.
.
.
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Cách điều trị suy thận tại nhà

4 Cách điều trị suy thận tại nhà hiệu quả

0

Tham vấn y khoa: BS NGUYỄN THỊ HÒA – Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) – Chức vụ: Phó Viện Trưởng

Thận là một trong những cơ quan quan trọng nhất trong hệ thống nội tạng của con người. Sức khỏe của thận đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì quá trình lọc máu tự nhiên, loại bỏ độc tố và chất thải khỏi cơ thể. Đối với những người mắc suy thận, việc tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ là điều vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, một số cách điều trị suy thận tại nhà mà người bệnh thận có thể áp dụng để nâng cao hiệu quả chữa trị. Trong bài viết dưới đây, Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) sẽ chia sẻ với bạn những cách điều trị suy thận tại nhà an toàn và hiệu quả.

Bệnh suy thận có điều trị dứt điểm được không?

Bệnh suy thận là tình trạng mà chức năng của thận suy giảm dần và thường không thể điều trị dứt điểm để khôi phục chức năng thận hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu có phác đồ điều trị phù hợp và thay đổi lối sống có thể giúp ngăn chặn sự tiến triển nhanh chóng của tình trạng suy thận và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh. Việc hợp tác với bác sĩ, tuân thủ theo các chỉ định y tế và duy trì một lối sống lành mạnh với chế độ ăn cân đối và việc tập thể dục có thể đóng vai trò quan trọng trong quá trình quản lý bệnh suy thận.

Suy thận độ 1
Bệnh suy thận khó có thể điều trị dứt điểm

Đọc thêm: 5 phân độ suy thận mạn tính theo Hội Thận học Hoa Kỳ

Cách điều trị suy thận tại nhà

Để điều trị suy thận tại nhà thì bạn cần xem xét nhiều khía cạnh, từ chế độ ăn uống đến lối sống lành mạnh. Kết hợp giữa dinh dưỡng phù hợp và việc thực hiện thể dục đều đặn có thể cải thiện chất lượng cuộc sống của những người bị suy thận, giúp kiểm soát tình trạng bệnh và ngăn chặn sự tiến triển nhanh chóng của suy thận. Dưới đây là một số cách điều trị suy thận tại nhà mà bạn có thể áp dụng:

Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp với chức năng thận

Theo Bác sĩ Nguyễn Võ Trà Mi – Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI): “Tuân thủ nguyên tắc dinh dưỡng trong cách điều trị suy thận tại nhà đóng một phần không thể thiếu để xây dựng chế độ ăn uống cân bằng, duy trì sức khỏe và giảm thiểu tác động tiêu cực lên thận.”  

Dưới đây là những lời khuyên mà bạn cần lưu ý khi xây dựng chế độ ăn uống dành cho người mắc suy thận tại nhà:

  • Ưu tiên các loại ngũ cốc ít đạm như miến, sắn dây, khoai củ.
  • Hạn tiêu thụ những thực phẩm giàu muối như thịt muối, thịt xông khói, xúc xích, đồ đóng hộp,… thay vào đó bạn nên ưu tiên thực phẩm tươi, giảm ăn đồ chế biến và giảm lượng gia vị nêm nếm.
  • Để kiểm soát việc tiêu thụ đạm, người suy thận nên hạn chế ăn thực phẩm giàu đạm và ưu tiên các loại thực phẩm ít đạm như hến, đậu phụ và nấm. Bạn cũng nên cân nhắc việc xen kẽ đạm động vật và đạm thực vật để không vượt quá lượng đạm cần thiết.
  • Hạn chế ăn thực phẩm giàu kali và tập trung vào các thực phẩm ít kali như su su, cà rốt, mướp, bầu; các loại trái cây ít kali như ổi, cam, bưởi, thanh long, quýt, mận.
  • Nên bổ sung dòng sữa chuyên biệt dành cho người suy thận như Fresubin Renal Drink, Nepro, Navie Nepro,… để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết.
  • Nếu gặp tình trạng phù, người bênh cần hạn chế lượng nước uống để tránh tình trạng phù trở nên nặng hơn.
  • Người suy thận có rối loạn đường huyết đi kèm nên hạn chế ăn những thực phẩm có chỉ số đường huyết cao như bánh mì trắng, bánh kẹo, nước ngọt,… để kiểm soát đường huyết.
Cách điều trị suy thận tại nhà
Điều trị suy thận tại nhà bằng việc thiết lập chế độ ăn uống cân bằng

Tuân thủ nguyên tắc dinh dưỡng 

Tuân thủ nguyên tắc dinh dưỡng là yếu tố quan trọng trong các cách điều trị suy thận tại nhà. Dưới đây là một số quy tắc quan trọng trong việc tuân thủ chế độ dinh dưỡng cho người suy thận:

  • Giới hạn năng lượng: Hạn chế lượng năng lượng đối cho người suy thận ở mức khoảng 35 Kcal/kg cân nặng lý tưởng/ngày. Điều này giúp kiểm soát cân nặng cơ thể và đảm bảo thận không bị quá tải.
  • Đảm bảo tỷ lệ protein: Lượng protein lý tưởng mà người suy thận nên tiêu thụ trong 1 ngày là dưới 0,6 g/kg cân nặng lý tưởng và đảm bảo rằng tỷ lệ protein động vật/tổng số protein ≥ 60%.
  • Quản lý lipid: Người bệnh suy thận cần hạn chế lipid trong khẩu phần hàng ngày, ở mức 20-25% tổng năng lượng. Trong đó, tỷ lệ các loại axit béo chưa no và axit béo no cần được đảm bảo như nhau, mỗi loại chiếm 1/3 tổng số lipid. Điều này giúp duy trì sức khỏe tim mạch và kiểm soát mức cholesterol.
  • Kiểm soát natri và kali: Cần hạn chế natri (< 2000mg/ngày) và kali (1000 mg/ngày) trong chế độ ăn của người suy thận. Việc hạn chế natri và kali giúp duy trì cân bằng điện giải trong cơ thể, ngăn ngừa các biến chứng như cao huyết áp, suy tim,…
  • Hạn chế nước và phosphat: Cần giới hạn lượng nước uống theo chỉ định của bác sĩ và hạn chế phosphat (600mg/ngày) bằng cách tránh thực phẩm giàu phosphat
  • Đảm bảo rằng bạn nhận đủ lượng vitamin và khoáng chất cần thiết để duy trì sức khỏe tổng thể.
  • Tăng số bữa ăn: Chia lượng thức ăn thành 4 – 6 bữa/ngày để giảm áp lực lên thận và hỗ trợ quá trình tiêu hóa.
Mẫu thực đơn suy thận
Mẫu thực đơn suy thận

Tham khảo: Suy thận nên ăn gì? TOP thực phẩm tốt cho người suy thận

Uống đủ nước

Người bệnh suy thận cần cung cấp đủ nước cho cơ thể để kích thích quá trình thanh lọc và loại bỏ chất độc hại. Ngoài nước lọc, người bệnh suy thận có thể xem xét sử dụng các loại nước khác như nước ép, nước dừa, trà bí đao, nước đậu đen, lá sen,… Tuy nhiên, việc sử dụng những loại thức uống này cần tuân thủ một lượng tối ưu hàng ngày, tránh sử dụng quá mức để tránh các tác dụng phụ. Đồng thời, bạn cần hạn chế hoặc tránh xa các loại đồ uống chứa cồn, rượu, bia, nước ngọt, thuốc lá và chất kích thích vì chúng có thể làm suy yếu thận và gây hại cho tình trạng sức khỏe.

Cách điều trị suy thận tại nhà
Uống đủ nước hỗ trợ quá trình loại bỏ sản phẩm thải độc hại ra khỏi cơ thể

Xây dựng chế độ sinh hoạt 

Xây dựng chế độ sinh hoạt cũng là một trong những cách điều trị suy thận tại nhà hiệu quả. Dưới đây là những nguyên tắc quan trọng giúp người bị suy thận xây dựng một chế độ sinh hoạt hợp lý:

  • Không làm việc quá sức: Để giảm áp lực cho thận, hạn chế làm việc quá mức và đảm bảo có đủ thời gian nghỉ ngơi.
  • Cân bằng thời gian sinh hoạt: Xác định một lịch trình hợp lý giữa làm việc và nghỉ ngơi để giữ cơ thể ổn định.
  • Kiểm soát giấc ngủ: Tránh thức quá khuya và hạn chế sử dụng thiết bị điện tử liên tục trước khi đi ngủ.
  • Giảm căng thẳng và stress: Thực hiện các hoạt động lành mạnh như yoga, thiền, đọc sách,…
  • Tập thể dục thường xuyên: Thực hiện các bài tập thể dục phù hợp với tình trạng sức khỏe và tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Hạn chế sử dụng thuốc giảm đau: Tránh sử dụng các loại thuốc giảm đau nếu không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa vì chúng có thể tác động tiêu cực lên thận.
  • Tuân thủ điều trị: Tuân thủ nghiêm ngặt theo phác đồ điều trị, uống thuốc đúng hướng dẫn và đúng liều lượng do bác sĩ kê toa.
  • Kiểm soát cân nặng, đường huyết và huyết áp: Theo dõi cân nặng, đường huyết và huyết áp hàng ngày để đảm bảo chúng ở mức ổn định và kiểm soát bệnh suy thận tốt hơn.

Người suy thận cần có chế độ ăn uống phù hợp với chức năng thận: Hạn chế đạm, muối, kali, và thực phẩm giàu phosphat, ưu tiên ngũ cốc ít đạm, và tuân thủ nguyên tắc dinh dưỡng. Giới hạn năng lượng, tỷ lệ protein, quản lý lipid, kiểm soát natri và kali, đảm bảo vitamin và khoáng chất cần thiết, tăng số bữa ăn. Hạn chế căng thẳng, tập thể dục thường xuyên, kiểm soát cân nặng, đường huyết, và huyết áp, và tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị.

Các phương pháp điều trị suy thận hiện nay

Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị suy thận được áp dụng để cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân và kiểm soát tình trạng bệnh. Trong lâm sàng, ba phương pháp phổ biến nhất bao gồm:

Điều trị nội khoa

Suy thận thường kèm theo nhiều bệnh lý khác nên cần điều trị những triệu chứng đi kèm. 

Trong các phương pháp điều trị suy thận, thuốc là phương pháp chủ yếu để kiểm soát các chỉ số của bệnh. Việc dùng thuốc cùng lối sống sinh hoạt lành mạnh sẽ làm tăng hiệu quả điều trị, phòng ngừa các biến chứng của bệnh suy thận. 

Một số loại thuốc dùng trong điều trị suy thận: 

Cách điều trị suy thận tại nhà
Cách điều trị suy thận bằng một số loại thuốc

Tuy nhiên, dựa trên tình trạng sức khỏe của người bệnh và các triệu chứng khác nhau, bác sĩ sẽ đưa ra quyết định về việc sử dụng các loại thuốc phù hợp để đảm bảo kết quả điều trị đạt hiệu quả tối ưu, bảo vệ sức khỏe và tính mạng của người bệnh.

Chạy thận nhân tạo/ Thẩm phân phúc mạc

Chạy thận nhân tạo là phương pháp lọc máu bên ngoài cơ thể của bệnh nhân thông qua một máy chạy thận. Trong quá trình này, máu được thu thập từ mạch máu của bệnh nhân và chuyển qua một bộ lọc máu tổng hợp. Bộ lọc máu này hoạt động tương tự như một thận nhân tạo, lọc sạch máu rồi đưa trở lại cơ thể của bệnh nhân.

Chạy thận nhân tạo thường được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

  • Bệnh nhân suy thận đã gặp các biến chứng gây rối loạn chức năng não.
  • Có tăng kali máu mà điều trị nội khoa không đem lại kết quả.
  • Có hiện tượng toan máu mà không thể điều trị được bằng cách nội khoa.
  • Hệ số thanh thải creatinin giảm xuống dưới mức 10ml/phút/1,73m2 cơ thể.
Cách điều trị suy thận tại nhà
Chạy thận giúp duy trì sự sống cho người suy thận giai đoạn cuối

Phương pháp này thường được thực hiện ba lần mỗi tuần và mỗi lần kéo dài ít nhất 4 giờ. Để đảm bảo hiệu quả của chạy thận nhân tạo cùng với chức năng lọc máu, bệnh nhân cần duy trì một chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh phù hợp.

Thẩm phân phúc mạc có vai trò như thận nhân tạo, sử dụng lớp màng của ổ bụng để lọc máu, từ đó thải trừ các chất thải và hỗ trợ duy trì cân bằng dịch trong cơ thể. Các động tác trong thẩm phân phúc mạc được gọi là thay dịch và sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn, Bệnh nhân có thể sẽ phải thay dịch 4-6 lần mỗi ngày. Bệnh nhân có thể tự thực hiện thẩm phân phúc mạc tại nhà, không cần phải đi đến trung tâm lọc máu để chạy thận.

Ghép thận

Phẫu thuật ghép thận (hay cấy ghép thận) là quá trình ghép một thận khỏe mạnh vào cơ thể của những người mắc bệnh thận mạn ở giai đoạn cuối. Thận cấy ghép có thể được lấy từ người hiến tặng, bao gồm cả người còn sống (có huyết thống hoặc không) hoặc từ người đã qua đời. Phương pháp này thường được áp dụng cho các bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối khi các phương pháp lọc máu ngoài màng bụng hoặc chạy thận nhân tạo không đem lại hiệu quả.

Có nhiều phương pháp điều trị suy thận:

  • Điều trị suy thận bằng thuốc: Sử dụng các loại thuốc như hạ cholesterol máu, điều trị huyết áp cao, điều trị thiếu máu và giảm ứ đọng dịch để kiểm soát tình trạng bệnh suy thận.
  • Chạy thận nhân tạo/Thẩm phân phúc mạc: Phương pháp lọc máu bên ngoài cơ thể bằng máy chạy thận hoặc thẩm phân phúc mạc để duy trì sự sống cho người suy thận giai đoạn cuối.
  • Ghép thận: Phẫu thuật ghép thận từ người hiến tặng (còn sống hoặc đã qua đời) vào cơ thể người mắc bệnh thận mạn ở giai đoạn cuối khi các phương pháp lọc máu trước đó không hiệu quả.

NRECI hy vọng với những thông tin trong bài viết này sẽ giúp người bệnh hiểu hơn về cách điều trị suy thận tại nhà phù hợp. Đối với những người mắc bệnh thận, việc thường xuyên thăm khám để được bác sĩ theo dõi tình hình sức khỏe và nhận tư vấn về chế độ dinh dưỡng cũng như sử dụng thuốc điều trị nếu cần. Người bệnh tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc để tránh những ảnh hưởng đối với thận.

Xem thêm: 

Tài liệu tham khảo:

5/5 - (4 bình chọn)

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)

Tư vấn dinh dưỡng cùng Bác sĩ
Form tư vấn dinh dưỡng [1]

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Tư vấn khóa học dinh dưỡng

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Form Đăng ký khóa học [1]
Bài Liên Quan
[RECAP] Talkshow “Từ cân nặng đến âu lo - Bạn không chỉ một mình!”
Viện Nghiên cứu & Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) đã có một cuối tuần cháy hết mình khi buổi Talkshow...
Thực phẩm tốt cho gan
 10+ thực phẩm tốt cho gan, tăng cường sức khỏe  
Gan có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cơ thể. Bảo vệ và hỗ trợ gan hoạt động...
Thực phẩm tốt cho phổi
Thực phẩm tốt cho phổi, tăng cường hệ miễn dịch hô hấp 
Phổi là một trong những cơ quan quan trọng đối với cơ thể thực hiện chức năng chính là trao...
Thực phẩm giàu axit folic
Bí quyết "vàng" từ các thực phẩm giàu axit folic cho mẹ bầu và bé
Axit folic là một loại vitamin B, có thể tan trong nước, đóng vai trò quan trọng trong cơ thể...
Thiết Kế Web Ô tô Bởi Vĩnh XD