.
.
.
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Têu chuẩn chẩn đoán suy thận cấp

Tiêu chuẩn chẩn đoán suy thận cấp và cách điều trị suy thận cấp

0

Tham vấn y khoa: BS NGUYỄN THỊ HÒA – Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) – Chức vụ: Phó Viện Trưởng

Suy thận cấp có nguyên nhân chủ yếu từ vấn đề tuổi tác. Nếu người bệnh được chẩn đoán sớm, tiến hành điều trị bệnh kịp thời thì bệnh sẽ có cơ hội lành hẳn, khôi phục hoàn toàn chức năng thận. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều trường hợp người bệnh diễn tiến tới mất chức năng thận, suy thận mạn, hay thậm chí tử vong. Vậy tiêu chuẩn chẩn đoán suy thận cấp dựa vào những yếu tố nào. Hãy cùng các chuyên gia từ Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) tìm hiểu ngay bên dưới nhé!

Suy thận cấp là gì? (1)

Suy thận cấp là gì thì được chuyên gia NRECI giải đáp nó là một hội chứng được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể từ nguyên nhân ngoài thận hay tại thận, làm suy giảm và mất chất chức năng tạm thời, cấp tính của cả hai thận. Ngoài ra còn do ngừng hay giảm một cách nhanh chóng mức lọc cầu thận.

Biểu hiện lâm sàng là thiểu niệu hay vô niệu xảy ra cấp tính, tiếp đến là tình trạng tăng nitơ phiprotein trong máu, rối loạn cân bằng nước điện giải, kiềm toan, tăng huyết áp và phù,… Suy thận cấp sẽ có tỷ lệ tử vong cao, tuy nhiên nếu người bệnh được thực hiện tiêu chuẩn chẩn đoán suy thận cấp, cũng như điều trị kịp thời thì chức năng thận có khả năng hồi phục hoàn toàn, hay gần hoàn toàn.

Têu chuẩn chẩn đoán suy thận cấp
Suy thận cấp làm suy giảm và mất chức năng tạm thời của hai thận

Tóm lại, bệnh suy thận cấp sẽ xuất phát từ nhiều nguyên nhân gây bệnh khác nhau. Bệnh diễn biến nhanh, chỉ sau vài giờ hay vài ngày, có thể dẫn đến tử vong nếu không được chẩn đoán, điều trị kịp thời. Tuy nhiên, bệnh sẽ khỏi hoàn toàn, sức năng thận hồi phục bình thường nếu bạn tuân thủ điều trị theo các bác sĩ.

Tiêu chuẩn chẩn đoán suy thận cấp (1)

Việc biết được các tiêu chuẩn chẩn đoán suy thận cấp sẽ giúp xác định tình trạng bệnh, nó có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp bác sĩ quyết định đúng phác đồ điều trị dành cho người bệnh. Theo đó, khi nghi ngờ người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các chẩn đoán suy thận cấp sau đây:

Chẩn đoán xác định 

Căn cứ chẩn đoán sẽ dựa vào một số yếu tố sau:

  • Tìm nguyên nhân có thể gây nên tình trạng nguyên thận cấp (tuy nhiên, đôi khi có thể không tìm ra được nguyên nhân).
  • Người bệnh có tình trạng vô niệu hay thiểu niệu (xảy ra ở mức độ cấp tính).
  • Tốc độ tăng creatinin huyết thanh > 42.5 µmol (tròng vòng 24 giờ đến 48 giờ) so với creatinin nền. Nếu creatinin nền của người bệnh dưới < 221 μmol/l. Hay tốc độ gia tăng creatinin huyết thanh trên > 20% (trong vòng 24 đến 48 giờ) so với lượng creatinin nền nếu creatinin nền của người bệnh > 221 μmol/l.
  • Người bệnh có mức lọc cầu thận giảm dưới < 60ml/ph (xảy ra tình trạng vô niệu)
  • Kali máu (thường tăng).
  • Có thể có toan máu chuyển hóa.
  • Bệnh thường diễn biến theo 4 giai đoạn.

Chẩn đoán bệnh thể lâm sàng 

  • Thể vô niệu: Thường sẽ dễ dàng trong việc chẩn đoán (dựa vào những yếu tố được nêu trên).
  • Thể suy thận cấp (có bảo tồn nước tiểu): Được tiến hành chẩn đoán thông qua nồng độ ure và creatinin trong máu tăng, mức lọc cầu thận giảm, hay xảy ra đột ngột sau khi có những nguyên nhân gây tác động (trước đó, những thông số này vẫn nằm trong giới hạn bình thường).
Têu chuẩn chẩn đoán suy thận cấp
Tiêu chuẩn chẩn đoán suy thận cấp 

Chẩn đoán phân biệt giữa tình trạng suy thận cấp chức năng và suy thận cấp thực tổn 

Thực hiện chẩn đoán phân biệt suy thận cấp chức năng và suy thận cấp thực tổn được đặt ra với những suy thận cấp (do nguyên nhân trước thận). Nếu trường hợp suy thận cấp chỉ ở mức suy giảm chức năng (nghĩa là không cung cấp đủ máu cho thận đảm bảo chức năng) thì chức năng của ống vẫn còn tốt, khả năng tái hấp thu natri, cô đặc nước tiểu của thận còn tốt.

Mặt khác, khi ống thận bị tổn thương thực thể, thì những chức năng ống thận sẽ bị suy giảm. Do đó, phân tích sinh hóa máu và nước tiểu có thể giúp ích cho quá trình nhận định suy thận cấp là suy chức năng hay suy thực tổn. Cụ thể có bảng sau:

Suy thận cấp chức năng  Suy thận cấp thực tổn
Uosm sáng sớm (mOsm/kg H2O) (độ thẩm thấu của nước tiểu mẫu vào sáng sớm) > 500 < 350
Uosm/Posm (tỉ số độ thẩm thấu nước tiểu và máu) > 1,5 > 1,1
CH2O (ml/ph) (hệ số thanh thải nước mức tự do) Âm tính Tiến đến 0
UNa (mmol/l) (nồng độ natri hiện có trong nước tiểu) < 20 > 40
FENa (%) (phân số thải natri hiện tại của thận) < 1 > 1
Ucre/Pcre (tỉ số giữa nồng độ creatinin trong nước tiểu và nồng độ creatinin trong máu) > 40 < 20
Uure/Pure (tỉ số biểu hiện giữa nồng độ ure trong nước tiểu và ure máu) > 8 < 3

Trong đó:

  • Uosm; Uosm/Posm; CH2O: Ba thông số nhận định khả năng cô đặc của nước tiểu của ống thận còn tốt hay không. Nếu trường hợp suy thận là suy chức năng, thì khả năng cô đặc nước tiểu thận còn tốt, ngược lại nếu ống thận bị tổn thương thì khả năng cô đặc nước tiểu bị giảm.
  • UNa, FENa: Hai thông số cho phép nhận định về khả năng tái hấp thu natri của ống thận có tốt hay không. Nếu suy thận là chức năng thì khả năng tái hấp thụ natri của ống thận sẽ còn tốt, nếu ống thận đã bị tổn thương thì khả năng tái hấp thụ natri sẽ suy giảm.
  • Ucre/Pcre; Uure/Pure: Thông số cho thấy khả năng bài xuất nito phiprotein của thận. Nếu suy thận là suy chức năng thì sẽ có khả năng bài xuất ure, creatinin bị giảm.

Thông qua các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh từ chẩn đoán xác định, lâm sàng,… sẽ giúp các bác sĩ biết chính xác tình trạng bệnh của từng người bệnh. Thông qua đó, bác sĩ sẽ hỗ trợ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất theo tình trạng cụ thể. Do đó, người bệnh cần thăm khám thường xuyên, định kỳ với bác sĩ để phát hiện kịp thời, tiến hành điều trị dứt điểm.

Suy thận cấp có chữa được không? (1,3)

Theo chia sẻ từ các chuyên gia, nếu người bệnh thực hiện các tiêu chuẩn chẩn đoán suy thận cấp và được phát hiện bệnh, tiến hành điều trị kịp thời. Đồng thời kết hợp với một chế độ ăn hợp lý khoa học thì khả năng điều trị suy thận cấp cho người bệnh có khả năng hồi phục hoàn toàn hoặc gần như hoàn toàn.

Giai đoạn này, người bệnh có thể tiến hành điều trị tại bệnh viện, có thể phải chạy thận (theo chỉ định từ bác sĩ) cho đến khi nguyên nhân cơ bản được phát hiện và điều trị. Thận của người bệnh có thể hoạt động trở lại trong vài tuần hay vài tháng. Đồng thời, người bệnh sẽ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng, cân bằng nước điện giải phù hợp theo từng giai đoạn bệnh. (3)

Tuy nhiên, có một số trường hợp, thận sẽ không thể phục hồi và người bệnh phải chạy thận nhân tạo suốt đời hay phải ghép thận.

Người bệnh suy thận cấp có khả năng phục hồi hoàn toàn hoặc gần như hoàn toàn. Do đó, người bệnh cần phải tuân thủ các chỉ định của bác sĩ, sử dụng thuốc theo hướng dẫn và tuân thủ các thay đổi trong dinh dưỡng, sinh hoạt, vận động phù hợp và khoa học nhất.

Đọc thêm: Tham khảo 7 chế độ ăn cho người suy thận giai đoạn cuối

Dinh dưỡng cho người suy thận cấp (2)

Sau khi thực hiện các tiêu chuẩn chẩn đoán suy thận cấp, bác sĩ trong quá trình tiến hành điều trị cho người bệnh, luôn đưa ra lời khuyên trong vấn đề dinh dưỡng.

Theo Bác sĩ Nguyễn Võ Trà Mi – Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI): ”Người bệnh suy thận cấp khi có được chế độ ăn uống khoa học phù hợp với phương pháp điều trị sẽ giúp cung cấp đầy đủ năng lượng, giúp thận mau phục hồi , hạn chế ảnh hưởng đến các cơ quan khác và nâng cao chất lượng cuộc sống.”

Têu chuẩn chẩn đoán suy thận cấp
Dinh dưỡng cho người suy thận cấp cần tuân thủ nguyên tắc nhất định

Do đó, với người bệnh suy thận cấp thì trong chế độ dinh dưỡng cần áp dụng theo nguyên tắc sau:

Suy thận cấp (giai đoạn trước lọc thận)

Nguyên tắc dinh dưỡng cần chú ý  Cơ cấu trong khẩu phần ăn (Người nặng 50-55 kg)
– Năng lượng: Người bệnh cần 35Kcal/kg (cân nặng lý tưởng)/ngày.

– Protid: Cần dưới < 0,6g/kg (cân nặng lý tưởng)/ngày. Với tỷ lệ của protid động vật/tổng số ≥ 60%.

– Lipid: Khoảng từ 20 đến 25% tổng năng lượng. Trong đó: Axit béo chưa no một nối đôi (chiếm ⅓), nhiều nối đôi (chiếm ⅓) và axit béo no (chiếm ⅓) trong tổng số lipid.

– Đảm bảo tính cân bằng giữa nước và điện giải:

  • Nên ăn nhạt (mức tương đối): Lượng natri < 2000 mg /ngày.
  • Kali cần khoảng 1000 mg/ngày. Chú ý, người bệnh nên hạn chế những loại thực phẩm giàu kali.
  • Nên hạn chế nước ăn, uống (khi có chỉ định từ bác sĩ): V n­ước = V nước tiểu + V dịch mất bất thường (sốt, nôn, tiêu chảy…) + 300 đến 500 ml (tùy theo mùa).
  • Phosphat: Bổ sung khoảng 600 mg, chú ý nên hạn chế những thực phẩm giàu hàm lượng phosphat.

– Bổ sung đủ lượng vitamin và các khoáng chất

– Đảm bảo từ 4 đến 6 bữa ăn trong một ngày

– Năng lượng: 1800 – 1900 kcal

– Protid: < 33g

– Lipid: 40 – 45g

– Gluten: 310 – 350g

– Natri: < 2000 mg

– Kali: 1000mg

– Phosphat: 600mg

– Nước: 1 – 1,5l (suy thận sau thận)

Chú ý: Không hạn chế lượng nước khi suy thận cấp (nguyên nhân trước thận)

Suy thận cấp (giai đoạn lọc máu ngoài thận và màng bụng)

Nguyên tắc dinh dưỡng cần chú ý  Cơ cấu trong khẩu phần ăn (Người nặng 50-55 kg)
– Năng lượng: Người bệnh cần 35Kcal/kg (cân nặng khô)/ngày.

– Protid: Cần 1 – 1,2g/kg (cân nặng khô)/ngày. Với tỷ lệ giữa protid động vật/tổng số ≥ 60%.

– Lipid: Cần từ 20 đến 25% trên tổng năng lượng. Trong đó chú ý: Axit béo chưa no một nối đôi (chiếm ⅓), nhiều nối đôi (chiếm ⅓) và axit béo no (chiếm ⅓) trong tổng số lipid.

– Đảm bảo tính cân bằng giữa nước và điện giải:

  • Natri: Cần 2400 mg/ngày.
  • Kali: Nên có sự hạn chế kali khẩu phần khi kali máu đạt ngưỡng >6 mmol/l (Từ 2000 đến 3000 mg/ngày). Người bệnh cần hạn chế hoặc sử dụng ở mức vừa phải các loại thực phẩm giàu kali.
  • Nước ăn và uống (Chỉ nên hạn chế khi có các chỉ định từ bác sĩ: V n­ước = V nước tiểu + V dịch mất bất thường (sốt, nôn, tiêu chảy…) + 300 đến 500 ml (tùy theo mùa).
  • Phosphat: < 1200mg/ngày, chú ý nên hạn chế những loại thực phẩm giàu phosphat.

– Đảm bảo có đủ 4 bữa ăn trong một ngày

– Năng lượng: 1800 – 2200 kcal

– Protid: 50 – 65g

– Lipid: 40 – 50g

– Gluten: 280 – 325g

– Natri: 2400 mg

– Kali: 2000 – 3000mg

– Phosphat: < 1200mg

– Nước: 1 – 1,5l

Đây là những nguyên tắc dinh dưỡng được chuyên gia đề ra, đối với từng tình trạng và phương pháp điều trị suy thận cấp mà người bệnh nên áp dụng chế độ ăn đúng, đủ. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần chú ý về hàm lượng Natri, kali, phosphat, lipid, cân bằng điện giải trong thực đơn của mình. Nếu áp dụng đúng thì chế độ dinh dưỡng sẽ hỗ trợ tốt trong quá trình điều trị bệnh của bạn, tăng cường sức khỏe tốt hơn.

Đặt hẹn tư vấn dinh dưỡng cho người suy thận cấp tại NRECI

Đối với người bệnh suy thận thì thực đơn dinh dưỡng là điều cần phải lưu tâm. Bởi nó sẽ có khả năng ảnh hưởng đến bệnh lý, cũng như tính mạng nếu như người bệnh không ăn đúng và hợp lý – Làm cho bệnh ngày một trở nặng hơn. Thông qua những tiểu chuẩn chẩn đoán suy thận cấp cho người bệnh, bác sĩ cũng phần nào hướng dẫn đến bạn trong việc xây dựng thực đơn dinh dưỡng.

Tuy nhiên, việc tìm kiếm chế độ ăn khoa học, phù hợp với sở thích ăn uống cá nhân của người suy thận cấp thực chất không phải là một hành trình dễ dàng. Do đó, nếu bạn chưa biết được một chế độ ăn uống tối ưu dành cho bản thân. Hãy nhanh chóng liên hệ đặt lịch hẹn tư vấn ngay với Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng với đội ngũ chuyên gia tư vấn dinh dưỡng khoa học sẽ hỗ trợ bạn thăm khám, tìm hiểu bệnh lý, sở thích ăn uống để xây dựng một thực đơn dinh dưỡng phù hợp theo tình trạng bệnh lý cụ thể. Mặt khác, tại NRECI còn có các khóa học dinh dưỡng phù hợp với người suy thận. Bạn có thể tham gia để biết thêm các kiến thức cần thiết, hỗ trợ xây dựng thực đơn khoa học an toàn với sức khỏe.

Tiêu chuẩn chẩn đoán suy thận cấp
Mẫu thực đơn suy thận

Hy vọng với những thông tin trên, Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng có thể giúp bạn hiểu được tiêu chuẩn chẩn đoán suy thận cấp. Tiến hành điều trị là cách tốt nhất giúp bạn cải thiện tình trạng bệnh lý, bởi giai đoạn này người bệnh vẫn có khả năng khỏi bệnh gần như hoàn toàn. Bên cạnh đó, dinh dưỡng là yếu tố đồng hành cùng người bệnh trong quá trình trị bệnh, do đó thăm khám dinh dưỡng với chuyên gia sẽ giúp bạn có được thực đơn khoa học, hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất.

Xem thêm:

Tài liệu tham khảo:

Rate this post
Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí
Form test

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)

Bài Liên Quan
Trộn sữa mẹ với sữa công thức được không?
Trộn sữa mẹ với sữa công thức được không? Hướng dẫn chi tiết cho mẹ
Trộn sữa mẹ với sữa công thức được không? Sữa mẹ được xem như một nguồn dinh dưỡng tốt cho...
Nguyên nhân sữa mẹ bị loãng
Nguyên nhân sữa mẹ bị loãng và Cách khắc phục từ Chuyên gia
Sữa mẹ là nguồn dưỡng chất tuyệt vời cho trẻ. Cũng vì vậy, khi sữa mẹ bị loãng, khá nhiều...
Khoá học Tư vấn Dinh dưỡng
Khoá học Tư Vấn Dinh Dưỡng Cộng đồng - Bệ phóng Chuyên gia dinh dưỡng
Dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với sức khoẻ của mỗi người. Thực chất, dinh dưỡng không chỉ...

Thời gian học:22/10/2024

Số buổi học:12

Hình thức học:Online qua Zoom

Giảng viên:BS.CKI. Đinh Trần Ngọc Mai, ThS.BS Lê Thị Thu Huyền,…

Học phí:6.000.000 VNĐ

[2024] Lộ trình đào tạo Dinh dưỡng Mẹ và Bé - Bí quyết cho mẹ khoẻ, bé thông minh
Ở trẻ em, không có gì quan trọng hơn chế độ dinh dưỡng phù hợp trong từng giai đoạn, giúp...

Thời gian học:29/07/2024

Số buổi học:13

Hình thức học:Online qua Zoom

Giảng viên:ThS.BS Đặng Ngọc Hùng, BS. Vi Thị Tươi, BS. Nguyễn Thị Hoà

Học phí:6.500.000 VNĐ

Thiết Kế Web Ô tô Bởi Vĩnh XD