Suy tuyến thượng thận nên ăn gì và kiêng gì?
Tham vấn y khoa: BS NGUYỄN THỊ HÒA – Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) – Chức vụ: Phó Viện Trưởng
Suy tuyến thượng thận là một bệnh lý ảnh hưởng đến khả năng sản xuất hormone của tuyến thượng thận. Bên cạnh việc dùng thuốc, người bệnh suy tuyến thượng thận cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống. Một chế độ ăn lành mạnh sẽ giúp cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và hỗ trợ điều trị bệnh. Vậy suy tuyến thượng thận nên ăn gì? Hãy đồng hành cùng Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng để giải đáp vấn đề này qua bài viết dưới đây!
Tin liên quan:
Nguyên tắc dinh dưỡng cho người suy tuyến thượng thận
Suy tuyến thượng thận là một bệnh lý khiến tuyến thượng thận không thể sản xuất đủ cortisol – một loại hormone quan trọng tham gia vào nhiều quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Bệnh có thể gây ra nhiều triệu chứng như mệt mỏi, suy nhược cơ thể, giảm cân, hạ huyết áp,…Một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp hỗ trợ điều trị suy tuyến thượng thận và cải thiện sức khỏe tổng thể của người bệnh.
Theo Bác sĩ Nguyễn Thị Kim Hải – Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng có một số nguyên tắc dinh dưỡng quan trọng cho người suy tuyến thượng thận:
- Đủ năng lượng: Người bệnh suy tuyến thượng thận thường bị mệt mỏi, do đó cần bổ sung đủ năng lượng để duy trì hoạt động của cơ thể. Nhu cầu năng lượng cho người suy tuyến thượng thận thường là từ 30 – 35 kcal/kg/ngày.
- Cân đối giữa các nhóm chất đạm – đường – béo: Protein giúp xây dựng và sửa chữa các mô cơ thể, carbohydrate cung cấp năng lượng, chất béo cung cấp năng lượng và các axit béo thiết yếu. Việc bảo đảm cân đối giữa các nhóm chất này trong khẩu phần ăn hàng ngày, giúp người suy tuyến thượng thận cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể
- Đa dạng các loại thực phẩm: Hãy ưu tiên ăn đa dạng các thực phẩm từ tất cả các nhóm thức ăn để đảm bảo nhận được đủ dưỡng chất cần thiết. Người bệnh suy tuyến thượng thận nên ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau, bao gồm: rau củ, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, thịt, cá, trứng, sữa,…
- Hạn chế thực phẩm giàu kali khi có tăng kali máu đi kèm: Tăng kali máu là một biến chứng thường gặp của suy tuyến thượng thận. Đối với những người có tăng kali máu, cần hạn chế tiêu thụ một số trái câygiàu kali như chuối, sầu riêng, bơ, dừa,,… cũng như các loại rau màu xanh đậm để duy trì cân bằng khoáng chất.
- Bù đủ nước khi có rối loạn cân bằng dịch: Rối loạn cân bằng dịch là một biến chứng khác của suy tuyến thượng thận. Vì vậy, người bệnh cần bù đủ nước theo chỉ định của Bác sĩ để tránh bị mất nước.
Những nguyên tắc dinh dưỡng cho người suy tuyến thượng thận bao gồm việc bổ sung đủ năng lượng, cân đối các nhóm chất dinh dưỡng, đa dạng các loại thực phẩm, hạn chế thực phẩm giàu kali nếu có tăng kali máu và bù đủ nước khi có rối loạn cân bằng dịch. Điều này sẽ hỗ trợ điều trị và cải thiện sức khỏe cho người suy tuyến thượng thận.
Suy tuyến thượng thận nên ăn gì? Kiêng gì?
