
Suy thận là căn bệnh ngày càng phổ biến, suy thận được chia thành nhiều giai đoạn và mức độ bệnh. Suy thận giai đoạn 5 được xem là giai đoạn cuối của bệnh thận mạn. Nếu bệnh nhân không điều trị kịp thời và không xây dựng thực đơn cho người suy thận độ 5 phù hợp thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng người bệnh suy thận và thậm chí có thể tử vong. Cùng Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng tìm hiểu rõ hơn trong bài viết sau!
Định nghĩa suy thận mạn giai đoạn 5
Suy thận mạn giai đoạn 5 nghĩa là thận đã bị tổn thương nghiêm trọng và mất khả năng lọc máu cho cơ thể. Giá trị GFR ở giai đoạn này chỉ còn từ 15 ml/phút/1,73m2 trở xuống. Lúc này, các chất độc sẽ tích tụ trong máu và gây ra các biến chứng như:
- Tăng huyết áp.
- Thiếu máu (không đủ tế bào máu cho cơ thể).
- Bệnh về xương.
- Bệnh về tim.
- Tăng kali máu.
- Phốt pho máu cao.
- Nhiễm toan chuyển hóa.

Và dưới đây là các triệu chứng, dấu hiệu cho thấy người bệnh suy thận đã tiến triển đến giai đoạn 5:
- Cảm thấy yếu cơ, mệt mỏi trong người.
- Sưng ở bàn tay, cánh tay, chân hoặc bàn chân.
- Thiểu niệu hoặc vô niệu.
- Đạm niệu.
- Nhức đầu.
- Đau lưng dưới.
- Chuột rút.
- Buồn nôn.
- Không hoặc ít thấy đói.
- Khó thở.
- Thay đổi màu sắc da.
Lúc này bệnh nhân sẽ phải điều trị thay thế thận hoặc lọc máu để làm giảm các biến chứng ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan khác
Nguyên tắc dinh dưỡng trong suy thận mạn giai đoạn 5 giai đoạn lọc máu
Trước khi tìm hiểu về thực đơn cho người suy thận độ 5, ta sẽ tìm hiểu về nguyên tắc dinh dưỡng cho người bệnh thận. Dưới đây sẽ là các thực phẩm cần bổ sung cũng như những thực phẩm cần hạn chế.
Nguyên tắc chế độ dinh dưỡng cho bệnh thận giai đoạn 5 lọc máu cần:
- Đầy đủ năng lượng và cân đối các chất
- tăng cường đạm, tùy theo tần suất lọc máu mà cần có chế độ đạm hợp lý: 1.2-1,5g/kg/ ngày, ưu tiên đạm có giá trị sinh học cao: thịt, cá trứng, sữa…
- ưu tiên chất béo không bão hòa giàu omega3, omega6
- Kiểm soát kali, Natri, photpho
- Nước: Người bệnh suy thận không thể thải nước tiểu như người bình thường nên nếu uống quá nhiều nước sẽ gây phù.
Vì vậy, thực đơn cho người suy thận độ 5 cần lưu ý:
- Hạn chế lượng muối vào khi nấu hoặc chế biến món ăn.
- Chọn thực phẩm tươi, rau củ quả tươi và hạn chế dùng thực phẩm muối chua, chế biến sẵn.
- Nếu ăn canh thì chủ yếu nên ăn phần rau, hạn chế húp nước canh.
- Tránh đồ ăn chế biến sẵn
- Hạn chế dùng các loại nước sốt, nước chấm như: Tương cà, nước tương, sốt BBQ, nước mắm, muối tiêu,…
- Tránh xa rượu, bia, thuốc lá.
Những loại thực phẩm giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả
Thực đơn cho người suy thận độ 5 rất quan trọng trong việc điều trị, phục hồi và cải thiện sức khỏe. Người nhà nên đưa bệnh nhân đi khám dinh dưỡng và nghe theo sự tư vấn dinh dưỡng từ các chuyên gia, bác sĩ chuyên môn về thực đơn cho người bệnh thận để bệnh nhân có thể nhanh chóng phục hồi.
Nếu người bệnh suy thận có thêm bệnh đái tháo đường thì nên ít tiêu thụ các chất đường bột. Một số rau củ quả nên bổ sung vào thực đơn suy thận giai đoạn 5 là:
- Ớt chuông đỏ: Có hàm lượng kali thấp và cung cấp chất xơ, chất chống oxy hóa mạnh như vitamin A, C, B6, cùng các khoáng chất cần thiết cho sức khỏe.
- Cải bắp: Đây là thực phẩm có chứa nhiều chất phytochemical có tác dụng chống lại các gốc tự do gây bệnh ung thư. Đồng thời, cải bắp còn chứa các chất dinh dưỡng như chất xơ, vitamin B6, K, C và axit folic.
- Súp lơ: Chứa nhiều hợp chất thực vật, chất chống oxy hóa, axit folic và chất xơ nên sẽ giúp làm sạch thận và hỗ trợ tăng cường sức khỏe.

Thực đơn cho người suy thận mạn độ 5 đang lọc máu
Tham khảo về thực đơn cho người suy thận mạn độ 5 chưa lọc máu từng ngày:
*Thực đơn ngày 1: Thực đơn cung cấp: 1600kcal, lượng đạm 60g
Bữa sáng: Miến xào thịt nạc
- Miến: 60g
- Thịt nạc: 30g (~3 miếng nhỏ, mỏng)
- Rau cải ngọt: 100g
- Dầu ăn: 10ml (2 thìa, thìa 5ml)
Bữa trưa: Cơm gạo tẻ
- Gạo tẻ: 100g (~2 nửa bát con cơm)
- Thịt luộc: 30g (~3 miếng mỏng vừa)
- Tôm rang: 30g
- Cải bắp luộc: 100g
- Dầu ăn: 3ml (1/2 thìa, thìa 5ml)
- Bữa phụ chiều (15h):
- Xoài chín: 100g
Buổi tối: Cơm gạo tẻ
- Gạo tẻ: 100g (~2 nửa bát con cơm)
- Cá trắm xốt: 80g (~1/2 khúc to cả xương)
- Thịt băm: 20g (1 thìa đầy, thìa 7ml)
- Củ cải luộc: 100g
- Dầu ăn: 7ml (1.5 thìa, thìa 5ml)
- Bữa phụ tối (21h):
- Sữa dinh dưỡng
*Thực đơn ngày 2: Cung cấp: 1800kcal, lượng đạm 60g
Bữa sáng: Miến xào thịt bò
- Miến: 60g
- Thịt bò: 35g (tương đương 5 – 6 miếng nhỏ, mỏng)
- Rau cải ngọt: 100g
- Dầu ăn: 10ml (2 thìa, thìa 5ml)
Bữa trưa: Cơm gạo tẻ
- Gạo tẻ: 120g (2 lưng bát con cơm)
- Thịt luộc: 60g (tương đương 6 – 7 miếng mỏng vừa)
- Nem chiên: 1 cái (20g thịt)
- Củ cải luộc: 150g
- Dầu ăn: 5ml
- Nho: 70g (khoảng 7 quả trung bình)
- Bữa phụ chiều (15h): Khoai lang luộc chấm đường
- Khoai lang luộc: 150g
- Đường kính: 10g
Bữa tối: Cơm gạo tẻ
- Gạo tẻ: 120g
- Thịt rim: 50g (tương đương 3 – 4 miếng nhỏ, vừa)
- Chả lá lốt: 1 chiếc (20g thịt)
- Bí xanh luộc: 100g
- Dầu ăn: 7ml
*Thực đơn ngày 3: Cung cấp: 1800kcal, lượng đạm 70g
Bữa sáng: Phở xào thịt bò
- Bánh phở: 180g
- Thịt bò: 35g (khoảng 5 – 6 miếng nhỏ, mỏng)
- Rau cải ngọt: 100g
- Dầu ăn: 10ml
Bữa trưa: Cơm gạo tẻ
- Gạo tẻ: 120g
- Thịt luộc: 60g (khoảng 6 – 7 miếng mỏng vừa)
- Nem chiên: 1 chiếc (20g thịt)
- Củ cải luộc: 150g
- Dầu ăn: 5ml
- Bữa phụ chiều (15h):
- Nho: 70g (khoảng 7 quả vừa)
Bữa tối: Cơm gạo tẻ
- Gạo tẻ: 120g
- Thịt rim: 50g (khoảng 3 – 4 miếng nhỏ, vừa)
- Chả lá lốt: 1 chiếc (20g thịt)
- Bí xanh luộc: 100g
- Dầu ăn: 10ml
- Bữa phụ tối (21h):
- Sữa dinh dưỡng
*Thực đơn ngày 4: Cung cấp: 1800kcal, lượng đạm 80 – 85g
Bữa sáng: Phở thịt bò
- Bánh phở: 180g
- Thịt bò: 50g (khoảng 10 – 11 miếng nhỏ, mỏng)
- Hành lá, rau thơm
Bữa trưa: Cơm gạo tẻ
- Gạo tẻ: 120g
- Thịt luộc: 60g (6 – 7 miếng mỏng vừa)
- Nem chiên: 2 chiếc (40g thịt)
- Củ cải luộc: 150g
- Dầu ăn: 7ml
- Bữa phụ chiều (15h):
- Nho: 70g (khoảng 7 quả vừa)
Bữa tối: Cơm gạo tẻ
- Gạo tẻ: 120g
- Thịt rim: 60g (khoảng 4 – 5 miếng nhỏ, vừa)
- Chả lá lốt: 2 chiếc (40g thịt)
- Bí xanh luộc: 150g
- Dầu ăn: 10ml
- Bữa phụ tối (21h):
- Sữa dinh dưỡng
* Thực đơn ngày 5: Cung cấp: 1900 – 2000kcal, lượng đạm 70g
Bữa sáng: Phở thịt bò
- Bánh phở: 180g
- Thịt bò: 40g (khoảng 8 –9 miếng nhỏ, mỏng)
- Hành lá, rau thơm
Bữa trưa: Cơm gạo tẻ
- Gạo tẻ: 160g
- Đậu phụ nhồi thịt:
- Thịt nạc: 15g,
- Đậu phụ 1/2 bìa (30g)
- Cá bống rán: 50g (khoảng 3 con vừa)
- Rau luộc: 100g
- Dầu ăn: 15ml
- Thanh long: 100g
- Bữa phụ chiều (15h):
- Khoai sọ luộc chấm đường:
- Khoai sọ: 120g (2 củ nhỏ)
- Đường kính: 10g
- Khoai sọ luộc chấm đường:
Bữa tối: Cơm gạo tẻ
- Gạo tẻ: 120g
- Thịt rim: 65g (khoảng 5- 6 miếng vừa mỏng)
- Mọc xốt: 1 viên (30g)
- Rau luộc: 150g
- Dầu ăn: 10ml
*Thực đơn ngày 6: Cung cấp: 1900 – 2000kcal, lượng đạm 80g
Bữa sáng: Phở thịt bò
- Bánh phở: 180g
- Thịt bò: 50g (khoảng 10 – 11 miếng nhỏ, mỏng)
- Hành lá, rau thơm
Bữa trưa: Cơm gạo tẻ
- Gạo tẻ: 160g
- Đậu phụ nhồi thịt:
- Thịt nạc: 30g
- Đậu phụ 1 bìa (60g)
- Cá bống rán: 60g (3 con vừa)
- Rau luộc: 100g: (1/2 bát con rau)
- Dầu ăn: 15ml (3 thìa, thìa 5ml)
- Thanh long: 100g
- Bữa phụ chiều (15h):
- Khoai lang luộc: 100g (1 củ nhỏ)
Bữa tối: Cơm gạo tẻ
- Gạo tẻ: 120g
- Thịt rim: 60g (khoảng 5- 6 miếng vừa mỏng)
- Mọc xốt: 1 viên (30g)
- Rau luộc: 100g
- Dầu ăn: 10ml (2 thìa, thìa 5ml)
* Thực đơn ngày 7: Cung cấp: 1900 – 2000kcal, lượng đạm 90g
Bữa sáng: Phở thịt bò
- Bánh phở: 200g
- Thịt bò: 50g (khoảng 10 – 11 miếng nhỏ, mỏng)
- Hành lá, rau thơm
Bữa trưa: Cơm gạo tẻ
- Gạo tẻ: 160g
- Cá trắm rán: 100g (1 khúc nhỏ cả xương)
- Mọc xốt: 04 viên (80g thịt)
- Rau luộc: 100g
- Dầu ăn: 15ml
- Bữa phụ chiều (15h):
- Thanh long: 100g
Bữa tối: Cơm gạo tẻ
- Gạo tẻ: 120g
- Thịt luộc: 50g (khoảng 4- 5 miếng vừa mỏng)
- Đậu phụ nhồi thịt:
- Thịt nạc 30g
- Đậu phụ 1 bìa 60g
- Bí xanh luộc: 100g
- Dầu ăn: 5ml
Trên đây là những thông tin về cách xây dựng thực đơn cho người suy thận độ 5 cũng như mẫu thực đơn mẫu 7 ngày. Hy vọng sẽ hữu ích với bạn và nếu có bất kỳ thắc mắc gì, bạn có thể liên hệ NRECI để được hỗ trợ nhé!
Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) được biết đến là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực Nghiên cứu, tư vấn và dịch vụ liên quan đến lĩnh vực Dinh dưỡng. Nếu còn bất kỳ những thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.
Xem thêm:
- Chế độ ăn cho bệnh nhân suy thận mạn cần lưu ý
- Bị sỏi thận nên ăn gì? Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người sỏi thận
- Top 5+ dấu hiệu bệnh sỏi thận cần nhận biết sớm

- Địa chỉ: 407/14 Đường Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, Tp. Hồ Chí Minh
- Hotline: 0888 334 478
- Fanpage: Viện Nghiên Cứu & Tư Vấn Dinh Dưỡng
Đăng ký khoá học dinh dưỡng