.
.
.
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Hội chứng ure máu cao trong suy thận mạn

Hội chứng ure máu cao trong suy thận mạn

0

Tham vấn y khoa: BS NGUYỄN THỊ HÒA – Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) – Chức vụ: Phó Viện Trưởng

Hội chứng ure máu cao trong suy thận mạn thường gặp ở giai đoạn cuối của căn bệnh suy thận. Ure cao là sự tích tụ những chất độc hại trong máu, điều này dẫn đến các vấn đề sức khỏe một cách nghiêm trọng. Để hiểu rõ hơn về hội chứng này, hãy cùng Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) tìm hiểu tác động của bệnh đối với sức khỏe nhé!

Hội chứng ure máu cao trong suy thận mạn là gì?

Hội chứng ure máu cao trong suy thận mạn là hội chứng lâm sàng và cận lâm sàng, gây nên không chỉ do sự gia tăng của ure huyết thanh, mà còn tăng hơn 100 sản phẩm có nguồn gốc nito khác trong máu như aminoacid, creatinin, peptide,… khi người bệnh bị suy thận (cấp hoặc mạn). (1)

Hội chứng ure máu cao trong suy thận mạn
Hội chứng ure máu cao trong suy thận mạn

Chứng tăng ure huyết thường xảy ra trong bệnh thận mãn tính, lâu dần có thể dẫn đến bệnh thận giai đoạn cuối.

Chứng tăng ure huyết có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng về sức khỏe như tích tụ chất lỏng, các vấn đề về hormone, trao đổi chất, chất điện giải,… Nếu người bệnh không được điều trị thì chứng ure máu cao có thể gây tử vong trước khi có phương pháp lọc máu và cấy ghép thận. (4)

Có thể thấy, ure huyết là một triệu chứng của bệnh suy thận, thường là dấu hiệu của giai đoạn cuối của bệnh suy thận mãn tính. Do đó, người bệnh cần lưu ý tiến hành điều trị kịp thời để không ảnh hưởng đến sức khỏe và thậm chí là tính mạng. (3)

Nguyên nhân, triệu chứng hội chứng ure máu cao trong suy thận mạn

Thận bị tổn thương và suy giảm chức năng, dẫn đến tích tụ các chất thải ở trong máu, từ đó có thể dẫn đến hội chứng ure máu cao trong suy thận mạn. Ure không được thải mà lại tích tụ trong máu, gây nên những ảnh hưởng cho cơ thể. Cụ thể sẽ có các nguyên nhân và triệu chứng sau:

Nguyên nhân 

  • Bệnh lý đái tháo đường: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến suy thận mạn. Nồng độ glucose cao trong máu có thể làm hỏng bộ lọc của thận, thận bị tổn thương và mất dần các khả năng lọc chất thải và những chất thải dư thừa từ máu. (3,4)
  • Tăng huyết áp: Ngoài tiểu đường, suy thận cũng dễ hình thành ở người bệnh có bệnh lý cao huyết áp. Huyết áp cao không được tiến hành điều trị và kiểm soát có thể khiến mạch máu trong thận bị tổn thương, gây suy giảm chức năng thận. (3)
  • Những vấn đề xảy ra tại thận: Xơ cứng cầu thận cục bộ, bệnh thận IgA, viêm cầu thận, viêm ống thận, sỏi thận, viêm thận lupus, bệnh thận đa nang,… (3)

Triệu chứng

(4) Như những bệnh lý khác, khi bị suy thận mạn tính đang trong giai đoạn đầu, những triệu chứng của bệnh sẽ rất khó nhận biết nên tác động của việc tăng ure máu cũng chưa rõ ràng. Hội chứng ure máu cao trong suy thận mạn bắt đầu có dấu hiệu khi thận đã bị tổn thương nặng. Điển hình một số triệu chứng có thể nhận biết được:

  • Thường xuyên có biểu hiện mệt mỏi, nôn, buồn nôn, chán ăn, chuột rút ở chân và có sự thay đổi về mặt tinh thần.
  • Người bệnh có thể cảm thấy khát nước nhiều hơn và có thêm sự thay đổi thị giác.
  • Những bất thường trên da như ngứa, khô, thay đổi màu da,…
  • Hơi thở bắt đầu có mùi hôi giống như nước tiểu hay miệng có vị kim loại.
  • Giảm cân không thể giải thích.

(5) Ngoài ra, còn có một số phát hiện thực thể ở người bệnh mắc ure huyết:

  • Ở da: Đổi thành màu vàng nhạt hay tăng sắc tố khi chứng ure huyết trầm trọng hơn.
  • Mắt: Củng mạc hơi vàng hay bắt bị đỏ.
  • Miệng: Xuất hiện một loạt các tổn thương như giảm sản men răng, chảy máu nướu, xuất huyết, tăng sản nướu,…
  • Tim: Tràn dịch màng ngoài tim.
  • Phổi: Có tiếng nổ bên trong phổi do phổi phù.
Hội chứng ure máu cao trong suy thận mạn
Triệu chứng hội chứng ure máu cao trong suy thận mạn gây ngứa, khô và rát da

Có thể thấy, hội chứng ure huyết cao ở người suy thận mạn sẽ bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau và có nhiều dấu hiệu nhận biết. Do đó, đối với những người có bệnh lý khác như tiểu đường, huyết áp cần chú ý hơn trong sức khỏe, thăm khám định kỳ với bác sĩ để có thể phát hiện sớm các biến chứng, có hướng xử lý kịp thời.

Điều trị hội chứng ure máu cao trong suy thận mạn

(4,5) Với người mắc hội chứng ure máu cao trong suy thận mạn được tiến hành điều trị bằng cách lọc máu hoặc tiến hành ghép thận. Trong đó:

Lọc máu là phương pháp điều trị khá phổ biến nhằm đưa các chất độc ra ngoài và làm sạch máu. Có 2 loại lọc máu:

  • Chạy thận nhân tạo: Phương pháp lọc máu thông qua một máy bên ngoài của cơ thể. Đặt kim lấy máu trên tay của người bệnh, máu sẽ được dẫn ra ngoài và đi qua máy mọc, tiếp đến sau đó đưa máy trở lại cơ thể.
  • Thẩm phân phúc mạc: Cách lọc máu thông qua màng bụng, dùng chính màng bụng để làm màng lọc thay cho thận. Đặt một ống thông nhỏ qua bụng và đưa dịch lọc vào. Dịch lọc hấp thu chất thải và những chất lỏng dư thừa. Những chất thải này được loại bỏ khi dịch này chảy ra ngoài.

Cách thứ 2 là ghép phần – Phương pháp thực hiện thay thế thận đã suy giảm các chức năng bằng thận khỏe mạnh hơn. Cách này sẽ thường áp dụng trong trường hợp người bệnh bị suy thận mạn trong giai đoạn cuối.

(4) Khi thực hiện điều trị, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn bổ sung sắt khi bị thiếu máu, thay thế các chất bổ sung Erythropoietin (EPO), canxi, vitamin D, photpho uống trong bữa ăn nhằm ngăn chặn tình trạng mất xương do cường tuyến cận giáp. Đồng thời, huyết áp, tim mạch cũng như các vấn đề tiềm ẩn khác cũng cần được kiểm soát.

Hội chứng ure máu cao trong suy thận mạn
Điều trị hội chứng ure máu cao bằng cách thẩm phân phúc mạc

Phương pháp điều trị hội chứng ure máu cao trong suy thận mạn bằng cách lọc máu, ghép phần sẽ được bác sĩ chỉ định tùy vào tình trạng thực tế của mỗi người. Lúc này, việc bạn cần làm là chú ý các chỉ dẫn từ bác sĩ, giữ tinh thần thoải mái nhất và bổ sung các chất cần thiết theo yêu cầu, phục vụ tốt cho quá trình điều trị!

Tư vấn dinh dưỡng cho người mắc hội chứng ure máu cao trong suy thận mạn

Đối với người mắc hội chứng ure máu cao trong suy thận mạn, dinh dưỡng sẽ có vai trò quan trọng trong quá trình điều trị.

Theo Bác sĩ Nguyễn Thị Kim Hải – Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng: “Tùy vào phương thức điều trị ure huyết sẽ có chế độ dinh dưỡng khác nhau. Nếu có lọc máu đi kèm tùy vào tần suất lọc má u cũng sẽ có chỉ định dinh dưỡng khác nhau. Một trong những biến chứng thường gặp của bệnh nhân suy thận là suy dinh dưỡng. Do đó để phòng ngừa suy dinh dưỡng và làm chậm tiến triển của bệnh hay tái phát cơn tăng ure huyết cần duy trì một chế độ ăn hợp lý.”

Chế độ dinh dưỡng hợp lý có thể làm chậm sự phát triển của bệnh, hỗ trợ nâng cao sức khỏe hơn. Cụ thể, người bệnh cần tuân thủ các nguyên tắc dinh dưỡng sau, mặt khác người bệnh cũng cần tham khảo qua các bác sĩ chuyên môn để được tư vấn dinh dưỡng khoa học nhất.

(6) Suy thận mạn, có lọc máu ngoài thận, hay thẩm phân phúc mạc (3 lần/tuần):

Nguyên tắc trong chế độ dinh dưỡng  Cơ cấu của khẩu phần
  • Năng lượng: Khoảng 35 Kcal/kg cân nặng khô/ngày.
  • Đạm: Từ 1,2 đến 1,3 g/kg cân nặng khô/ngày. (Tỷ lệ  đạm động vật/tổng số cần trong khoảng ≥ 60%)
  • Lipid: Khoảng 20 đến 25% trong tổng năng lượng. (Axid béo chưa no một nối đôi chiếm ⅓ , nhiều nối đôi chiếm ⅓ và axid béo no chiếm ⅓ tổng số lipid.)
  • Đảm bảo tốt cân bằng nước và điện giải:
    • Natri: Lọc máu ngoài thận: Khoảng 2000 đến 3000 mg natri/ngày. Lọc màng bụng: Khoảng  2000 đến 4000 mg natri/ngày.
    • Cần hạn chế nước ăn và nước uống (khi có chỉ định từ bác sĩ): V n­ước = V n­ước tiểu + V dịch mất bất thường (sốt, nôn, tiêu chảy,…) + 300 đến 500ml (tùy theo mùa).
  • Kali: Cần từ 2000 đến 3000 mg/ngày.
  • Phosphat: Cần dưới 1200 mg/ngày. (Lưu ý là hạn chế bổ sung các thực phẩm giàu phosphat).
  • Cung cấp đủ vitamin và chất khoáng theo nhu cầu (theo ý kiến bác sĩ)
  • Số bữa ăn trong một ngày: 4 bữa.
  • Năng lượng: 1800 – 1900 Kcal
  • Đạm: 60 – 70g
  •  Lipid: 40 – 50g
  • -Glucid: 280 – 314g
  • Natri: 2000 – 4000mg
  • Phosphat: < 1200mg
  • Kali: 2000 – 3000mg
  • Nước: 1 – 2l

(6) Suy thận mạn, có lọc máu ngoài thận hay thẩm phân phúc mạc (2 lần/tuần)

Nguyên tắc trong chế độ dinh dưỡng  Cơ cấu của khẩu phần
  • Năng lượng: Khoảng 35 Kcal/kg cân nặng khô/ngày.
  • Đạm: Cần khoảng 1g/kg cân nặng khô/ngày. (Với tỷ lệ đạm động vật/tổng số cần ≥ 60%)
  • Lipid: Khoảng 20 đến 25% trong tổng năng lượng. (Axid béo chưa no một nối đôi chiếm ⅓ , nhiều nối đôi chiếm ⅓ và axid béo no chiếm ⅓ tổng số lipid.)
  • Đảm bảo tốt cân bằng nước và điện giải:
    • Natri: Thận nhân tạo: Khoảng 2000 đến 3000 mg natri/ngày. Lọc màng bụng: Khoảng  2000 đến 4000 mg natri/ngày.
    • Cần hạn chế nước ăn và nước uống (khi có chỉ định từ bác sĩ): V n­ước = V n­ước tiểu + V dịch mất bất thường (sốt, nôn, tiêu chảy,…) + 300 đến 500ml (tùy theo mùa).
  • Kali: Cần từ 2000 đến 3000 mg/ngày.
  • Phosphat: Cần < 1200 mg/ngày. (Lưu ý là người bệnh nên có sự hạn chế bổ sung các thực phẩm giàu phosphat).
  • Cung cấp đủ hàm lượng các loại vitamin và chất khoáng theo nhu cầu (tham vấn ý kiến từ bác sĩ).
  • Số bữa ăn cần có trong một ngày: 4 bữa.
  • Năng lượng: 1800 – 1900 Kcal
  • Đạm: 50 – 55g
  • Lipid: 40 – 50g
  • Glucid: 290 – 325g
  • Natri: 2000 – 4000mg
  • Phosphat: < 1200mg
  • Kali: 2000 – 3000mg
  • Nước: 1 – 1,5l

(6) Suy thận mạn, có lọc máu ngoài thận hay thẩm phân phúc mạc (1 lần/tuần)

Nguyên tắc trong chế độ dinh dưỡng  Cơ cấu của khẩu phần
  • Năng lượng: Khoảng 35 Kcal/kg cân nặng khô/ngày.
  • Đạm: Cần khoảng 0,8g/kg cân nặng khô/ngày. (Tỷ lệ đạm động vật/tổng số là ≥60%).
  • Lipid: Khoảng 20 đến 30% trong tổng năng lượng. (Axid béo chưa no một nối đôi chiếm ⅓ , nhiều nối đôi chiếm ⅓ và axid béo no chiếm ⅓ tổng số lipid.)
  • Đảm bảo tốt cân bằng nước và điện giải: (Người bệnh nên ăn nhạt tương đối)
    • Natri: Thận nhân tạoLọc màng bụng: Dưới < 2000 mg natri/ngày.
    • Cần hạn chế bổ sung nước ăn và nước uống (khi có chỉ định từ bác sĩ): V n­ước = V n­ước tiểu + V dịch mất bất thường (sốt, nôn, ỉa chảy…) + 300 đến 500ml (tùy theo mùa).
  • Kali: Cần từ 1000 đến 1500 mg/ngày.
  • Phosphat: Cần < 800 mg/ngày. (Lưu ý là người bệnh nên có sự hạn chế bổ sung thực phẩm giàu phosphat).
  • Cung cấp đủ hàm lượng các loại vitamin cùng chất khoáng cần thiết theo nhu cầu (tham vấn ý kiến bác sĩ).
  • Số bữa ăn cần có trong một ngày: 4 bữa.
  • Năng lượng: 1800 – 1900 Kcal
  • Đạm: 40 – 44g
  • Lipid: 40 – 53g
  • Glucid: 313 – 336g
  • Natri: < 2000mg
  • Phosphat: < 800mg
  • Kali: 1000 – 1500mg
  • Nước: 1 – 1,5l

Chế độ ăn của mỗi người sẽ hoàn toàn khác nhau, dựa vào mức độ bệnh lý và tình trạng thực tế. Điều này đôi khi khiến nhiều người khó xác định và xây dựng thực đơn. Để giải quyết hiệu quả, ngoài việc tham khảo tham khảo các nguyên tắc dinh dưỡng kể trên thì người bệnh nên chú ý thăm khám với bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng. Thông qua đó, bạn sẽ được kiểm tra cụ thể tình trạng bệnh lý và nhận tư vấn dinh dưỡng cùng bác sĩ, cải thiện bữa ăn khoa học hơn.

Hội chứng ure máu cao trong suy thận mạn
Chế độ ăn cho người mắc hội chứng ure máu cao trong suy thận mạn cần đáp ứng nguyên tắc nhất định

Tìm kiếm chế độ ăn cho người suy thận phù hợp với sở thích ăn uống không phải là hành trình dễ dàng. Do đó, nếu người bệnh muốn biết được chế độ ăn uống tối ưu dành cho bản thân mình, hãy liên hệ với bác sĩ NRECI tư vấn dinh dưỡng. Quá trình sẽ được thực hiện theo quy trình:

  • Khai thác, đánh giá khẩu phần ăn trước đây của người bệnh.
  • Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người bệnh, xác định khối lượng cơ – xương – mỡ – nước
  • Khai thác tiền sử bệnh suy thận, tiền sử dinh dưỡng, phương pháp điều trị hiện tại.
  • Tư vấn cùng bác sĩ chuyên môn về nguyên nhân bệnh, lộ trình điều trị và các chỉ số cần theo dõi
  • Tổng hợp và xây dựng thực đơn chi tiết theo từng ngày cho từng cá nhân, theo từng mức độ suy thận nhằm đáp ứng đủ năng lượng, ít đạm, ít natri, kali và hạn chế dịch khi có chỉ định.

Hy vọng với những thông tin này có thể giúp bạn hiểu hơn về hội chứng ure máu cao trong suy thận mạn. Hội chứng có thể gây ảnh hưởng sức khỏe của các cơ quan khác, làm nặng thêm tình trạng suy thận cũng như đe dọa đến tính mạng. Do đó, bệnh lý cần được phát hiện sớm và tiến hành điều trị kịp thời, tránh các bất lợi không mong muốn. Dinh dưỡng sẽ luôn là yếu tố đồng hành với người bệnh trong điều trị bệnh và đội ngũ các chuyên gia tư vấn dinh dưỡng hàng đầu sẽ luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn cải thiện thực đơn mỗi ngày khoa học hơn.

Xem thêm: 

Tài liệu tham khảo:

5/5 - (3 bình chọn)

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)

Tư vấn dinh dưỡng cùng Bác sĩ
Form tư vấn dinh dưỡng [1]

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Tư vấn khóa học dinh dưỡng

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Form Đăng ký khóa học [1]
Bài Liên Quan
Thực phẩm giàu canxi cho bé
10+ Thực phẩm giàu canxi cho bé: Giúp xương chắc khỏe, tăng chiều cao vượt trội
Canxi là khoáng chất rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ, cần được bổ sung đầy đủ để...
Thực phẩm giàu calo
Bí quyết tăng cân với 15+ thực phẩm giàu calo cho người gầy 
Chế độ ăn uống là một trong những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến cân nặng của cơ thể....
Thực phẩm bổ sung sắt cho bà bầu
Thực phẩm giàu sắt cho bà bầu nên thêm vào chế độ ăn
Khi mang thai, nhu cầu dinh dưỡng, nhất là vitamin, khoáng chất tăng cao hơn so với người bình thường....
Thực phẩm phòng chống đột quỵ
5+ Nhóm thực phẩm phòng ngừa đột quỵ cùng những lời khuyên đến từ chuyên gia 
Nguy cơ bị đột quỵ có thể tăng lên bởi nhiều yếu tố như bệnh đái tháo đường, cao huyết...
Thiết Kế Web Ô tô Bởi Vĩnh XD