.
.
.
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Suy tuyến thương thận

 Suy tuyến thượng thận: Khái niệm, Nguyên nhân và Chẩn đoán

0

Tham vấn y khoa: BS NGUYỄN THỊ HÒA – Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) – Chức vụ: Phó Viện Trưởng

Mỗi người đều có hai tuyến thượng thận nằm ở phía trên hai quả thận đó là những cơ quan quan trọng trong cơ thể, điều chỉnh hormone và ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của sức khỏe. Tuy nhiên, khi tuyến thượng thận trải qua suy giảm chức năng, cơ thể không thể sản xuất đủ hormone cần thiết, dẫn đến tình trạng suy tuyến thượng thận. Vấn đề này có thể ảnh hưởng đến mọi người, ở mọi độ tuổi. Hãy cùng Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng khám phá sâu hơn về suy tuyến thượng thận, từ nguyên nhân cho đến cách nhận biết và quản lý tình trạng này để bảo vệ sức khỏe toàn diện.

Định nghĩa tuyến thượng thận là gì? Bệnh lý suy tuyến thượng thận là gì?

Tuyến thượng thận nằm ở phần đỉnh của mỗi thận, là nơi sản xuất một loạt hormone nội tiết quan trọng như adrenaline, aldosterone và cortisol. Chúng thường bao gồm cả phần vỏ và phần tủy, mỗi phần có vai trò riêng trong hệ thống nội tiết. Phần vỏ, nằm bên ngoài, được chia thành 3 vùng: vành glomerulosa, fasciculata và reticularis chủ yếu sản xuất hormone steroid như chính: Mineralocorticoids, glucocorticoids, androgens. Trong khi đó, phần tủy nằm ở bên trong, thực hiện nhiệm vụ tổng hợp và tiết ra catecholamine (chủ yếu là epinephrine và một lượng nhỏ norepinephrine).

Các hormone từ tuyến thượng thận có vai trò hỗ trợ trong việc kiểm soát lượng đường huyết, duy trì huyết áp ổn định, cân bằng natri và điện giải cũng như phản ứng nhanh chóng với cơ thể trong tình huống căng thẳng.

Suy tuyến thượng thận là một rối loạn đặc trưng bởi chức năng của phần vỏ thượng thận suy giảm chủ yếu dẫn đến việc làm giảm sản xuất glucocorticoid và mineralocorticoid. Bệnh này có thể được phân thành ba loại chính: suy thượng thận nguyên phát, thứ phát và tam phát

  • Suy thượng thận nguyên phát (bệnh Addison): Thường xảy ra khi có bệnh lý ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của tuyến thượng thận. Khiến tuyến thượng thận không hoạt động bình thường và không thể tạo ra đủ cortisol cũng như mức độ sản xuất aldosterone thấp.
  • Suy thượng thận thứ phát: Xảy ra khi tuyến yên, một tuyến nhỏ trong não, không sản xuất đủ hormone ACTH dẫn đến tuyến thượng thận không sản xuất cortisol. Trong suy thượng thận thứ cấp, việc sản xuất aldosterone vẫn diễn ra bình thường.
  • Suy thượng thận tam phát: Là tình trạng tuyến thượng thận không sản xuất đủ cortisol do vùng hạ đồi (một khu vực nhỏ trong não) không sản xuất đủ hormone giải phóng corticotropin (CRH).
Suy tuyến thượng thận
Tình trạng suy tuyến thượng thận xảy ra khi tuyến này không sản xuất đủ hormone cần thiết cho cơ thể

Tuyến thượng thận nằm ở đỉnh mỗi thận, sản xuất hormone cortisol, aldosterone và adrenaline. Và suy tuyến thượng thận là tình trạng tuyến thượng thận không sản xuất đủ hormone cortisol và aldosterone có thể do bệnh lý tuyến thượng thận, tuyến yên hoặc vùng hạ đồi.

Nguyên nhân suy tuyến thượng thận

Hiểu rõ về nguyên nhân của suy thượng thận là bước đầu tiên quan trọng trong việc xác định và điều trị các vấn đề sức khỏe liên quan đến tuyến thượng thận. Nguyên nhân của suy tuyến thượng thận có thể xuất phát từ một loạt các vấn đề khác nhau ảnh hưởng đến chức năng của tuyến này. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy tuyến thượng thận:

Nguyên nhân suy tuyến thượng thận mạn

Suy tuyến thượng thận mạn sẽ bao gồm suy tuyến thượng thận nguyên phát và thứ phát.

  • Suy tuyến thượng thận nguyên phát: Thường có nguyên nhân chính là tự miễn, khi hệ thống miễn dịch tấn công và gây tổn thương cho vỏ thượng thận cùng một số cơ quan khác, dẫn đến việc sản xuất cortisol và aldosterone bị giảm. Ngoài ra, suy thượng thận nguyên phát còn có các nguyên nhân khác như lao thượng thận, phá hủy tuyến thượng thận, nhiễm nấm, HIV hay các vấn đề như xuất huyết thượng thận, thoái triển thượng thận bẩm sinh, loạn dưỡng chất trắng thượng thận và rối loạn gen. Mặc dù hiếm gặp, nhưng những nguyên nhân này vẫn có thể gây suy thượng thận nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
  • Suy tuyến thượng thận thứ phát: Có thể phát sinh từ nhiều nguyên nhân khác nhau như sử dụng glucocorticoid ngoại sinh trong thời gian dài, các vấn đề về u tuyến yên và vùng dưới đồi, cũng như các tình trạng nhiễm khuẩn hoặc nhiễm trùng. Ngoài ra, những vấn đề như nhồi máu não, chảy máu não, chấn thương sọ, viêm tuyến yên lympho, bất thường tuyến yên do đột biến gen, thiếu hụt ACTH đơn độc và thiếu hụt globulin gắn cortisol có tính chất gia đình cũng được xem là nguyên nhân tiềm ẩn gây suy tuyến thượng thận thứ phát

Nguyên nhân suy tuyến thượng thận cấp

Các nguyên nhân trực tiếp từ tuyến thượng thận như sự tổn thương, xuất huyết cả hai bên của tuyến, hoặc rối loạn tổng hợp hormone thượng thận bẩm sinh thường được xem là nguyên nhân chính gây ra suy thượng thận cấp. Các nguyên nhân suy tuyến thượng thận có thể xuất phát từ sự ức chế tổng hợp Cortisol, do các loại thuốc như OP’ DDD và Aminoglutethimide. Một số trường hợp khác được gây ra bởi việc sử dụng Ketoconazole liều cao liên tục, cũng như sử dụng Rifampicin – một chất cảm ứng men gan có thể làm tăng oxy hóa cortisol thành 6-hydroxycortisol,…

Bên cạnh những nguyên nhân do thượng thận thì còn một số nguyên nhân dưới đồi tuyến yên như phẫu thuật u tuyến thùy trước tuyến yên, chấn thương, vỡ phình mạch một động mạch cảnh trong, hội chứng Sheehan, tràn máu tuyến yên,…cũng có thể góp phần vào tình trạng suy thượng thận cấp.

Suy tuyến thượng thận có nguyên nhân đa dạng, bao gồm nguyên nhân suy tuyến thượng thận mạn (suy tuyến thượng thận nguyên phát và thứ phát) và suy tuyến thượng thận cấp. Điều này có thể do tổn thương trực tiếp đến tuyến thượng thận, sự suy giảm sản xuất hormone ACTH từ tuyến yên hoặc do rối loạn tổng hợp hormone thượng thận.

Cách chẩn đoán suy tuyến thượng thận

Suy tuyến thượng thận mạn

Để chẩn đoán suy tuyến thượng thận mạn bạn có thể xem xét các biểu hiện của thiếu glucocorticoid, corticoid chuyển hóa muối nước và androgen được thể hiện thông qua các triệu chứng lâm sàng:

  • Mệt mỏi: Cảm giác mệt mỏi về xác đến tinh thần và sinh lý. Mệt xuất hiện ngay sau khi thức dậy, thường nặng hơn vào buổi sáng và trở nên đặc biệt nghiêm trọng sau gắng sức, đôi khi dẫn đến khó di chuyển.
  • Gầy sút: Trọng lượng cơ thể giảm từ 2–10 kg do mất nước và muối, kèm theo giảm chức năng dạ dày ruột, biếng ăn, ăn kém.
  • Rối loạn tiêu hóa: Bao gồm đau bụng không rõ ràng, kèm theo tình trạng buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy có thể dẫn đến các biểu hiện nặng hơn. Điều này cũng có thể phát sinh từ việc mất cân bằng nước, điện giải và sự giảm bài tiết dịch vị do sự suy giảm hormone.
  • Sạm da, niêm mạc: Da trở nên xám xịt ở những vùng tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, bàn chân, vùng niêm mạc có thể chuyển sang màu nâu hoặc đen.
  • Hạ huyết áp: Huyết áp giảm, thường xảy ra tụt huyết áp khi đứng dậy, mạch yếu.
Suy tuyến thượng thận
Biểu hiện suy tuyến thượng thận gây mệt mỏi, gầy sút

Ngoài những dấu hiệu trên, còn có các biểu hiện khác như hạ đường huyết, đau cơ, đau khớp và chuột rút. Bên cạnh việc chẩn đoán lâm sàng bạn cũng có thể thực hiện chẩn đoán dựa trên các nguyên nhân hoặc cận lâm sàng bằng cách thực hiện các xét nghiệm, định lượng hormore.

Suy tuyến thượng thận cấp

Suy tuyến thượng thận cấp có thể được chẩn đoán thông qua các triệu chứng lâm sàng. Biểu hiện này thường thể hiện qua một số triệu chứng:

  • Rối loạn tiêu hóa: Đau thượng vị lan tỏa đến bụng, kèm theo buồn nôn và nôn. Các triệu chứng này có thể gây nhầm lẫn với bệnh lý bụng ngoại khoa.
  • Rối loạn tâm thần: Mệt lả, hôn mê hoặc kích thích, nói sảng, lẫn lộn.
  • Hạ huyết áp: Huyết áp hạ nhanh chóng, tay chân lạnh, mạch nhỏ và nhanh.
  • Mất nước ngoại bào: Sụt cân, đau cơ, đôi khi sốt mà không có dấu hiệu nhiễm trùng rõ ràng.

Bên cạnh việc xác định qua các dấu hiệu lâm sàng, bạn cũng nên áp dụng chẩn đoán cận lâm sàng thông qua các xét nghiệm sinh học đặc điểm:

  • Sự rối loạn điện giải máu thường biểu hiện qua giảm Natri (80%), giảm Clo và tăng Kali (60%).
  • Tăng Kali máu có thể thay đổi sóng điện tim với T cao nhọn đối xứng, đôi khi đi kèm với QRS giãn rộng và bloc nhĩ thất.
  • Protid máu và Hct thường tăng.
  • Mức độ glucose huyết giảm, đôi khi rất thấp và gây ra các triệu chứng tâm thần, thần kinh.
  • Có thể xuất hiện tăng bạch cầu ái toan, tăng calci máu (6%), nhiễm toan máu và thiếu máu.
Suy tuyến thượng thận
Chẩn đoán suy tuyến thượng thận thông qua các triệu chứng lâm sàng

Suy tuyến thượng thận mạn thường xuất hiện qua triệu chứng như mệt mỏi, gầy sút, rối loạn tiêu hóa và huyết áp thấp. Trong khi suy tuyến thượng thận cấp có thể được chẩn đoán quá việc rối loạn tâm thần, huyết áp giảm nhanh và biến đổi điện giải máu, như tăng kali và giảm natri hoặc qua các xét nghiệm sinh học.

Nguyên tắc dinh dưỡng cho người suy tuyến thượng thận

Hiểu rõ nguyên tắc dinh dưỡng cho người suy tuyến thượng thận là vô cùng quan trọng. Việc xây dựng chế độ ăn tối ưu dựa trên các nhóm thực phẩm quan trọng không chỉ hỗ trợ sức khỏe mà còn giúp giảm áp lực cho tuyến thượng thận. Dưới đây là các loại thực phẩm cần ưu tiên và hạn chế khi xây dựng chế độ ăn cho người suy tuyến thượng thận.

Người suy tuyến thượng thận nên ưu tiên bổ sung những thực phẩm sau vào chế độ ăn của mình:

  • Thực phẩm giàu vitamin B: Các loại vitamin B, đặc biệt là vitamin B5 (acid pantothenic) đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động của tuyến thượng thận và cung cấp năng lượng cho cơ thể khi đối mặt với căng thẳng. Các nguồn thực phẩm giàu vitamin B bao gồm cá ngừ, thịt bò, yến mạch, khoai tây, gà tây, đậu và quả bơ,…
  • Protein và chất béo lành mạnh: Đây là hai chất dinh dưỡng quan trọng đối với sức khỏe tuyến thượng thận. Bệnh nhân có thể bổ sung protein từ đa dạng nguồn như cá, thịt gia cầm, trứng, sữa và các loại đậu. Đồng thời, chất béo lành mạnh từ cá, hạt, oliu, quả bơ và hạt cũng là những lựa chọn tốt.
  • Thực phẩm giàu vitamin C: Vitamin C không chỉ là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa mạnh mẽ để bảo vệ tế bào khỏi tổn thương mà còn giúp tình trạng giảm căng thẳng và mệt mỏi của bệnh nhân. Những loại trái cây và rau cải như kiwi, xoài, bông cải xanh, và ớt chuông là những nguồn giàu vitamin C cần được ưu tiên.
  • Thực phẩm giàu L-tyrosine: Có tác dụng hỗ trợ giảm căng thẳng tích tụ trong tuyến thượng thận. Người bệnh có thể bổ sung L-tyrosine thông qua việc sử dụng thực phẩm như thịt gà, cá, thịt lợn, lúa mì, ngũ cốc nguyên hạt, đậu, yến mạch, sữa,…
  • Uống đủ nước: Mất nước là một trong những dấu hiệu phổ biến của suy tuyến thượng thận. Vì vậy, việc bệnh nhân bổ sung lượng nước cần thiết hàng ngày để cân bằng lại lượng nước đã mất.
  • Bổ sung muối với lượng hợp lý: Khi cảm thấy mệt mỏi do suy tuyến thượng thận, người bệnh có thể xem xét việc bổ sung muối vào khẩu phần ăn. Tuy nhiên, việc sử dụng muối nên tuân theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo cân bằng điện giải trong cơ thể.

Theo Bác sĩ Nguyễn Thị Kim Hải – Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng: “Lượng nước cần uống sẽ phụ thuộc vào cân nặng, lượng nước tiểu của người bệnh, có dấu hiệu phù đi kèm hay không, có các bệnh lý gây mất nước khác hay không để xác định lượng nước phù hợp cho người bệnh.”

Suy tuyến thượng thận
Người suy tuyến thượng thận nên xem xét ăn thực phẩm chứa L-tyrosine

Ngoài việc chú ý bổ sung các loại thực phẩm cần thiết, người bệnh suy tuyến thượng thận cũng cần lưu ý kiêng khem một số loại thực phẩm dưới đây để tránh làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh:

  • Tránh thực phẩm giàu natri và photpho như bánh kếp, bánh nướng xốp, bột yến mạch, bánh quế, pho mát, rau atiso, cá hộp, khoai tây, đồ muối chua, củ cải đường.
  • Hạn chế các loại carbohydrate đã tinh chế vì chúng có thể gây tăng đột ngột đường huyết, ảnh hưởng đến thận và gây thiếu nước.
  • Cẩn trọng với thức ăn có nguy cơ dị ứng và gây viêm nhiễm cao như đậu tương, tôm cua, lúa mì, thực phẩm có chứa nhiều chất phụ gia.
  • Tránh xa rượu bia và các chất kích thích bởi các loại đồ uống này không tốt cho sức khỏe thận do chứa nhiều chất độc có thể gây suy giảm sức khỏe.
Suy tuyến thượng thận
Người suy tuyến thượng thận nên hạn chế ăn những thực phẩm muối chua

Nguyên tắc dinh dưỡng cho người suy tuyến thượng thận cần ưu tiên các thực phẩm giàu vitamin B, protein, vitamin C, L-tyrosine và việc uống đủ nước. Đồng thời cũng nên tránh các thực phẩm giàu natri, photpho, carbohydrate tinh chế và các thức ăn gây dị ứng hoặc chất kích thích như rượu bia để bảo vệ sức khỏe thận.

Bài viết trên của Viện nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng đã cung cấp thông tin chi tiết về suy tuyến thượng thận và các vấn đề liên quan. Để bảo vệ sức khỏe tốt hơn, người mắc suy tuyến thượng thận cần được kiểm tra, theo dõi và điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa để có chẩn đoán nhanh chóng và chính xác cũng như điều trị hiệu quả nhằm phục hồi sức khỏe. Bên cạnh đó, việc tham gia khóa học dinh dưỡng cũng có thể hỗ trợ người bệnh hiểu rõ hơn về cách chăm sóc và dinh dưỡng thích hợp cho tình trạng bệnh của mình.

Xem thêm: 

5/5 - (1 bình chọn)

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)

Tư vấn dinh dưỡng cùng Bác sĩ
Form tư vấn dinh dưỡng [1]

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Tư vấn khóa học dinh dưỡng

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Form Đăng ký khóa học [1]
Bài Liên Quan
Thực phẩm tốt cho phổi
Thực phẩm tốt cho phổi, tăng cường hệ miễn dịch hô hấp 
Phổi là một trong những cơ quan quan trọng đối với cơ thể thực hiện chức năng chính là trao...
Thực phẩm giàu axit folic
Bí quyết "vàng" từ các thực phẩm giàu axit folic cho mẹ bầu và bé
Axit folic là một loại vitamin B, có thể tan trong nước, đóng vai trò quan trọng trong cơ thể...
Talkshow "Từ Cân nặng đến âu lo - Bạn không chỉ một mình!"
Giảm cân không chỉ là thay đổi vóc dáng, mà còn là hành trình thay đổi thói quen, lối sống...
Thực phẩm giàu omega 3
Thực phẩm giàu Omega 3 6 9 - "Bộ ba" quyền năng bảo vệ sức khỏe
Omega 3 không chỉ mang lại lợi ích cho thị lực, hỗ trợ giảm viêm, phòng ngừa bệnh về tim...
Thiết Kế Web Ô tô Bởi Vĩnh XD