.
.
.
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Giá trị dinh dưỡng của dứa

Thành phần, giá trị dinh dưỡng của dứa đối với sức khỏe

0

Tham vấn y khoa: BS NGUYỄN THỊ HÒA – Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) – Chức vụ: Phó Viện Trưởng

Dứa là loại trái cây nhiệt đới phổ biến và quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Không chỉ có vị chua ngọt, hương thơm dịu đặc trưng mà dứa còn là loại quả giàu vitamin, khoáng chất cần thiết cho sức khỏe. Dù rất bổ dưỡng nhưng ít ai biết về giá trị dinh dưỡng của dứa cũng như cách sử dụng. Để bổ sung dứa đúng cách và giữ nguyên giá trị dinh dưỡng, cùng theo dõi bài viết sau đây nhé!

Giá trị dinh dưỡng của quả dứa

Dứa còn được gọi là trái khóm hay thơm và có tên khoa học là Ananas sativa (Ananas sativa L.), Ananas comosus. Loại quả này thuộc họ dứa – Bromeliaceae.

Quả dứa có vị chua ngọt, hương thơm đặc trưng, vừa giàu đa chất vừa đa dạng các vitamin, khoáng chất cùng các chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe. Sau đây là giá trị dinh dưỡng của dứa giúp mọi người nắm được thành phần các chất.

Giá trị dinh dưỡng của dứa
Giá trị dinh dưỡng của dứa

Thành phần dinh dưỡng cơ bản trong 100g dứa ăn được:

Thành phần dinh dưỡng Hàm lượng dinh dưỡng trong 100g dứa Phần trăm giá trị dinh dưỡng từ dứa so với mức khuyến nghị hằng ngày (%DV)
Năng lượng 60 calo
Chất đường bột 13 g 5%
Chất đạm 0.5 g 1%
Chất béo 0.1 g 0%
Chất xơ 1.4 g 5%
Vitamin
Vitamin A 3 mcg 0%
Vitamin C 47.8 mg 53%
Vitamin E 0.02 mg 0%
Vitamin K1 0.7 mcg 1%
Folate (vitamin B9) 18 mcg 4%
Choline (vitamin B4) 5.5 mg 1%
Thiamin (vitamin B1) 0.079 mg 7%
Riboflavin (vitamin B2) 0.032 mg 2%
Niacin (vitamin B3) 0.5 mg 3%
Pyridoxine (vitamin B6) 0.112 mg 7%
Khoáng chất
Natri 1 mg 0%
Kali 109 mg 2%
Canxi 13 mg 1%
Đồng 0.11 mg 11%
Sắt 0.29 mg 2%
Magiê 12 mg 3%
Phốt pho 8 mg 1%
Kẽm 0.12 mg 1%

Qua giá trị dinh dưỡng của dứa có thể thấy, dứa là loại quả chứa đến 86% nước, 13% carb và có rất ít chất béo, protein. Hàm lượng carbohydrate trong quả dứa tương đối lớn nhưng an tâm là chủ yếu là chất xơ dưới dạng không hòa tan như cellulose, pectin, hemicellulose.

Hơn nữa, có thể thấy được hàm lượng vitamin và khoáng chất thiết yếu có lợi cho cơ thể, củng cố sức khỏe. Đặc biệt, dứa là loại trái cây duy nhất có chứa hợp chất thực vật bromelain vô cùng có lợi và tốt cho sức khỏe.

Lợi ích của quả dứa đối với sức khỏe

Nhờ vào thành phần dinh dưỡng dồi dào, dứa đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, cụ thể như sau:

Tăng cường chức năng miễn dịch

Quả dứa có hàm lượng vitamin C dồi dào cùng nhiều khoáng chất và chất chống oxy hóa. Chỉ cần ăn 1 khẩu phần dứa, cơ thể đã nạp trên 130% lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể mỗi ngày. Vitamin C giúp tăng cường chức năng miễn dịch bằng cách kích thích hoạt động của bạch cầu và hoạt động như một chất chống oxy hóa bảo vệ cơ thể chống lại tác động của các gốc tự do.

Đọc thêm: TOP 15 loại trái cây có nhiều vitamin C nhất

Cải thiện sức khỏe làn da, tốt cho thị lực

Dứa có hàm lượng vitamin C cùng beta caroten vô cùng dồi dào. Cả 2 đều là chất chống oxy hóa mạnh hiệu quả trong cải thiện sức khỏe làn da. Vitamin C giúp cơ thể tạo ra collagen và phục hồi làn da, ngăn mụn trứng cá cũng như ngăn ngừa quá trình lão hóa. Trong khi đó, beta carotene giữ vai trò quan trọng trong việc bảo vệ da khỏi tia cực tím – tác nhân gây hại nhiều cho da.

Bên cạnh đó, beta caroten còn có lợi cho sức khỏe của mắt, cải thiện thị lực. Từ đó, giảm thiểu các bệnh liên quan đến mắt.

Tốt cho hệ tiêu hóa

Dứa giàu chất xơ, bao gồm cả chất xơ hòa tan và không hòa tan. Chất xơ giúp bảo vệ đường ruột ổn định, hạn chế tình trạng táo bón. Bên cạnh đó, lượng bromelain trong dứa – enzyme phân hủy protein hiệu quả. Enzyme này có khả năng tiêu hóa protein và củng cố hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Giá trị dinh dưỡng của dứa
Dứa giàu chất xơ và tốt cho hệ tiêu hóa

Phòng ngừa ung thư

Không chỉ giàu vitamin C, dứa còn chứa nhiều chất chống oxy hóa như vitamin A, beta -caroten, bromelain, các hợp chất flavonoid cùng nhiều khoáng chất. Các chất chống oxy hóa có khả năng ngăn sự hoạt động của các gốc tự do, từ đó giúp bảo vệ cơ thể, ngăn ngừa mắc các bệnh ung thư.

Ngăn ngừa đột quỵ, giảm xơ vữa động mạch, ổn định huyết áp

Dứa là loại quả giàu khoáng chất, đặc biệt là kali. Kali là một trong những khoáng chất quan trọng cho cơ thể. Kali có tác dụng làm giãn mạch tự nhiên, giúp các mạch máu thư giãn và thúc đẩy quá trình lưu thông máu đến các bộ phận khác trong cơ thể. Vì vậy, bổ sung dứa đúng cách giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch, đau tim và đột quỵ.

Tác dụng chống viêm

Bromelain là enzyme được chứng minh có tác dụng chống viêm hiệu quả. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng bromelain, chủ yếu ở lõi quả dứa , có thể giảm bớt sưng tấy, bầm tím, thời gian lành vết thương và đau do chấn thương và can thiệp phẫu thuật.

Giảm ho và cảm lạnh

Không chỉ giàu vitamin C củng cố “hàng rào” miễn dịch bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của virus, vi khuẩn gây bệnh giảm các bệnh cảm cúm, cảm lạnh. Mà quả dứa có chứa bromelain – loại enzyme giúp tăng chất nhầy có trong đường hô hấp và các xoang, và giảm đờm, giảm ho.

Có nên ăn dứa mỗi ngày không?

Mặc dù dứa cung cấp nhiều dưỡng chất cùng các lợi ích sức khỏe cho cơ thể, tuy nhiên việc ăn dứa cũng phải vừa phải, đúng hàm lượng. Bởi việc ăn quá nhiều sẽ dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như:

  • Dị ứng: enzyme bromelain có trong dứa có thể gây ngứa, viêm da mặt và lưỡi nếu ăn quá nhiều. Thông thường, các triệu chứng này sẽ thuyên giảm sau vài giờ.
  • Răng nhạy cảm: dứa chứa nhiều acid nên nếu ăn nhiều và thường xuyên trong thời gian dài sẽ làm bào mòn men răng khiến răng nhạy cảm.
  • Tiêu chảy: dù chất xơ trong dứa giúp hỗ trợ tiêu hóa, nhưng nếu ăn nhiều có thể gây tiêu chảy, nôn mửa.
  • Tăng lượng đường trong máu: trong dứa có hàm lượng đường fructose có thể làm tăng lượng đường glucose trong máu. Thế nên, với những người mắc bệnh đái tháo đường nên hạn chế dùng loại quả này.

Như vậy, để bổ sung dứa tốt cho sức khỏe, mọi người nên cân nhắc về hàm lượng vừa phải, tránh ăn quá nhiều và thường xuyên. Mỗi ngày chỉ nên ăn khoảng nửa quả dứa. Và để phân bổ dứa trong chế độ ăn phù hợp, hãy lắng nghe cũng như tham khảo tư vấn dinh dưỡng từ bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng.

Có nên uống nước ép dứa hằng ngày?

Nước ép dứa là loại nước lấy nước trực tiếp từ quả dứa tươi thông qua cơ chế của các loại máy ép. Sử dụng nước ép dứa quá nhiều cũng gây ra những tác dụng phụ như ăn nhiều dứa tươi, bên cạnh đó còn góp phần làm dư lượng đường tiêu thụ mỗi ngày.

Do đó, chỉ dùng nước ép dứa khi không thể ăn dứa nguyên quả. Việc bổ sung nước ép dứa tự làm tại nhà sẽ có lợi hơn cho sức khỏe bởi nước ép nguyên chất, hạn chế đường. Để bổ sung vitamin, khoáng chất và nâng cao sức khỏe, mỗi ngày chỉ nên uống 1 ly nước ép dứa

Thời điểm tốt nhất để uống là khoảng 2 tiếng sau bữa sáng hay bữa trưa. Trong dứa chứa nhiều acid nếu như uống trước hoặc ngay khi ăn xong sẽ không có lợi cho dạ dày và hệ tiêu hóa. Tránh uống nước ép dứa vào buổi tối vì sẽ gây nên tình trạng chướng bụng, đầy hơi.

Bà bầu có nên ăn dứa?

Giá trị dinh dưỡng của dứa dành đối với mẹ bầu là rất tốt, nhất là các vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, có khá nhiều quan niệm cho rằng phụ nữ mang thai ăn dứa nhiều sẽ gây co thắt tử cung, dẫn đến sảy thai cùng nhiều vấn đề khác.

Thực tế, enzyme bromelain được khuyến cáo không cho mẹ bầu bổ sung bởi có thể gây tình trạng xuất huyết bất thường. Mà dứa là loại quả có chứa lượng enzyme này nên nhiều người lo sợ. Tuy nhiên, lượng bromelain trong dứa không đủ để làm ảnh hưởng sức khỏe của mẹ bầu và bé nếu dùng đúng cách, đúng lượng.

Vậy nên giải đáp bà bầu có nên ăn dứa không thì câu trả lời là ĐƯỢC với điều kiện mẹ bầu ăn lượng vừa phải, không nên ăn quá 220g dứa/ ngày, không ăn liên tục trong nhiều ngày và không ăn phần lõi dứa. Bởi lẽ:

  • Dứa chứa nhiều đường: trung bình 100g dứa có chứa 11,4g đường. Nếu như mẹ bầu bổ sung quá 25g đường trong ngày sẽ gia tăng tình trạng tăng cân, béo phì, tiểu đường, cao huyết áp. Từ đó, có thể dẫn đến chứng tiền sản giật. sảy thai và sinh non.
  • Ăn nhiều và thường xuyên dứa dẫn đến sảy thai: nghiên cứu cho thấy, việc bổ sung 200ml nước ép dứa liên tục 7 ngày có thể gây ra tình trạng co hồi tử cung mạnh mẽ ở mẹ bầu. Từ đó, làm gia tăng nguy cơ sinh non, sảy thai.
  • Ăn lõi dứa không an toàn: enzyme bromelain có nhiều trong lõi dứa, thế nên để giảm lượng enzyme này vào cơ thể, các mẹ nên gọt bỏ phần lõi khi ăn dứa.
Giá trị dinh dưỡng của dứa
Bà bầu có thể ăn dứa với lượng vừa phải

Ngoài ra, để đảm bảo an toàn, các mẹ bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ không nên ăn dứa. Bởi giai đoạn này khá nguy hiểm khi thai nhi mới làm tổ chưa bám chắc vào tử cung mẹ. Nếu ăn dứa trong giai đoạn này, bromelain có thể khiến tử cung co thắt mất kiểm soát, dễ dẫn đến sảy thai, sinh non. Bước sang giai đoạn tam cá nguyệt 2 và 3, các mẹ bầu có thể ăn số lượng dứa vừa phải ít hơn 220g/ ngày, ăn đúng cách (gọt bỏ phần lõi) và chỉ ăn 1-2 lần/ tuần.

Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu vô cùng quan trọng, do đó các mẹ nên tham khảo tư vấn dinh dưỡng từ bác sĩ, chuyên gia để thiết lập chế độ ăn uống phù hợp. Đặc biệt là tốt cho sức khỏe của mẹ, tăng phát triển ở thai nhi mà không gây ảnh hưởng trong thai kỳ.

Mẹo lựa chọn và bảo quản dứa đúng cách

Để dứa cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, ăn dứa giòn ngọt, thơm ngon, mọi người cần chú ý cách lựa chọn và bảo quản dứa đúng cách.

Mẹo lựa chọn dứa ngon

  • Dựa vào màu sắc: đây là yếu tố quan trọng đầu tiên khi quan sát lựa chọn dứa. Để biết trái dứa chín vừa, ngọt thì để ý màu vàng từ cuống đến phần đáy dứa. Màu vàng trải đều thì dứa càng ngọt, tránh chọn các quả có chấm vàng ngả sang đỏ hay vàng đồng. Thậm chí, các quả có màu nâu sậm, đồng nghĩa dứa quá chín, ăn thì có mùi ủng do đó, không nên chọn. Nếu trường hợp không lựa chọn dứa ăn tươi mà để chế biến món canh, xào hay khó thì các quả có màu xanh, chưa chín là lựa chọn hoàn hảo.
  • Dựa vào hình dáng: quả dứa có dáng bầu, tròn thì sẽ chứa nhiều thịt hơn trái dài, dáng ống. Các quả dứa có mắt lớn sẽ có phần cùi dày hơn.
  • Dựa vào hương thơm: khi lựa dứa cũng nên ngửi ở phần cuối trái. Những trái không có hoặc có rất ít mùi tức là chưa chín. Còn quả có mùi hơi chua hoặc thơm ngọt đậm thì dứa đã chín.
  • Dựa vào xúc giác: dứa chín nhừ quá khi sờ vào bên ngoài sẽ có cảm giác mềm nhũn, dùng tay ấn có thể lõm vào bên trong. Đối với các quả chín vừa thì phần vỏ không quá cứng hay quá mềm. Tuyệt đối không mua các quả dứa đã bị nứt, trên vỏ có dấu hiệu mốc, hư hỏng.
Giá trị dinh dưỡng của dứa
Chọn dứa có độ chín vừa, màu vàng trải đều

Bảo quản dứa đúng cách

Để sử dụng dứa tươi ngon, đảm bảo dinh dưỡng, mọi người cần tuân thủ một số nguyên tắc bảo quản sau:

  • Bảo quản dứa trong tủ lạnh trong ngăn chứa rau
  • Nhiệt độ lý tưởng bảo quản dứa là 8-10 độ C. Nếu nhiệt độ thấp hơn, dứa sẽ bị mất vị, nếu cao hơn dứa nhanh bị hỏng.
  • Dứa nên được bọc sẵn trong giấy, để lại các lỗ nhỏ. Ngay khi giấy ẩm ướt nên lập tức đổi giấy khác.
  • Thay vì giấy, mọi người có thể chọn các túi nhựa, hộp nhựa đựng trái cây để sạch tủ hơn.
  • Thường xuyên kiểm tra dứa, nếu trên dứa xuất hiện đốm đen hoặc phủ lớp nâu hay có bất thường nên lấy ra làm sạch các vị trí hư hại và giữ lại các phần còn ăn được. Nếu trường hợp hư quá nhiều thì nên bỏ hoàn toàn.

Mong rằng với những thông tin trong bài viết về giá trị dinh dưỡng của dứa giúp mọi người hiểu hơn về loại trái cây này. Từ đó, thiết lập chế độ ăn uống, cân đối thực phẩm phù hợp mỗi ngày để nâng cao sức khỏe. Để am hiểu hơn về dinh dưỡng, mọi người có thể tham gia các khóa học dinh dưỡng từ các chuyên gia, bác sĩ chuyên môn, đầu ngành. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết nhé!

Đọc thêm: Khám phá lợi ích sức khỏe từ giá trị dinh dưỡng của chân yến và tổ yến

Rate this post

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)

Tư vấn dinh dưỡng cùng Bác sĩ
Form tư vấn dinh dưỡng [1]

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Tư vấn khóa học dinh dưỡng

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Form Đăng ký khóa học [1]
Bài Liên Quan
Thực phẩm tốt cho phổi
Thực phẩm tốt cho phổi, tăng cường hệ miễn dịch hô hấp 
Phổi là một trong những cơ quan quan trọng đối với cơ thể thực hiện chức năng chính là trao...
Thực phẩm giàu axit folic
Bí quyết "vàng" từ các thực phẩm giàu axit folic cho mẹ bầu và bé
Axit folic là một loại vitamin B, có thể tan trong nước, đóng vai trò quan trọng trong cơ thể...
Talkshow "Từ Cân nặng đến âu lo - Bạn không chỉ một mình!"
Giảm cân không chỉ là thay đổi vóc dáng, mà còn là hành trình thay đổi thói quen, lối sống...
Thực phẩm giàu omega 3
Thực phẩm giàu Omega 3 6 9 - "Bộ ba" quyền năng bảo vệ sức khỏe
Omega 3 không chỉ mang lại lợi ích cho thị lực, hỗ trợ giảm viêm, phòng ngừa bệnh về tim...
Thiết Kế Web Ô tô Bởi Vĩnh XD