Suy thận nên ăn gì? TOP thực phẩm tốt thận
Tham vấn y khoa: BS NGUYỄN THỊ HÒA – Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) – Chức vụ: Phó Viện Trưởng
Suy thận nên ăn gì? Bệnh nhân mắc bệnh suy thận tuân thủ tốt phác đồ điều trị kết hợp cùng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh sẽ hạn chế biến chứng, làm chậm quá trình tiến triển của bệnh. Tuy nhiên, việc chọn thực phẩm phù hợp với người bệnh là điều mà nhiều người băn khoăn. Thấu hiểu nỗi lo, bài viết này Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng sẽ giúp mọi người chọn được thực phẩm phù hợp cho người suy thận.
Tin liên quan:
Người bệnh suy thận nên ăn gì?
Người bị suy thận nên ăn gì là nỗi băn khoăn của cả người bệnh lẫn người thân chăm sóc. Bởi phải lựa chọn thực phẩm phù hợp mới không làm ảnh hưởng đến chức năng của thận và sức khỏe. Sau đây là một số thực phẩm tốt cho người suy thận nên bổ sung khi thiết kế thực đơn hằng ngày:
Ngũ cốc ít đạm: miến, sắn dây, khoai củ
Khi cơ thể được bổ sung đạm sẽ tạo ra chất thải và nó được loại ra khỏi cơ thể qua đường thận. Nếu quá nhiều đạm được cung cấp sẽ làm cho thận phải làm việc nhiều hơn. Do đó, người có bệnh suy thận cần ăn ít đạm hơn nhưng không hẳn là cắt bỏ nguồn đạm trong chế độ dinh dưỡng.
Do đó, bác sĩ khuyên người bệnh nên bổ sung các loại ngũ cốc ít đạm như miến, sắn dây, các loại khoai củ,… Các loại thực phẩm này có nguồn đạm không quá cao, hơn nữa đạm thực vật chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao hơn, hàm lượng chất béo bão hòa thấp hơn, nhờ đó giảm viêm nhiễm trong cơ thể, góp phần làm chậm bệnh suy thận tiến triển. Bên cạnh đó, nhóm ngũ cốc ít đạm còn giàu chất xơ cùng nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho người bệnh.
Thực phẩm ít đạm: hến, đậu phụ, nấm
Người suy thận nên ăn gì thì cần lưu ý trong chế độ ăn uống phải tuân thủ lượng đạm ăn vào để không quá ít cũng không quá nhiều. Nếu nhiều sẽ gây chất thải tích tụ trong máu và làm ảnh hưởng đến thận, ngược lại, quá ít thì có nguy cơ bị suy dinh dưỡng. Do đó, người bệnh cần chọn các thực phẩm ít đạm nhưng vẫn đảm bảo nguồn protein giúp xây dựng và duy trì cơ bắp.
Các loại hến, đậu phụ, nấm không chỉ chứa hàm lượng đạm tương đối mà còn giàu dinh dưỡng cho bệnh nhân suy thận. Ngoài ra, có thể nói nấm là thực phẩm chứa gần như đầy đủ các dưỡng chất cần thiết. Cùng với đó, hàm lượng phốt pho trong một số loại nấm cũng tương đối thấp, rất có lợi cho người bệnh thận. Người bệnh có thể chọn bổ sung nấm hương, nấm đông cô, nấm rơm,…
Hến cũng là thực phẩm cung cấp đạm vừa phải cho người bệnh. Hơn nữa hến còn cung cấp omega 3 – là một axit béo tốt có tác dụng chống viêm, cải thiện các vấn đề về thận.
Thực phẩm ít kali: các loại củ quả và trái cây ít kali
Kali giúp các dây thần kinh và cơ bắp hoạt động bình thường cũng là khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, người bị bệnh suy thận, cơ thể không thể lọc thải được lượng kali dư thừa. Một khi hàm lượng kali trong máu tăng cao có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về tim.
Kali được tìm thấy nhiều các các loại rau xanh, do đó khi lựa chọn thực phẩm cần chú ý để không làm ảnh hưởng đến nồng độ kali trong máu. Trong đó, một số loại củ quả và trái cây là những thực phẩm chứa ít kali người bệnh thận nên thêm vào thực đơn dinh dưỡng như: các loại củ quả (su su, cà rốt, mướp, bầu,..); trái cây ít kali (ổi, cam, bưởi, thanh long, quýt, mận,…). Đa phần các loại rau củ quả này đều cung cấp chất xơ và vitamin C dồi dào. Các chất này có khả năng làm lành các tổn thương, chống oxy hóa, chống gốc tự do và bảo toàn chức năng thận.
Xem thêm: Điểm danh TOP 15 thực phẩm bổ sung kali cho cơ thể
Thực phẩm ít muối (ưu tiên thực phẩm tươi, hạn chế đồ chế biến, giảm lượng gia vị nêm nếm)
Trong các loại thực phẩm chứa nhiều muối sẽ cung cấp hàm lượng natri cao. Natri ảnh hưởng đến cân bằng huyết áp, giúp duy trì cân bằng lượng nước trong cơ thể. Nếu như thận khỏe mạnh thì mới có đủ khả năng giữ mức natri trong tầm kiểm soát. Đối với người mắc bệnh suy thận, chức năng thận suy yếu, không thể kiểm soát được lượng natri khiến các chất lỏng dư thừa tích tụ trong cơ thể. Từ đó dẫn đến một số vấn đề như sưng phù mắt cá chân, huyết áp cao, khó thở, tích tụ dịch ở màng tim và phổi. Do đó, người bệnh suy thận nên bổ sung các thực phẩm chứa ít muối.
Để làm được điều này, người bệnh nên ưu tiên chọn thực phẩm tươi, ăn nhạt, hạn chế nêm nếm, hạn chế các loại thực phẩm chế biến sẵn, có hàm lượng muối cao như đồ đóng hộp, các loại nước sốt, muối chua, thịt chế biến sẵn,…
Tham khảo: Tại sao ăn mặn lại tăng huyết áp? Cách xác định lượng muối phù hợp
Hạn chế nước nếu có phù
Đa số người bệnh thận ở giai đoạn cuối có thận bị tổn thương và suy giảm chức năng nghiêm trọng không thể hoạt động như bình thường. Việc nạp quá nhiều nước hay các chất lỏng vào cơ thể sẽ gây áp lực lên quá trình lọc và loại bỏ chất thải dư thừa khỏi cơ thể. Theo thời gian, các chất lỏng tích tụ lại và gây phù nề.
Do đó, nếu như người bệnh có phù thì nên hạn chế nước bổ sung. Người bệnh suy thận giai đoạn 1 và 2 được khuyến nghị uống đủ nước để giữ cho thận hoạt động tốt. Còn những bệnh nhân ở giai đoạn 3 và 4, tùy vào tình trạng bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định cắt giảm lượng nước, chất lỏng với lượng phù hợp vào cơ thể.
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong cải thiện sức khỏe cho người bệnh, tăng hiệu quả điều trị và làm chậm quá trình bệnh suy thận tiến triển. Do đó, khi thiết kế thực đơn dinh dưỡng cho bệnh nhân, người thân nên chú ý các nhóm thực phẩm tốt cho người suy thận kể trên. Các nhóm thực phẩm này được liệt kê và được khuyên bổ sung bởi các chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ. Lựa chọn thực phẩm đúng giúp người bệnh vừa đáp ứng dưỡng chất vừa hạn chế biến chứng nguy hiểm của bệnh.
Vai trò của dinh dưỡng với người bệnh suy thận
Theo Bác sĩ Nguyễn Võ Trà Mi – Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng: “Chế độ ăn uống, dinh dưỡng cho bệnh nhân suy thận đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh. Bởi chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học và phù hợp không chỉ kiểm soát triệu chứng hiệu quả mà còn phòng ngừa biến chứng, phòng ngừa suy dinh dưỡng ở người bệnh.”
Kiểm soát bệnh tiến triển
Đạm là một trong những chất gây áp lực lên cho thận, nên chế độ ăn ít đạm, giảm lượng đạm có thể bảo vệ chức năng và cấu trúc của thận tốt hơn. Từ đó, thận được giảm tải, không làm các triệu chứng thêm trầm trọng.
Bên cạnh đó, suy thận cũng ảnh hưởng đến khả năng lọc thải của cơ thể. Do đó, việc giảm nước, giảm các chất kali, photpho, natri,… giúp thận hoạt động tốt hơn, giảm nguy cơ phù nề do tích nước.
Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng đúng đắn có thể làm tăng hiệu quả của các phương pháp điều trị, góp phần làm chậm sự tiến triển của bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân.
Phòng ngừa biến chứng
Bệnh suy thận làm giảm khả năng lọc và loại bỏ chất thải, các chất điện giải như kali, natri, photpho. Một số chế độ ăn ít các chất này có thể giúp ngăn chặn các biến chứng liên quan đến tăng kali/ natri/ photpho huyết bao gồm: suy tim, đau đầu, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, thậm chí tử vong.
Theo Viện Quốc gia về Bệnh Tiểu đường, Tiêu hóa và Thận (Hoa Kỳ), tiểu đường và tăng huyết áp lần lượt là 2 nguyên nhân chủ yếu gây nên suy thận. Do đó, một chế độ ăn uống lành mạnh, giàu rau, củ quả, hạt, ngũ cốc nguyên hạt có thể giúp người bệnh kiểm soát huyết áp, chỉ số đường huyết, làm ngăn ngừa các biến chứng và làm chậm tốc độ suy thận.
Phòng ngừa suy dinh dưỡng
Người bị suy thận thường gặp vấn đề sụt cân mất kiểm soát và suy dinh dưỡng do kém dung nạp dinh dưỡng. Bởi người bệnh thường ăn ít, kém ăn, dễ nôn. Việc tuân thủ chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh, đảm bảo theo nguyên tắc từ chuyên gia, bác sĩ giúp người bệnh duy trì cân nặng, phòng ngừa suy dinh dưỡng và đáp ứng dinh dưỡng tốt.
Ngoài ra, việc kiểm soát triệu chứng và biến chứng thông qua chế độ dinh dưỡng lành mạnh còn giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh. Từ đó, giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn và hồi phục thể chất nhanh hơn.
Tóm lại, chế độ ăn cho người bệnh suy thận đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý bệnh và cải thiện sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, để xây dựng chế độ ăn phù hợp cho bệnh nhân lành mạnh, khoa học và an toàn, kiểm soát triệu chứng bệnh tốt, việc hợp tác chặt chẽ với các chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ là cần thiết.
Tư vấn dinh dưỡng cho người suy thận tại NRECI
Việc kết hợp với tư vấn dinh dưỡng, xây dựng thực đơn dinh dưỡng từ chuyên gia, bác sĩ sẽ nâng cao hiệu quả điều trị, kiểm soát triệu chứng tốt và đảm bảo dinh dưỡng cho người bệnh. Bởi tình trạng, sức khỏe của mỗi người mỗi khác, nếu chọn lựa thực phẩm không đúng, hàm lượng các chất không cân đối cũng ảnh hưởng đến bệnh.
Viện NRECI với đội ngũ chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ giỏi chuyên môn, am hiểu sâu rộng trong lĩnh vực dinh dưỡng và giàu kinh nghiệm giúp tư vấn dinh dưỡng cho người bệnh phù hợp và hiệu quả trong điều trị bệnh. Đến Viện, người bệnh sẽ được bác sĩ, chuyên gia tư vấn, hỗ trợ theo trình tự như sau:
- Xác định tình trạng dinh dưỡng của người bệnh
- Khai thác và đánh giá khẩu phần ăn của người bệnh
- Khai thác tiền sử dinh dưỡng, tiền sử suy thận, mức độ suy thận, và phương pháp mà người bệnh đang điều trị
- Tư vấn dinh dưỡng chuyên biệt cùng bác sĩ
- Xây dựng thực đơn chi tiết từng ngày theo từng cá nhân, từng mức độ suy thận
Qua đó, người bệnh sẽ nắm được nguyên tắc cũng như chọn lọc được các thực phẩm nào nên ăn và nên kiêng. Đồng thời, người bệnh biết cách bổ sung bao nhiêu là đủ để tránh dư thừa gây quá tải cho thận. Việc tuân thủ và duy trì chế độ ăn đúng đắn, phù hợp sẽ càng tăng hiệu quả điều trị, ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm và làm chậm tiến triển của suy thận.
Mong rằng với những thông tin trong bài viết về suy thận nên ăn gì giúp mọi người bổ sung thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm. Việc kết hợp phác đồ điều trị chặt chẽ với chế độ dinh dưỡng, ăn uống khoa học, lối sống lành mạnh góp phần cải thiện sức khỏe tổng thể của người bệnh. Hãy liên hệ ngay NRECI để được các bác sĩ tư vấn và giải đáp chi tiết hơn nhé!
Xem thêm:
- Chuyên gia giải đáp: Suy thận độ 2 có nguy hiểm không? Sống được bao lâu?
- Suy thận độ 1 ăn gì? Thực đơn cho người suy thận độ 1
- Chế độ dinh dưỡng, thực đơn cho người suy thận mạn độ 3
- Xây dựng thực đơn cho người suy thận độ 5
Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí
Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.
VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)
- 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, TP. HCM
- Hotline: 0888 844 732
- Fanpage: https://www.facebook.com/nreci.org
- Website: https://nreci.org
Tham vấn y khoa
Tôi là Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa, hiện đang là Trưởng khoa Dinh dưỡng Nhi tại Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI). Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dinh dưỡng, giúp các bệnh nhân vượt qua tình trạng suy dinh dưỡng, thừa cân béo phì. Ngoài ra, tôi còn khắc phục các vấn đề về bệnh lý như suy thận, tiểu đường, rối loạn chuyển hóa… Sứ mệnh của tôi là mang kiến thức dinh dưỡng chuẩn khoa học tới với cộng đồng, để từ đó góp phần nâng cao tầm vóc và sức khỏe của người Việt Nam. Hy vọng rằng những chia sẻ của tôi sẽ giúp ích phần nào cho công cuộc nâng cao sức khỏe cộng đồng.
Quy trình kiểm duyệt nội dung tại Viện Nghiện cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI)