Thực đơn sau chuyển phôi nên ăn gì hay kiêng gì để dễ thụ thai?
Tham vấn y khoa: BS NGUYỄN THỊ HÒA – Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) – Chức vụ: Phó Viện Trưởng
Thực đơn sau chuyển phôi cần xây dựng như thế nào? Sau quá trình chuyển phôi là giai đoạn quan trọng trong hành trình thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) khi đạt được mục tiêu cuối cùng. Để đảm bảo thụ tinh thành công, các chị em cần tạo điều kiện thuận lợi cho phôi phát triển trong tử cung bằng cách chăm sóc đồng thời cả thể chất và tinh thần.
Một chế độ dinh dưỡng cân đối là điều cần thiết để phôi phát triển mạnh mẽ và đảm bảo sức khỏe của thai phụ. Chính vì vậy, sau thụ tinh cần ăn gì và kiêng gì luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bài viết dưới đây từ NRECI sẽ cung cấp thông tin chi tiết để giải đáp thắc mắc về những vấn đề trên và giúp bạn hiểu rõ hơn về thực đơn sau chuyển phôi.
Vai trò của chế độ dinh dưỡng sau chuyển phôi
Thụ tinh trong ống nghiệm (hay còn gọi là IVF) là một phương pháp hiệu quả hỗ trợ sinh sản cho các cặp vợ chồng gặp khó khăn về vấn đề khả năng sinh sản như tắc ống dẫn trứng ở phụ nữ, tình trạng tinh trùng yếu ở đàn ông, hiếm muộn kéo dài hoặc vô sinh không rõ nguyên nhân,… Chuyển phôi là một quy trình quan trọng trong IVF, trong đó phôi thai được chuyển từ ống nghiệm vào tử cung của phụ nữ để phát triển thành thai nhi.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc ăn nhiều thực phẩm chứa chất béo không bão hòa đơn có thể tăng tới 3 đến 4 lần khả năng thụ tinh thành công cho phụ nữ đang điều trị vô sinh bằng phương pháp IVF. Những nguồn chất béo không bão hòa này có thể được tìm thấy trong bơ lạt, xà lách trộn và dầu ô liu. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc tiêu thụ thực phẩm giàu calo nhưng thiếu giá trị dinh dưỡng có thể có tác động tiêu cực đến sức khỏe sinh sản của bạn.
Như vậy, dinh dưỡng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình cấy ghép phôi vào tử cung và tạo một môi trường thuận lợi cho sự phát triển của thai nhi ở giai đoạn đầu. Lựa chọn các loại thực phẩm đúng đắn có thể gia tăng khả năng thành công trong quá trình thụ tinh trong ống nghiệm. Thậm chí, thay đổi chế độ ăn cũng có thể tăng cơ hội thụ tinh. Điều này áp dụng cho cả thụ tinh tự nhiên và các phương pháp hỗ trợ sinh sản như bơm tinh trùng vào tử cung (IUI) và thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Vì thế, việc chọn lựa thực đơn sau chuyển phôi trở thành một ưu tiên hàng đầu đối với những bà mẹ mong muốn có con với hy vọng sớm nhận được tin vui sau khi thực hiện IVF.
- Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo từng tháng giúp mẹ khoẻ, bé thông minh
- Tháp dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu cho thai kỳ khỏe mạnh
- Thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ chuẩn khoa học
Sau chuyển phôi nên ăn gì?
Trong quá trình kích thích buồng trứng và sau khi chuyển phôi, chuyên gia thường khuyên phụ nữ không cần hạn chế bất kỳ loại thức ăn nào, mà nên duy trì một chế độ ăn bình thường và cân đối. Bổ sung đủ dinh dưỡng sau khi chuyển phôi không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho phôi phát triển mà còn đảm bảo sức khỏe tối ưu. Đối với những bệnh nhân có nguy cơ kích buồng trứng quá cao, việc ăn thêm các thực phẩm giàu chất đạm như thịt và cá có thể giúp giảm tình trạng kích buồng trứng quá mức. Thực đơn sau chuyển phôi thường bao gồm các nhóm thực phẩm sau:
Thực đơn sau chuyển phôi nên bổ sung phẩm giàu protein
Protein là một thành phần dinh dưỡng quan trọng không thể thiếu cho cơ thể. Nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành, tăng trưởng và phát triển của các cơ quan sinh sản, điều chỉnh sự sản xuất hormone trong cơ thể và ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng trứng ở phụ nữ. Do đó, việc bổ sung đủ protein trong khẩu phần ăn có thể tăng khả năng thành công trong quá trình chuyển phôi. Để đảm bảo điều này, hãy đảm bảo rằng bạn luôn bổ sung đầy đủ các nguồn protein giàu như thịt đỏ (heo, bò, dê…), thịt trắng (gà, vịt, ngan…), cá, trứng, sữa, đậu và hạt trong khẩu phần ăn của mình.
Thực phẩm giàu carbohydrate
Thực phẩm giàu carbohydrate chính là nguồn cung cấp năng lượng tốt nhất cho phụ nữ trong quá trình chuẩn bị và sau khi chuyển phôi. Để đảm bảo cơ thể được đầy đủ năng lượng, hãy thêm vào thực đơn những thực phẩm giàu carbohydrate như bánh mì nguyên cám, ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh, trái cây tươi và gạo lứt,… Chúng sẽ cung cấp dưỡng chất cần thiết và giúp duy trì sức khỏe tốt trong quá trình chuyển phôi.
Thực phẩm có chứa các chất béo lành mạnh
Chất béo đóng vai trò quan trọng trong việc dự trữ năng lượng và cung cấp năng lượng cho quá trình thụ tinh trong ống nghiệm của cơ thể. Đặc biệt, các loại chất béo lành mạnh có vai trò đặc biệt trong việc dự trữ năng lượng, giúp cải thiện chất lượng trứng và phôi một cách hiệu quả. Các chuyên gia dinh dưỡng đã gợi ý rằng chất béo lành mạnh có thể cải thiện khả năng sinh sản, chất lượng tế bào trứng và phôi, trong khi acid béo bão hòa có tác động xấu đến khả năng sinh sản bằng cách làm tăng khả năng kháng insulin.
Chính vì thế, hãy bổ sung thêm chất béo lành mạnh từ các nguồn thực phẩm như cá hồi, cá thu, cá ngừ, dầu ô liu và dầu hạt cải,… vào thực đơn sau khi chuyển phôi. Đồng thời, tránh tiêu thụ bánh quy, bánh ngọt, bánh nướng đông lạnh, đồ ăn nhẹ và thức ăn nhanh, cũng như các loại bánh nướng khác. Bởi những loại thực phẩm này chứa nhiều acid béo no và có thể gây hại cho sức khỏe của bạn và cản trở quá trình phát triển của thai nhi.
Thực phẩm hỗ trợ chống viêm nên có trong thực đơn sau chuyển phôi
Các vấn đề về viêm có thể gây hại cho sức khỏe và đặc biệt nguy hiểm đối với phụ nữ trong quá trình mang thai. Tình trạng viêm gây ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng thụ tinh do tế bào chống lại và không chấp nhận tinh trùng, làm mất cân bằng nội tiết tố và biến tử cung thành một môi trường không thích hợp cho sự phát triển của phôi thai.
Không có cách nào có thể loại bỏ tình trạng viêm hoàn toàn. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chất chống oxy hóa có khả năng giảm viêm hiệu quả. Do đó, việc bổ sung thực phẩm chống viêm và tránh các thực phẩm gây viêm là quan trọng. Hãy tăng cường sử dụng rau củ, trái cây và hạt trong chế độ ăn hàng ngày, ưu tiên sử dụng thực phẩm tươi thay vì chế biến. Đồng thời, nên hạn chế tiêu thụ thực phẩm đã chế biến sẵn, đặc biệt là những loại chứa chất bảo quản, carbohydrate đơn và dầu tinh luyện.
Các thực phẩm bổ máu
Một phần quan trọng trong thực đơn sau khi chuyển phôi là các thực phẩm có khả năng bổ máu. Khi phôi thai phát triển, cần có sự cung cấp đầy đủ máu cho tử cung và nội mạc tử cung để đảm bảo sự phát triển và khả năng thụ tinh thành công. Không chỉ vậy, phụ nữ còn là đối tượng có nguy cơ thiếu máu thường xuyên trong quá trình chu kỳ kinh nguyệt.
Vì vậy, việc bổ sung thực phẩm bổ máu, đặc biệt là các thực phẩm giàu chất sắt, là rất quan trọng. Sắt trong cơ thể có vai trò quan trọng trong tổng hợp hemoglobin và hỗ trợ chức năng cho các mô bao gồm cả hệ sinh sản. Các nguồn thực phẩm bổ máu bao gồm: thịt bò, thịt gà, củ cải đường, cà rốt, bông cải xanh, nho, mâm xôi và các loại hạt như hạt bí ngô, hạt óc chó,…
Uống đủ nước
Nước chiếm phần lớn trọng lượng cơ thể, đóng vai trò quan trọng trong quá trình duy trì sự cân bằng độ ẩm cơ thể. Thiếu nước có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe. Ngược lại, uống đủ nước hàng ngày có thể hỗ trợ lưu thông thuốc trước quá trình thụ tinh trong ống nghiệm, duy trì sự cân bằng hormone, tăng cường lưu lượng máu và làm dày thành tử cung, tạo điều kiện thuận lợi cho việc làm tổ của phôi thai trong tử cung. Dù ở giai đoạn nào trong quá trình IVF, cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể (khoảng 2-3 lít/ngày) là cần thiết để thanh lọc và loại bỏ độc tố.
Tham khảo thực đơn sau chuyển phôi đủ dưỡng chất
Dưới đây là thực đơn sau chuyển phôi trong vòng 7 ngày, giúp chị em phụ nữ bổ sung đủ các nhóm chất dinh dưỡng và đảm bảo sự phát triển toàn diện của thai nhi cũng như sức khỏe của người mẹ.
Ngày 1:
- Bữa sáng: Cháo cá chép và 1 ly sữa không đường
- Bữa trưa: Cơm, thịt bò xào đậu bắp, sườn non rim, rau luộc và 1 quả lê
- Bữa tối: Cơm, 2 lòng trắng trứng, 1 lòng đỏ trứng, tôm rim, canh mồng tơi thịt băm và 1 ly bơ dằm
Ngày 2:
- Bữa sáng: Cháo cá chép và 1 ly sữa đậu nành
- Bữa trưa: Cơm, thịt gà, đậu bắp luộc, 2 lòng trắng trứng, 1 lòng đỏ trứng và mía hấp
- Bữa tối: Cơm, cá chép hấp, bí xanh luộc, thịt dê xào và 1 quả táo
Ngày 3:
- Bữa sáng: Cháo chim bồ câu, khoai lang và 1 ly nước ép cam
- Bữa trưa: Cơm, thịt bò, bắp cải xào, tràng lợn luộc và 1 quả chuối.
- Bữa tối: Cơm, thịt lợn viên, gà ác hầm, rau, khoai luộc và 1 hộp sữa chua
Ngày 4:
- Bữa sáng: Cháo thịt băm, 1 quả trứng gà và 1 ly sữa không đường
- Bữa trưa: Cơm, tôm rim, đậu hũ nhồi thịt, canh bí thịt băm và 1 quả táo
- Bữa tối: Cơm, tim lợn hầm, rau mồng tơi luộc, 2 lòng trắng trứng, 1 lòng đỏ trứng, 1 cốc bơ dầm
Ngày 5:
- Bữa sáng: Cháo cá chép và 1 ly sữa đậu nành
- Bữa trưa: Cơm, thịt bò rim, bông cải xanh luộc, trứng rán và 1 quả cam
- Bữa tối: Cơm, tôm hấp, đậu bắp luộc, tràng lợn và 1 hộp sữa chua
Ngày 6:
- Bữa sáng: Cháo chim bồ câu, 1 ly sữa không đường và 1 quả lê,
- Bữa trưa: Cơm, sườn non rim, canh mồng tơi thịt băm và mía hấp
- Bữa tối: Cơm, thịt gà rang, củ cải luộc, 2 lòng trắng trứng, 1 lòng đỏ trứng và 1 quả chuối.
Ngày 7
- Bữa sáng: Phở bò, 1 ly sữa đậu nành, khoai lang.
- Bữa trưa: Cơm, gà ác hầm, thịt lợn kho, rau và khoai lang luộc, 1 hộp sữa chua.
- Bữa tối: Cơm, cá chép hấp, đậu bắp xào, canh bí đỏ và 1 ly sinh tố bơ.
Xem thêm >> Khám, thiết kế thực đơn dinh dưỡng cùng bác sĩ chỉ 250K
Kiêng ăn gì sau khi chuyển phôi?
Bên cạnh những nhóm thực phẩm cần tăng cường, chị em phụ nữ cần hạn chế những loại thực phẩm sau đây trong thực đơn sau chuyển phôi để quá trình IVF diễn ra thuận lợi:
- Thực phẩm chế biến sẵn: Tránh tiêu thụ hầu hết các loại thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, dăm bông, thịt xông khói, lạp xưởng và các sản phẩm đóng gói.
- Thực phẩm có nhiều đường: Theo dõi lượng đường trong khẩu phần ăn hàng ngày để tránh tiêu thụ quá nhiều đường. Lựa chọn thực phẩm tự nhiên chứa đường tự nhiên thay vì chất tạo ngọt nhân tạo.
- Thực phẩm cay nóng: Hạn chế tiêu thụ thực phẩm cay nóng, vì chúng có thể tăng nguy cơ tuột thai sau khi chuyển phôi.
- Thực phẩm có khả năng gây sảy thai: Tránh tiêu thụ rau răm, đu đủ sống, nước dừa tươi, măng, khổ qua và các loại thực phẩm có khả năng gây sảy thai.
- Hạn chế caffeine: Giảm lượng caffein tối thiểu trong khẩu phần ăn hàng ngày để tăng khả năng thành công trong quá trình chuyển phôi IVF. Caffeine có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và có thể gây khó khăn trong quá trình chuyển phôi.
- Thức uống có cồn: Tránh hoàn toàn việc uống rượu bia trong giai đoạn chuyển phôi IVF. Rượu không chỉ có hại cho sức khỏe mà còn không tốt cho phôi thai được chuyển vào cơ thể.
Một số lưu ý sau khi chuyển phôi
Để đạt hiệu quả cao trong quá trình chuyển phôi, bạn cần tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ và duy trì tâm lý tốt. Dưới đây là những điều bạn cần lưu ý:
- Tạo thời gian nghỉ ngơi tối đa, thực hiện các hoạt động vận động nhẹ nhàng và nằm nghỉ với tư thế thoải mái trong 3 ngày đầu sau khi chuyển phôi.
- Hạn chế va chạm hoặc công việc căng thẳng để tránh ảnh hưởng đến quá trình gắn kết của phôi thai trong tử cung.
- Kiêng quan hệ tình dục hoàn toàn để tránh co bóp tử cung, ảnh hưởng đến quá trình gắn kết của phôi thai.
- Đảm bảo ngủ đủ giấc từ 7-8 giờ mỗi ngày.
- Bổ sung đầy đủ vitamin, chất xơ từ trái cây, rau xanh và các chất dinh dưỡng quan trọng khác để chuẩn bị cho một thai kỳ khỏe mạnh và giảm nguy cơ sảy thai sau khi mang thai đến 40%.
- Dành thời gian để xem phim, đọc sách, nghe nhạc và thư giãn tinh thần, tránh các loại phim hành động hoặc gây chấn động tinh thần mạnh.
Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng hy vọng rằng những thông tin trên giúp các bạn có thêm kiến thức và động lực trong quá trình chuyển phôi. Việc bổ sung các nhóm chất dinh dưỡng vào thực đơn sau chuyển phôi là yếu tố cực kỳ quan trọng để đảm bảo sức khỏe của mẹ và sự phát triển toàn diện của thai nhi. Với sự kết hợp hợp lý của các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, sẽ mang đến sự cân bằng và tạo môi trường thuận lợi cho quá trình chuyển phôi. Chúc các mẹ sớm đón bé yêu thật khỏe mạnh, kháu khỉnh nhé!
Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng được biết đến là đơn vị cung cấp các khoá học dinh dưỡng từ cơ bản đến nâng cao, tư vấn dinh dưỡng cho trẻ nhỏ, mẹ bầu, người bị suy dinh dưỡng, bệnh lý,… Đội ngũ cử nhân, bác sĩ dinh dưỡng tại NRECI sẽ luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra những lời khuyên về chế độ ăn uống cân bằng, phù hợp.
Xem thêm:
- 3 tháng đầu thai kỳ nên bổ sung gì? Một số lưu ý cho mẹ bầu 3 tháng đầu
- Thực đơn cho bà bầu không tăng cân tốt cho mẹ, khỏe cho bé
- Bầu thiếu máu nên ăn gì? Thực đơn cho bà bầu thiếu máu chuẩn khoa học
Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí
Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.
VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)
- 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, TP. HCM
- Hotline: 0888 844 732
- Fanpage: https://www.facebook.com/nreci.org
- Website: https://nreci.org
Tham vấn y khoa
Tôi là Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa, hiện đang là Trưởng khoa Dinh dưỡng Nhi tại Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI). Tôi có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dinh dưỡng, giúp các bệnh nhân vượt qua tình trạng suy dinh dưỡng, thừa cân béo phì. Ngoài ra, tôi còn khắc phục các vấn đề về bệnh lý như suy thận, tiểu đường, rối loạn chuyển hóa… Sứ mệnh của tôi là mang kiến thức dinh dưỡng chuẩn khoa học tới với cộng đồng, để từ đó góp phần nâng cao tầm vóc và sức khỏe của người Việt Nam. Hy vọng rằng những chia sẻ của tôi sẽ giúp ích phần nào cho công cuộc nâng cao sức khỏe cộng đồng.
Quy trình kiểm duyệt nội dung tại Viện Nghiện cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI)