10 dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu không nên chủ quan
Tham vấn y khoa: BS NGUYỄN THỊ HÒA – Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) – Chức vụ: Phó Viện Trưởng
Biến chứng của bệnh suy thận rất nguy hiểm, không chỉ gây ảnh hưởng, suy giảm sức khỏe mà còn đe dọa tính mạng của người bệnh. Chính vì vậy, việc phát hiện sớm dấu hiệu suy thận là điều cần thiết. Khi đó, người bệnh sẽ được can thiệp điều trị sớm, kiểm soát triệu chứng và hạn chế xuất hiện các biến chứng. Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây để hiểu hơn về bệnh suy thận cũng như các dấu hiệu bị suy thận nhé!
Tin liên quan:
Suy thận là gì?
Thận là một trong những bộ phận giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì sự sống của con người. Vì vậy, khi chức năng của thận có vấn đề sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của chúng ta. Một trong những bệnh lý nguy hiểm ở thận chính là suy thận.
Bệnh suy thận mạn (CKD) là tình trạng cấu trúc thận mất sự bảo tồn hoặc chức năng thận, kéo dài trên 3 tháng và ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Nếu không phát hiện và can thiệp điều trị, bệnh có thể tiến triển đến suy thận giai đoạn cuối. Ban đầu, khi mô thận mất đi chức năng, sẽ có ít bất thường xảy ra và khó nhận biết được vì các mô thận còn lại có khả năng tăng chức năng bù lại.
Suy giảm chức năng thận làm ảnh hưởng đến khả năng duy trì cân bằng sự ổn định nội môi, cân bằng dịch cũng như các chất điện giải. Không chỉ vậy, khả năng cô đặc nước tiểu cũng suy giảm sớm và tiếp đến là sự giảm khả năng bài tiết photpho, acid và kali dư thừa. (1)
Nguyên nhân suy thận
Dựa vào lâm sàng, tiền sử bệnh cá nhân, gia đình, hoàn cảnh xã hội, yếu tố môi trường, thuốc sử dụng, khám lâm sàng, xét nghiệm sinh hóa và thậm chí là sinh thiết thiện để chẩn đoán tìm ra nguyên nhân suy thận mạn. (2)
Các nguyên nhân phổ biến gây bệnh suy thận bao gồm:
- Bệnh thận đái tháo đường
- Bệnh thận xơ hóa do tăng huyết áp
- Bệnh cầu thận (3)
Bên cạnh đó, theo Hội thận học Quốc tế KDIGO, nguyên nhân gây bệnh thận mạn được phân chia dựa vào vị trí tổn thương giải phẫu học và bệnh căn nguyên chủ yếu tại thận hoặc thứ phát sau mắc các bệnh lý toàn thân. (2)
Nguyên nhân | Bệnh thận nguyên phát | Bệnh thận thứ phát sau bệnh lý toàn thân |
---|---|---|
Bệnh cầu thận | Bệnh cầu thận tổn thương tối thiểu, bệnh cầu thận màng… | Đái tháo đường, thuốc, bệnh ác tính, bệnh tự miễn |
Bệnh ống thận mô kẽ | Nhiễm trùng tiểu, bệnh thận tắc nghẽn, sỏi niệu | Bệnh tự miễn, bệnh thận do thuốc, đa u tủy |
Bệnh mạch máu thận | Viêm mạch máu do ANCA, loạn dưỡng xơ cơ | Xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, thuyên tắc do cholesterol |
Bệnh nang thận và bệnh thận bẩm sinh | Thiểu sản thận, nang tủy thận | Bệnh thận đa nang, hội chứng Alport |
Bảng: Phân loại nguyên nhân bệnh thận mạn (theo KDIGO 2012) (2)
Có thể thấy được, có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh lý tại thận, chủ yếu các nguyên nhân khiến cho cấu trúc thận bị tổn thương và khiến cho chức năng ở thận suy giảm. Do đó, việc chăm sóc sức khỏe, thăm khám định kỳ để phát hiện sớm bệnh lý tiềm ẩn là điều quan trọng để tránh làm ảnh hưởng đến các bộ phận, cơ quan khác trong cơ thể, trong đó có thận.
10 dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu cần nhận biết sớm
Theo BS Nguyễn Võ Trà Mi, Viện Nghiên cứu và Tư vấn dinh dưỡng (NRECI): “Suy thận mạn thường tiến triển âm thầm, giai đoạn đầu các triệu chứng, dấu hiệu suy thận thường không rõ ràng, do đó, người bệnh thường phát hiện bệnh vào giai đoạn muộn. Tuy nhiên, người bệnh có thể nhận biết sớm các dấu hiệu suy thận để điều trị kịp thời, hạn chế các biến chứng nguy hiểm”
Người bệnh có thể nhận biết dấu hiệu suy thận ở giai đọan đầu qua các biểu hiện sau::
Giảm lượng nước tiểu
Một trong những dấu hiệu của bệnh suy thận giai đoạn đầu là tiểu tiện bất thường do chức năng thận suy giảm. Người bệnh sẽ đi tiểu thường xuyên hơn, nhưng lượng nước tiểu ít, kèm với cảm giác căng tức khó chịu. Triệu chứng này thường gặp vào ban đêm do thận suy yếu, chức năng lọc bị hạn chế.
Cơ chế lọc của thận bị tổn thương dẫn đến tình trạng thất thoát đạm và tế bào máu vào nước tiểu khiến cho nước tiểu bị sủi bọt, có màu đậm, lẫn mùi khó chịu.
Phù
Phù cũng là dấu hiệu bệnh suy thận thường gặp và biểu hiện sớm mà người bệnh cần quan tâm. Biểu hiện sưng phù thường thấy rõ nhất ở tay chân, mặt, cổ chân, bàn chân,… Do chức năng thận suy giảm, chất lỏng dư thừa không được loại bỏ, dẫn đến việc tích tụ chất lỏng trong các mô mềm và tế bào.
Khó thở không rõ nguyên nhân
Khó thở là dấu hiệu, triệu chứng của nhiều bệnh lý, trong đó cũng là dấu hiệu cảnh báo suy thận mà bạn nên chú ý. Biểu hiện khó thở ở người suy thận do thận hoạt động kém, suy giảm chức năng không thể lọc thải được các chất thải ra khỏi cơ thể, dẫn đến tích tụ trong 2 lá phổi. Điều này đã làm cho cơ thể bị ứ dịch, kéo theo chức năng phổi cũng suy giảmkhiến cho người bệnh cảm thấy khó thở, thở nông mà không rõ nguyên nhân. Trong một số trường hợp, người bệnh còn cảm thấy hơi thở của mình có mùi hôi do các chất thải tích tụ nhiều trong cơ thể gây hôi miệng.
Đau hoặc cảm thấy nặng ngực
Một trong những dấu hiệu nhận biết suy thận nữa là người bệnh cảm thấy đau hoặc nặng, tức ở ngực. Thông thường, người bệnh cảm thấy đau lưng hoặc phần hông do cấu trúc thận bị tổn thương như viêm bể thận, sỏi thận. Một số trường hợp người bệnh đau bụng dưới có thể mắc sỏi niệu quản hoặc nhiễm trùng bàng quang.
Ngoài ra, thận suy giảm chức năng không thể đào thải hết lượng kali dư thừa trong cơ thể khiến lượng chất này tồn tại quá nhiều trong máu, dẫn đến tình trạng tăng kali máu. Tình trạng này khiến cho người bệnh đau tim, nhịp tim bất thường và đau nặng ngực.
Mệt mỏi, uể oải
Mệt mỏi, uể oải cũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý và tình trạng sức khỏe con người. Và đây cũng là dấu hiệu bị suy thận mà nếu phát hiện, người bệnh nên đi kiểm tra sức khỏe càng sớm càng tốt.
Khi thận khỏe mạnh sẽ tạo ra lượng hormone erythropoietin – hormone này có khả năng truyền tín hiệu, thông báo cho cơ thể tạo ra các tế bào hồng cầu mang oxy. Khi thận bị hỏng, thận tạo ra ít hormone này hơn bình thường, do đó cơ thể có ít các tế bào hồng cần vận chuyển oxy hơn nên khiến cho cơ thể nhanh chóng mệt mỏi, đuối sức, đầu óc kém tập trung và kém tỉnh táo.
Dấu hiệu mệt mỏi xảy ra thường xuyên và dù người bệnh không hoạt động gắng sức cũng uể oải, không còn sức lực.
Đọc thêm: Cơ thể mệt mỏi cần bổ sung gì? Thực phẩm và vitamin khoáng chất cần bổ sung
Kém ăn, buồn nôn, nôn
Kém ăn, chán ăn, buồn nôn và nôn là những dấu hiệu phổ biến của bệnh suy thận giai đoạn đầu khi các chức năng thận bị suy giảm rối loạn nghiêm trọng. Triệu chứng này ngày càng trở nên nặng và rõ ràng khi suy thận tiến triển.
Các chất độc như ure, các acid amin và creatinin tích tụ trong cơ thể khiến cơ thể kém ăn, chán ăn, làm thay đổi về vị giác, miệng có mùi vị của kim loại. Từ đó, người bệnh ăn vào sẽ dễ buồn nôn và thường nôn vào sáng sớm.
Sụt cân không rõ nguyên nhân
Một trong những dấu hiệu suy thận dễ nhận biết nữa là sụt giảm cân nặng mà không rõ nguyên nhân hay không có mục đích giảm cân. Khi người mắc bệnh suy thận, cơ thể không còn đủ đạm nuôi dưỡng cơ thể kết hợp với tình trạng kém ăn, chán ăn làm giảm lượng ăn vào, từ đó dẫn đến sụt giảm cân.
Ngứa ngáy
Suy thận dấu hiệu thường gặp là sự ngứa ngáy ở da. Đây là một trong những dấu hiệu suy thận ở giai đoạn sớm. Do thận kém hoạt động, suy giảm chức năng dẫn đến các chất độc không được lọc khiến cho toàn thân cơ thể ngứa ngáy, nổi mẩn như dị ứng, kèm theo mùi hôi. Với những tình trạng suy thận nặng thì mức độ ngứa ngáy ngày càng trầm trọng hơn.
Co rút cơ
Chuột rút chân hoặc co rút cơ ở những vị trí trên cơ thể cũng là dấu hiệu cảnh báo suy thận. Nguyên nhân dẫn đến triệu chứng này là do thận suy giảm chức năng, gây mất cân bằng nồng độ kali, natri, canxi và các chất điện giải khác, từ đó làm gián đoạn hoạt động của các cơ và dẫn đến chuột rút, co rút cơ.
Thiếu máu (biểu hiện hoa mắt, chóng mặt)
Thận không chỉ đảm nhiệm vai trò lọc máu mà còn có khả năng sản sinh hormone erythropoietin – hormone kích thích tủy xương sản sinh hồng cầu. Người mắc bệnh suy thận, thận suy giảm chức năng dẫn đến tạo ra ít hormone này hơn bình thường, do đó cơ thể có ít các tế bào hồng cần vận chuyển oxy, gây thiếu máu. Tình trạng thiếu máu khiến não không được cung cấp đủ lượng oxy cần thiết, dẫn đến suy giảm trí nhớ, mất tập trung, hoa mắt và chóng mặt.
Xem thêm: Thiếu máu bổ sung gì? TOP thực phẩm bổ sung máu bạn không nên bỏ qua
Như vậy, qua các dấu hiệu suy thận phổ biến ở giai đoạn đầu kể trên, mong rằng bạn sẽ nắm được để theo dõi sức khỏe cơ thể. Nếu cảm thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường, khó chịu và xuất hiện một trong những dấu hiệu kể trên, hãy đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để thăm khám, kiểm tra sức khỏe. Từ đó, mọi người được chẩn đoán và tìm ra nguyên nhân gây bệnh mà có những biện pháp điều trị, can thiệp sớm nhất.
Nguyên tắc dinh dưỡng cho người suy thận
Thông thường, chế độ ăn cho người suy thận là giảm lượng đạm. Tuy nhiên, chế độ ăn hạn chế đạm nghiêm ngặt trong điều trị bệnh thận còn nhiều vấn đề tranh cãi. Song, việc hạn chế ở mức độ vừa phải 0.6 – 0.8g đạm/kg/ ngày ở những người bệnh có mức lọc cầu thận (eGFR) < 60 mL/phút/1.73 m2 và không có hội chứng thận hư là an toàn và dễ áp dụng. (5)
Một số chuyên gia khuyến cáo lượng đạm 0.6g/kg/ ngày đối với bệnh nhân đái tháo đường và không đái tháo đường nếu mức lọc cầu thận (eGFR) < 25 mL/phút/1.73 m2. (5)
Việc cho người bệnh ăn hạn chế lượng đạm sẽ giảm được áp lực lên thận và cũng giúp cho tiến triển của bệnh suy thận có thể chậm lại. Không chỉ chế độ dinh dưỡng hạn chế đạm mà người bệnh cũng cần cung cấp đủ lượng tinh bột và chất béo giúp đáp ứng các yêu cầu về năng lượng cũng như ngăn ngừa quá trình tạo thể ceton từ chất béo. (5)
Mong rằng với những thông tin trong bài viết về dấu hiệu suy thận giúp mọi người bổ sung thêm kiến thức về bệnh này. Từ đó, theo dõi sức khỏe và có những can thiệp, thăm khám sớm nhất để tránh tình trạng bệnh tiến triển nặng, khó kiểm soát và điều trị. Bên cạnh đó, việc tuân thủ những lời khuyên từ chuyên gia giúp người bệnh duy trì sức khỏe tốt, giảm bệnh tật. Để biết thêm về khóa học dinh dưỡng cũng như chia sẻ cùng chuyên gia, bạn đọc hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.
Xem thêm:
- Tham khảo 7 chế độ ăn cho người suy thận giai đoạn cuối
- Hội chứng ure máu cao trong suy thận mạn
- Suy thận giai đoạn cuối sống được bao lâu? Dinh dưỡng lành mạnh cho người suy thận
- 4 Cách điều trị suy thận tại nhà hiệu quả
Tài liệu tham khảo:
- (1): MSD Manual. Bệnh thận mạn. Available at: https://www.msdmanuals.com/vi-vn/chuy%C3%AAn-gia/r%E1%BB%91i-lo%E1%BA%A1n-di-truy%E1%BB%81n/b%E1%BB%87nh-th%E1%BA%ADn-m%E1%BA%A1n/b%E1%BB%87nh-th%E1%BA%ADn-m%E1%BA%A1n. Accessed 4 Nov 2023
- (2): Bộ Y Tế (2015). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về thận – tiết niệu. https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Quyet-dinh-3931-QD-BYT-tai-lieu-chuyen-mon-Huong-dan-chan-doan-dieu-tri-benh-ve-than-tiet-nieu-2015-292501.aspx
- (3): Bộ Y Tế (2006). Hướng dẫn chế độ ăn bệnh viện. https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Quyet-dinh-2879-QD-BYT-Huong-dan-che-do-an-benh-vien-13719.aspx#
- (4): KDIGO (2023). KDIGO 2023 Clinical Practice Guideline for the Evaluation and Management of Chronic Kidney Disease https://kdigo.org/wp-content/uploads/2017/02/KDIGO-2023-CKD-Guideline-Public-Review-Draft_5-July-2023.pdf
Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí
Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.
VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)
- 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, TP. HCM
- Hotline: 0888 844 732
- Fanpage: https://www.facebook.com/nreci.org
- Website: https://nreci.org
Tham vấn y khoa
Tôi là Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa, hiện đang là Trưởng khoa Dinh dưỡng Nhi tại Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI). Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dinh dưỡng, giúp các bệnh nhân vượt qua tình trạng suy dinh dưỡng, thừa cân béo phì. Ngoài ra, tôi còn khắc phục các vấn đề về bệnh lý như suy thận, tiểu đường, rối loạn chuyển hóa… Sứ mệnh của tôi là mang kiến thức dinh dưỡng chuẩn khoa học tới với cộng đồng, để từ đó góp phần nâng cao tầm vóc và sức khỏe của người Việt Nam. Hy vọng rằng những chia sẻ của tôi sẽ giúp ích phần nào cho công cuộc nâng cao sức khỏe cộng đồng.
Quy trình kiểm duyệt nội dung tại Viện Nghiện cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI)Thời gian học:22/10/2024
Số buổi học:12
Hình thức học:Online qua Zoom
Giảng viên:BS.CKI. Đinh Trần Ngọc Mai, ThS.BS Lê Thị Thu Huyền,…
Học phí:6.000.000 VNĐ
Thời gian học:29/07/2024
Số buổi học:13
Hình thức học:Online qua Zoom
Giảng viên:ThS.BS Đặng Ngọc Hùng, BS. Vi Thị Tươi, BS. Nguyễn Thị Hoà
Học phí:6.500.000 VNĐ