Chuyên gia giải đáp: Suy thận độ 2 có nguy hiểm không? Sống được bao lâu?
Tham vấn y khoa: BS NGUYỄN THỊ HÒA – Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) – Chức vụ: Phó Viện Trưởng
Bệnh lý suy thận được chia thành nhiều cấp độ. Trong đó, suy thận độ 2 là giai đoạn đầu của bệnh. Giai đoạn này nếu được phát hiện và can thiệp điều trị sớm sẽ đẩy lùi được bệnh, cải thiện sức khỏe, kéo dài tuổi thọ và ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm xảy ra. Tuy nhiên, bệnh có thể tiến triển nhanh, do đó người bệnh và người thân cần bổ sung kiến thức và theo dõi sức khỏe để bảo vệ cơ thể tốt hơn. Trong bài viết này, Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) sẽ cung cấp một số thông tin về bệnh suy thận độ 2.
Tin liên quan:
Suy thận độ 2 có những biểu hiện suy thận như thế nào?
Bệnh thận thường khó phát hiện ở giai đoạn sớm bởi giai đoạn đầu các triệu chứng thường không rõ ràng. Đa số người bệnh thường phát hiện bệnh ở các giai đoạn muộn đi kèm một trong số các biểu hiện sau:
Giảm lượng nước tiểu
Dấu hiệu bất thường ở lượng nước tiểu có thể là cách nhận biết bệnh suy thận. Nguyên nhân do chức năng thận suy giảm, có thể khiến việc đi tiểu nhiều hay ít hơn bình thường. Người bệnh thường gặp phải tình trạng đi tiểu với lượng nước tiểu ít, nhưng có cảm giác căng tức khó chịu. Triệu chứng này thường gặp vào ban đêm do thận suy yếu, chức năng lọc bị hạn chế.
Ngoài ra, cơ chế lọc của thận bị suy giảm chức năng dẫn đến tình trạng thất thoát protein và tế bào máu vào nước tiểu. Điều này khiến cho nước tiểu bị sủi bọt, có màu đậm, lẫn mùi khó chịu.
Phù
Phù là một trong những dấu hiệu phổ biến và dễ nhận biết của bệnh suy thận. Biểu hiện sưng phù thường thấy rõ nhất ở tay, chân, mặt, cổ chân, bàn chân,… Vì chức năng của thận suy giảm, chất lỏng dư thừa không được loại bỏ, dẫn đến tích tụ những chất lỏng này trong các mô mềm và tế bào gây phù.
Khó thở không rõ nguyên nhân
Khó thở có thể là dấu hiệu cảnh báo của rất nhiều bệnh lý. Và đây cũng là dấu hiệu mà mọi người nên cẩn thận bởi có thể là suy thận. Do thận hoạt động kém, suy giảm chức năng không thể lọc thải được các chất thải ra khỏi cơ thể, dẫn đến tích tụ trong 2 lá phổi kèm tình trạng thiếu máu. Vì vậy, cơ thể bị ứ dịch, kéo theo chức năng phổi suy giảm.
Cùng với đó, lượng hồng cầu giảm đã khiến quá trình vận chuyển oxy trong máu gặp khó khăn. Tất cả đã khiến cho người bệnh cảm thấy khó thở, thở nông mà không rõ nguyên nhân. Ngoài ra, thỉnh thoảng người bệnh còn cảm thấy hơi thở của mình có mùi hôi khó chịu do các chất thải tích tụ nhiều trong cơ thể dẫn đến hôi miệng.
Đau hoặc cảm thấy nặng ngực
Thông thường, người bệnh cảm thấy đau lưng hoặc đau ở phần hông khi mà cấu trúc của thận bị tổn thương như viêm bể thận, sỏi thận. Bên cạnh đó, người bệnh cũng bị đau bụng dưới do mắc sỏi niệu quản hoặc nhiễm trùng bàng quang.
Ngoài ra, thận suy giảm chức năng không thể đào thải hết lượng kali dư thừa, nên khiến cho lượng kali này tồn tại quá nhiều trong máu, dẫn đến tình trạng tăng kali máu. Người bệnh mắc tình trạng này sẽ xuất hiện các triệu chứng như đau tim, nhịp tim bất thường và đau nặng ngực,…
Mệt mỏi, uể oải
Mệt mỏi, uể oải có thể là do làm việc quá sức hay do nhiều bệnh lý khác gây ra. Tuy nhiên, mọi người không nên chủ quan bởi đây cũng là một trong những dấu hiệu suy thận. Khi thận khỏe mạnh sẽ tạo ra lượng hormone erythropoietin – hormone này có khả năng truyền tín hiệu, báo cho cơ thể tạo ra các tế bào hồng cầu mang oxy.
Thận bị tổn thương, suy giảm chức năng sẽ tạo ra ít hormone này hơn bình thường, do đó cơ thể có ít các tế bào hồng cần vận chuyển oxy. Từ đó, cơ thể bị thiếu máu nên nhanh chóng mệt mỏi, đuối sức, đầu óc kém tập trung và không tỉnh táo. Dù không làm việc vất vả, gắng sức nhưng những người mắc bệnh suy thận cũng mệt mỏi, uể oải.
Kém ăn, buồn nôn, nôn
Kém ăn, ăn không ngon, buồn nôn và dễ nôn là những dấu hiệu thường gặp của bệnh suy thận ở giai đoạn đầu khi các chức năng thận bị suy giảm, rối loạn nghiêm trọng. Các dấu hiệu này sẽ ngày càng trở nên nặng và rõ ràng khi bệnh suy thận tiến triển.
Thận không lọc thải tốt khiến cho các chất độc như ure, các acid amin và creatinin tích tụ trong cơ thể. Từ đó, khiến cơ thể người bệnh kém ăn, chán ăn, làm thay đổi về vị giác, miệng có mùi vị của kim loại. Chính vì điều này mà người bệnh ăn vào sẽ dễ buồn nôn và thường nôn vào sáng sớm.
Sụt cân không rõ nguyên nhân
Cân nặng giảm nhanh mà không biết nguyên nhân hay không có mục đích giảm cân cần được chú ý. Bởi có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nào đó, trong đó có suy thận. Khi mắc bệnh suy thận, cơ thể không còn đủ lượng protein nuôi dưỡng cơ thể, dẫn đến sụt giảm cân, yếu cơ.
Ngứa ngáy
Ngứa ngáy cũng là dấu hiệu nhận biết bệnh suy thận. Do thận kém hoạt động, suy giảm chức năng dẫn đến các chất độc không được lọc thải mà tích tụ. Việc các chất độc ngày càng tích tụ khiến cho da toàn thân cơ thể ngứa ngáy, nổi mẩn như dị ứng, da khô, có thể kèm theo mùi hôi. Với những tình trạng suy thận nặng thì mức độ ngứa ngáy, nổi mẩn ngày càng trầm trọng hơn.
Co rút cơ
Chuột rút chân hoặc co rút cơ ở những vị trí khác trên cơ thể cũng là một trong những dấu hiệu của suy thận. Nguyên nhân dẫn đến triệu chứng này là do thận suy giảm chức năng dẫn đến mất cân bằng nồng độ kali, natri, canxi và các chất điện giải khác. Chính điều này làm gián đoạn hoạt động của các cơ và dẫn đến chuột rút, co rút cơ.
Thiếu máu (biểu hiện hoa mắt, chóng mặt)
Thận không chỉ đảm nhiệm vai trò lọc máu mà còn có khả năng sản sinh hormone erythropoietin – hormone kích thích tủy xương sản xuất hồng cầu. Khi thận tổn thương và suy giảm chức năng thì việc tạo ra hormone erythropoietin cũng ít hơn bình thường, do đó cơ thể có ít các tế bào hồng cần vận chuyển oxy, gây thiếu máu. Tình trạng thiếu máu khiến não không được cung cấp đủ lượng oxy cần thiết, dẫn đến suy giảm trí nhớ, mất tập trung, hoa mắt và chóng mặt.
