.
.
.
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Têu chuẩn chẩn đoán suy thận cấp

Tiêu chuẩn chẩn đoán suy thận mạn và chế độ dinh dưỡng phù hợp

0

Tham vấn y khoa: BS NGUYỄN THỊ HÒA – Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) – Chức vụ: Phó Viện Trưởng

Suy thận mạn tính là một bệnh lý thận gây ra từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng có điểm chung là gây ảnh hưởng đến chức năng thận cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tìm hiểu về các tiêu chuẩn chẩn đoán suy thận mạn sẽ giúp người bệnh hiểu hơn về bệnh, cũng như có hướng đồng hành cùng các bác sĩ trong điều trị. Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng sẽ giúp bạn có thêm các thông tin bổ ích về bệnh thông qua bài viết sau nhé!

Tiêu chuẩn chẩn đoán suy thận mạn 

Trước khi đi vào quá trình đưa ra một phác đồ điều trị suy thận mạn, các bác sĩ sẽ thực hiện qua một số biện pháp thăm khám, xét nghiệm và có các tiêu chuẩn chẩn đoán suy thận mạn:

Khám lâm sàng 

Người bệnh trong chẩn đoán suy thận mạn có thể không có những biểu hiện lâm sàng, cho đến khi bệnh đã tiến triển nặng. Suy thận mạn là tình trạng bệnh kéo dài, do đó bác sĩ sẽ trao đổi với người bệnh nhằm tìm hiểu về tiền căn cá nhân (diễn biến trên 3 tháng):

  • Tình trạng sưng phù (tái đi tái lại nhiều lần)
  • Tiểu máu và tiểu đạm
  • Tăng huyết áp khó kiểm soát
  • Cơn đau quặn thận
  • Viêm nhiễm đường tiết niệu, sỏi thận
  • Có cảm giác mệt mỏi, giảm khả năng lao động, giảm nhu cầu tình dục
  • Cảm giác bứt rứt, ngứa gây nên các biểu hiện bất thường về cử động của người bệnh.
  • Tăng sắc tố da, kết hợp lắng đọng melanin, urochromes
  • Cơ thể dễ bầm do rối loạn chức năng tiểu cầu
  • Nổi nhiều mụn
  • Đau do rối loạn chuyển hóa xương và khoáng chất
  • Cường tuyến cận giáp thứ phát
  • Không còn cảm giác ngon miệng khi ăn và hay buồn nôn
  • Người bệnh luôn cảm thấy trong khoang miệng có vị kim loại
  • Rối loạn giấc ngủ, lơ mơ
Tiêu chuẩn chẩn đoán suy thận mạn
Tiêu chuẩn chẩn đoán suy thận mạn thông qua các triệu chứng lâm sàng

Khám cận lâm sàng tầm soát 

  • Tiến hành xét nghiệm định lượng creatinin huyết thanh.
  • Xét nghiệm nước tiểu tìm protein hay albumine trong nước tiểu: Sử dụng với mẫu nước tiểu bất kỳ (Tốt nhất là mẫu nước tiểu đầu tiên của người bệnh vào buổi sáng sau khi ngủ dậy). Trong đó, kết quả theo bảng sau:
Bình thường Bất thường 
Tỷ lệ của albumine/creatinine niệu (ACR) < 30 mg/g

< 3 mg/mmol

≥ 30 mg/g

≥ 3 mg/mmol

Albumine niệu (trong vòng 24 giờ) < 30 mg ≥ 30 mg
Tỷ lệ của protein/creatinine niệu (PCR) <150 mg/g

< 15 mg/mmol

≥ 150 mg/g

≥ 15 mg/mmol

Protein niệu (trong vòng 24 giờ) <150 mg ≥ 150 mg
Protein niệu (giấy nhúng) Âm tính Dương tính
  • Xét nghiệm khảo sát cặn lắng trong nước tiểu (mục đích tìm cặn lắng bất thường như: Hồng cầu, bạch cầu, các trụ niệu,…), tiến hành xét nghiệm điện giải đồ, sinh thiết thận.
  • Xét nghiệm thông qua hình ảnh: Bác sĩ chỉ định siêu âm thận, hệ niệu (Mục đích tìm nang thận, sỏi, kích thước thận,…)

Các bác sĩ sẽ cần kết hợp với các thông tin thăm khám lâm sàng, cận lâm sàng nhằm phân biệt các loại suy thận mạn, suy thận cấp thông qua một số tiêu chí đánh giá cụ thể.

Ngoài ra, bác sĩ sẽ dựa vào độ lọc cầu thận (GFR) nhằm đánh giá chức năng thận, xác định mức độ tổn thương thận và giai đoạn bệnh. Thông qua đó, hỗ trợ tốt hơn cho người bệnh trong điều trị, xử lý kịp thời, tiện lượng sự sống,…

Giai đoạn bệnh  Thông số  GFR (ml/ph/1,73 m2 da) Tiến hành điều trị
1 Bị tổn thương thận (GFR bình thường hoặc tăng) >= 90 Nội khoa
2 Bị tổn thương thận (GFR giảm nhẹ) 60 – 89
3 GFR giảm vừa 30 – 59
4 GFR giảm nặng 16 – 29
5 Suy thận mạn tính < 15 Tiến hành lọc máu, ghép thận

Thực hiện các thăm khám lâm sàng, cận lâm sàng để tiến hành làm các xét nghiệm theo chỉ định của bác sĩ chính là cách chẩn đoán chính xác cho tình trạng bệnh suy thận mạn của người bệnh. Thông qua các thông số trong tiêu chuẩn chẩn đoán, bác sĩ cũng có thể xác định đưa hướng điều trị phù hợp với từng người bệnh.

Ai có nguy cơ mắc suy thận mạn?

Suy thận thận mạn tính có thể xảy ra với bất kỳ ai, ở bất kỳ độ tuổi nào. Do đó, dù đã xuất hiện hay chưa các biểu hiện lâm sàng, bạn cũng cần thăm khám với bác sĩ định kỳ. Thông qua kiểm tra sức khỏe tổng quát, thực hiện các tiêu chuẩn chẩn đoán suy thận mạn thì bác sĩ có thể đánh giá được tình trạng sức khỏe hiện tại, có hướng xử lý phù hợp nếu phát hiện bệnh. Trong đó, những đối tượng sau sẽ dễ mắc bệnh suy thận mạn:

  • Người mắc bệnh đái tháo đường
  • Huyết áp cao
  • Mắc bệnh tim mạch
  • Người thường xuyên sử dụng thuốc lá
  • Người thừa cân, béo phì
  • Người da đen, người Mỹ bản xứ hay người Mỹ gốc Á
  • Người có người thân trong gia đình mắc bệnh thận
  • Có cấu trúc thận bất thường
  • Người lớn tuổi
  • Người thường xuyên sử dụng những loại thuốc (có khả năng gây các tổn thương cho thận)
Tiêu chuẩn chẩn đoán suy thận mạn
Người bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc suy thận mạn

Bệnh thận mạn có thể xảy ra với nhiều đối tượng. Tuy nhiên, 2/3 trường hợp mắc bệnh sẽ có liên quan đến bệnh tiểu đường, cao huyết áp. Nếu bạn là người có thói quen không tốt như hút thuốc, ăn uống không khoa học, mắc bệnh lý nền thì hãy thăm khám định kỳ với bác sĩ. Mục đích kiểm tra sức khỏe và phát hiện sớm bệnh, tiến hành điều trị tránh ảnh hưởng sức khỏe.

Đọc thêm: 10 dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu không nên chủ quan

Nguyên nhân gây suy thận mạn

Dựa vào tiêu chuẩn chẩn đoán suy thận mạn, tiền sử gia đình, cá nhân, hoàn cảnh xã hội, môi trường, thuốc dùng, xét nghiệm sinh hóa, hay thậm chí sinh thiết thận để đưa ra những xác định nguyên nhân của suy thận mạn.

Theo Hội Thận học Quốc tế KDIGO (2012), nguyên nhân gây bệnh được phân dựa vào vị trí tổn thương giải phẫu học, bệnh căn nguyên chủ yếu tại thận hoặc thứ phát sau những bệnh lý toàn thân. Cụ thể:

Nguyên nhân gây bệnh  Bệnh thận nguyên phát  Bệnh thận thứ phát (Sau các bệnh lý toàn thân)
Mắc bệnh cầu thận Bệnh cầu thận tổn thương tối thiểu, hay bệnh cầu thận màng,… Nguyên nhân do tiểu đường, các bệnh ác tính, bệnh tự miễn, sử dụng thuốc,…
Bệnh ống thận mô kẽ Sỏi niệu, nhiễm trùng tiểu, bệnh thận tắc nghẽn,… Gây bệnh thận do thuốc, bệnh tự miễn, đa u tủy,…
Bệnh mạch máu thận Loạn dưỡng xơ cơ, viêm mạch máu do ANCA Tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, thuyên tắc do cholesterol,…
Nang thận và bệnh thận bẩm sinh Nang tủy thận, thiếu sản thận,… Hội chứng Alport, thận đa nang

Nguyên nhận gây bệnh thận mạn cũng khá đa dạng, tại các nước phát triển, tỷ lệ người suy thận mạn từ bệnh lý tiểu đường chiếm ưu thế. Tuy nhiên, cũng không thể xem nhẹ những nguyên nhân gây bệnh khác. Nguyên nhân “tại thận” sẽ chiếm tỷ lệ nhỏ hơn, nhưng tỷ lệ này thường cao hơn ở những nước kém phát triển.

Suy thận mạn có chữa được không?

Hiện nay, không có biện pháp nào có thể điều trị suy thận mạn khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, thông qua các tiêu chuẩn chẩn đoán suy thận mạn, bác sĩ sẽ có hướng làm chậm tiến triển của bệnh cũng như cải thiện các triệu chứng, hạn chế nguy cơ gây nên các biến chứng suy thận mạn.

Điều trị từ nguyên nhân: Điểm then chốt, hỗ trợ kiểm soát chặt chẽ tình trạng huyết áp và đường huyết của người bệnh.

Điều trị thông qua dinh dưỡng và sinh hoạt:

Theo Bác sĩ Nguyễn Võ Trà Mi – Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) để ngăn ngừa suy thận tiến triển thay đổi lối sống lành mạnh và tuân thủ một chế độ ăn khoa học, hợp lý đóng vai trò quan trọng. Cụ thể người bệnh cần  hạn chế bia, rượu, không hút thuốc lá, giảm lượng đạm, muối trong mỗi khẩu phần ăn hàng ngày. Ngoài ra cần tăng cường luyện tập thể thao, tránh các hoạt động mạnh.

Điều trị từ những triệu chứng: (Người bệnh cần tuân thủ theo các chỉ định từ bác sĩ)

  • Tăng huyết áp: Sử dụng thuốc huyết áp (Nhóm ức chế men chuyển hay ức chế thụ thể, lợi tiểu,…)
  • Kiểm soát tình trạng rối loạn lipid máu: Thuốc có thể dùng là gemfibrozil, statin,…
  • Điều trị tình trạng thiếu máu: Sử dụng Erythropoietin (tiêm dưới da), bổ sung hàm lượng sắt, acid folic,…
  • Điều trị tình trạng loãng xương: Hạn chế hàm lượng phospho trong những khẩu phần ăn, thay vào đó bổ sung thêm canxi, vitamin D để giúp xương được chắc khỏe hơn.
  • Điều trị rối loạn điện giải: Thường gặp ở trường hợp tăng kali máu, nếu không có hướng xử lý sẽ dẫn đến rối loạn nhịp tim, ngưng tim và một số vấn đề có liên quan đến thần kinh cơ.

Điều trị suy thận mạn ở giai đoạn cuối: Tiến hành lọc máu, ghép thận.

Têu chuẩn chẩn đoán suy thận mạn
Hỗ trợ điều trị suy thận mạn bằng dinh dưỡng, thay đổi lối sống, sinh hoạt

Tóm lại, suy thận mạn là bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn, tuy nhiên thời gian sống của người bệnh có thể kéo dài nếu họ thủ quá trình điều trị, sử dụng thuốc theo chỉ định từ bác sĩ, thay đổi lối sống và chế độ ăn uống mỗi ngày khoa học, lành mạnh phù hợp theo từng giai đoạn bệnh.

Tư vấn dinh dưỡng cho người suy thận mạn cùng bác sĩ NRECI

Có thể thấy, tiêu chuẩn chẩn đoán suy thận mạn sẽ giúp các bác sĩ có thể xác định mức độ và tình trạng bệnh theo từng giai đoạn. Đồng thời thông qua đó, thay đổi lối sống, chế độ dinh dưỡng cũng góp phần tăng hiệu quả của quá trình điều trị. Nhưng hiện nay, không phải người bệnh suy thận nào cũng biết cách bổ sung dinh dưỡng hợp lý cho tình trạng thực tế của bản thân.

Do đó, sự hỗ trợ của các chuyên gia tư vấn dinh dưỡng chính là cách cải thiện sức khỏe thể chất và hỗ trợ tốt hơn cho quá trình điều trị bệnh của người suy thận độ 2. Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng NRECI là đơn vị tư vấn dinh dưỡng khoa học cho mọi đối tượng.

Khi đến với NRECI, người bệnh sẽ được hỗ trợ thông qua quy trình tư vấn dinh dưỡng sau:

  • Bác sĩ xác định chi tiết tình trạng dinh dưỡng của từng người bệnh.
  • Tiến hành khai thác, đánh giá về khẩu phần ăn thường ngày.
  • Khai thác về tiền sử dinh dưỡng, tiền sử bệnh lý suy thận, mức độ bệnh cũng như phương pháp mà người bệnh được điều trị thời điểm hiện tại.
  • Tổng hợp thông tin, tiến hành tư vấn dinh dưỡng chuyên biệt đến cho người bệnh.
  • Thông qua đó có thể xây dựng một thực đơn suy thận chi tiết cho từng ngày theo tình trạng, mức độ suy thận. Quá trình áp dụng thực đơn, người bệnh cũng được các chuyên gia theo sát, kiểm tra và có sự thay đổi phù hợp hơn khi cần thiết.
Tiêu chuẩn chẩn đoán suy thận mạn
Tư vấn dinh dưỡng cùng BS Hùng

Suy thận mạn là một trong những bệnh lý nguy hiểm, xuất hiện ở mọi lứa tuổi và gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Do đó, việc biết được các tiêu chuẩn chẩn đoán suy thận mạn và tiến hành thăm khám, phát hiện và điều trị sớm sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao tính hiệu quả, tiết kiệm chi phí, hạn chế biến chứng dẫn đến tử vong. Nếu bạn đang lo lắng đối với thực đơn của mình trong điều trị, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ với Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng NRECI – các bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng đầu ngành sẽ sẵn sàng hỗ trợ bạn.

Xem thêm:

Tài liệu tham khảo:

Rate this post

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)

Tư vấn dinh dưỡng cùng Bác sĩ
Form tư vấn dinh dưỡng [1]

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Tư vấn khóa học dinh dưỡng

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Form Đăng ký khóa học [1]
Bài Liên Quan
Thực phẩm giàu vitamin D và canxi
Bổ sung 15+ thực phẩm giàu vitamin D và Canxi cho xương chắc khỏe
Vitamin D và Canxi là những dưỡng chất có vai trò đặc biệt quan trọng với cơ thể, đặc biệt...
Thực phẩm giàu iot
10+ loại thực phẩm giàu iot: Bảo vệ tuyến giáp, tăng cường trí não
Iot được tìm thấy chủ yếu có trong các loại thực phẩm và thường được thêm vào muối bột, nhằm...
Thực phẩm giàu canxi cho bé
10+ Thực phẩm giàu canxi cho bé: Giúp xương chắc khỏe, tăng chiều cao vượt trội
Canxi là khoáng chất rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ, cần được bổ sung đầy đủ để...
Thực phẩm giàu calo
Bí quyết tăng cân với 15+ thực phẩm giàu calo cho người gầy 
Chế độ ăn uống là một trong những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến cân nặng của cơ thể....
Thiết Kế Web Ô tô Bởi Vĩnh XD