.
.
.
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Huyết áp thấp có nguy hiểm không?

Huyết áp thấp có nguy hiểm không? Cách điều trị và phòng ngừa huyết áp thấp

Chuyên mục: Bệnh Lý Huyết Áp
0

Nếu xét về mặt số lượng các biến chứng thì thực tế huyết áp thấp không gây nguy hiểm như tình trạng huyết áp cao. Nhưng điều này không có nghĩa là bệnh huyết áp thấp không gây hại và không cần người bệnh chú ý đề phòng. Thông qua bài viết này, các chuyên gia của Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề huyết áp thấp có nguy hiểm không. Đồng thời cung cấp đến bạn một số lời khuyên hữu ích nhất!

Định nghĩa huyết áp thấp là gì?

Huyết áp chính là một loại thước đo được dùng để đo lực máu tác động lên trên thành động mạch khi chảy qua khu vực này. Đơn vị đo lượng về các chỉ số huyết áp là mm thủy ngân (mmHg). Thông thường, mức huyết áp luôn cần giữ ở mức ổn định để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy tình trạng bệnh huyết áp thấp có nguy hiểm không?

Để nắm được vấn đề này, bạn cần biết huyết áp sau khi tiến hành đo sẽ hiển thị lên chỉ số gồm hai con số. Được gọi là huyết áp tâm thu hay huyết áp tâm trương, mặt khác còn được gọi là huyết áp tối đa hay tối thiểu. Cụ thể:

  • Huyết áp tâm thu: Dạng áp lực khi tim co bóp, đẩy máu và trong động mạch. Lúc này, áp lực bên trong động mạch sẽ đạt được mức cao nhất.
  • Huyết áp tâm trương: Áp lực khi tim nằm giữa các nhịp co bóp. Bên cạnh đó, máu sẽ chạy ngược hướng về tim bằng đường tĩnh mạch. Ở giai đoạn này, những áp lực ở động mạch sẽ đạt mức thấp nhất.

Tình trạng huyết áp thấp là huyết áp giảm xuống dưới 90/60 mmHg. Mặc dù huyết áp thấp có thể không gây ảnh hưởng gì đến đời sống mỗi ngày. Tuy nhiên, tình trạng bệnh cũng có thể khiến tim gặp phải một số ảnh hưởng khá nguy hiểm.

Những người bị bệnh huyết áp thấp có thể gặp phải một số tình trạng như dễ choáng, ngất, hay một số vấn đề liên quan đến hệ thống thần kinh, tuyến nội tiết.

Theo NHS (1), những người bị huyết áp thấp sẽ có chỉ số đo khoảng 90/60 mmHg, thậm chí có người đo đưa chỉ số thấp hơn. Huyết áp bao nhiêu là nguy hiểm, bạn có thể hiểu đơn giản:

  • Huyết áp tâm thu =< 90 mmHg
  • Huyết áp tâm trương =< 60 mmHg
Huyết áp thấp có nguy hiểm không?
Huyết áp thấp giảm xuống dưới 90/60 mmHg

Nguyên nhân và triệu chứng huyết áp thấp

Theo các khóa học dinh dưỡng của các chuyên gia dành cho người huyết áp thấp. Mục đích giải đáp huyết áp thấp có nguy hiểm không và tư vấn chế độ dinh dưỡng phù hợp,… Mặt khác, chuyên gia cũng giúp người bệnh có thể hiểu hơn về các vấn đề khác có liên quan trực tiếp đến bệnh. Điển hình:

Nguyên nhân tình trạng huyết áp thấp

  • Không có đủ thể tích máu trong lòng mạch: Nguyên nhân này xảy ra do cơ thể bị mất nước, hay bị mất máu.
  • Tim co bóp yếu: Nguyên nhân này sẽ bắt nguồn từ yếu tố tự nhiên hoặc từ yếu tố di truyền.
  • Hệ thần kinh cũng như một số hormone đảm nhận vai trò kiểm soát mạch máu hoạt động không bình thường.
  • Một số vấn đề nội tiết như tuyến giáp hoạt động không bình thường, người bị tiểu đường hay bị hạ đường huyết.

Triệu chứng huyết áp thấp

Với một số trường hợp, tình trạng xuất hiện huyết áp thấp còn là dấu hiệu của một số vấn đề nguy hiểm khác. Nếu tình trạng huyết áp của người bệnh giảm xuống đột ngột, đồng thời còn kèm theo một số triệu chứng điển hình:

  • Chóng mặt
  • Tầm nhìn dần trở nên mờ hơn
  • Buồn nôn, mệt mỏi
  • Bị thiếu tập trung diễn ra thường xuyên và hay bị buồn ngủ
  • Bị ngất
  • Da có cảm giác lạnh, ẩm hay bị nhợt nhạt
Huyết áp thấp có nguy hiểm không?
Huyết áp thấp gây chóng mặt, mệt mỏi

Huyết áp thấp có nguy hiểm không?

Nhiều người quan niệm rằng chỉ có bệnh huyết áp cao mới chính là nguyên nhân gây nên các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, thực tế thì bệnh huyết áp thấp cũng sẽ nguy hiểm không kém huyết áp cao. Do đó, huyết áp thấp có nguy hiểm không thì các chuyên gia thông tin đến bạn là Có.

Ảnh hưởng đến sức khỏe tổng quát

Những người gặp biến chứng huyết áp thấp tuy rằng không ảnh hưởng nhiều đến đời sống thường ngày. Tuy nhiên, nếu người bệnh không quan tâm đến vấn đề này thì có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng của mình.

Các dấu hiệu điển hình của người huyết áp thấp là bị choáng, thậm chí một vài người có thể bị ngất xỉu vì não bộ không thể nhận được một lượng máu cần thiết cho hoạt động của cơ thể, do đó sẽ làm ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe tổng quát.

Rủi ro và biến chứng liên quan

  • Một số vấn đề nội tiết: Các biến chứng với tuyến sản xuất hormone trong hệ thống nội tiết của cơ thể. Cụ thể là tuyến giáp hoạt động kém, bệnh tuyến cận giáp, bệnh Addison, hàm lượng đường trong máu thấp và trong một số trường hợp là bệnh đái tháo đường.
  • Sốc nhiễm trùng: Tình trạng có thể xảy ra khi vi khuẩn rời khỏi vị trí nhiễm trùng ban đầu và bắt đầu xâm nhập vào máu. Tiếp đến, vi khuẩn tạo ra những độc tố làm ảnh hưởng đến mạch máu, dẫn đến huyết áp giảm mạnh đồng thời ảnh hưởng đến tính mạng.
  • Sốc phản vệ: Phản ứng dị ứng đôi khi gây tử vong có thể xảy ra với những người nhạy cảm đối với các loại thuốc như penicillin, thực phẩm như đậu phộng hay vết đốt của ong. Tình trạng sốc phản vệ được đặc trưng bởi vấn đề liên quan hô hấp, ngứa, sưng cổ họng, huyết áp tụt đột ngột,…
  • Tụt huyết áp (tư thế đứng): Tình trạng tụt huyết áp sau khi người bệnh đứng trong khoảng thời gian dài. Điều này dẫn đến những triệu chứng như ngất xỉu, buồn nôn, chóng mặt. Người bệnh có thể bị té ngã gây nên các chấn thương cho cơ thể, do đột ngột ngất đi.
  • Thiếu hụt dinh dưỡng: Cơ thể bị thiếu hụt vitamin B12, axit folic sẽ gây tình trạng thiếu máu, dẫn đến huyết áp thấp.

Tác động đến hệ thần kinh, tim mạch và não bộ

  • Những vấn đề liên quan tim mạch: Trong số các bệnh lý tim mạch có thể dẫn đến huyết áp thấp là nhịp tim thấp bất thường, vấn đề van tim, suy tim, đau tim,… Tim có thể không lưu thông đủ máu để đáp ứng những nhu cầu của các cơ quan trong cơ thể.
  • Thiếu máu não: Trường hợp thiếu máu não nhẹ sẽ gây hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, khó ngủ, thiếu tập trung, dễ ngất xỉu,…Nếu tình trạng diễn ra trong khoảng thời gian dài, tế bào não sẽ bị tổn thương và dẫn đến giảm trí nhớ, nhũn não, teo não. Nguy hiểm nhất là gây tình trạng đột quỵ do tụt huyết áp sâu, đột ngột,…
  • Mất trí nhớ, gắn liền với bệnh mất trí do Alzheimer: Huyết áp thấp sẽ khiến cho các cơ quan bị thiếu máy trong thời gian dài. Não bộ bị thiếu máu nuôi dưỡng, những tế bào thân kinh không được nuôi dưỡng đầy đủ lâu ngày sẽ gây suy giảm khả năng hệ thần kinh, giảm trí nhớ. Người bị huyết áp thấp kéo dài sẽ có thể bị mất trí nhớ cao hơn so với người bình thường.
Huyết áp thấp có nguy hiểm không?
Huyết áp thấp ảnh hưởng đến tim mạch, hệ thần kinh

Chế độ dinh dưỡng cho người huyết áp thấp

huyết áp thấp có nguy hiểm không đã được chuyên gia giải thích cụ thể với các biến chứng nguy hiểm kể trên. Để người bệnh cung sống hòa bình với tình trạng huyết áp thấp, bạn cần chú ý đến các tư vấn dinh dưỡng cho trong chế độ thường ngày. Cụ thể:

  • Duy trì bổ sung 3 đến 4 bữa ăn mỗi ngày: Người bệnh không nên bỏ bữa hay ăn ít vì dễ dẫn đến tình trạng huyết áp thấp. Hãy duy trì chế độ ăn uống đầy đủ, tuyệt đối không nên ăn kiêng.
  • Có thể bổ sung một số loại thực phẩm với công dụng hỗ trợ tăng huyết áp: Điển hình một số loại đồ uống như chè đặc, cà phê, nước sâm, nước nho, ăn thực phẩm đậm muối, bột tam thất. Nếu bị huyết áp thấp do thiếu máu (thường gặp nhiều ở phụ nữ) thì nên tăng cường bổ sung thực phẩm chứa sắt như gan động vật, rau đay, lựu, táo, thịt nạc,…
  • Ăn nhiều muối hơn: Bình thường chúng ta cần ăn dưới 5g muối trong ngày thì người huyết áp thấp nên ăn thêm ít muối để cải thiện tình trạng bệnh. Tuy nhiên, người bệnh không nên quá lạm dụng việc ăn quá mặn, vì sẽ gây nguy hiểm là dễ tăng huyết áp đột ngột
  • Bổ sung nhiều nước cho cơ thể: Nên uống khoảng 10 cốc nước mỗi ngày, sau khi luyện tập thể thao hay vào những ngày hè nắng nóng nên sử dụng nước trong thành phần có chứa natri, kali,…
  • Lưu ý hạn chế ăn các loại thực phẩm như sữa ong chúa, cà chua, táo mèo, các thực phẩm có tính lạnh như đậu đỏ, dưa hấu, tảo bẹ, hạt hướng dương,… Vì đây là các loại thực phẩm với tác dụng hạ huyết áp.
  • Nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày và người bệnh sẽ cần hạn chế các loại thực phẩm giàu tinh bột như gạo, khoai tây, bánh mì,…

Ngoài ra, để xây dựng được chế độ ăn phù hợp, bạn cần thăm khám với các chuyên gia để được tư vấn dinh dưỡng phù hợp với thể trạng và tình trạng bệnh.

Huyết áp thấp có nguy hiểm không?
Xây dựng được chế độ ăn phù hợp

Cách điều trị và phòng ngừa huyết áp thấp

Thực tế, huyết áp thấp không có triệu chứng hay chỉ với những triệu chứng nhẹ thì hầu như không cần điều trị. Còn nếu huyết áp thấp gây nên các triệu chứng thì việc điều trị đi kèm với giải đáp huyết áp thấp có nguy hiểm không sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.

Ví dụ, nếu thuốc gây nên tình trạng huyết áp thấp thì bác sĩ có thể xem xét để thay đổi hay ngừng sử dụng thuốc, giảm liều lượng. Người bệnh không nên tự thay đổi hay ngừng sử dụng thuốc mà không thông báo với các bác sĩ chuyên môn.

Trường hợp không rõ nguyên nhân gây huyết áp thấp hay không có hướng điều trị thì mục tiêu sẽ là tăng huyết áp, giảm các triệu chứng, phòng ngừa bệnh. Tùy vào độ tuổi và sức khỏe, loại huyết áp thấp mà sẽ có một số cách phòng ngừa huyết áp thấp (2) bên cạnh chế độ dinh dưỡng:

  • Sử dụng vớ áp lực – vớ y khoa: Loại vớ đàn hồi này thường sử dụng để giảm đau, sưng do bị giãn tĩnh mạch, hỗ trợ cải thiện lưu lượng máu từ chân đến tim.
  • Vào mỗi sáng thức dậy, người bệnh lưu ý nghiêng sang trái, và từ từ ngồi dậy, cần đợi trong chốc lát trước khi đứng dậy và rời khỏi giường. Mục đích tránh việc người bệnh bật dậy nhanh làm cơ thể chưa phản ứng kịp gây tim bị mệt.
  • Khi đi ngủ nên kê thêm gối nhỏ dưới đầu sao cho cao hơn tim một chút để hỗ trợ tim đập vào buổi đêm.
  • Không nên uống nhiều rượu bia vì đây đều là các tác nhân gây ảnh hưởng đến sức khỏe, huyết áp của người bệnh.
  • Tập luyện thể thao thường xuyên: Điều này không những tốt đối với sức khỏe của người bình thường mà còn có tác dụng đối với người huyết áp thaaos. Người bệnh nên hít thở sâu vài phút trước khi đứng lên để tăng cường quá trình lưu thông máu đến các bộ phận khác trên cơ thể.
Huyết áp thấp có nguy hiểm không?
Không nên uống nhiều rượu bia

Hy vọng với những thông tin trên có thể giúp bạn biết được huyết áp thấp có nguy hiểm không. Tuy không gây ảnh hưởng như huyết áp cao, nhưng không phải vì thế mà bạn chủ quan đối với sức khỏe của mình, bởi bệnh cũng có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm. Việc phòng tránh bệnh là điều không thể xem nhẹ, Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) với các khóa học dinh dưỡng, đào tạo dinh dưỡng dành cho người huyết áp thấp. Do đó bạn có thể tham gia với chúng tôi để có thể cải thiện, phòng tránh bệnh được hiệu quả. NRECI với sứ mệnh mang lại nhiều kiến thức bổ ích, chất lượng, do đó bạn không phải lo ngại khi lựa chọn!

Nguồn tham khảo:

Rate this post

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)

Tư vấn dinh dưỡng cùng Bác sĩ
Form tư vấn dinh dưỡng [1]

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Tư vấn khóa học dinh dưỡng

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Form Đăng ký khóa học [1]
Bài Liên Quan
Thực phẩm tốt cho phổi
Thực phẩm tốt cho phổi, tăng cường hệ miễn dịch hô hấp 
Phổi là một trong những cơ quan quan trọng đối với cơ thể thực hiện chức năng chính là trao...
Thực phẩm giàu axit folic
Bí quyết "vàng" từ các thực phẩm giàu axit folic cho mẹ bầu và bé
Axit folic là một loại vitamin B, có thể tan trong nước, đóng vai trò quan trọng trong cơ thể...
Talkshow "Từ Cân nặng đến âu lo - Bạn không chỉ một mình!"
Giảm cân không chỉ là thay đổi vóc dáng, mà còn là hành trình thay đổi thói quen, lối sống...
Thực phẩm giàu omega 3
Thực phẩm giàu Omega 3 6 9 - "Bộ ba" quyền năng bảo vệ sức khỏe
Omega 3 không chỉ mang lại lợi ích cho thị lực, hỗ trợ giảm viêm, phòng ngừa bệnh về tim...
Thiết Kế Web Ô tô Bởi Vĩnh XD