.
.
.
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Suy thận độ 2 nên ăn gì?

Suy thận độ 2 nên ăn gì? Thực đơn cho người suy thận độ 2

0

Tham vấn y khoa: BS NGUYỄN THỊ HÒA – Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) – Chức vụ: Phó Viện Trưởng

Suy thận độ 2 là thời điểm bệnh bắt đầu tiến triển, tình trạng nặng hơn, có các triệu chứng dễ nhận biết hơn. Người bệnh suy thận độ 2 cần được chăm sóc đúng cách đạt được hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất. Có nhiều băn khoăn về vấn đề bệnh nhân suy thận độ 2 nên ăn gì? Thấu hiểu băn khoăn này, hôm nay, bác sĩ từ Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) sẽ tư vấn chi tiết cho bạn đọc.

Suy thận độ 2 nên ăn gì? Thực phẩm tốt cho người suy thận độ 2

Bệnh nhân suy thận độ 2 nên ăn gì? Lời khuyên về chế độ dinh dưỡng cho người bệnh là:

  • Giảm protein: Người bị suy thận độ 2 nên tiêu thụ khoảng 0.6 – 0.8 g protein trên mỗi kg cân nặng lý tưởng hàng ngày. Ưu tiên lựa chọn protein có giá trị sinh học cao từ động vật và tỷ lệ đạm động vật/tổng số trên 60%.  Protein là dưỡng chất cần thiết cho quá trình xây dựng cơ bắp và sửa chữa các mô, nhưng việc tiêu thụ quá nhiều protein có thể gây tích tụ chất cặn trong máu, khó loại bỏ hoàn toàn ở người bị suy thận. Do đó, nên bổ sung thực phẩm ít đạm như hến, đậu phụ, nấm xen kẽ với đạm động vật và thực vật để đảm bảo lượng đạm phù hợp với tình trạng suy thận.
  • Tinh bột: Lượng tinh bột tiêu thụ nên chiếm 50 – 60% năng lượng. Bạn nên ưu tiên loại tinh bột ít đạm như khoai lang, sắn dây, miến, khoai môn, hạn chế gạo, mì, bắp…
  • Chất béo: Lượng chất béo người suy thận ăn mỗi ngày nên chiếm khoảng 20 – 25% năng lượng. Chất béo cũng cần được lựa chọn cẩn thận, ưu tiên sử dụng chất béo không bão hòa như dầu thực vật, dầu cá; hạn chế thực phẩm giàu chất béo bão hòa và cholesterol như thịt xông khói, da gà, mỡ heo…
  • Nên uống đủ nước: Uống đủ nước cũng rất quan trọng đối với bệnh nhân suy thận. Nên cung cấp lượng nước bằng cách tính nước tiểu cộng thêm 500ml.
  • Vitamin và khoáng chất: Việc cung cấp đầy đủ dinh dưỡng rất cần thiết đối với bệnh nhân suy thận. Cần tăng cường các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như sắt, vitamin B, C vào chế độ ăn cho bệnh nhân từ rau củ quả, trái cây. Tuy nhiên, khi người bệnh có tăng kali máu cần lựa chọn cái thực phẩm ít kali như các loại củ quả (su su, bầu, mướp,..) và trái cây ít kali (bưởi, thăng long, quýt, mận..)
  • Sữa: Ngoài ra, người bệnh suy thận cũng có thể sử dụng thêm các loại sữa có công thức chuyên biệt với bệnh lý suy thận độ 2 như Nepro 1, Nutricare Kidney 1, Leisure Kidney 1,… để cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.
Suy thận độ 2 nên ăn gì?
Nên lựa chọn chất béo từ thực vật cho người suy thận độ 2

Như vậy, người suy thận độ 2 nên ăn những loại thực phẩm lành mạnh, dễ tiêu hóa với tỷ lệ phù hợp, đa dạng dưỡng chất từ chất đạm, béo, vitamin, khoáng chất và uống đủ nước.  (1)

Suy thận độ 2 kiêng ăn gì?

Theo Bác sĩ Nguyễn Võ Trà Mi – Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI): “Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với người bệnh suy thận độ 2, giúp giảm áp lực cho thận, ngăn ngừa các biến chứng và nâng cao sức khỏe”.

Bên cạnh chia sẻ người bệnh suy thận độ 2 nên ăn gì, Viện NRECI sẽ tư vấn một số nhóm thực phẩm bệnh nhân nên tránh:

Giảm natri

Việc hạn chế natri có thể giúp giảm huyết áp và ngăn chặn sự tiến triển của bệnh thận. Thận chịu trách nhiệm lọc natri ra khỏi cơ thể thông qua nước tiểu. Khi thận bị tổn thương và chức năng lọc natri suy giảm, natri có thể tích tụ nhiều hơn trong cơ thể, gây tăng huyết áp. Lượng natri lý tưởng cần <2000mg/ngày.

Các loại thực phẩm giàu natri mà người bệnh cần tránh bao gồm thịt muối, thịt xông khói, xúc xích, súp hộp, hoa quả hộp, khoai tây chiên, bánh mặn, bánh snack, rau quả ngâm muối, thực phẩm đóng gói (ngũ cốc, bánh mì nướng,…).

Hạn chế photpho

Photpho thường có mặt trong nhiều loại thực phẩm. Nó cùng với canxi và vitamin D đóng vai trò trong việc duy trì sức khỏe xương. Thận khỏe mạnh giúp duy trì lượng photpho phù hợp cho cơ thể. Khi chức năng thận kém, photpho có thể tích tụ trong máu, gây yếu xương và dễ gãy xương.

Thực phẩm giàu photpho mà bệnh nhân suy thận độ 2 cần tránh bao gồm thức ăn nhanh, thực phẩm đóng gói, phô mai chế biến sẵn, thịt tươi đông lạnh, soda, nước tăng lực, đồ uống thể thao, bia, rượu.

Suy thận độ 2 nên ăn gì?
Người suy thận nên hạn chế thức ăn nhanh

Giảm lượng kali hấp thụ

Kali thường có trong hoa quả và rau củ. Khoáng chất này quan trọng đối với duy trì nhịp tim ổn định. Tuy nhiên, khi thận suy yếu, khả năng loại bỏ kali qua nước tiểu giảm, dẫn đến tăng kali trong máu, dần dần có thể gây rối loạn nhịp tim, yếu cơ, thậm chí là ngưng tim. Nhu cầu bổ sung kali cho người suy thận cần khoảng 2-3g mỗi ngày. Người bệnh cần tránh rau quả giàu kali như quả khô, sầu riêng, mơ, cam, bí ngô, rau khoai lang, chuối, đậu xanh, khoai tây, cà chua, bơ, đậu tương,măng, rau muống…

Tránh thực phẩm có chỉ số đường huyết cao 

Nếu có tình trạng rối loạn đường huyết, người bệnh suy thận cần tránh thực phẩm có chỉ số đường huyết cao. Nhóm thực phẩm này gây tăng đột ngột đường huyết và tăng tích tụ mỡ, gây tăng cân. Các thực phẩm bao gồm bánh mì, khoai tây, bí đỏ, bánh quy, đường,.. Ngoài ra, nếu bệnh nhân suy thận xuất hiện tình trạng sưng phù ở một số bộ phận trên cơ thể thì cần hạn chế nước theo chỉ định của bác sĩ.

Tóm lại, bệnh nhân suy thận nên hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều kali, photpho, kali như đồ ăn chế biến sẵn, nước ngọt có ga, bánh mì, mỡ động vật,… Một số người bệnh nếu kèm bệnh tiểu đường cũng lưu ý hạn chế thực phẩm có chỉ số đường huyết cao. (2)

7 Thực đơn cho người suy thận độ 2

Thực đơn tham khảo cho người bệnh suy thận độ 2 cần 1600kcal (G-P-L = 60-13-27)

Bữa sáng Bữa trưa  Bữa tối
Thứ 2
  • Miến dong xào mực: (Miến dong khô: 60g, mực: 30g, cải ngọt: 50g, ớt chuông: 40g)

Bữa phụ:

  • Sữa thận: 100ml
  • Khoai lang hấp: 120g
  • Cơm gạo lứt: 1 chén
  • Cá hồi áp chảo: 30g
  • Canh bí xanh: 100g

Bữa xế:

  • Sữa thận: 100ml
  • Táo: 200g
  • Cơm gạo lứt: 1 chén
  • Gà kho gừng: 30g
  • Bầu luộc: 100g
Thứ 3 
  • Cháo yến mạch thịt băm (40g yến mạch, thịt băm: 25g, cà rốt: 50g)

Bữa phụ:

  • Sữa thận: 100ml
  • Khoai mì hấp: 100g
  • Cơm gạo lứt: 1 chén
  • Bò xào su su: (Bò : 30g, su su :100g)

Bữa xế: 

  • Sữa thận: 100ml
  • Ổi: 200g
  • Cơm gạo lứt: 1 chén
  • Hến kho: 30g
  • Canh hẹ đậu hũ: (Hẹ: 50g, đậu hũ: 10g)
Thứ 4
  • Hủ tiếu thịt heo (Hủ tiếu: 150g, Thịt heo: 20g, Trứng cút: 1 quả)
  • Giá, rau: 80g

Bữa phụ

  • Sữa thận: 100ml
  • Khoai lang hấp: 120g
  • Cơm gạo lứt: 1 chén
  • Tôm rim: 30g
  • Salad trộn: 100g

Bữa xế: 

  • Sữa thận: 100ml
  • Bưởi: 200g
  • Cơm gạo lứt: 1 chén
  • Cá nục sốt cà chua: (Cá: 30g, cà chua: 40g)
  • Cải thìa luộc: 60g
Thứ 5
  • Bánh mì nướng nguyên cám (2 lát)
  • Trứng ốp la: 1 quả
  • Sữa thận: 100ml

Bữa phụ:

  • Khoai lang hấp: 100g
  • Cơm: 1 chén
  • Đậu hũ kho nấm rơm: (Đậu hũ: 40g. nấm rơm: 20g)
  • Canh tần ô: 80g

Bữa xế:

  • Sữa thận: 100ml
  • Bưởi: 200g
  • Cơm gạo lứt: 1 chén
  • Tép xào bầu: (Tép: 30g, bầu: 100g)
  • Rau cải luộc: 50g
Thứ 6
  • Phở bò: (Bánh phở: 150g, Thịt bò: 25g)
  • Rau, giá: 80g

Bữa phụ:

  • Sữa thận: 100ml
  • Khoai lang hấp: 120g
  • Cơm gạo lứt: 1 chén
  • Vịt nấu măng: 30g
  • Rau xanh luộc: 80g

Bữa xế:

  • Sữa thận: 100ml
  • Quýt: 200g
  • Cơm gạo lứt: 1 chén
  • Thịt heo luộc: 30g
  • Su hào xào tỏi: 100g
Thứ 7
  • Bún xào chay: (Bún: 150g, nấm: 40g, đậu hũ: 40g, Rau, giá: 80g)

Bữa phụ:

  • Sữa thận: 100ml
  • Khoai sọ hấp: 70g
  • Cháo gà ( Cháo trắng: 200g, thịt gà: 30g, cà rốt: 40g)
  • Gỏi bắp cải: 100g

Bữa xế:

  • Sữa thận: 100ml
  • Mận: 200g
  • Cơm gạo lứt: 1 chén
  • Cá diêu hồng chiên sả: 30g 
  • Đậu que luộc: 40g
  • Canh hẹ: 30g
Chủ nhật
  • Cơm tấm sườn: (Cơm: 1 chén, sườn: 30g)
  • Dưa leo, cà chua: 50g
  • Canh rong biển: 1 chén

Bữa phụ:

  • Sữa thận: 100ml
  • Khoai lang hấp: 120g
  • Cơm gạo lứt: 1 chén
  • Nấm đùi gà hấp sả: 50g
  • Canh rau bina: 80g

Bữa xế:

  • Sữa thận: 100ml
  • Lê: 150g
  • Mì trộn thịt bò sốt cà chua( Mì: 150g, thịt bò: 30g, cà chua: 40g)
  • Salad trái cây (Sà lách: 50g, thanh long: 60g)

Vì sao nên chọn tư vấn dinh dưỡng cho người suy thận tại NRECI?

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) là đơn vị tiên trong trong lĩnh vực dinh dưỡng với đội ngũ bác sĩ, cử nhân dinh dưỡng giàu kinh nghiệm chuyên môn, nhiệt huyết và sẵn sàng lắng nghe, hỗ trợ người bệnh. Thực đơn suy thận cần tuân thủ các nguyên tắc dinh dưỡng chuyên biệt về nhu cầu đạm, béo, vitamin và khoáng chất,… Vì thế, việc thăm khám cùng bác sĩ giúp người bệnh có được chế độ ăn phù hợp, cân đối và cải thiện sức khỏe tổng thể.

Suy thận độ 2 nên ăn gì?
NRECI tư vấn dinh dưỡng cho người bệnh suy thận

Quy trình tư vấn dinh dưỡng tại NRECI gồm các bước cơ bản như sau:

  • Xác định tình trạng dinh dưỡng của người bệnh suy thận;
  • Khai thác và đánh giá cơ bản về khẩu phần ăn hàng ngày, thói quen, sở thích ăn uống;
  • Khai thác tiền sử về dinh dưỡng, mức độ suy thận, tiền sử suy thận, phương pháp đang thực hiện điều trị;
  • Tư vấn dinh dưỡng chuyên biệt cùng với bác sĩ chuyên môn. Bác sĩ hỗ trợ thiết kế thực đơn chi tiết theo từng cá thể theo đúng mức độ suy thận.

Câu hỏi thường gặp

Làm cách nào để chẩn đoán suy thận độ 2?

Để chẩn đoán chính xác suy thận độ 2, mọi người nên đi khám và làm các xét nghiệm đánh giá chức năng thận, bao gồm: xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu,…

Các triệu chứng cảnh báo suy thận độ 2 là gì?

Suy thận độ 2 ở giai đoạn đầu thường không có triệu chứng rõ ràng. Một số dấu hiệu có thể gặp phải ở giai đoạn về sau của bệnh bao gồm tình trạng phù nề, đi tiểu nhiều, nước tiểu có máu hay bọt, người mệt mỏi, uể oải, ăn uống không ngon, khô da,…

Bệnh suy thận độ 2 có chữa khỏi hoàn toàn được không?

Hiện tại vẫn chưa có phương pháp điều trị hoàn toàn bệnh suy thận độ 2. Tuy nhiên việc phát hiện và kiểm soát suy thận độ 2 đóng vai trò quan trọng trong việc làm chậm diễn tiến bệnh. Với sự kết hợp giữa thay đổi lối sống, chế độ ăn uống phù hợp, tuân thủ dùng thuốc và theo dõi y tế định kì, người bệnh suy thận độ 2 hoàn toàn có thể sống khỏe mạnh trong nhiều năm.

Chế độ ăn cho người suy thận độ 2 nên chú trọng điều gì?

Mục tiêu chính khi xây dựng thực đơn cho người suy thận độ 2 chế độ ăn cho bệnh nhân suy thận độ 2 là:

  • Hạn chế các thực phẩm nhiều protein, nhằm giảm bớt gánh nặng lọc cho thận.
  • Lựa chọn những thực phẩm ít natri (muối), kali và phốt-pho.
  • Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, duy trì năng lượng và nâng cao sức khỏe.

Ngoài dinh dưỡng, người bệnh suy thận độ 2 cần chú ý gì?

Ngoài chế độ ăn uống, người bệnh cần sử dụng thuốc đúng liều lượng và thời gian theo hướng dẫn của bác sĩ, kiểm soát tốt các bệnh lý đi kèm, vận động thể chất và giữ cân nặng hợp lý, thăm khám sức khoẻ định kỳ và thực hiện các xét nghiệm cần thiết,…

Trên đây là giải đáp về câu hỏi suy thận độ 2 nên ăn gì để bạn đọc có thêm kinh nghiệm chăm sóc bản thân, người thân hợp lý. Ngoài ra, bạn có thể đến với Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) để được các bác sĩ chuyên môn tư vấn dinh dưỡng, hỗ trợ hiệu quả nhất.

Xem thêm:

5/5 - (2 bình chọn)

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)

Tư vấn dinh dưỡng cùng Bác sĩ
Form tư vấn dinh dưỡng [1]

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Tư vấn khóa học dinh dưỡng

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Form Đăng ký khóa học [1]
Bài Liên Quan
Thực phẩm giàu vitamin D và canxi
Bổ sung 15+ thực phẩm giàu vitamin D và Canxi cho xương chắc khỏe
Vitamin D và Canxi là những dưỡng chất có vai trò đặc biệt quan trọng với cơ thể, đặc biệt...
Thực phẩm giàu iot
10+ loại thực phẩm giàu iot: Bảo vệ tuyến giáp, tăng cường trí não
Iot được tìm thấy chủ yếu có trong các loại thực phẩm và thường được thêm vào muối bột, nhằm...
Thực phẩm giàu canxi cho bé
10+ Thực phẩm giàu canxi cho bé: Giúp xương chắc khỏe, tăng chiều cao vượt trội
Canxi là khoáng chất rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ, cần được bổ sung đầy đủ để...
Thực phẩm giàu calo
Bí quyết tăng cân với 15+ thực phẩm giàu calo cho người gầy 
Chế độ ăn uống là một trong những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến cân nặng của cơ thể....
Thiết Kế Web Ô tô Bởi Vĩnh XD