Với những dấu hiệu suy thận kể trên hy vọng mọi người ghi nhớ để theo dõi tình trạng sức khỏe cũng như nhận biết sự bất thường trong cơ thể sớm nhất. Nếu như phát hiện cơ thể có những dấu hiệu kể trên, đừng chần chừ, hãy nên đến bệnh viện/ cơ sở y tế ngay để được bác sĩ thăm khám, kiểm tra, chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh. Từ đó, bác sĩ có những biện pháp can thiệp kịp thời, đẩy lùi bệnh, ngăn chặn nguy cơ tiến triển.
Suy thận độ 2 có nguy hiểm không?
Suy thận độ 2 có nguy hiểm không là điều mà nhiều người bệnh và người thân băn khoăn. Bệnh suy thận có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể cũng như nhiều hệ cơ quan trong cơ thể. Và thậm chí là đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Song, suy thận độ 2 vẫn được xem là giai đoạn đầu của bệnh và được xem là giai đoạn nhẹ trong tổng thể tiến triển của bệnh. Theo các bác sĩ, giai đoạn này chưa quá nguy hiểm, nếu được phát hiện và được can thiệp điều trị kịp thời vẫn có thể kiểm soát và hạn chế sự tiến triển của bệnh.
Tuy nhiên, các bác sĩ cho biết, suy thận độ 2 có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
- Mức độ suy thận: Mức độ 2 của bệnh suy thận là giai đoạn đầu nên được can thiệp và điều trị sớm sẽ có thể đảm bảo sức khỏe cho người bệnh, hạn chế biến chứng và giảm sự đe dọa tính mạng.
- Nguyên nhân suy thận: Theo Hội thận học Quốc tế KDIGO vào năm 2012, nguyên nhân gây bệnh suy thận có thể do vị trí tổn thương giải phẫu học và bệnh căn nguyên chủ yếu tại thận hoặc thứ phát sau mắc các bệnh lý toàn thân. Nếu các bệnh lý tiến triển mà không kiểm soát cũng khiến cho tình trạng bệnh suy thận thêm nặng, xảy ra nhiều biến chứng, khó điều trị.
- Phương thức điều trị: Tùy vào mức độ và tình trạng sức khỏe của người bệnh mà bác sĩ chỉ định điều trị với phương pháp phù hợp. Việc điều trị phù hợp mới kiểm soát triệu chứng tốt, ngăn chặn bệnh tiến triển, đẩy lùi nguy hiểm cho người bệnh.
- Tình trạng dinh dưỡng: Người bệnh cần có chế độ ăn uống lành mạnh, lối sống khoa học, nếu không tuân thủ, bệnh có thể tiến triển nhanh chóng đến mức độ nặng. Từ đó, thận ngày càng tổn thương, suy giảm chức năng rõ rệt và đe dọa đến tính mạng.
- Tuổi: Suy thận ở người lớn tuổi là tình trạng thận đã hoạt động lâu năm sẽ dần lão hóa theo thời gian. Khi càng lớn tuổi, kích thước của thận sẽ dần giảm đi. Khi đó, lưu lượng máu đi qua thận giảm, chức năng lọc cũng bị giảm. Cùng với đó, sức khỏe, sức đề kháng của người lớn tuổi cũng kém và thường có bệnh lý đi kèm nên tình trạng suy thận có thể sẽ nặng hơn và nguy hiểm hơn so với người trẻ tuổi.
- Bệnh lý đi kèm: Bệnh lý toàn thân như đái tháo đường, tim mạch, tăng huyết áp,… cũng khiến cho bệnh thận trở nên nguy hiểm và sức khỏe người bệnh giảm nhanh.
Vậy nên suy thận độ 2 có nguy hiểm không thì câu trả lời là còn tùy vào người bệnh. Nếu như người bệnh mắc suy thận ở mức độ nhẹ, mức tổn thương thận chưa cao mà được can thiệp điều trị kịp thời, kết hợp lối sống, dinh dưỡng lành mạnh sẽ giảm hạn chế được biến chứng nguy hiểm. Với những bệnh nhân lớn tuổi càng nên chú ý sức khỏe và theo dõi điều trị, tuân thủ chỉ định từ bác sĩ để hạn chế biến chứng và có thể kéo dài tuổi thọ.
Suy thận độ 2 sống được bao lâu?
Bên cạnh vấn đề suy thận độ 2 có nguy hiểm không thì cũng có nhiều người bệnh và người thân quan tâm đến suy thận độ 2 sống được bao lâu. Bởi nhiều người nghĩ rằng mắc suy thận sẽ đối diện với cái chết nhanh chóng.
Tuy nhiên, với những tiến độ trong chăm sóc sức khỏe, y khoa cùng chế độ dinh dưỡng ngày nay nếu được phát hiện và can thiệp kịp thời sẽ giúp kéo dài sự sống cho người bệnh. Với suy thận độ 1 và độ 2 đều là những giai đoạn đầu của bệnh, nếu được phát hiện sớm và có phương án điều trị phù hợp cùng tuân thủ chế độ dinh dưỡng lành mạnh, lối sống khoa học thì việc kiểm soát bệnh là hoàn toàn có thể. Từ đó, giúp người bệnh nâng cao chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ.
Tuy nhiên, bệnh suy thận có sự tiến triển nhanh, nếu không điều trị kịp thời, bệnh đến giai đoạn cuối thì người bệnh sẽ phải chạy thận hoặc ghép thận. Người bệnh được thực hiện lọc máu định kỳ 3 tuần/ lần sẽ sống từ 5-10 năm, song cũng có nhiều trường hợp có thể kéo dài đến 20 năm.
Vậy suy thận độ 2 sống được bao lâu cũng sẽ tùy vào thời điểm can thiệp điều trị cũng như sự kết hợp dinh dưỡng, lối sống của mỗi bệnh nhân. Để kéo dài tuổi thọ, các bệnh nhân cần tuân thủ phác đồ điều trị cùng với thay đổi dinh dưỡng, lối sống lành mạnh hơn.
Suy thận độ 2 nên ăn gì? Thực đơn cho người suy thận độ 2
Như đã đề cập, để kiểm soát bệnh suy thận độ 2, hạn chế biến chứng nguy hiểm và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh thì cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp, lành mạnh. Lúc này, người thân và người bệnh nên lắng nghe tư vấn dinh dưỡng từ chuyên gia, bác sĩ để thiết kế thực đơn dinh dưỡng phù hợp, đúng nguyên tắc và cơ cấu khẩu phần ăn.
Sau đây là chế độ ăn cho người suy thận độ 1-2 không lọc máu mà mọi người tham khảo để thiết kế thực đơn cho người bệnh:
Nguyên tắc dinh dưỡng
- Năng lượng: cung cấp 35 Kcal/kg cân nặng lý tưởng trong ngày
- Protid: 0,6-0,8 g/kg cân nặng lý tưởng/ngày. Tỷ lệ protid động vật/ tổng số protid ≥ 60%
- Lipid: 20-25% tổng năng lượng. Acid béo chưa no có 1 nối đôi chiếm 1/3, nhiều nối đôi chiếm 1/3 và axit béo no chiếm 1/3 trong tổng số lipid.
- Đảm bảo cân bằng lượng nước và các chất điện giải:
- Ăn nhạt tương đối: Lượng Natri < 2000mg/ ngày
- Kali: Hạn chế kali khẩu phần khi kali máu >6 mmol/l (2000-3000mg/ngày). Hạn chế hoặc sử dụng vừa phải các loại thực phẩm giàu kali.
- Hạn chế nước ăn và uống khi có chỉ định: V nước = V nước tiểu + V dịch mất bất thường (sốt, nôn, tiêu chảy,…) +300 đến 500 ml (tùy theo mùa).
- Phosphat: Bổ sung lượng < 1200mg/ngày. Hạn chế bổ sung các loại thực phẩm giàu phosphat.
- Vitamin và khoáng chất đầy đủ.
- Số lượng bữa ăn: 4 bữa/ngày
- Protein: 40- 44g/ ngày
- Lipid: 40- 50g/ngày
- Glucid: 313- 336g/ ngày
- Natri: <2000mg
- Kali: 2000-3000mg
- Phosphat: <1200mg
- Nước: 1-2 lít (1)
Phương pháp điều trị suy thận độ 2
Người bị suy thận độ 2 cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ kết hợp với lối sống và chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học để đảm bảo sức khỏe, kiểm soát tình trạng bệnh tốt hơn.
Dinh dưỡng
- Chế độ ăn uống phù hợp, tuân theo chế độ, tư vấn dinh dưỡng từ bác sĩ, chuyên gia
- Người bệnh nên ăn nhạt, giảm lượng muối và thịt bổ sung hằng ngày
- Tăng cường bổ sung nước, có thể là nước lọc và các loại nước ép từ rau củ quả tươi.
- Hạn chế các loại thức ăn chế biến sẵn, thức ăn nhanh, thức ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, tinh bột.
- Ưu tiên ngũ cốc nguyên cám, rau xanh và các loại trái cây tươi, đặc biệt khi có tiểu đường đi kèm
- Hạn chế bổ sung những loại đồ ăn nhiều chất béo bão hòa và cholesterol.
- Hạn chế bổ sung các loại thực phẩm chế biến sẵn có chứa nhiều đường và muối.
- Bổ sung đủ lượng calo cơ thể cần, tránh dư hoặc thiếu calo.
- Bổ sung vitamin và khoáng chất theo hướng dẫn của bác sĩ.
Nếu người bệnh có nồng độ kali và photpho trong máu cao, nên hạn chế dùng các loại thực phẩm chứa nhiều kali và photpho như: Chuối, cam, khoai tây, rau màu xanh đậm như rau cải, rau ngót,…
Theo Bác sĩ Nguyễn Thị Kim Hải – Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng: “Chế độ dinh dưỡng đóng góp một phần rất lớn trong quá trình điều trị, phòng ngừa bệnh tiến triển. Đặc thù của chế độ dinh dưỡng trong suy thận là giảm lượng đạm, kiểm soát lượng photpho, kali và cả lượng dịch nếu bệnh nhân có phù đi kèm. Do đó người bệnh nên có sự tư vấn dinh dưỡng chuyên biệt của các chuyên viên dinh dưỡng để có thể lên được một thực đơn phù hợp và có sự theo dõi để điều kịp thời.”
Lối sống lành mạnh
- Duy trì cân nặng ở mức độ lý tưởng
- Ngủ đúng giờ, đúng giấc, tránh thức khuya
- Ăn đủ bữa, tránh bỏ bữa
- Tránh sử dụng các loại thực phẩm chứa chất kích thích như rượu, bia, cà phê,…
- Suy nghĩ tích cực, thư giãn, giảm căng thẳng, lo âu, stress,…
- Kiểm tra sức khỏe thường xuyên theo lịch hẹn, tái khám của bác sĩ.
- Tuân thủ uống thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
- Tập thể dục thường xuyên, rèn luyện cơ thể, ít nhất 30 phút mỗi ngày.
- Không hút thuốc lá và không dùng các chất kích thích.
Thuốc
Suy thận độ 2 nên uống thuốc gì? Phương pháp điều trị suy thận độ 2 chủ yếu là sử dụng thuốc để kiểm soát các chỉ số của bệnh. Đồng thời, người bệnh cần tái khám định kỳ để thường xuyên kiểm tra mức protein trong nước tiểu và creatinin huyết thanh nhằm kiểm soát sự tiến triển của bệnh. Song, việc dùng thuốc kết hợp cùng lối sống lành mạnh sẽ làm tăng hiệu quả điều trị, làm chậm tiến triển của bệnh suy thận.
Một số loại thuốc dùng trong điều trị suy thận độ 2:
- Thuốc làm giảm nồng độ cholesterol
- Thuốc kiểm soát huyết áp cao
- Thuốc cải thiện tình trạng thiếu máu
- Thuốc làm giảm ứ đọng dịch, hay giảm tình trạng phù
Tùy vào tình trạng sức khỏe của mỗi người bệnh mà bác sĩ chỉ định sử dụng các loại thuốc điều trị phù hợp.
Kiểm soát các yếu tố nguy cơ
- Bệnh đái tháo đường
- Bệnh tăng huyết áp
- Bệnh tim
- Hút thuốc lá
- Béo phì
- Có nồng độ cholesterol trong máu cao
- Tiền sử gia đình mắc bệnh thận
- Từ 65 tuổi trở lên
Kiểm soát các bệnh lý đi kèm
Duy trì huyết áp và kiểm soát lượng đường trong máu ở mức ổn định, an toàn:
- Huyết áp 125/75 mmHg cho những người bệnh mắc bệnh đái tháo đường.
- Huyết áp 130/85 mmHg cho người bệnh không bị tiểu đường và không có protein niệu.
- Huyết áp 125/75 mmHg đối với người không mắc tiểu đường nhưng bị protein niệu.
Việc kết hợp phác đồ điều trị từ bác sĩ với chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh cùng kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ, bệnh lý đi kèm sẽ góp phần tăng hiệu quả điều trị bệnh. Từ đó, hạn chế nguy hiểm xảy ra đối với người bệnh và làm chậm quá trình tiến triển bệnh giúp người bệnh kéo dài tuổi thọ và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Hy vọng với những thông tin trong bài viết về suy thận độ 2 giúp mọi người giải đáp được các thắc mắc cũng như bổ sung cho mình nhiều kiến thức hữu ích. Bệnh nếu được phát hiện và chữa trị kịp thời thì không quá nguy hiểm. Bệnh tiến triển thầm lặng và ít khi gây ra các triệu chứng nổi bật, đáng chú ý. Vì vậy, mọi người nên kiểm tra sức khỏe thường xuyên, xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh và lối sống khoa học để phòng ngừa nguy cơ mắc suy thận tiến triển. Hãy liên hệ bác sĩ dinh dưỡng NRECI để được tư vấn dinh dưỡng chuyên biệt cho người bệnh thận.
Ngoài dịch vụ tư vấn dinh dưỡng, Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng còn đào tạo chuỗi khóa học dinh dưỡng từ cơ bản đến nâng cao, phù hợp với mọi đối tượng. Khi tham gia khóa học, học viên sẽ được giao lưu, học hỏi và chia sẻ với các bác sĩ về nhiều khía cạnh khác nhau về dinh dưỡng.
Tài liệu tham khảo: Bộ Y tế (2006). Hướng dẫn chế độ ăn bệnh viện. https://drive.google.com/file/d/1aG-1cuqs34aTJAm3Y3vv03cMG-LxWG-8/view?usp=drive_link
Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí
Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.
VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)
- 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, TP. HCM
- Hotline: 0888 844 732
- Fanpage: https://www.facebook.com/nreci.org
- Website: https://nreci.org
Tham vấn y khoa
Tôi là Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa, hiện đang là Trưởng khoa Dinh dưỡng Nhi tại Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI). Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dinh dưỡng, giúp các bệnh nhân vượt qua tình trạng suy dinh dưỡng, thừa cân béo phì. Ngoài ra, tôi còn khắc phục các vấn đề về bệnh lý như suy thận, tiểu đường, rối loạn chuyển hóa… Sứ mệnh của tôi là mang kiến thức dinh dưỡng chuẩn khoa học tới với cộng đồng, để từ đó góp phần nâng cao tầm vóc và sức khỏe của người Việt Nam. Hy vọng rằng những chia sẻ của tôi sẽ giúp ích phần nào cho công cuộc nâng cao sức khỏe cộng đồng.
Quy trình kiểm duyệt nội dung tại Viện Nghiện cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI)