năng chính là trao...
Thực phẩm giàu axit folic
Bí quyết "vàng" từ các thực phẩm giàu axit folic cho mẹ bầu và bé
Axit folic là một loại vitamin B, có thể tan trong nước, đóng vai trò quan trọng trong cơ thể...
Talkshow "Từ Cân nặng đến âu lo - Bạn không chỉ một mình!"
Giảm cân không chỉ là thay đổi vóc dáng, mà còn là hành trình thay đổi thói quen, lối sống...
Thực phẩm giàu omega 3
Thực phẩm giàu Omega 3 6 9 - "Bộ ba" quyền năng bảo vệ sức khỏe
Omega 3 không chỉ mang lại lợi ích cho thị lực, hỗ trợ giảm viêm, phòng ngừa bệnh về tim...
Thiết Kế Web Ô tô Bởi Vĩnh XD