.
.
.
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Thực đơn cho người ung thư phổi

Ung thư phổi ăn gì? Thực đơn cho người ung thư phổi

0

Việc đáp ứng dinh dưỡng, xây dựng thực đơn cho bệnh nhân ung thư phổi là vô cùng cần thiết và quan trọng trong quá trình điều trị. Dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư đóng vai trò quan trọng để giúp người bệnh nâng cao thể trạng, sức đề kháng chống lại những tác động xấu gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh từ các khối ung thư.

Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho người ung thư phổi

Hiện nay trên thế giới chưa có nghiên cứu nào chứng minh được cơ chế tác động qua lại giữa chế độ dinh dưỡng và việc điều trị ung thư. Tuy nhiên, việc bệnh nhân được đáp ứng đầy đủ các nguồn dinh dưỡng cần thiết trên thực tế lâm sàng lại cho kết quả là các chuyển biến tích cực từ bệnh nhân ung thư. Điều này có thể thấy được tầm quan trọng của việc chăm sóc dinh dưỡng hàng ngày đối với bệnh nhân ung thư. Đặc biệt, đối với bệnh nhân ung thư phổi. Dưới đây là một số nguyên tắc dinh dưỡng dành cho bệnh nhân ung thư phổi cần lưu ý:

Đảm bảo đủ năng lượng trong các thực phẩm hàng ngày cho bệnh nhân ung thư. Việc đảm bảo đầy đủ nhu cầu năng lượng hàng ngày của bệnh nhân ung thư giúp bệnh nhân có được sức khỏe tốt hơn để chống lại bệnh tật đồng thời đáp ứng được với các liệu pháp điều trị ung thư khác nhau. Việc dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư kém cũng ảnh hưởng đến việc đáp ứng điều trị ung thư của bệnh nhân.

Đảm bảo năng lượng cho bệnh nhân ung thư thông qua việc bổ sung các loại thực phẩm dinh dưỡng còn giúp bệnh nhân phục hồi thể trạng, giảm tình trạng mệt mỏi, khôi phục sức khỏe, giảm thiểu suy dinh dưỡng ở bệnh nhân ung thư, ngăn ngừa các biến chứng liên quan đến ung thư. Ngoài ra, bệnh nhân ung thư được đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng đầy đủ còn giúp làm giảm nguy cơ tử vong cũng như tăng phần trăm cơ hội sống cho bệnh nhân được nhiều hơn.

Thực đơn cho người ung thư phổi
Thực đơn cho người ung thư phổi cần đẩy đủ năng lượng

Đảm bảo cân đối các nhóm chất trong việc xây dựng thực đơn cho người ung thư phổi như chất đạm, tinh bột đường, chất béo và các loại vitamin khoáng chất cần thiết khác. Việc bổ sung các chất đạm từ thịt giúp tái tạo các tổ chức bị tổn thương do ung thư và tham gia vào hệ thống miễn dịch giúp tăng cường sức khỏe và sức đề kháng của bệnh nhân. Nên cân đối giữa hai loại đạm là đạm thực vật và đạm động vật.

Đặc biệt không thể bỏ qua nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể là tinh bột đường. Nên lựa chọn các loại hạt không xay sát kĩ quá và còn nguyên cám như lúa mì, gạo, lúa mạch,…, các loại củ như khoai lang, khoai tây, khoai sọ,..Các loại chất béo tốt cho cơ thể như các loại dầu từ các loại hạt và quả. Ngoài ra nên lựa chọn bổ sung thêm nhiều các loại rau củ quả tốt cho sức khỏe mỗi ngày.

Bổ sung các nhóm chất chống oxy hóa, hỗ trợ kháng viêm cho bệnh nhân ung thư phổi giúp người bệnh tăng cường sức đề kháng. Bởi trong quá trình sản sinh ra các tế bào ung thư thì các thành phần chất chống oxy hóa giúp cơ thể dọn dẹp, hạn chế sự sản sinh các tế bào ung thư. Các nhóm chất chống oxy hóa bao gồm Beta-Caroten, Vitamin C, Vitamin E, Lycopen, Selen và kẽm…Các sản phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa như các sản phẩm từ sữa, trứng, gan, các loại rau, trái cây đặc biệt là cam, chanh, ổi và trái cây chứa nhiều vitamin C….

Ung thư phổi là gì? Thực đơn cho người ung thư phổi

Ung thư phổi là gì? Ung thư phổi là sự tăng trưởng bất thường các mô tế bào trong phổi hình thành các khối ung thư với tế bào ác tính.

Đối với bệnh nhân ung thư phổi nên ăn uống như thế nào cho hợp lý thì dưới đây là thực đơn cho người ung thư phổi:

  • Nên bổ sung đầy đủ protein trong khẩu phần ăn của người bệnh ung thư phổi từ các loại thịt, cá, các sản phẩm từ trứng, sữa, các loại đậu…Nên cân đối giữa các nguồn protein từ động vật và thực vật để giúp cơ thể cân bằng và hài hòa về dinh dưỡng. Protein là một chất không thể thiếu trong việc sửa chữa và bảo tồn các tế bào, mô bị tổn thương trong cơ thể. Ngoài ra, protein còn giúp cơ thể củng cố hệ miễn dịch giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, chống lại các yếu tố gây hại cho cơ thể.
  • Chất béo giàu omega 3 trong đó giàu EPA trong các loại dầu cá hỗ trợ kháng viêm, các loại chất béo giàu omega 6 (dầu nành, dầu hướng dương,..) cũng nên được bổ sung thêm vào thành phần bữa ăn.
  • Đảm bảo việc bổ sung các chất đường bột từ các loại hạt ngũ cốc nguyên hạt, nguyên cám giúp cơ thể được cung cấp đầy đủ năng lượng cho các hoạt động sống mỗi ngày. Các chất đường bột chính là nguồn năng lượng chính của cơ thể. Ngoài ra, các loại hạt còn chứa thêm chất xơ, khoáng chất, vitamin bổ sung cho cơ thể.
  • Đảm bảo các nguồn vitamin và khoáng chất cần thiết từ trái cây, rau củ quả mỗi ngày. Các loại trái cây là nguồn thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp cơ thể chữa lành các tổn thương, ngăn chặn sự gia tăng và phát triển của các tế bào ung thư.
Thực đơn cho người ung thư phổi
Bổ sung đầy đủ protein vào chế độ ăn

Một số loại thực phẩm tốt cho người ung thư phổi như:

  • Lê và táo trong thành phần có chứa hợp chất phloretin có hoạt tính chống ung thư cao. Ngoài ra, phloretin còn giúp giảm xơ hóa phổi do việc điều trị hóa trị lâu dài.
  • Trà xanh có chứa hợp chất theaflavin và epigallocatechin-3-gallate (EGCG) là một hợp chất giúp làm tăng cường hiệu quả của việc điều trị ung thư bằng hóa trị phổ biến trong ung thư phổi là hóa chất cisplastin.
  • Gừng chứa nhiều chất chống oxy hóa và kháng viêm tốt cho bệnh nhân ung thư phổi. Đồng thời gừng còn giúp bệnh nhân ung thư giảm buồn nôn do tác dụng phụ khi điều trị ung thư bằng hóa trị.
  • Nghệ chứa hợp chất curcumin có vai trò ức chế khả năng xâm lấn của các tế bào ung thư phổi. Đồng thời curcumin còn là một chất chống oxy hóa mạnh, chất kháng viêm tốt cho cơ thể giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch.
  • Các loại quả mọng nước như việt quất, mâm xôi, nho đỏ,… trong thành phần có chứa các hợp chất chống oxy hóa mạnh đặc biệt là resveratrol. Resveratrol giúp ức chế các enzyme có nguy cơ hình thành nên các tế bào ung thư, giúp tăng cường hiệu quả cho việc điều trị ung thư.
  • Cà rốt chứa hợp chất axit chlorogenic có vai trò ức chế sự hình thành các mạch máu mới trong việc xâm lấn của các tế bào ung thư.
  • Cà chua: Trong thành phần của cà chua có chứa lycopene một hợp chất giúp phòng ngừa và chống ung thư. Lycopene giúp cơ thể ức chế sự sinh trưởng của các tế bào ung thư, ức chế sự lan rộng và phân chia các tế bào ung thư đồng thời hỗ trợ tiêu diệt các tế bào ung thư. Ngoài ra, lycopene còn có tính kháng viêm.
  • Cải xoong: Cải xoong là nguồn cung cấp isothiocyanates giúp ức chế sự phân chia của các tế bào ung thư và còn giúp tăng cường hiệu quả điều trị tiêu diệt tế bào ung thư bằng phương pháp xạ trị.

Người ung thư phổi kiêng ăn gì?

Việc điều trị ung thư phổi là cực kỳ mệt mỏi và gian nan giống như các loại bệnh ung thư khác. Ngoài ra, bệnh nhân còn phải chịu đựng những tác dụng không mong muốn từ việc điều trị hóa trị, xạ trị khiến bệnh nhân chán ăn, mệt mỏi, sụt cân,…Ngoài việc đảm bảo dinh dưỡng hàng ngày cho bệnh nhân thông qua các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe thì bệnh nhân cần lưu ý tránh một số thực phẩm có thể khiến bệnh nhân chán ăn hoặc gặp các triệu chứng phụ như:

  • Nên tránh và hạn chế ăn các loại thức ăn là đồ nguội và chế biến sẵn như xúc xích, thịt nguội. Bởi đồ ăn chế biến sẵn thường chứa các chất bảo quản không tốt cho sức khỏe ngoài ra còn là môi trường cho các loại vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm khi sử dụng.
  • Không nên sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ như các loại chân, cánh gà chiên rán,… Việc sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ khiến bệnh nhân tăng cảm giác chán ăn, đầy bụng, khó tiêu do hệ tiêu hóa bị quá tải. Ngoài ra, khi dầu mỡ được chiên ở nhiệt độ cao càng khiến sản sinh ra các chất có hại tăng nguy cơ sản sinh các tế bào ung thư cho bệnh nhân.
  • Không nên sử dụng các loại thực phẩm sống, chưa được chế biến chín kĩ. Nên thực hiện việc ăn chín, uống sôi nhằm đảm bảo sức khỏe và hạn chế các mầm bệnh khác cho bệnh nhân.

Một số lưu ý với người bệnh ung thư phổi

Để đảm bảo cho bệnh nhân ung thư phổi một sức khỏe tốt và đảm bảo thì rất cần thiết một chế độ dinh dưỡng hợp lý, một thực đơn cho người ung thư phổi hợp lý, cân đối và lành mạnh. Tuy nhiên, bệnh nhân ung thư phổi trong quá trình điều trị không tránh khỏi các tác dụng phụ không mong muốn cũng như các biến chứng khác. Dưới đây là một số lời khuyên cho bệnh nhân ung thư phổi:

  • Khi bệnh nhân cảm thấy buồn nôn khi ăn nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày cho bệnh nhân. Và mỗi bữa ăn chỉ nên ăn ít một để hạn chế cảm giác buồn nôn khi ăn. Đồng thời nên hạn chế các thực phẩm có mùi vị dễ gây nôn. Nên lựa chọn các thức ăn được chế biến có vị nhạt, ít chất béo.
  • Nếu bệnh nhân bị sụt cân do việc kém ăn thì ngoài việc cho bệnh nhân ăn nhiều lên để đảm bảo dinh dưỡng thì cần bổ sung các các loại protein có nguồn gốc từ thịt, cá, trứng giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể bị mất. Đồng thời giúp cơ thể hồi phục sức khỏe.
  • Khi bệnh nhân có cảm giác chán ăn nên lựa chọn các loại thực phẩm nhiều calo như pho mát, dầu oliu, bơ đậu phộng,… kết hợp với việc cho bệnh nhân ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.
  • Khi bệnh nhân bị mất nước cần bổ sung nước hàng ngày cho bệnh nhân bằng việc uống nước, uống các loại nước ép trái cây, sữa, bù điện giải,…
  • Khi bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi cần được nghỉ ngơi hợp lý đồng thời nên chuẩn bị sẵn các phần ăn trong tủ để giúp bệnh nhân có thể ăn bất kỳ lúc nào nếu muốn. Tránh cảm giác ngại nấu nướng gây cản trở tâm lý ăn uống cũng như sức khỏe của người bệnh.
Thực đơn cho người ung thư phổi
Chia nhỏ thành nhiều bữa ăn cho bệnh nhân ung thư phổi 

Việc áp dụng thực đơn cho người ung thư phổi một cách khoa học và hợp lý sẽ giúp hỗ trợ phần nào sức khỏe cũng như cải thiện tình trạng bệnh của bệnh nhân. Mong rằng các chia sẻ trên đây sẽ giúp ích phần nào cho những bệnh nhân ung thư phổi cũng như việc chăm sóc bệnh nhân ung thư phổi từ các gia đình bệnh nhân.

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) được biết đến là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực Nghiên cứu, tư vấn và dịch vụ liên quan đến lĩnh vực Dinh dưỡng. Hiện tại NRECI có hai mảng là đào tạo dinh dưỡng và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng khác nhau. Nếu bạn đọc cần thêm sự tư vấn từ các chuyên gia dinh dưỡng một cách chi tiết, cụ thể hơn theo từng tình trạng bệnh hoặc có nhu cầu tham gia đăng ký các khóa học dinh dưỡng có thể liên hệ với NRECI qua hệ thống website hoặc hotline nhé!

Xem thêm: 

Ths.Bs Đặng Ngọc Hùng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu & Tư vấn Dinh dưỡng
Ths.Bs Đặng Ngọc Hùng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu & Tư vấn Dinh dưỡng
Rate this post

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)

Tư vấn dinh dưỡng cùng Bác sĩ
Form tư vấn dinh dưỡng [1]

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Tư vấn khóa học dinh dưỡng

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Form Đăng ký khóa học [1]
Bài Liên Quan
Thực phẩm giàu canxi cho bé
10+ Thực phẩm giàu canxi cho bé: Giúp xương chắc khỏe, tăng chiều cao vượt trội
Canxi là khoáng chất rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ, cần được bổ sung đầy đủ để...
Thực phẩm giàu calo
Bí quyết tăng cân với 15+ thực phẩm giàu calo cho người gầy 
Chế độ ăn uống là một trong những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến cân nặng của cơ thể....
Thực phẩm bổ sung sắt cho bà bầu
Thực phẩm giàu sắt cho bà bầu nên thêm vào chế độ ăn
Khi mang thai, nhu cầu dinh dưỡng, nhất là vitamin, khoáng chất tăng cao hơn so với người bình thường....
Thực phẩm phòng chống đột quỵ
5+ Nhóm thực phẩm phòng ngừa đột quỵ cùng những lời khuyên đến từ chuyên gia 
Nguy cơ bị đột quỵ có thể tăng lên bởi nhiều yếu tố như bệnh đái tháo đường, cao huyết...
Thiết Kế Web Ô tô Bởi Vĩnh XD