.
.
.
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Nguyên nhân suy thận

5+ Nguyên nhân suy thận không nên chủ quan

0

Tham vấn y khoa: BS NGUYỄN THỊ HÒA – Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) – Chức vụ: Phó Viện Trưởng

Suy thận có thể là mối đe dọa trực tiếp đến tính mạng của mỗi người bệnh nếu không được can thiệp kịp thời. Nguy hiểm hơn, những biểu hiện suy thận thường có tiến triển âm thầm, khiến nhiều người không thể nhận ra mình mắc bệnh, lâu dần tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. Vậy nguyên nhân suy thận đến từ đâu? Tất cả sẽ được đội ngũ bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng từ Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng NRECI giải đáp đến bạn một cách chi tiết trong bài viết sau đây.

Thực trạng bệnh lý suy thận hiện nay

Thực tế, suy thận không gây tử vong nhanh như những bệnh lý đột quỵ, nhồi máu cơ tim,… Nhưng suy thận nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, cơ hội sống của người bệnh sẽ không cao. Bởi, hiện nguyên nhân suy thận ngày càng phổ biến và đáng chú ý, tỷ lệ những người mắc bệnh này ngày càng gia tăng (không phân biệt lứa tuổi hay giới tính).

Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, mỗi năm có khoảng 10% dân số thế giới đang phải đối mặt với những bệnh lý về thận. Bệnh lý này đã nhanh chóng cướp đi mạng sống của 5 đến 10 triệu người trên toàn thế giới. Đáng chú ý, những con số này đang được dự đoán sẽ ngày một tăng cao hơn.

Ước tính đến năm 2030 thì sẽ có đến 5,2 triệu người mắc phải bệnh thận và cần tiến hành chạy thận nhân tạo. Tại Việt Nam, hiện nay đang có khoảng 5 triệu người bị suy thận, trong đó có 8000 ca bệnh mới và khoảng 26000 người bị suy thận mạn giai đoạn cuối, phải tiến hành chạy thận nhân tạo mỗi năm.

Nguyên nhân suy thận
Bệnh lý suy thận ngày càng có dấu hiệu tăng cao

Người mắc bệnh thận mạn thường ít được phát hiện sớm, đa phần xuất hiện và tiến triển âm thầm. Do đó, cần kiểm tra định kỳ nhằm tầm soát bệnh lý, việc phát hiện sớm có thể có biện pháp dự phòng cũng như điều trị, làm chậm tiến triển bệnh.

Suy thận thường gặp ở những đối tượng nào?

Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh và bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân suy thận khác nhau. Gồm:

Phân loại  Đối tượng người bệnh
Suy thận cấp tính
  • Người vừa mới bị mất máu do vấn đề tai nạn hay phẫu thuật.
  • Người bệnh đã và đang mắc các bệnh lý thiếu máu, tim mạch, tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh gan, xơ vữa động mạch,…
Suy thận mạn tính
  • Người mắc phải bệnh lý tiểu đường, béo phì thừa cân, tim mạch, mắc các bệnh tự miễn, tăng huyết áp, máu nhiễm mỡ.
  • Người thường xuyên sử dụng rượu bia, hút thuốc lá và người lạm dụng thuốc.
  • Người có độ tuổi từ 60 trở lên, người cao tuổi.
  • Người có thành viên trong gia đình đang mắc phải bệnh thận hay các mắc phải hội chứng di truyền.
  • Là người Mỹ gốc Phi, người Mỹ gốc Châu á, người Mỹ gốc Mexico cũng có nguy cơ mắc bệnh thận khá cao so với những người bình thường.

Nguyên nhân suy thận do đâu? (2)

Nguyên nhân suy thận thường bao gồm tất cả những tác nhân khiến thận bị quá tải độc chất, gia tăng áp suất, mất máu, kích thích viêm hay do những bệnh di truyền và tự miễn.

Suy thận mạn tính thường diễn ra âm thầm, bởi những tổn thương lặp đi lặp lại liên tục và tiếp diễn trong suốt khoảng thời gian dài. Những nguyên nhân phổ biến của suy thận mạn tính là:

Bệnh lý đái tháo đường

Đái tháo đường là nguyên nhân hàng đầu gây ra suy thận mạn tính. Nồng độ đường có trong máu luôn cao ở người bệnh đái tháo đường, kích thích những phản ứng viêm, làm tổn thương cho hàng triệu mạch máu nhỏ li ti bên trong thận. Điều này khiến cầu thận không thể tiếp tục quá trình mọc máu một cách hiệu quả.

