.
.
.
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Suy thận ăn được hoa quả gì?

Tiểu đường suy thận nên ăn gì? 7 thực đơn cho người suy thận tiểu đường

0

Tham vấn y khoa: BS NGUYỄN THỊ HÒA – Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) – Chức vụ: Phó Viện Trưởng

Tiểu đường suy thận cần được kiểm soát tốt tình trạng suy thận và chỉ số đường huyết để không gây nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh. Để kiểm soát tốt, bên cạnh tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, chế độ ăn uống, dinh dưỡng cho người bệnh vô cùng quan trọng. Vậy người tiểu đường suy thận nên ăn gì? Hãy cùng Viện NRECI tìm hiểu một số hướng dẫn, thông tin từ bác sĩ trong bài viết sau đây nhé.

Nguyên tắc dinh dưỡng cho người tiểu đường suy thận 

Người bệnh tiểu đường có kèm bệnh suy thận cần phải có chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, tuân thủ nguyên tắc dinh dưỡng. Điều này giúp cải thiện sức khỏe, ổn định tình trạng bệnh mà không gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Nguyên tắc dinh dưỡng cho người mắc tiểu đường kết hợp suy thận mạn độ 1- 2: (1) 

Nguyên tắc

  • Năng lượng: bổ sung 30 Kcal/kg cân nặng lý tưởng/ngày.
  • Protid: 0,8 g/kg cân nặng lý tưởng/ngày. Tỷ lệ hàm lượng protid động vật/tổng số ≥ 60%.
  • Glucid: 60- 65% tổng năng lượng. Người bệnh nên bổ sung các glucid phức hợp, glucid có chỉ số đường huyết (GI) thấp.
  • Chất xơ: 20- 25g/ngày.
  • Lipid: Acid béo chưa no một nối đôi chiếm 1/3, nhiều nối đôi chiếm 1/3 và axit béo no chiếm 1/3 trong tổng số lipid.
  • Đảm bảo cân bằng nước và các chất điện giải:
  • Ăn nhạt tương đối phụ thuộc vào mức độ phù và cao huyết áp: Natri tương đương 2000mg/ngày.
  • Hạn chế nước ăn và nước uống khi có chỉ định: V n­ước = V n­ước tiểu + V dịch mất bất thường (sốt, nôn, ỉa chảy…) + 300-500ml (tùy theo mùa ).
  • Số lượng bữa ăn: 4-6 bữa/ngày.

Cơ cấu khẩu phần ăn trong ngày 

  • Năng lượng: 1500- 1700Kcal/ ngày
  • Protid: 40- 44g/ ngày
  • Lipid: 41- 56g/ ngày
  • Glucid: 225- 276g/ ngày
  • Natri: 2000mg/ ngày
  • Kali: 2000- 3000mg/ ngày
  • Phosphat: <1200mg/ ngày
  • Chất xơ: 20- 25g/ ngày
  • Nước: 1- 1,5l/ ngày
Tiểu đường suy thận nên ăn gì?
Nguyên tắc dinh dưỡng cho người suy thận

Nguyên tắc dinh dưỡng cho người mắc tiểu đường kết hợp suy thận mạn độ 3-4: (1) 

Nguyên tắc 

  • Năng lượng: 30  Kcal/kg cân nặng lý tưởng/ngày.
  • Protid: 0.6g/kg cân nặng lý tưởng/ngày. Tỷ lệ lượng protid động vật/tổng số ≥50%
  • Glucid: 60-65% tổng năng lượng. Người bệnh nên bổ sung các glucid phức hợp, glucid có chỉ số đường huyết thấp.
  • Chất xơ: 20- 25g/ngày.
  • Lipid: 25 – <30 % tổng năng lượng. Acid béo chưa no một nối đôi chiếm 1/3, nhiều nối đôi chiếm 1/3 và axit béo no chiếm 1/3  trong tổng số lipid.
  • Đảm bảo cân bằng nước và các chất điện giải:
  • Ăn nhạt tương đối phụ thuộc vào mức độ phù và cao huyết áp: Natri tương đương 2000mg.
  • Hạn chế nước ăn và uống khi có chỉ định: V n­ước = V n­ước tiểu + V dịch mất bất thường (sốt, nôn, ỉa chảy…) + 300 đến 500 ml (tùy theo mùa ).
  • Số lượng bữa ăn: 4-6 bữa/ngày.

Cơ cấu khẩu phần ăn trong ngày:

  • Năng lượng: 1500- 1700Kcal/ ngày
  • Protid: 30- 33g/ ngày
  • Lipid: 45- 60g/ ngày
  • Glucid: 225- 276g/ ngày
  • Natri: tương đương 2000mg/ ngày
  • Kali: 2000- 3000mg/ ngày
  • Phosphat: <1200mg/ ngày
  • Chất xơ: 20-25g/ ngày
  • Nước: 1-1,5 lít/ ngày.

Tùy vào giai đoạn bệnh, tình trạng sức khỏe và cân nặng của người bệnh mà xây dựng thực đơn ăn uống với nguyên tắc phù hợp. Việc cân đối các nhóm chất theo đúng nguyên tắc vừa giúp người bệnh cung cấp đầy đủ năng lượng, dưỡng chất, vừa kiểm soát tình trạng bệnh hiệu quả, ngăn chặn bệnh tiến triển và gây biến chứng nguy hiểm. 

Tiểu đường suy thận nên ăn gì?

Bên cạnh các nguyên tắc dinh dưỡng, cân đối các chất, việc xây dựng thực đơn cho người bệnh cũng được quan tâm nhiều. Bởi người thân, người bệnh đều băn khoăn trong việc lựa chọn thực phẩm bổ sung phù hợp. Vậy tiểu đường suy thận nên ăn gì? Sau đây là một số nhóm thực phẩm vừa cung cấp năng lượng, vừa phù hợp cho sức khỏe của người tiểu đường suy thận được các chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ khuyên bổ sung. Cụ thể như sau:

Tinh bột ít đạm: miến, sắn dây, khoai củ

Protein còn gọi là chất đạm – đây là dưỡng chất cần thiết cho cơ thể xây dựng, củng cố khối cơ chắc khỏe. Tuy nhiên, bệnh nhân suy thận lo lắng bổ sung chất đạm cho cơ thể bởi khi vào cơ thể chất đạm sẽ tạo ra chất thải và được đào thải khỏi cơ thể qua đường thận. Lúc này, thận sẽ phải hoạt động nhiều hơn bình thường. Song, nếu bỏ chất đạm khỏi chế độ ăn uống hàng ngày của người bệnh sẽ khiến người bệnh suy dinh dưỡng, mất cơ, yếu cơ.  Vì thế, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên người bệnh bổ sung các loại tinh bột ít đạm.

Một số loại tinh bột ít đạm như miến, sắn dây, các loại khoai củ,…vừa cung cấp chủ yếu đạm thực vật dễ tiêu hóa, vừa có hàm lượng chất béo bão hòa thấp. Nhờ vậy, người bệnh bổ sung nhóm thực phẩm này không chỉ cung cấp năng lượng, dưỡng chất mà còn giúp giảm viêm nhiễm trong cơ thể và góp phần làm chậm tiến triển của bệnh suy thận. Ngoài ra, các loại tinh bột này còn giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết cho người bệnh, ngăn chặn chỉ số đường huyết tăng đột biến.

Tiểu đường suy thận nên ăn gì?
Ưu tiên các tinh bột ít đạm

Theo Bác sĩ Nguyễn Thị Kim Hải – Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng, kết hợp các loại tinh bột ít đạm và các tinh bột giàu đạm trong các bữa ăn hằng ngày để giúp người bệnh vẫn đạt đủ mức nhu cầu năng lượng và đảm bảo không dư thừa lượng đạm. Bệnh nhân có thể lựa chọn cơm độn khoai, độn mì thay mì ăn cơm trắng hoặc tăng cường bổ sung khoai, sắn, ngô vào các cữ phụ, tăng cường sử dụng miến trong chế biến món ăn để giúp đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng. 

Thực phẩm ít đạm: hến, đậu phụ, nấm

Các loại thực phẩm ít đạm nữa mà người tiểu đường suy thận nên bổ sung trong chế độ ăn uống hàng ngày là hến, đậu phụ, nấm,… Các loại thực phẩm này ít đạm mà lại giàu chất xơ, cùng nhiều dưỡng chất có lợi khác, do đó không gây gánh nặng cho thận mà còn tốt cho sức khỏe người bệnh.

Trong đó, nấm là thực phẩm chứa gần như đầy đủ các dưỡng chất cần thiết. Cùng với đó, hàm lượng phospho trong nấm tương đối thấp nên phù hợp với bệnh nhân suy thận. Chất xơ trong nấm dồi dào cũng góp phần ngăn chỉ số đường huyết tăng, gây biến chứng nguy hiểm. Người bệnh có thể chọn một số loại nấm như nấm hương, nấm đông cô, nấm rơm,… để bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày.

Trong các loại thủy, hải sản, hến là một thực phẩm ít đạm, phù hợp bổ sung cho người bệnh. Không chỉ vậy, hến còn cung cấp chất béo tốt omega 3 giúp cơ thể chống viêm, ngăn ngừa bệnh tiến triển.

Mặc dù lựa chọn thực phẩm ít đạm để không tạo nên gánh nặng cho thận của người bệnh nhưng khi xây dựng thực đơn ăn uống, người thân cũng cần chú ý xen kẽ đạm động vật và thực vật để tránh làm lố lượng đạm cho phép.

Tiểu đường suy thận nên ăn gì?
Hàm lượng phospho trong nấm tương đối thấp, phù hợp với bệnh nhân suy thận

Thực phẩm ít kali: các loại củ quả, trái cây 

Kali là một trong những khoáng chất thiết yếu cho cơ thể, nhưng với người bệnh tiểu đường suy thận không thể lọc thải được lượng kali dư thừa nên cần hạn chế bổ sung kali trong chế độ ăn hàng ngày. Việc bổ sung các thực phẩm chứa nhiều kali sẽ càng tạo áp lực và gánh nặng cho thận. Một khi thận không đào thải tốt, lượng kali dư thừa khiến kali trong máu tăng cao dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng ở tim. Do đó, người bệnh nên bổ sung các thực phẩm ít kali trong chế độ ăn hàng ngày.

Các thực phẩm ít kali chủ yếu là các loại củ quả (cà rốt, su su, mướp, bầu,..); trái cây ít kali (ổi, cam, thanh long, bưởi, quýt, mận,…).  Nhóm rau củ quả còn cung cấp chất xơ và hàm lượng vitamin, khoáng chất dồi dào giúp tăng khả năng lành thương, chống oxy hóa, bảo toàn chức năng thận và ngăn sự tăng chỉ số đường huyết.

Xem thêm: Điểm danh TOP 15 thực phẩm bổ sung kali cho cơ thể

Sữa chuyên biệt cho suy thận đi kèm tiểu đường

Bên cạnh các thực phẩm bổ sung hàng ngày, sữa cũng là thực phẩm hoàn hảo giúp người bệnh đáp ứng đầy đủ năng lượng, đa dạng nguồn dưỡng chất. Người bệnh có thể thăm khám dinh dưỡng cùng bác sĩ, chuyên gia để lựa chọn các sản phẩm sữa chuyên biệt cho người suy thận tiểu đường phù hợp. Các sản phẩm sữa này được thiết kế công thức ít đạm, cân đối dưỡng chất phù hợp và có chỉ số đường huyết thấp.

Sữa được xem là thực phẩm thay thế hoàn chỉnh cho bữa ăn phụ. Điều này càng có lợi cho những người bệnh mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon miệng mà không bị suy dinh dưỡng, thiếu hụt dưỡng chất.

Tiểu đường suy thận nên ăn gì?
Bổ sung thệm sữa cho người suy thận

Vậy tiểu đường suy thận nên ăn gì thì các thực phẩm kể trên phù hợp cho người bệnh cải thiện sức khỏe, cung cấp năng lượng và dinh dưỡng cho cơ thể. Việc cân đối các nhóm thực phẩm có lợi này sẽ giảm được gánh nặng cho thận, ổn định sức khỏe, phòng tránh suy dinh dưỡng và ngăn bệnh tiến triển gây biến chứng nguy hiểm. 

Người tiểu đường suy thận không nên ăn gì?

Bên cạnh các thực phẩm có lợi nên bổ sung cho người mắc bệnh tiểu đường suy thận, cũng có một số nhóm thực phẩm mà người bệnh cần tránh. Bởi các thực phẩm này sẽ không tốt cho sức khỏe người bệnh, tạo thêm gánh nặng cho thận, góp phần khiến bệnh tiến triển.

Thực phẩm giàu muối

Thực phẩm giàu muối sẽ cung cấp hàm lượng natri cao. Natri ảnh hưởng đến cân bằng huyết áp, giúp duy trì cân bằng nước trong cơ thể. Với thận khỏe mạnh sẽ đủ khả năng giữ mức natri trong tầm kiểm soát, còn với những người mắc bệnh suy thận, chức năng thận suy yếu nên không thể kiểm soát được hàm lượng natri. Điều này khiến các chất lỏng dư thừa tích tụ nhiều trong cơ thể dẫn đến sưng phù ở mắt cá chân, tay, gây khó thở, huyết áp cao, và tích tụ dịch ở màng tim, phổi ảnh hưởng đến chức năng, sức khỏe của tim và phổi.

Để hạn chế các thực phẩm nhiều muối, người bệnh nên ưu tiên các thực phẩm tươi sống, hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp. Đồng thời, trong chế biến món ăn mỗi ngày cho người bệnh cũng hạn chế nêm nếm và khi ăn không nên chấm thêm.

Hội chứng ure máu cao trong suy thận mạn
Hạn chế muối trong chế độ ăn của người suy thận

Thực phẩm giàu kali

Suy thận khiến chức năng thận suy yếu không thể lọc thải được lượng kali dư thừa. Khi bổ sung các thực phẩm giàu kali sẽ khiến kali tích tụ nhiều trong máu gây nên nhiều vấn đề nghiêm trọng ở tim. Do đó, người bệnh cần tránh các thực phẩm giàu kali như quả bơ, quả mơ, các loại rau màu xanh đậm, chuối,…

Hạn chế nước nếu có phù 

Nước cần thiết cho cơ thể nhưng với người có bệnh suy thận không thể lọc thải như bình thường. Lúc này, nước cùng các chất lỏng khác tích tụ nhiều trong cơ thể gây nên tình trạng phù. Do đó, với những người tiểu đường suy thận có phù, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh hạn chế bổ sung nước, chất lỏng và khi bổ sung phải tuân thủ hàm lượng phù hợp theo tình trạng.

Thực phẩm có chỉ số đường huyết cao

Người bệnh tiểu đường suy thận cần hạn chế và tránh bổ sung các thực phẩm có chỉ số đường huyết cao. Chỉ số đường huyết GI là chỉ số dùng để đánh giá khả năng hấp thu nhanh/ chậm cũng như tốc độ làm tăng nồng độ glucose trong máu của thực phẩm đó. Các thực phẩm có chỉ số đường huyết cao, GI>70 thường là các loại gạo trắng, bánh mì trắng, bánh nướng, bánh quy, đường đơn, mạch nha,…

Tiểu đường suy thận nên ăn gì?
Hạn chế các thực phẩm có chỉ số GI cao

Người bệnh có chế độ ăn uống lành mạnh, tránh bổ sung các thực phẩm không tốt, làm ảnh hưởng chỉ số đường huyết và chức năng thận sẽ giúp duy trì sức khỏe ổn định. Đặc biệt là không làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh, cải thiện sức khỏe và kéo dài tuổi thọ.  

Mẫu thực đơn 7 ngày cho người tiểu đường suy thận

Sau đây là mẫu thực đơn 7 ngày cho người tiểu đường suy thận được thiết kế bởi chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ để người bệnh và người thân tham khảo. Tùy vào tình trạng sức khỏe, giai đoạn bệnh, khả năng đáp ứng dinh dưỡng của mỗi người bệnh mà bác sĩ sẽ tư vấn thực đơn cụ thể. Thế nên, để có thực đơn ăn uống phù hợp tình trạng, người bệnh, người thân nên tham khảo tư vấn dinh dưỡng cùng với bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng.

Thực đơn tham khảo cho người bệnh tiểu đường suy thận độ 1,2 (1600kcal, G-P-L = 60 – 10- 30)

Bữa sáng Bữa trưa  Bữa tối
Thứ 2
  • Miến dong xào mực: (Miến dong khô: 50g, mực: 20g, cải ngọt: 50g, ớt chuông: 40g)

Bữa phụ:

  • Sữa Leanmax: 200ml
  • Khoai lang hấp: 70g
  • Cơm gạo lứt: 1 chén
  • Nấm xào: 30g
  • Canh bí xanh: 100g

Bữa xế:

  • Bột sắn dây: 30g
  • Táo: 200g
  • Cơm gạo lứt: 1 chén
  • Gà kho gừng: 25g
  • Bầu luộc: 100g
Thứ 3 
  • Cháo yến mạch thịt băm (40g yến mạch, thịt băm: 20g, cà rốt: 50g)

Bữa phụ:

  • Sữa Leanmax: 200ml
  • Khoai mì hấp: 60g
  • Cơm gạo lứt: 1 chén
  • Bò xào su su: (Bò : 25g, su su :100g)

Bữa xế: 

  • Bột sắn dây: 30g
  • Ổi: 160g
  • Cơm gạo lứt: 1 chén
  • Hến kho: 30g
  • Canh hẹ đậu hũ: (Hẹ: 50g, đậu hũ: 10g)
Thứ 4
  • Hủ tiếu thịt heo (Hủ tiếu: 150g, Thịt heo: 20g, Trứng cút: 1 quả)
  • Giá, rau: 80g

Bữa phụ

  • Sữa Leanmax: 200ml
  • Khoai lang hấp: 120g
  • Cơm gạo lứt: 1 chén
  • Tôm rim: 25g
  • Salad trộn: 100g

Bữa xế: 

  • Bột sắn dây: 30g
  • Bưởi: 200g
  • Cơm gạo lứt: 1 chén
  • Đậu hũ sốt cà chua: (Đậu hũ: 40g, cà chua: 40g)
  • Cải thìa luộc: 60g
Thứ 5
  • Bánh mì nướng nguyên cám (2 lát)
  • Trứng ốp la: 1 quả

Bữa phụ:

  • Sữa Leanmax: 200ml
  • Khoai lang hấp: 70g
  • Cơm: 1 chén
  • Đậu hũ kho nấm rơm: (Đậu hũ: 30g. nấm rơm: 20g)
  • Cà rốt luộc: 100g
  • Canh tần ô: 80g

Bữa xế:

  • Bột sắn dây: 30g
  • Bưởi: 200g
  • Cơm gạo lứt: 1 chén
  • Tép xào bầu: (Tép: 20g, bầu: 100g)
  • Rau cải luộc: 50g
Thứ 6
  • Phở bò: (Bánh phở: 150g, Thịt bò: 20g)
  • Rau, giá: 80g

Bữa phụ:

  • Sữa Leanmax: 200ml
  • Khoai môn hấp: 60g
  • Cơm gạo lứt: 1 chén
  • Tàu hủ ki kho thơm: (Tàu hủ ki khô: 5g, thơm: 40g)
  • Bầu luộc : 150g

Bữa xế:

  • Bột sắn dây: 30g
  • Quýt: 200g
  • Cơm gạo lứt: 1 chén
  • Thịt heo luộc: 20g
  • Su hào xào tỏi: 150g
Thứ 7
  • Bún xào chay: (Bún: 150g, nấm: 40g, đậu hũ: 30g, Rau, giá: 80g)

Bữa phụ:

  • Sữa Leanmax: 200ml
  • Khoai lang hấp: 70g
  • Cháo gà ( Cháo trắng: 200g, thịt gà: 20g, cà rốt: 40g)
  • Gỏi bắp cải: 100g

Bữa xế:

  • Bột sắn dây: 30g
  • Mận: 200g
  • Cơm gạo lứt: 1 chén
  • Rau củ kho chay: 100g
  • Canh hẹ: 30g
Chủ nhật
  • Cơm tấm sườn: (Cơm: 1 chén, sườn: 30g)
  • Dưa leo, cà chua: 50g

Bữa phụ:

  • Sữa Leanmax: 200ml
  • Khoai lang hấp: 70g
  • Cơm gạo lứt: 1 chén
  • Nấm đùi gà hấp sả: 40g
  • Canh rau bina: 80g

Bữa xế:

  • Bột sắn dây: 30g
  • Lê: 150g
  • Mì trộn chay (Mì: 150g, Đậu hũ non: 30g, cà chua: 40g)
  • Salad trái cây (Sà lách: 100g, thanh long: 60g)

Hy vọng với những thông tin trong bài viết về tiểu đường suy thận nên ăn gì giúp mọi người giải đáp được thắc mắc. Từ đó, biết cách lựa chọn nhóm thực phẩm phù hợp phân bố vào thực đơn ăn uống hàng ngày cho người bệnh cải thiện sức khỏe. Hãy liên hệ ngay Viện NRECI để được các bác sĩ, chuyên gia tư vấn dinh dưỡng, giải đáp chi tiết thắc mắc cũng như tìm hiểu thêm về các khóa học dinh dưỡng, nâng cao kiến thức dinh dưỡng cho chính mình cũng như gia đình nhé!

Đọc thêm:

5/5 - (1 bình chọn)
Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí
Form test

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)

Bài Liên Quan
Trộn sữa mẹ với sữa công thức được không?
Trộn sữa mẹ với sữa công thức được không? Hướng dẫn chi tiết cho mẹ
Trộn sữa mẹ với sữa công thức được không? Sữa mẹ được xem như một nguồn dinh dưỡng tốt cho...
Nguyên nhân sữa mẹ bị loãng
Nguyên nhân sữa mẹ bị loãng và Cách khắc phục từ Chuyên gia
Sữa mẹ là nguồn dưỡng chất tuyệt vời cho trẻ. Cũng vì vậy, khi sữa mẹ bị loãng, khá nhiều...
Khoá học Tư vấn Dinh dưỡng
Khoá học Tư Vấn Dinh Dưỡng Cộng đồng - Bệ phóng Chuyên gia dinh dưỡng
Dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với sức khoẻ của mỗi người. Thực chất, dinh dưỡng không chỉ...

Thời gian học:22/10/2024

Số buổi học:12

Hình thức học:Online qua Zoom

Giảng viên:BS.CKI. Đinh Trần Ngọc Mai, ThS.BS Lê Thị Thu Huyền,…

Học phí:6.000.000 VNĐ

[2024] Lộ trình đào tạo Dinh dưỡng Mẹ và Bé - Bí quyết cho mẹ khoẻ, bé thông minh
Ở trẻ em, không có gì quan trọng hơn chế độ dinh dưỡng phù hợp trong từng giai đoạn, giúp...

Thời gian học:29/07/2024

Số buổi học:13

Hình thức học:Online qua Zoom

Giảng viên:ThS.BS Đặng Ngọc Hùng, BS. Vi Thị Tươi, BS. Nguyễn Thị Hoà

Học phí:6.500.000 VNĐ

Thiết Kế Web Ô tô Bởi Vĩnh XD