.
.
.
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Nguyên nhân tiêu chảy ở người lớn

Đâu là nguyên nhân bị tiêu chảy ở người lớn cần lưu ý?

0

Tình trạng đi ngoài nhiều lần và phân lỏng nhiều nước, màu sắc và tính chất phân có sự bất thường, thậm chí có lẫn máu được gọi là tình trạng tiêu chảy. Bệnh tiêu chảy có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Nếu tình trạng này không được điều trị sớm, bệnh tiêu chảy sẽ gây mất nước nghiêm trọng và thậm chí là tử vong. Cùng Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng tìm hiểu về các nguyên nhân bị tiêu chảy ở người lớn qua bài viết sau!

Tiêu chảy thường gặp ở đối tượng nào?

Tiêu chảy là một bệnh phổ biến và có thể gặp ở mọi đối tượng nào, ngay ở trẻ em và người lớn hay bất cứ độ tuổi và giới tính nào đi nữa đều có thể bị tiêu chảy. Tiêu chảy ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người bệnh.

Đâu là nguyên nhân bị tiêu chảy ở người lớn?

Dưới đây là những nguyên nhân bị tiêu chảy ở người lớn:

Nhiễm khuẩn đường ruột

Nhiễm khuẩn đường ruột thường gây nên tình trạng tiêu chảy ở người lớn thông qua nước uống hoặc thức ăn có chứa vi khuẩn, virus, ký sinh trùng… Một số loại vi khuẩn gây ra tiêu chảy như vi khuẩn Salmonella, Clostridium, phẩy khuẩn tả … Một số loại virus, kí sinh trùng cũng gây tiêu chảy ở người lớn.

Ngộ độc thực phẩm 

Thực phẩm bẩn, kém vệ sinh là một trong những nguyên nhân bị tiêu chảy ở người lớn. Các loại thực phẩm không đảm bảo vệ sinh trong quá trình nấu ăn cũng như vận chuyển sẽ khiến vi khuẩn sinh sôi và lây nhiễm chéo. Ngoài ra, việc bảo quản thực phẩm không đúng cách tại nhà cũng có thể làm thực phẩm bị nhiễm khuẩn, từ đó gây tiêu chảy.

Đau bụng tiêu chảy buồn nôn
Đau bụng tiêu chảy buồn nôn cũng là dấu hiệu

Dị ứng một số chất trong thực phẩm

Đối với một số người lớn có cơ địa không dung nạp được một số chất cũng là nguyên nhân bị tiêu chảy ở người lớn. Một số chất phổ biến có thể là gây dị ứng và khiến bạn bị tiêu chảy như lactose, glucose-galactose, fructose, mật ong,…

Trường hợp nếu bạn bị tiêu chảy thường xuyên thì nên kiểm tra lại những thực phẩm thường dùng hàng ngày hoặc có thể xét nghiệm dị ứng để có thể tránh được các loại thực phẩm này.

Viêm đại tràng 

Viêm đại tràng là tình trạng viêm nhiễm bên trong đại tràng và biểu hiện chính của bệnh lý này chính là tiêu chảy thường xuyên và kéo dài. Các nguyên nhân có thể dẫn đến viêm đại tràng là nhiễm khuẩn Shigella, Salmonella, ngộ độc hóa chất, nhiễm nấm, căng thẳng, áp lực trong thời gian dài,…

Hội chứng ruột kích thích: rối loạn đi cầu tiêu chảy táo bón xen kẽ, kèm đau bụng, triệu chứng giảm sau khi đi cầu.

Rối loạn hệ vi sinh đường ruột: Những bệnh nhân có sử dụng thuốc điều trị kháng sinh, kháng viêm kéo dài, những người suy giảm hệ miễn dịch… khiến cho hệ đường ruột mất cân bằng nên bệnh nhân dễ tiêu chảy.

Nên làm gì để khắc phục tình trạng tiêu chảy?

Nếu tiêu chảy không được điều trị sớm, có thể gây mất nước nghiêm trọng và thậm chí là ảnh hưởng đến tính mạng. Vì vậy, sau khi đã tìm hiểu nguyên nhân bị tiêu chảy ở người lớn, chúng ta sẽ tìm hiểu về các cách khắc phục tình trạng tiêu chảy.

Bổ sung điện giải 

Tiêu chảy khiến cho cơ thể bị mất nước cũng như các chất điện giải trong cơ thể. Điều này dễ khiến cho cơ thể bị mệt mỏi, khó thở, choáng váng,… Nếu tiêu chảy kéo dài mà cơ thể không được bù nước kịp thời thì có thể dẫn đến tình trạng trụy tim, mất mạch,… và thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng. Vì vậy, ngay khi phát hiện có triệu chứng tiêu chảy thì mọi người cần bù nước ngay chẳng hạn (oresol, nước điện giải không đường…) hoặc nước cháo loãng để bổ sung thêm sau mỗi lần tiêu chảy. Uống từng ngụm nhỏ, uống liên tục, đặt biệt là sau tiêu chảy.

Thay đổi chế độ ăn uống

Chế độ ăn trong giai đoạn này cần hết sức lưu ý. Người bệnh tiêu chảy vẫn phải cung cấp đầy đủ năng lượng và đảm bảo các nhóm chất (đạm, đường béo, rau- củ- quả). Bệnh nhân ăn không được thức ăn đặc có thể chuyển sang dạng lỏng, loãng. Đặc biệt ăn chín, uống sôi, không ăn đồ tái, sống. Tránh ăn các thức ăn nhiều mỡ (da, mỡ, nội tạng động vật…). Không ăn các thực phẩm ngọt (nước ngọt, bánh ngọt…) khiến cho tiêu chảy mất nước nhiều hơn.

Chế độ ăn uống khoa học
Nên có chế độ ăn uống khoa học

Giữ vệ sinh 

Mỗi người chúng ta nên tập thói quen rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh để tránh vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể. Thường xuyên vệ sinh phòng tắm, bồn cầu, lavabo rửa tay để diệt khuẩn,… cũng là một trong các cách giúp hạn chế bệnh lý tiêu chảy.

Nhóm thực phẩm tốt cho người tiêu chảy

  • Tinh bột: (gạo, khoai tây…) một số tinh bột đảm bảo nguồn năng lượng và lành tính cho đường ruột. Ngoài ra vitamin nhóm B trong thực phẩm góp phần vào quá trình chuyển hóa cần thiết cho cơ thể.
  • Chuối: Chuối là thực phẩm có vị nhạt và dễ tiêu hóa nên chúng trở thành lựa chọn tốt cho cơ thể khi bị rối loạn hệ tiêu hóa. Chuối có chứa chất kali, một chất điện phân quan trọng có thể bị mất khi bạn bị tiêu chảy. Ngoài ra, chuối cũng là thực phẩm giàu pectin – một chất xơ hòa tan tốt cho hệ tiêu hóa.
  • Táo: Trong táo có chứa hàm lượng chất xơ hòa tan pectin – giúp hấp thụ chất lỏng và tăng cường hoạt động của hệ vi khuẩn có lợi trong đường tiêu hóa. Ngoài ra, lượng đường có trong táo cũng giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể khi tiêu chảy. Vì vậy, đây là thực phẩm rất tốt cho người bị tiêu chảy.
  • Sữa chua: Những lợi khuẩn probiotic có trong sữa chua có thể giúp khắc phục những triệu chứng tiêu chảy bằng cách diệt những vi khuẩn có hại và giúp tăng số lượng lợi khuẩn, giúp điều tiết phân lỏng và hạn chế tình trạng tiêu chảy.
  • Các loại thịt, đậu : thành phần giàu kẽm, góp phần vào chữa lành hệ niêm mạc đường ruột cho người bệnh. Nên bổ sung các thực phẩm này vào bữa ăn để đường ruột được phục hồi nhanh hơn. Tuy nhiên, những món này nên được nấu chín kĩ, để hạn chế được hàm lượng vi khuẩn ở trong thực phẩm.

Vì vậy, có thể thấy chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò rất lớn trong việc điều trị cũng như phòng ngừa tiêu chảy. Vì vậy, mọi người nên tìm hiểu và thiết kế chế độ dinh dưỡng phù hợp cho bản thân để có được một sức khỏe tốt. Mong rằng qua bài viết này đã giúp mọi người tìm hiểu về nguyên nhân bị tiêu chảy ở người lớn cũng như cách khắc phục và các thực phẩm tốt cho người bị tiêu chảy. Nếu phát hiện các dấu hiệu của bệnh tiêu chảy, mọi người nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để được điều trị kịp thời và đúng cách.

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) được biết đến là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực Nghiên cứu, tư vấn và dịch vụ liên quan đến lĩnh vực Dinh dưỡng. Nếu còn bất kỳ những thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.

Xem thêm: 

Ths.Bs Đặng Ngọc Hùng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu & Tư vấn Dinh dưỡng
Ths.Bs Đặng Ngọc Hùng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu & Tư vấn Dinh dưỡng
Rate this post
Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí
Form test

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)

Bài Liên Quan
Dấu hiệu thiếu canxi ở mẹ bầu
Dấu hiệu thiếu Canxi ở mẹ bầu và cách bổ sung hiệu quả
Mang thai là hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách đối với người phụ nữ. Khi cơ thể...
Các loại rau củ cho bé ăn dặm từ 6 tháng tuổi
Bổ sung các loại rau củ cho bé ăn dặm là thật sự cần thiết, bởi rau củ chứa nhiều...
Bé mấy tháng ăn dặm là tốt nhất?
Bé mấy tháng ăn dặm là tốt nhất?
Ăn dặm là quá trình các bé đang bú sữa mẹ được làm quen với các loại thức ăn thô....
Ăn dặm truyền thống là gì?
 Ăn dặm truyền thống là gì? Phương pháp ăn dặm truyền thống kết hợp BLW
Khi bé được khoảng 5-6 tháng tuổi, nhiều cha mẹ bắt đầu cho con ăn dặm. Lúc này có nhiều...
Thiết Kế Web Ô tô Bởi Vĩnh XD