Chuyên gia giải đáp: Uống sắt và vitamin C cùng lúc được không?
Sắt và vitamin C là những dưỡng chất rất cần thiết đối với mọi hoạt động của cơ thể. Vì vậy, ngày càng có nhiều người chú trọng tới việc bổ sung sắt và vitamin C. Và một trong những băn khoăn mà nhiều người gặp phải chính là: Uống sắt và vitamin C cùng lúc được không? Nếu câu hỏi này đang làm khó bạn, hãy lắng nghe giải đáp từ các chuyên gia của Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng nhé!
Tin liên quan:
Vai trò của sắt và vitamin C với cơ thể
Vai trò của sắt là gì?
Sắt có vai trò quan trọng đối với cơ thể. Cụ thể: Sắt tham gia quá trình tạo hồng cầu; vận chuyển oxy và CO2 trong quá trình hô hấp (Hb); vận chuyển electron (mitochondrial dehydrogenase, cytochrome); dự trữ oxy cho cơ (myoglobin); hô hấp tế bào (peroxidase, catalase); tham gia vào thành phần của enzyme trong hệ miễn dịch;… Bên cạnh đó, sắt còn là thành phần của một số loại men quan trọng; có vai trò quan trọng trong sự phát triển trí não của trẻ.
Vai trò của vitamin C
Theo các nghiên cứu y học, vitamin C có vai trò quan trọng đối với hoạt động của cơ bắp, xương, mạch máu và các mô liên kết. Bổ sung đầy đủ vitamin C giúp ngăn ngừa và điều trị bệnh do nguyên nhân thiếu hụt vitamin C.
Bên cạnh đó, vitamin C có vai trò hỗ trợ điều trị mệt mỏi sau khi mắc bệnh cúm, nhanh làm lành vết thương, tăng sức đề kháng cho cơ thể, ngăn ngừa mất thị lực tuổi già, tăng khả năng hấp thụ sắt, ngăn ngừa loạn nhịp tim,…
Dấu hiệu nhận biết cơ thể thiếu sắt và vitamin C
Trước khi giải đáp uống sắt và vitamin C cùng lúc được không, bạn đọc cần nắm được những dấu hiệu khi cơ thể thiếu 2 thành phần dưỡng chất này.
Cơ thể thiếu sắt
- Nhận biết qua da, tóc và móng tay: Bạn có thể nhận biết cơ thể thiếu sắt qua móng tay với biểu hiện móng giòn, rất dễ bị nứt gãy, móng tròn có hình thìa. Tình trạng thiếu sắt được thể hiện qua móng tay như vậy còn được biết đến với bệnh Koilonychia, thường chỉ gặp ở những người bị thiếu sắt mức độ rất nặng và rất hiếm thấy. Bên cạnh móng tay, biểu hiện cơ thể thiếu sắt còn xuất hiện trên da và tóc như da, tóc trở nên khô hơn, xuất hiện hiện tượng rụng tóc.
- Nhận biết qua màu da: Cơ thể thiếu sắt có biểu hiện da tái, xanh xao. Đây là những dấu hiệu cơ bản vì khi cơ thể không nhận đủ sắt để tạo ra huyết sắc tố có màu đỏ thì sẽ khiến da không được hồng hào như bình thường. Da nhợt nhạt vì thiếu sắt cho thể biểu hiện ở bất cứ vùng da nào, tuy nhiên dễ nhận biết nhất là ở mặt, nướu, mặt trong môi và móng tay.
- Nhận biết qua nhịp thở, nhịp tim: Nếu bạn cảm thấy khó thở ngay cả khi thực hiện các hoạt động bình thường như đi lên cầu thang, đi bộ, làm việc nhẹ,… thì đó có thể là dấu hiệu của cơ thể thiếu chất sắt. Thiếu sắt gây khó thở do các cơ quan như cơ bắp không nhận được đầy đủ oxy, buộc cơ thể phải tự điều chỉnh nhịp thở tăng lên để có thể lấy thêm oxy. Bên cạnh đó, tim bạn cũng đập nhanh hơn khi thiếu chất sắt vì tim cần phải hoạt động liên tục để cung cấp đủ oxy cho hoạt động của toàn cơ thể. Thiếu sắt gây ra khó thở, tim đập nhanh là những dấu hiệu nguy hiểm cần được điều trị kịp thời để tránh nguy cơ mắc suy tim, suy phổi, to tim,…
- Nhận biết qua cơn đau đầu, cơ thể mệt mỏi: Đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, tập trung kém là biểu hiện của nhiều vấn đề sức khỏe, trong đó có thiếu sắt. Não bộ khi không nhận đủ oxy do cơ thể thiếu sắt sẽ làm tăng áp lực các mạch máu trong não và dẫn đến đau đầu. Bên cạnh đau đầu, cơ thể bạn cũng sẽ cảm thấy mệt mỏi bởi toàn bộ các cơ quan, bộ phận đều không nhận đủ oxy để hoạt động và tim buộc phải co bóp nhiều hơn để mang oxy đến khắp nơi.
- Nhận biết qua miệng: Bạn có thể kiểm tra miệng xem lưỡi có bị sưng, viêm hay có màu nhạt không, đó là dấu hiệu của cơ thể đang bị thiếu sắt do cơ lưỡi không nhận được đầy đủ myoglobin để hoạt động. Ở bên ngoài miệng, bạn cũng cần kiểm tra xem có bị khô miệng, nứt hay loét ở khóe miệng hay không.
- Nhận biết dấu hiệu ở chân: Có một hội chứng liên quan tới thiếu sắt có tên là hội chứng chân bồn chồn hay đứng không yên. Hội chứng này xuất hiện và có biểu hiện nặng hơn khi cơ thể bước vào giai đoạn nghỉ ngơi ban đêm với biểu hiện chân cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy khiến người bệnh khó đi vào giấc ngủ. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng có tới 25% người gặp phải hội chứng này khi cơ thể thiếu sắt và tình trạng nặng hơn khi bị thiếu sắt mức độ nặng.
Các dấu hiệu thiếu sắt khác
- Tay chân bị lạnh: Cơ thể không được cung cấp đủ sắt để tạo hemoglobin mang oxy tới các bộ phận khiến chân tay hay bị lạnh.
- Cơ thể dễ gặp các vấn đề về nhiễm trùng: Trong cơ thể, sắt là chất khoáng rất quan trọng giúp nâng cao hệ miễn dịch. Khi thiếu chất sắt, cơ thể bạn sẽ dễ gặp các vấn đề về nhiễm trùng hơn bởi vì hệ miễn dịch hoạt động kém hiệu quả hơn.
- Thèm ăn đồ lạ: Thiếu sắt khiến bạn thèm ăn những món ăn lạ.
Với những người bị thiếu sắt, việc bổ sung thực phẩm giàu sắt vào chế độ ăn uống hằng ngày là vô cùng cần thiết. Một số thực phẩm chứa nhiều sắt là: Rau bina, hạt bí ngô, bông cải xanh, cá, thịt đỏ,…
Cơ thể thiếu vitamin C
Một số dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu vitamin C là:
- Vitamin C giúp đốt cháy chất béo nên nếu thiếu vitamin C thì bạn thường bị tăng cân không rõ nguyên nhân.
- Xuất huyết khớp, xuất huyết dưới da do tổn thương collagen dẫn đến suy yếu các mao mạch, cơ thể dễ bị bầm tím, có thể bị chảy máu kết mạc mắt.
- Bị viêm lợi, chảy máu chân răng gây ra viêm chân răng.
- Phụ nữ hành kinh ra nhiều máu hơn so với bình thường, thậm chí có thể bị rong kinh.
- Dễ bị viêm họng, sốt, cảm lạnh,… do khả năng chống oxy hóa và bảo vệ các tế bào miễn dịch bị giảm sút bởi vì thiếu vitamin C.
- Tác dụng chống oxy hóa bị giảm sút khi cơ thể thiếu vitamin C khiến da bị khô, dễ cháy nắng, xỉn màu và hình thành các nếp nhăn.
- Hay gặp phải tình trạng chảy máu cam do các mao mạch nhỏ nằm bên trong mũi bị vỡ.
Nếu có những biểu hiện trên, bạn có thể bổ sung thực phẩm giàu vitamin C vào chế độ ăn để cung cấp đủ lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể. Một số thực phẩm có chứa nhiều vitamin C là: Ổi, ớt sừng, ớt vàng ngọt, nho đen, cỏ xạ hương, mùi tây, cải xoăn, cải bó xôi,…
Lượng sắt và vitamin C cho cơ thể mỗi ngày là bao nhiêu?
Theo khuyến cáo, lượng sắt mỗi ngày cơ thể cần được cung cấp theo độ tuổi, giới tính là:
- Trẻ từ 0 – 3 tháng tuổi là 1.7mg/ngày
- Trẻ từ 4 – 6 tháng tuổi là 4.3mg/ngày
- Trẻ từ 7 – 12 tháng tuổi là 7.8mg/ngày
- Trẻ 1 – 3 tuổi là 6.9mg/ngày
- Trẻ 4 – 6 tuổi là 6.1mg/ngày
- Trẻ 7 – 10 tuổi là 8.7mg/ngày
- Trẻ em gái 11 – 18 tuổi là 14.8mg/ngày
- Trẻ em trai 11 – 18 tuổi là 11.3mg/ngày
- Nam giới trên 18 tuổi là 8.7mg/ngày
- Phụ nữ 19 – 50 tuổi là 14.8mg/ngày
- Phụ nữ trên 50 tuổi là 8.7mg/ngày.
Lượng vitamin C mỗi ngày cần cung cấp cho cơ thể là:
- Trẻ em < 6 tháng tuổi: 25mg/ngày
- Trẻ 6 tháng – 6 tuổi: 30mg/ngày
- Trẻ 7 – 9 tuổi: 35mg/ngày
- Thanh thiếu niên 10 – 18 tuổi: 65mg/ngày
- Người trưởng thành: 70mg/ngày
- Phụ nữ mang thai và cho con bú: 80 – 90 mg/ngày.
Ngoài ra, còn có một số trường hợp đặc biệt như:
- Lượng vitamin C tối thiểu cần thiết cho cơ thể để phòng tránh bệnh Scorbut là 10mg/ngày;
- Với những người không làm việc nặng thì nhu cầu vitamin C chỉ dao động ở mức 50 – 100mg/ngày;
- Người bệnh đang muốn chống bội nhiễm, dự phòng ung thư, kháng dị ứng sẽ cần bổ sung ít nhất 150mg/ngày;
- Những người thường xuyên hút thuốc lá, người bệnh đang trong giai đoạn phục hồi, vận động viên, công nhân lao động nặng nên được bổ sung khoảng 200mg/ngày;
- Những người ở vùng núi lạnh cần cung cấp khoảng 140mg/ngày.
Uống sắt và vitamin C cùng lúc được không?
Sau đây, chuyên gia từ Viện Nghiên cứu và Tư vấn dinh dưỡng sẽ giải đáp câu hỏi uống sắt và vitamin C cùng lúc được không.
Vitamin C là loại vitamin tan trong nước, có nhiều trong thực vật, có ít trong động vật. Hiện nay con người đã thành công trong việc tổng hợp vitamin C và bào chế dưới dạng hỗn dịch, thuốc viên, thuốc tiêm,… Vitamin C hấp thụ qua niêm mạc của ruột non rất tốt trước khi được phân bố đến các mô trong cơ thể như thượng thận, tuyến yêu và não.
Vitamin C có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hấp thụ, bổ sung sắt trong cơ thể. Khi uống, sắt luôn bị oxy hóa thành Fe 3+trạng thái từ dạng ban đầu của nó. Nó đòi hỏi một môi trường dạ dày-ruột có tính axit để được hòa tan đầy đủ để hấp thụ. Vitamin C có thể tạo ra một môi trường axit hơn trong dạ dày và ngăn chặn quá trình oxy hóa sắt đen thành sắt.
Chính vì vậy, thiếu hụt vitamin C trong cơ thể sẽ làm hạn chế khả năng hấp thụ sắt và gây ra nguy cơ thiếu máu vì thiếu sắt. Đó là lý do vì sao các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân nên uống vitamin C và sắt cùng lúc để nâng cao hiệu quả hấp thu. Như vậy, với câu hỏi có nên uống cùng lúc 2 các chế phẩm bổ sung chứa sắt và vitamin C không thì đáp án là: Có. Thời gian uống sắt và vitamin C không cần phải tách biệt rõ ràng.
Trên đây là giải đáp về thắc mắc uống sắt và vitamin C cùng lúc được không mà các bác sĩ vừa gửi đến cho bạn đọc. Đây chỉ là một trong nhiều kiến thức dinh dưỡng hữu ích về các loại vitamin, khoáng chất quan trọng cho cơ thể. Để học hỏi thêm nhiều kiến thức, bạn có thể tham khảo khóa học dinh dưỡng tại Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI). Tại đây, các bác sĩ chuyên môn cao với kinh nghiệm lâu năm trong ngành sẽ trực tiếp hướng dẫn, giảng dạy, đào tạo dinh dưỡng cho học viên để bạn chăm sóc bản thân và gia đình tốt hơn.
- Bác sĩ trả lời: Vitamin C uống cách kháng sinh bao lâu?
- Vitamin và khoáng chất có trong thực phẩm nào? TOP 20 thực phẩm cần bổ sung
Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí
Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.
VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)
- 105 Trần Thiện Chánh, Phường 12, Quận 10, TP. HCM
- Hotline: 0888 844 732
- Fanpage: https://www.facebook.com/nreci.org
- Website: https://nreci.org