.
.
.
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Dấu hiệu suy tuyến thượng thận

Nguyên nhân, dấu hiệu suy tuyến thượng thận cần nhận biết

0

Tham vấn y khoa: BS NGUYỄN THỊ HÒA – Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) – Chức vụ: Phó Viện Trưởng

Các tuyến thượng thận sản xuất ra các hormone giúp điều chỉnh sự trao đổi chất, miễn dịch, huyết áp và các phản ứng trong cơ thể. Khi bị suy tuyến thượng thận, cơ thể sẽ không nhận đủ hormone để tham gia các quá trình, các phản ứng. Từ đó, gây nên nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe. Các triệu chứng suy tuyến thượng thận thường dễ bị nhầm lẫn nên nhiều người bệnh không phát hiện sớm. Để can thiệp điều trị kịp thời, bảo vệ sức khỏe tốt hơn, mọi người nên nhận biết các dấu hiệu suy tuyến thượng thận từ sớm. Hãy cùng Viện NRECI tìm hiểu về bệnh cũng như các dấu hiệu qua bài viết sau đây nhé.

Dấu hiệu suy tuyến thượng thận

Suy tuyến thượng thận thường âm thầm xảy ra trong thời gian dài mới bộc lộ các triệu chứng lâm sàng, vì vậy bệnh thường được chẩn đoán giai đoạn muộn. (1) Đến giai đoạn muộn, việc điều trị và kiểm soát bệnh khó khăn, không hiệu quả như thời gian đầu. Do vậy, ngay khi thấy cơ thể xuất hiện một trong những dấu hiệu sau đây, người bệnh nên đến bệnh viện/ cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe ngay. Bởi rất có thể là dấu hiệu cảnh báo suy tuyến thượng thận.

Mệt mỏi 

Mệt mỏi là triệu chứng suy tuyến thượng thận thường gặp, xuất hiện sớm nhưng người bệnh thường bỏ qua hay nhầm lẫn với nhiều bệnh khác. Tuy nhiên, khi thấy cơ thể mệt mỏi kéo dài, người bệnh nên thăm khám sớm để tìm ra nguyên nhân gây nên triệu chứng này. Một số dạng mệt mỏi là dấu hiệu của suy tuyến thượng thận:

  • Mệt mỏi cả về thể xác lẫn tinh thần và sinh dục
  • Mệt xuất hiện ngay khi mới ngủ dậy, nhưng vào buổi sáng sẽ ít hơn buổi chiều.
  • Mệt mỏi với tần suất tăng dần tỷ lệ với độ gắng sức, có khi không đi lại được.
  • Mệt dẫn đến người chậm chạp, vô cảm, trầm cảm.
  • Đối với nữ giới: lãnh cảm, mất kinh thường do suy kiệt hơn là suy chức năng buồng trứng, rụng lông do giảm tiết androgen.
  • Đối với nam giới: suy sinh dục chiếm 4-17%. (1)
Cơ thể mệt mỏi cần bổ sung gì?
Cơ thể mệt mỏi, suy kiệt là một trong những biểu hiện suy tuyến thượng thận

Đọc thêm: Cơ thể mệt mỏi cần bổ sung gì? Thực phẩm và vitamin khoáng chất cần bổ sung

Giảm cân, gầy sút

Cơ thể giảm cân, gầy đi mà không rõ nguyên nhân cũng như không có mục đích giảm cân cũng là dấu hiệu cảnh báo người bệnh nên thăm khám sớm. Đối với người bệnh mắc suy tuyến thượng thận, có thể giảm từ 2-10kg do mất nước vì mất muối, kèm theo đó là giảm các chức năng dạ dạy, ruột. Từ đó, khiến người bệnh ăn kém, ăn không ngon, biếng ăn. (1)

Rối loạn tiêu hóa

Người bệnh thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng:

  • Đau bụng không khu trú, không cố định vị trí, đôi khi nhầm với bệnh lý ngoại khoa cấp.
  • Buồn nôn, nôn, tiêu chảy ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và làm bệnh tiến triển nặng hơn.
  • Các rối loạn tiêu hóa cũng do rối loạn nước, điện giải, do hormone giảm dẫn đến bài tiết dịch vị giảm. (1)

Sạm da, niêm mạc

Tăng sắc tố khiến màu da sạm nâu đồng điển hình. Màu sắc da sạm thường dễ phát hiện ở các vùng như:

  • Sạm da ở các vùng da hở khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, vùng da cọ xát nhiều và các vùng sẹo mới.
  • Nếp gấp bàn tay, bàn chân, đầu gối, ngón chân, khớp khuỷu có màu nâu hoặc đen.
  • Đầu vú và bộ phận sinh dục thâm đen.
  • Má, lợi, sàn miệng, mặt trong của má có những đốm đen xuất hiện. (1)

Hạ huyết áp

Hạ huyết áp cũng là dấu hiệu suy tuyến thượng thận thường gặp, thường chiếm 90% trường hợp mắc bệnh. Khi so sánh với huyết áp trước đó của người bệnh, hạ huyết áp phụ thuộc vào thời gian bị bệnh cũng như mức độ tổn thương thượng thận.

  • Huyết áp thấp
  • Tụt huyết áp tư thế
  • Mạch yếu
  • Suy thượng thận cấp gây tình trạng huyết áp kẹt, sốc trụy mạch
  • Tim thường nhỏ hơn bình thường (1).
Huyết áp thấp có bị đột quỵ?
Suy tuyến thượng thận gây huyết áp thấp

Các triệu chứng khác 

Một số triệu chứng khác cần thận trọng bởi cũng có thể là triệu chứng suy tuyến thượng thận:

  • Hạ đường huyết: triệu chứng này thường gặp ở trẻ nhỏ hơn với người lớn. Các triệu chứng hạ đường huyết khi gặp ở người bệnh như: bỏ bữa hoặc quá bữa, sốt, nhiễm trùng hoặc khi nôn mửa, đặc biệt trong cơn suy thượng thận cấp. Thông thường, suy thượng thận thứ phát thường gặp triệu chứng hạ đường huyết hơn suy thượng thận nguyên phát.
  • Triệu chứng tâm thần kinh: người bệnh cảm thấy bồn chồn, lãnh đạm hoặc lú lẫn, không có khả năng tập trung, suy nghĩ. Hơn nữa, người bệnh còn xen kẽ giai đoạn buồn ngủ, lơ mơ, không tỉnh táo. Đôi khi xuất hiện trạng thái kích thích thần kinh hiếm gặp.
  • Người bệnh cũng xuất hiện triệu chứng đau khớp, đau cơ, chuột rút,… (1)

Hầu như các triệu chứng kể trên đều quen thuộc, dễ nhận biết nhưng đa số người bệnh chủ quan, thường bỏ qua vì cho rằng không mắc bệnh nghiêm trọng. Điều này cho phép bệnh ngày càng tiến triển nặng và khó điều trị. Do đó, ngay khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu trên, kèm sức khỏe suy yếu, có vấn đề, người bệnh nên đến ngay bệnh viện/ cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và thăm khám sức khỏe. 

Nguyên nhân gây suy tuyến thượng thận 

Nguyên nhân gây suy tuyến thượng thận được chia thành 2 nguyên nhân chính: suy thượng thận tiên phát và suy thượng thận thứ phát. Cụ thể như sau:

Suy thượng thận tiên phát (tổn thương tại vị trí thượng thận) (2)

Nguyên nhân tự miễn

Quá trình tự miễn gây phá huỷ tổ chức của vỏ thượng thận và một số các cơ quan khác của người bệnh, vì vậy gây ảnh hưởng và tổn thương tại thận. Từ đó, gây ra bệnh suy tuyến thượng thận.

Lao thượng thận 

Nguyên nhân này chủ yếu gặp vào thập kỷ 20–30, và thường ở các nước chậm phát triển. Ngày nay hiếm gặp nguyên nhân do lao gây bệnh suy tuyến thượng thận.

Phá hủy tuyến thượng thận 

  • Trong điều trị bệnh Cushing phải cắt bỏ tuyến thượng thận hai bên. Tuy nhiên, phương pháp điều trị này ít dùng vào hiện nay.
  • Sử dụng thuốc Mitotan (op’DDD) trong điều trị ung thư thượng thận.

Bệnh hệ thống: Hemochromatose, bệnh Wilson.

Xâm lấn thượng thận: Leucemie, Hodgkin, di căn của ung thư phổi, lưỡi, dạ dày, hệ lympho.

Các nguyên nhân khác 

  • Nhiễm HIV, nhiễm nấm, giang mai toàn thân gây hoại tử thượng thận
  • Xuất huyết thượng thận do rối loạn đông máu, điều trị thuốc chống đông, nhồi máu thượng thận hai bên, viêm tắc động mạch, nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm khuẩn,…
  • Các bệnh thâm nhiễm, xâm lấn tuyến thượng thận: nhiễm sắt, ung thư di căn, sarcoidose,…
  • Thoái triển thượng thận thận bẩm sinh, loạn dưỡng chất trắng thượng thận. Tuy nhiên, nguyên nhân này thường hiếm.
  • Rối loạn gen.

Suy tuyến thượng thận thứ phát (tổn thương trung ương) (2) 

  • Sử dụng glucocorticoid ngoại sinh kéo dài.
  • U tuyến yên hoặc vùng dưới đồi: u sọ hầu, tổn thương cuống yên, nang rathke
  • Nhiễm khuẩn, thâm nhiễm: di căn ung thư, lao, sarcoidosis thần kinh.
  • Nhồi máu não, chảy máu não:phình mạch Sheehan
  • Chấn thương sọ.
  • Viêm tuyến yên lympho.
  • Tuyến yên bất thường do đột biến gen.
  • Thiếu hụt ACTH đơn độc.
  • Thiếu hụt lượng globulin gắn cortisol có tính chất gia đình.
Dấu hiệu suy tuyến thượng thận
Nguyên nhân suy tuyến thượng thận do nhiều yếu tố khác nhau

Nguyên nhân gây  bệnh suy tuyến thượng thận có thể là tiên phát (tổn thương tại thận) hay thứ phát (tổn thương trung ương). Các nguyên nhân đều khiến cho tuyến thượng thận bị ảnh hưởng dẫn đến suy giảm chức năng, từ đó gây ra bệnh và ảnh hưởng đến sức khỏe chung của cơ thể. 

Người suy tuyến thượng thận nên ăn gì?

Đối với người mắc bệnh suy thượng thận, bệnh là tình trạng bệnh mãn tính cần phải điều trị suốt đời. Bởi bệnh có thể tiến triển dẫn đến các biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng nên người bệnh cần phải tuân thủ phác đồ điều trị và sử dụng thuốc điều trị theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. (6)

Theo Bác sĩ Nguyễn Thị Kim Hải – Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng cho biết, việc sử dụng steroid lâu dài điều trị bệnh có thể dẫn đến tăng cân và có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì, loãng xương và tiểu đường. Việc duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều loại trái cây, rau và nguồn protein nạc có thể giúp người bệnh duy trì cân nặng và kiểm soát tốt tình trạng bệnh của mình. (4) 

Một số bệnh nhân mắc bệnh suy tuyến thượng thận có lượng aldosterone thấp – một loại hormone điều chỉnh lượng muối trong cơ thể. (3) Với những bệnh nhân này, nên có chế độ ăn nhiều natri dưới sự giám sát của bác sĩ. (6).

Bên cạnh đó, người mắc suy tuyến thượng thận, chế độ ăn còn được khuyến nghị tập trung vào các loại thực phẩm có chứa vitamin D và canxi, có thể hỗ trợ sức khỏe của xương. Các thực phẩm như rau bina, cải xoăn, đậu bắp, cải rổ, đậu nành, đậu trắng, một số loại cá và thực phẩm tăng cường canxi có thể giúp người bệnh bổ sung thêm canxi và vitamin D trong chế độ ăn hàng ngày. (4)

Ngoài ra, người bệnh cũng cần bổ sung đa dạng các dưỡng chất từ đa dạng thực phẩm. Một số thực phẩm tốt cho người suy tuyến thượng thận nên bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày: (5)

  • Nguồn protein nạc: thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu,….
  • Chất béo lành mạnh: một số loại cá, các loại hạt, các loại dầu hạt: hạt lanh, dầu hạt lanh, hạt hướng dương, dầu hạt hướng dương, đậu nành, dầu đậu nành, quả bơ, oliu,…
  • Thực phẩm giàu vitamin C: cam, xoài, kiwi, bông cải xanh, ớt chuông,…
  • Thực phẩm giàu vitamin B: các loại vitamin B, đặc biệt là vitamin B5 (acid pantothenic) rất cần thiết cho sức khỏe tuyến thượng thận. Một số thực phẩm giàu vitamin B5: yến mạch, thịt bò, cá ngừ, gà tây, chuối, bơ, khoai tây, các loại đậu,…
  • Thực phẩm giàu L- tyrosine: cá, thịt gà, thịt lợn, yến mạch, sữa, chuối, các loại hạt,…
  • Uống nhiều nước: Một trong những dấu hiệu đặc trưng của bệnh suy tuyến thượng thận là mất nước. Vì vậy, người bệnh nên uống nhiều nước để bổ sung lại lượng nước mà cơ thể cần.
Dấu hiệu suy tuyến thượng thận
Ưu tiên các nhóm thực phẩm lành mạnh trong chế độ ăn

Như vậy, chế độ ăn của người mắc suy tuyến thượng thận chủ yếu tập trung protein nạc, canxi, vitamin D cùng các dưỡng chất cần thiết khác để cơ thể đáp ứng nhu cầu năng lượng và dinh dưỡng. Tuy nhiên, chế độ ăn uống cụ thể sẽ còn tùy thuộc vào tình trạng riêng của mỗi người bệnh. Do đó, người bệnh và người thân nên tham khảo tư vấn dinh dưỡng từ chuyên gia, bác sĩ để có kế hoạch ăn uống phù hợp nhất với tình trạng bệnh, sức khỏe. 

Suy tuyến thượng thận kiêng ăn gì?

Những người mắc bệnh suy tuyến thượng thận có nguy cơ mắc bệnh béo phì và loãng xương cao hơn người bình thường do người bệnh cần dùng thuốc steroid lâu dài. (4) Vì lý do này, người bệnh nên cố gắng tránh hoặc cần ăn hạn chế một số loại thực phẩm gia tăng các tình trạng béo phì, loãng xương.

Sau đây là một số thực phẩm người bệnh suy tuyến thượng thận cần tránh bổ sung trong thực đơn ăn uống hàng ngày: (4), (5)

  • Thực phẩm có chứa nhiều đường, chất béo và hàm lượng cao như khoai tây chiên, gà rán, đồ nướng,… Các loại thực phẩm này khiến người bệnh tăng cân nhanh chóng, dẫn đến thừa cân, béo phì.
  • Các loại thịt chế biến sẵn, ngũ cốc tinh chế, nước ngọt, đồ chiên rán và món tráng miệng: các nhóm thực phẩm này khiến người bệnh tăng nguy cơ loãng xương.
  • Thực phẩm có hàm lượng photpho và natri cao: cá hộp, khoai tây, đồ muối chua, củ cải đường, bánh nướng, pho mát,…Người bệnh nên học cách đọc nhãn thực phẩm, chỉ nên sử dụng các thực phẩm có chỉ số sodium <10%.
  • Carbohydrate tinh chế: thực phẩm chứa carbohydrate tinh chế có thể khiến người bệnh tăng đường huyết đột ngột và gây mất nước.
  • Thực phẩm gây viêm nhiễm, dị ứng: tôm, cua, đậu tương, đồ ăn nhiều chất bảo quản, chất phụ gia,..
  • Bia rượu, chất kích thích: Đây là nhóm thức uống không tốt cho sức khỏe, nhất là những bệnh nhân suy tuyến thượng thận.
Dấu hiệu suy tuyến thượng thận
Hạn chế đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ

Tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh, cố gắng tránh và hạn chế các thực phẩm không tốt kể trên giúp bệnh nhân kiểm soát cân nặng, củng cố sức khỏe xương khớp và duy trì tình trạng bệnh ổn định. Đồng thời, chế độ ăn uống khoa học, hạn chế các thực phẩm không tốt cũng giúp người bệnh tránh gặp phải các biến chứng nguy hiểm. 

Mong rằng với những thông tin trong bài viết về dấu hiệu suy tuyến thượng thận giúp mọi người có thêm kiến thức bổ ích. Từ đó, theo dõi tình trạng sức khỏe, dấu hiệu bất thường của cơ thể mà thăm khám, tìm ra nguyên nhân để can thiệp điều trị bệnh sớm nhất. Để xây dựng thực đơn ăn uống, dinh dưỡng khoa học hoặc hiểu hơn về kiến thức dinh dưỡng, bạn có thể liên hệ với Viện NRECI để được tư vấn dinh dưỡng phù hợp.

Xem thêm: 

Rate this post

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)

Tư vấn dinh dưỡng cùng Bác sĩ
Form tư vấn dinh dưỡng [1]

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Tư vấn khóa học dinh dưỡng

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Form Đăng ký khóa học [1]
Bài Liên Quan
Thực phẩm giàu vitamin D và canxi
Bổ sung 15+ thực phẩm giàu vitamin D và Canxi cho xương chắc khỏe
Vitamin D và Canxi là những dưỡng chất có vai trò đặc biệt quan trọng với cơ thể, đặc biệt...
Thực phẩm giàu iot
10+ loại thực phẩm giàu iot: Bảo vệ tuyến giáp, tăng cường trí não
Iot được tìm thấy chủ yếu có trong các loại thực phẩm và thường được thêm vào muối bột, nhằm...
Thực phẩm giàu canxi cho bé
10+ Thực phẩm giàu canxi cho bé: Giúp xương chắc khỏe, tăng chiều cao vượt trội
Canxi là khoáng chất rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ, cần được bổ sung đầy đủ để...
Thực phẩm giàu calo
Bí quyết tăng cân với 15+ thực phẩm giàu calo cho người gầy 
Chế độ ăn uống là một trong những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến cân nặng của cơ thể....
Thiết Kế Web Ô tô Bởi Vĩnh XD