Người mắc suy tuyến thượng thận nên tích hợp các loại thực phẩm dưới đây vào chế độ ăn hàng ngày để hỗ trợ sức khỏe:
- Protein và chất béo lành mạnh: Việc bổ sung protein từ nguồn thực phẩm như cá, thịt gia cầm, trứng và sữa có thể hỗ trợ sức khỏe của tuyến thượng thận. Bên cạnh đó, chất béo lành mạnh từ cá béo, quả hạch, hạt, olive và quả bơ cũng là lựa chọn tốt cho người suy tuyến thượng thận. (2)
- Thực phẩm giàu vitamin B: Các loại vitamin B, đặc biệt là vitamin B5 (acid pantothenic) giúp tăng cường hoạt động của tuyến thượng thận và cung cấp năng lượng. Vì vậy, người bệnh suy tuyến thượng thận nên ăn nhiều các loại thực phẩm giàu vitamin B như thịt bò, cá ngừ, yến mạch, gà tây, hạt, chuối, khoai tây, trái bơ,…(3)
- Thực phẩm giàu vitamin C: Ăn nhiều trái cây và rau củ giúp cung cấp chất xơ và vitamin C, hỗ trợ người bệnh đối phó với tình trạng căng thẳng trong cuộc sống. Vitamin C thường được tìm thấy trong các loại quả như Kiwi, xoài, bông cải xanh, ớt chuông,…(3)
- Thực phẩm giàu canxi và vitamin D: Các loại thực phẩm như rau bina, cải xoăn, đậu bắp, cải rổ, đậu nành, đậu trắng và một số loại cá,…có thể giúp bạn bổ sung thêm canxi và vitamin D, hỗ trợ sức khỏe của xương (1) (2)
- Thực phẩm giàu L-tyrosine: L-tyrosine hỗ trợ chức năng tuyến thượng thận bằng cách giảm căng thẳng tích lũy. Các thực phẩm giàu L -tyrosine gồm cá, thịt gà, thịt lợn, ngũ cốc nguyên hạt, lúa mì, yến mạch, sữa, bơ,…(3)
- Bổ sung muối với lượng hợp lý: Người bệnh suy tuyến thượng thận thường bị mất cân bằng điện giải, dẫn đến mệt mỏi. Ăn các món ăn mặn có thể giúp khắc phục mệt mỏi do suy tuyến thượng thận yếu. Tuy nhiên, việc bổ sung muối nên được thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo cân bằng điện giải cơ thể. (1) (3)
- Uống nhiều nước: Người bệnh suy tuyến thượng thận thường bị mất nước, do đó cần uống nhiều nước để giúp cơ thể bù nước và duy trì cân bằng điện giải.
Ngoài việc tìm hiểu về suy tuyến thượng thận nên ăn gì thì thông tin về những loại thực phẩm nên hạn chế cũng là quan trọng. Dưới đây là các thực phẩm mà người mắc suy tuyến thượng thận nên hạn chế:
- Thực phẩm có hàm lượng Photpho hoặc Natri cao: Bánh quế, pho mát, bánh kếp, bánh nướng xốp, rau atiso, củ cải đường, cá hộp,...(3)
- Carbohydrate tinh chế: Loại thực phẩm này khiến lượng đường trong máu tăng cao đột biến, gây ra các vấn đề về sức khỏe như thừa cân, béo phì, tiểu đường, tim mạch,…(3)
- Thực phẩm chế biến sẵn: Thịt chế biến sẵn, ngũ cốc tinh chế, nước ngọt,…(2)
- Thực phẩm gây viêm nhiễm, dị ứng: Các loại thực phẩm như đồ ăn chứa nhiều chất phụ gia, tôm cua, đậu tương, lúa mì,… có thể làm trầm trọng thêm tình trạng viêm nhiễm và dị ứng của người bệnh. (3)
- Bia rượu, chất kích thích: Những loại đồ uống này có thể làm suy giảm chức năng tuyến thượng thận và gây ra các vấn đề về sức khỏe khác.(3)
- Thực phẩm chứa nhiều chất đường, chất béo – calo: Khoai tây chiên, đồ nướng,…(2)
Người bệnh suy tuyến thượng thận nên bổ sung các thực phẩm giàu protein, vitamin, khoáng chất, chất béo lành mạnh và uống nhiều nước,…Đồng thời cần hạn chế các thực phẩm gây căng thẳng, viêm nhiễm và mất cân bằng điện giải như thực phẩm giàu Photpho, carbohydrate tinh chế, chế biến sẵn,…
Suy tuyến thượng thận có chữa được không?
Bệnh suy tuyến thượng thận đến nay vẫn chưa có phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, dựa vào tình trạng và tùy thể bệnh nguyên phát hay thứ phát, bác sĩ sẽ có phát đồ điều trị khác nhau. Một số phương pháp điều trị suy tuyến thượng thận như:
- Thay thế hormone: Đây là phương pháp điều trị chính cho suy tuyến thượng thận. Người bệnh suy tuyến thượng thận được dùng hormone để thay thế, trong đó chủ yếu là nhóm cortisol. Quá trình thay thế hormone thường bắt đầu bằng truyền dịch (tiêm tĩnh mạch) và uống thuốc corticosteroid. Liều lượng hormone sẽ được điều chỉnh tùy theo mức độ suy tuyến thượng thận của từng người bệnh.
- Điều trị khác: Tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân, bác sĩ sẽ đề xuất các phương pháp điều trị khác nhau. Tuy nhiên, người bệnh cần tuân thủ liều lượng thuốc đều đặn và biết cách điều chỉnh liều lượng trong các tình huống,…Đồng thời, họ cần tăng liều theo hướng dẫn của bác sĩ. Việc tái khám định kỳ là quan trọng để bác sĩ có thể điều chỉnh liều lượng và theo dõi các biến chứng liên quan đến việc sử dụng corticoid trong thời gian dài.
- Trong trường hợp bị tổn thương nặng (như mất ý thức hoặc rơi vào tình trạng hôn mê), người bệnh suy tuyến thượng thận thường sẽ được áp dụng liều lượng corticosteroid cao hơn. Thông thường, bác sĩ sẽ thực hiện việc tiêm corticosteroid trực tiếp vào tĩnh mạch. Sau khi người bệnh hồi phục, bác sĩ sẽ điều chỉnh liều lượng về mức bình thường.
Suy tuyến thượng thận chưa có phương pháp điều trị hoàn toàn khỏi, nhưng có thể quản lý thông qua thay thế hormone. Hoặc người bệnh cũng có thể áp dụng phương pháp điều trị bằng cách theo dõi và điều chỉnh liều lượng thuốc, đặc biệt là trong các tình huống khẩn cấp nhằm kiểm soát các triệu chứng và cải thiện tình trạng bệnh.
Tham khảo 7 thực đơn cho người suy tuyến thượng thận
Từ những thông tin về suy tuyến thượng thận nên ăn gì người bệnh có thể dựa vào đó để thiết kế thực đơn không chỉ cung cấp năng lượng đủ cho cơ thể mà còn tối ưu hóa hỗ trợ chức năng của tuyến thượng thận trong điều kiện ổn định. Dưới đây là một thực đơn được thiết kế đặc biệt cho những người đang ở giai đoạn suy tuyến thượng thận ổn định, không có triệu chứng phù và không có rối loạn điện giải. Với mức calo ổn định ở mức 1500kcal, tỷ lệ P:G:L = 18:60:24
Ngày | Bữa sáng | Bữa trưa | Bữa tối |
---|---|---|---|
1 | – 1 quả trứng luộc
– 1 lát bánh mì nguyên cám – 80g dưa chuột, cà chua – 1 cốc sữa tươi 200ml |
– 1.5 bát cơm trắng
– 70g thịt gà luộc – 160g rau luộc – 160g xoài |
– 1.5 bát cơm trắng
– 80g cá hồi hấp – 160g rau luộc |
2 | – 1 bát cháo yến mạch rau củ
– 1 quả táo |
– 1.5 bát cơm trắng
-160g bắp cải xào -70g thịt bò hầm – 1 quả kiwi |
– 1.5 bát cơm trắng
– 160g củ cải luộc – 80g tôm hấp |
3 | – 1 lát bánh mì nguyên cám
– 1 quả chuối – 1 cốc sữa tươi 200ml |
– 1.5 bát cơm trắng
– 150g đậu hũ chiên – 160g rau củ luộc – 1/4 quả bơ |
– 1.5 bát cơm trắng
– 80g ức gà nướng – 160 bí xanh luộc |
4 | – 1 bát cháo thập cẩm
– 1/2 quả cam |
– 1.5 bát cơm trắng
– 70g thịt lợn nạc kho – 200g củ cải luộc – 1/4 quả bơ |
– 1.5 bát cơm trắng
– 80g cá thu nướng – 200g bắp cải luộc |
5 | – 1 tô phở bò
– 1/2 quả táo |
– 1.5 bát cơm trắng
– 80g thịt bò xào – 160g súp lơ xào – 70g nho ngọt |
– 1.5 bát cơm trắng
– 80g thịt bò xào – 160g bí xanh luộc |
6 | – 1 tô bún chả
– 1 quả chuối |
– 1.5 bát cơm trắng
-150g đậu hũ sốt cà chua – 160g bông cải xanh luộc – 70g xoài |
– 1.5 bát cơm trắng
– 80g ức gà nướng – 160rau củ xào |
7 | – 1 bát cháo yến mạch
– 1 ly nước cam |
– 1.5 bát cơm trắng
– 70g thịt lợn nạc kho -160g bắp cải xào – 1 quả kiwi |
– 1.5 bát cơm trắng
– 80g cá hồi hấp – 160g củ cải luộc |
Thực đơn cho người suy tuyến thượng thận cần đa dạng, cân đối và cung cấp đủ năng lượng đồng thời hạn chế thực phẩm gây căng thẳng, viêm nhiễm, mất cân bằng điện giải. Bao gồm các loại thực phẩm như trứng luộc, cá hồi, cháo yến mạch, và các loại rau củ khác.
Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng đã cung cấp những thông tin hữu ích về chế độ ăn uống cho người suy tuyến thượng thận. Hy vọng những thông tin này giúp người bệnh giải đáp được thắc mắc suy tuyến thượng thận nên ăn gì cũng như những thực phẩm cần tránh ăn nhằm nâng cao sức khỏe và giúp hỗ trợ điều trị suy tuyến thượng thận. Ngoài việc sử dụng thuốc thì việc thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh và điều chỉnh lối sống khoa học cũng là yếu tố quan trọng để tối ưu hóa hiệu quả quá trình điều trị bệnh.
Xem thêm:
- Nguyên nhân, dấu hiệu suy tuyến thượng thận cần nhận biết
- Tiêu chuẩn chẩn đoán suy thận cấp và cách điều trị suy thận cấp
- Tiêu chuẩn chẩn đoán suy thận mạn và chế độ dinh dưỡng phù hợp
Tài liệu tham khảo:
- (1): NIH. Eating, Diet, & Nutrition for Adrenal Insufficiency & Addison’s Disease. https://www.niddk.nih.gov/health-information/endocrine-diseases/adrenal-insufficiency-addisons-disease/eating-diet-nutrition
- (2): HealthCentral. What Diet Is Best for Addison’s Disease?. https://www.healthcentral.com/condition/addisons-disease/addisons-disease-diet
- (3): H&H Nutrition. Suy tuyến thượng thận nên ăn gì và kiêng gì để đảm bảo sức khỏe?. https://dinhduongtoiuu.com/suy-tuyen-thuong-than-nen-an-gi-va-kieng-gi/
- (4): Healthyline. What Is Adrenal Insufficiency?. https://www.healthline.com/health/adrenal-insufficiency#:~:text=Adrenal%20insufficiency%20occurs%20when%20your,weakness%2C%20and%20loss%20of%20appetite
Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí
Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.
VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)
- 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, TP. HCM
- Hotline: 0888 844 732
- Fanpage: https://www.facebook.com/nreci.org
- Website: https://nreci.org
Tham vấn y khoa
Tôi là Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa, hiện đang là Trưởng khoa Dinh dưỡng Nhi tại Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI). Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dinh dưỡng, giúp các bệnh nhân vượt qua tình trạng suy dinh dưỡng, thừa cân béo phì. Ngoài ra, tôi còn khắc phục các vấn đề về bệnh lý như suy thận, tiểu đường, rối loạn chuyển hóa… Sứ mệnh của tôi là mang kiến thức dinh dưỡng chuẩn khoa học tới với cộng đồng, để từ đó góp phần nâng cao tầm vóc và sức khỏe của người Việt Nam. Hy vọng rằng những chia sẻ của tôi sẽ giúp ích phần nào cho công cuộc nâng cao sức khỏe cộng đồng.
Quy trình kiểm duyệt nội dung tại Viện Nghiện cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI)