.
.
.
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ nên ăn gì?

Trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ nên ăn gì để cải thiện?

0

Vàng da ở trẻ sơ sinh không phải là tình trạng hiếm gặp. Và với trẻ sơ sinh, nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất đối với bé chính là sữa mẹ. Do đó, chế độ ăn uống của mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc làm giảm tình trạng vàng da ở trẻ. Vậy, với các trường hợp trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ nên ăn gì? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời qua chia sẻ dưới đây.

Vàng da ở trẻ sơ sinh là gì?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có tới 20-50% trẻ sơ sinh đủ tháng và 80% trẻ sơ sinh thiếu tháng (sinh trước 37 tuần tuổi) bị vàng da. Vậy, bạn có thắc mắc vàng da là gì?

Trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ nên ăn gì?
Vàng da ở trẻ sơ sinh – tình trạng không hiếm gặp

Để hiểu đơn giản, vàng da là tình trạng khi các vùng da mắt, mặt, ngực, bụng, tay, chân của trẻ sơ sinh có màu vàng. Tình trạng này thường xuất hiện sau 2 – 3 ngày kể từ khi trẻ mới sinh và có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Nguyên nhân và triệu chứng vàng da ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân gây vàng da ở trẻ sơ sinh có thể do yếu tố sinh lý hoặc bệnh lý. Cụ thể:

  • Vàng da sinh lý: Là tình trạng xảy ra do chức năng gan của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện. Vàng da là một biểu hiện của sự tích tụ bilirubin trong máu. Bilirubin là một sắc tố mật, được hình thành từ quá trình phân hủy heme trong tế bào hồng cầu. Thông thường vàng da sinh lý xuất hiện hiện 2-3 ngày sau sinh; ở vị trí mặt, ngực, bụng Vàng da sinh lý không gây ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đến sức khỏe của trẻ, trẻ vẫn bú tốt, tăng cân tốt, tiêu phân vàng và tự khỏi sau 1 tuần.
  • Vàng da bệnh lý: xuất hiện hiện sớm trong vòng 24h sau sinh, Tình trạng này phát sinh do một số bệnh lý khác mà trẻ đang mắc phải, như nhiễm trùng máu, bệnh lý liên quan đến hồng cầu, bệnh ở gan, thiếu men G6PD, xuất huyết bất thường, không tương thích nhóm máu với mẹ (như bất đồng nhóm máu ABO, Rh,…). Trong trường hợp vàng da bệnh lý, mức độ bilirubin ứ đọng trong máu vượt quá ngưỡng an toàn, gan không thể xử lý đủ nhanh, dẫn đến nguy cơ bilirubin xâm nhập vào não và gây tổn thương não không thể phục hồi.
Trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ nên ăn gì?
Trẻ bị vàng da toàn thân

Khi bị vàng da sinh lý, trẻ sẽ có những dấu hiệu bất thường. Một số dấu hiệu điển hình bao gồm:

  • Tình trạng vàng da xuất hiện sớm, không giảm sau một tuần kể từ khi sinh.
  • Vàng da có thể lan rộng và ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, bao gồm cả mắt.
  • Trẻ bị vàng da có thể gặp các triệu chứng như co giật, bỏ bú, li bì,….

Trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ nên ăn gì?

Trong trường hợp trẻ sơ sinh bị vàng da kéo dài, ngoài việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, chế độ dinh dưỡng của người mẹ cũng rất quan trọng để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất qua sữa mẹ cho con bú. Mẹ nên ăn đầy đủ dinh dưỡng giống như chế độ mẹ nuôi con bằng sữa mẹ thông thường.

Cân đối các nhóm chất đạm, đường, béo, vitamin – khoáng chất trong chế độ ăn

  • Với đạm: thịt, cá, trứng, sữa, đậu,… mẹ cần bổ sung vào chế độ ăn đa dạng để tăng chất lượng sữa mẹ cho bé.
  • Chất béo: ưu tiên các loại chất béo tốt (dầu nành, hướng dương, oliu…), chất béo là nguyên liệu cần thiết để phát triển trí não cho bé, làm tăng chất lượng sữa mẹ.
  • Đường bột: gạo, ngô, khoai, sắn, bún phở,… tăng cường năng lượng trong bữa ăn.

Sau mỗi bữa ăn chính, người mẹ nên bổ sung hoa quả tươi có tác dụng thải độc để kích thích chức năng gan, lọc thận và giải độc cơ thể. Một số loại hoa quả như dưa hấu, bưởi, chanh, bơ, dứa, táo, dưa leo rất tốt. Chúng không chỉ giúp cân bằng độ pH trong cơ thể mẹ mà còn hỗ trợ quá trình tiết sữa cho con. Sữa mẹ tốt giúp bé khỏe mạnh và đẩy lùi bệnh vàng da.

Ăn nhiều loại rau lá xanh

Trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ nên ăn gì? Khi trẻ sơ sinh mắc phải tình trạng vàng da, người mẹ nên tăng cường ăn các loại rau lá xanh hàng ngày. Các loại rau lá xanh giàu vitamin và khoáng chất sẽ giúp cải thiện sức khỏe và sức đề kháng cho người mẹ sau sinh, củng cố thể trạng của trẻ và ngăn ngừa tình trạng vàng da. Một số loại rau thông dụng như cải xoăn, bắp cải, măng tây, cải xoong, bông cải xanh đều rất tốt. Ngoài ra, ăn nhiều sả và rong biển cũng giúp cải thiện chất lượng sữa mẹ và giảm nguy cơ mắc bệnh vàng da ở bé.

Trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ nên ăn gì?
Mẹ nên ăn các loại rau có màu xanh đậm

Uống đủ nước

Người mẹ cần uống từ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày để thanh lọc cơ thể, giải độc gan và đảm bảo chất lượng sữa. Trẻ bị vàng da cần được khuyến khích bú mẹ thường xuyên để giúp bé phát triển và loại bỏ lượng bilirubin tích tụ trong cơ thể.

Đọc thêm: Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên ăn gì, kiêng gì để con mau khỏi?

Trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ không nên ăn gì?

Ngoài câu hỏi trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ nên ăn gì thì vấn đề mẹ cần tránh ăn gì cũng được nhiều người quan tâm. Dưới đây là một số món ăn mà người mẹ nên hạn chế khi cho con bú, đặc biệt khi bé đang bị vàng da:

Trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ nên ăn gì?
Mẹ sau sinh nên tránh thức ăn nhanh, chế biến sẵn
  • Đồ ăn vặt: Người mẹ nên hạn chế sử dụng bánh kẹo, snack chiên giòn vì chúng thường chứa nhiều đường và chất béo có hại cho sức khỏe.
  • Nước có ga: Có thể gây khó tiêu hóa và tăng nguy cơ táo bón.
  • Thực phẩm mặn: Thức ăn chứa nhiều muối như đồ hộp, thức ăn nhanh và thực phẩm chế biến sẵn đều có hàm lượng muối cao, có thể gây tăng áp lực lên hệ thống tuần hoàn và gan.
  • Thực phẩm cay: Mẹ không nên ăn món cay vì chúng có thể gây kích thích dạ dày và ảnh hưởng tiêu cực tới hệ tiêu hóa của mẹ và bé.
  • Đồ uống có cồn: Mẹ nên tránh đồ uống có cồn như rượu, bia vì cồn có thể đi qua sữa mẹ và gây hại cho sức khỏe của trẻ.
  • Các thực phẩm khác: Đường, món ăn nhiều dầu mỡ,…

Một số lưu ý cho mẹ trong quá trình ăn uống khi trẻ bị vàng da

Mẹ cần lưu ý những điều sau trong việc ăn uống khi trẻ sơ sinh bị vàng da:

  • Ăn đa dạng 4 nhóm thực phẩm: Mẹ nên ăn các loại thực phẩm thuộc 4 nhóm chất bao gồm chất bột đường, chất đạm, chất béo, và vitamin và khoáng chất. Điều này giúp đảm bảo cung cấp đủ sữa mẹ giàu dinh dưỡng cho con bú.
  • Không kiêng khem quá kỹ: Mẹ không nên áp dụng chế độ ăn kiêng quá nghiêm ngặt, vì việc này có thể dẫn đến thiếu chất dinh dưỡng. Mẹ nên ăn đủ các loại thực phẩm giàu chất đạm, chất béo và các loại trái cây để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và bé.
  • Đảm bảo bữa ăn đủ chất: Mẹ cần ăn những bữa ăn có đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Ăn uống đầy đủ giúp duy trì sức khỏe cho cả mẹ và bé, đồng thời giúp phòng ngừa bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh

Cách chữa trị tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh

Với trẻ sơ sinh bị vàng da sinh lý, cha mẹ không cần quá lo lắng vì trong khoảng 7-10 ngày, hiện tượng này sẽ tự biến mất. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí khoa học Frontiers vào năm 2021 đã chỉ ra rằng việc bổ sung sữa mẹ sớm cho trẻ sơ sinh, đặc biệt là khi trẻ mất hơn 4,5% trọng lượng cơ thể so với ngày đầu sau sinh, có thể giảm đáng kể nồng độ bilirubin trong huyết thanh sau 72 giờ. Điều này có thể giúp giảm tình trạng vàng da sinh lý ở bé.

Trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ nên ăn gì?
Cho trẻ bú sớm sau sinh giúp giảm nguy cơ vàng da sinh lý

Đối với trẻ sơ sinh bị vàng da do bệnh lý, có hai phương pháp chữa trị thường được sử dụng là chiếu đèn và truyền máu.

  • Trong phương pháp chiếu đèn, bé sẽ được đặt trong một lồng chiếu đèn để giúp biến đổi bilirubin thành một dạng dễ phân hủy, từ đó giúp gan dễ dàng xử lý.
  • Nếu bé có nguy cơ bị nhiễm độc bilirubin cao, bác sĩ có thể xem xét việc thực hiện phương pháp truyền máu. Trong quá trình này, bé sẽ được truyền máu để giảm nồng độ bilirubin. Hầu hết trẻ em phản ứng tốt với phương pháp chữa trị này và có thể sớm được ra viện.

Hy vọng thông tin chia sẻ trên đã giúp bạn đọc nắm được trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ nên ăn gì để tốt cho sức khỏe của mẹ và bé? Đồng thời, để xây dựng thực đơn dinh dưỡng phù hợp nhất cho cả gia đình, bạn có thể tham gia các khóa học dinh dưỡng tại Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI). Các bác sĩ giàu kinh nghiệm sẽ trực tiếp đào tạo dinh dưỡng cho học viên, giúp bạn nắm được những kiến thức từ cơ bản tới nâng cao để áp dụng vào cuộc sống.

Xem thêm: 

Rate this post

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)

Tư vấn dinh dưỡng cùng Bác sĩ
Form tư vấn dinh dưỡng [1]

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Tư vấn khóa học dinh dưỡng

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Form Đăng ký khóa học [1]
Bài Liên Quan
Thực phẩm giàu axit folic
Bí quyết "vàng" từ các thực phẩm giàu axit folic cho mẹ bầu và bé
Axit folic là một loại vitamin B, có thể tan trong nước, đóng vai trò quan trọng trong cơ thể...
Talkshow "Từ Cân nặng đến âu lo - Bạn không chỉ một mình!"
Giảm cân không chỉ là thay đổi vóc dáng, mà còn là hành trình thay đổi thói quen, lối sống...
Thực phẩm giàu omega 3
Thực phẩm giàu Omega 3 6 9 - "Bộ ba" quyền năng bảo vệ sức khỏe
Omega 3 không chỉ mang lại lợi ích cho thị lực, hỗ trợ giảm viêm, phòng ngừa bệnh về tim...
Thực phẩm giàu vitamin D và canxi
Bổ sung 15+ thực phẩm giàu vitamin D và Canxi cho xương chắc khỏe
Vitamin D và Canxi là những dưỡng chất có vai trò đặc biệt quan trọng với cơ thể, đặc biệt...
Thiết Kế Web Ô tô Bởi Vĩnh XD