Bệnh lý cao huyết áp

Huyết áp cao cũng là nguyên nhân dẫn đến suy thận mạn. Sự gia tăng áp lực trong những mao mạch thận có thể kích thích viêm, làm tổn thương mô vã dẫn đến bệnh suy thận.

Huyết áp thấp có bị đột quỵ?
Huyết áp cao là một trong những nguyên nhân gây suy thận mạn

Viêm tiểu cầu thận

Viêm tiểu cầu thận là một trong nhóm những bệnh lý khiến các tiểu cầu thận (cấu trúc nhỏ trong thận) không thể lọc chất cặn, nước dư thừa khỏi máu, gây tình trạng viêm và tổn thương.

Thận đa nang

Đây là một bệnh lý di truyền gây tình trạng tích tụ nhiều túi nước bên trong của thận.

Tắc đường tiết niệu

Tắc đường tiết niệu có thể do sỏi thận, phình đại tiền liệt tuyến ở nam giới hay do ung thư gây nên.

Một số nguyên nhân khác

Nguyên nhân bị suy thận ở người bệnh cũng có thể bắt nguồn từ những bệnh tự miễn như ngộ độc thận do lạm dụng rượu bia, thuốc lá, dược phẩm, lupus ban đỏ, bệnh Berger (IgA nephropathy), hội chứng Goodpasture và tình trạng nhiễm trùng lặp đi lặp lại.

Huyết áp thấp có nguy hiểm không?
Lạm dụng rượu bia cũng là nguyên nhân gây suy thận

Vì bệnh diễn biến âm thầm và các nguyên nhân của bệnh suy thận khá đa dạng. Do đó, bạn cần có thói quen thăm khám sức khỏe tổng quát định kỳ. Thông qua đó sẽ có những phát hiện kịp thời cũng như hướng điều trị phù hợp, cải thiện sức khỏe tốt hơn. (2)

Chế độ dinh dưỡng cho người suy thận (3, 4)

Theo ý kiến của BS Nguyễn Võ Trà Mi, Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI): “Mục tiêu chính của việc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người bệnh suy thận là giúp giảm tải áp lực lên thận, hỗ trợ làm chậm quá trình tiến triển của bệnh cũng như ngăn ngừa các biến chứng không mong muốn.”

Nguyên nhân suy thận là điều mà nhiều người bệnh quan tâm, tuy nhiên người bệnh cũng cần tìm hiểu chế độ dinh dưỡng phù hợp cho mình, tuân thủ theo các nguyên tắc nhằm tránh làm tình trạng bệnh lý của bản thân trở nên nghiêm trọng hơn.

Suy thận mạn giai đoạn 1-2 (3)

Nguyên tắc dinh dưỡng Cơ cấu khẩu phần 
  • Đảm bảo cân bằng năng lượng: Người bệnh suy thận cần bổ sung khoảng 35 kcal/kg cân nặng lý tưởng/ngày. Mục đích đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng cho cơ thể hoạt động bình thường và tránh tình trạng suy nhược cơ thể diễn ra.
  • Giảm lượng đạm (0,6 – 0,8g/kg cân nặng lý tưởng/ngày) giúp làm chậm sự suy yếu của chức năng thận.
  • Béo: Khoảng 20 – 25% tổng năng lượng. Axit béo chưa no một nối đôi chiếm ⅓, nhiều nối đôi sẽ chiếm ⅓ và axit béo no chiếm khoảng ⅓ trong tổng số béo.
  • Hạn chế nước ăn và uống khi có chỉ định. Dựa theo công thức: V n­ước = V nước tiểu + V dịch mất bất thường (sốt, nôn, tiêu chảy, …) + 300 đến 500 ml (tùy theo mùa).
  • Hạn chế muối: Ăn nhạt tương đối khoảng < 2000mg/ngày. Điều này sẽ giúp kiểm soát huyết áp và ngăn chặn tình trạng phù nề toàn thân do tích nước quá mức.
  • Hạn chế lượng kali khoảng 2000- – 3000 mg/ngày vì thận suy yếu không thể lọc kali được hiệu quả. Vì vậy, hạn chế hoặc sử dụng vừa phải các thực phẩm giàu kali trong chế độ dinh dưỡng sẽ giúp ngăn ngừa những biến chứng suy tim do tăng kali huyết.
  • Hạn chế photpho: Thận khi đã suy yếu sẽ không thể loại bỏ photpho ra khỏi máu một cách dễ dàng được. Vì vậy, hạn chế hàm lượng photpho trong thực phẩm, tiêu thụ khoảng 600mg/ngày sẽ giúp người bệnh tránh khỏi những biến chứng từ tình trạng tăng phospho huyết. Điển hình như nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch, rối loạn nhịp tim, loãng xương,…
  • Bổ sung đủ lượng vitamin hòa tan trong nước và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
  • Số bữa ăn cần khoảng 4 bữa/ngày.
  • Năng lượng: 1800 – 1900 Kcal
  • Đạm: 40 – 44g
  • Béo: 40 – 50g
  • Tinh bột: 313 – 336g
  • Natri: < 2000mg
  • Phosphat: <1200mg
  • Kali: 2000 – 3000mg
  • Nước: 1 – 1,5l

Suy thận mạn đang ở giai đoạn 3 – 4 không lọc máu, không tăng kali máu (3)

Nguyên tắc dinh dưỡng Cơ cấu khẩu phần 
  • Năng lượng: Đảm bảo 35 Kcal/kg cân nặng lý tưởng/ngày.
  • Đạm: Từ 0,4 đến 0,6g/kg cân nặng lý tưởng/ngày. Tỷ lệ đạm động vật trên tổng số đạm cần ≥ 60%
  • Đảm bảo có sự cân bằng nước và điện giải:
    • Ăn nhạt mức tương đối: Natri < 2000mg/ngày
    • Hạn chế: Nước ăn, uống khi có chỉ định từ bác sĩ (Dựa theo công thức: V n­ước = V n­ước tiểu + V dịch mất bất thường (sốt, nôn, tiêu chảy…) + 300 đến 500 ml (tùy theo mùa)
  • Photphat cần dưới 1200 mg/ngày, người bệnh cần lưu ý trong việc hạn chế các thực phẩm giàu phosphat.
  • Bổ sung đủ hàm lượng vitamin và khoáng chất theo khuyến cáo của bác sĩ.
  • Số bữa ăn: 4 bữa/ngày.
  • Năng lượng: 1800 – 1900 Kcal
  • Đạm: < 33g
  • Béo: 40 – 50g
  • Tinh bột: 310 – 350g
  • Natri: < 2000mg
  • Phosphat: 600mg
  • Nước: 1 – 1,5l

Suy thận mạn thuộc giai đoạn 3 – 4 không lọc máu, tăng kali máu (3)

Nguyên tắc dinh dưỡng Cơ cấu khẩu phần 
  • Năng lượng: Cung cấp 35 Kcal/kg cân nặng lý tưởng/ngày.
  • Đạm: 0,4 – 0,6g/kg (cân nặng lý tưởng)/ngày. Tỷ lệ đạm động vật/tổng số cần phải ≥ 60%
  • Béo: Từ 20 – 25% tổng năng lượng. Axit béo chưa no một nối đôi chiếm ⅓ , nhiều nối đôi sẽ chiếm ⅓  và axit béo no chiếm ⅓ trên tổng số béo.
  • Đảm bảo tính cân bằng nước, điện giải:
    • Chú ý ăn nhạt tương đối hoặc tuyệt đối, điều này phụ thuộc vào mức độ phù và cao huyết áp (Natri từ 1000 – 2000 mg/ngày)
    • Cần hạn chế nước ăn  và uống khi có các chỉ định: Dựa theo công thức V n­ước = V n­ước tiểu + V dịch mất bất thường (sốt, nôn, ỉa chảy…) + 300 đến 500 ml (tùy theo mùa).
  • Kali cần bổ sung dưới 1000mg /ngày. Chú ý hạn chế đồ ăn giàu kali.
  • Phosphat cần < 600mg/ngày. Hạn chế thực phẩm giàu hàm lượng phosphat.
  • Bổ sung đủ hàm lượng các loại vitamin và khoáng chất.
  • Số bữa ăn cần khoảng 4 bữa/ngày.
  • Năng lượng: 1800 – 1900 Kcal
  • Đạm: < 33g
  • Béo: 40 – 50g
  • Tinh bột: 310 – 350g
  • Natri: 1000 – 2000mg
  • Kali: < 1000mg
  • Phosphat: < 600mg
  • Nước: 1 – 1,5l

Chế độ dinh dưỡng cho người suy thận cần được chú ý và người bệnh cần thăm khám với bác sĩ định kỳ để được theo dõi và có hướng điều chỉnh dinh dưỡng phù hợp, tùy vào tình trạng suy thận nguyên nhân thực tế của bệnh.

Nguyên nhân suy thận
Dinh dưỡng có vai trò quan trọng với người bệnh suy thận

Xem thêm: Xây dựng thực đơn cho người suy thận độ 5

Tư vấn dinh dưỡng cho người bệnh thận tại Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng NRECI

Dinh dưỡng và chế độ ăn luôn đóng vai trò quan trọng đối với người bệnh suy thận. Điều này có tầm quan trọng không kém việc bạn xác định chính xác nguyên nhân suy thận của bản thân. Do đó, người bệnh cần phải tuân thủ nghiêm ngặt và điều chỉnh chế độ theo từng giai đoạn của bệnh.

Thực tế, một chế độ dinh dưỡng đúng cách sẽ giúp bảo vệ thận cũng như kiểm soát chất thải trong cơ thể, hạn chế quá trình tiến triển của bệnh. Tư vấn dinh dưỡng cho người bệnh thận cùng các bác sĩ, chuyên gia tại NRECI sẽ can thiệp vào chế độ ăn, hỗ trợ điều chỉnh thực đơn sao cho phù hợp với khẩu vị và thói quen ăn uống mỗi ngày của người bệnh.

Thực đơn dinh dưỡng sẽ giúp hỗ trợ quá trình kiểm soát lượng đạm, hạn chế tăng lượng natri, photpho, kali cũng như lượng nước uống mỗi ngày. Sau khoảng từ 2 đến 4 tuần, người bệnh sẽ cần trao đổi với bác sĩ NRECI để có những điều chỉnh phù hợp.

Mẫu thực đơn suy thận
Mẫu thực đơn suy thận

Đội ngũ của NRECI luôn quan tâm và hỗ trợ cải thiện sức khỏe của người bệnh. Điển hình khi thăm khám dinh dưỡng với chúng tôi, bạn sẽ được thăm khám và kiểm tra theo các bước:

  • Bác sĩ thăm khám và xác định chính xác tình trạng dinh dưỡng thực tế của người bệnh.
  • Tìm hiểu, khai thác cũng như đánh giá khẩu phần ăn.
  • Khai thác qua tiền sử dinh dưỡng, tiền sử bệnh lý suy thận, mức độ suy thận và phương pháp điều trị trước đó.
  • Tổng kết và tư vấn dinh dưỡng chuyên biệt từ bác sĩ cho người bệnh.
  • Hỗ trợ xây dựng thực đơn chi tiết theo từng ngày cho từng tình trạng bệnh, mức độ suy thận.

Mặt khác, tại NRECI luôn có các khóa học dinh dưỡng nhằm trang bị kiến thức dinh dưỡng người suy thận. Từ những khóa học này, người bệnh có thể đúc kết được những kiến thức và kinh nghiệm xây dựng thực đơn cho bản thân, giúp chế độ ăn mỗi ngày trở nên phong phú hơn.

Hy vọng từ những thông tin trên có thể giúp bạn hiểu hơn về những nguyên nhân suy thận. Suy thận mạn có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, bởi bệnh không thể chữa trị dứt điểm hoàn toàn. Vì vậy, để kiểm soát được bệnh, người bệnh cần tìm đến cơ sở y tế uy tín để tiến hành điều trị. Đồng thời NRECI cùng đội ngũ chuyên gia cũng luôn sẵn sàng đồng hành hỗ trợ tư vấn dinh dưỡng, cung cấp các khóa học dinh dưỡng bổ ích giúp người bệnh cải thiện sức khỏe tốt nhất!

Xem thêm: 

Tài liệu tham khảo:

5/5 - (4 bình chọn)
Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí
Form test

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)

Bài Liên Quan
Sữa công thức pha để được bao lâu?
Sữa công thức pha để được bao lâu? Sữa công thức và những gì mẹ cần biết
Việc cho bé uống sữa công thức rất phổ biến hiện nay. Nhiều bà mẹ có thói quen bảo quản...
Hướng dẫn chẩn đoán & Điều trị bệnh thận mạn và một số bệnh lý thận
Chủ biên/ Tác giả:  GS.TS Võ Tam – Phó Chủ tịch Hội Tiết niệu Thận học Việt Nam PGS.TS. Hà...
Làm sao để biết sữa mẹ đủ chất?
Làm sao để biết sữa mẹ đủ chất? Dấu hiệu và bí quyết vàng cho mẹ
Chế độ dinh dưỡng cho mẹ sau sinh là một trong những vấn đề rất được quan tâm, bởi ảnh...
Thành phần sữa mẹ gồm những gì?
Thành phần sữa mẹ: Nguồn dinh dưỡng vàng cho trẻ sơ sinh
Sữa mẹ là món quà quý giá và tự nhiên mà người mẹ có thể dành cho con mình. Là...