.
.
.
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy nguyên nhân do đâu?

0

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy là hiện tượng không hiếm gặp. Khi bé bị tiêu chảy, các bậc phụ huynh đều rất lo lắng và tìm nhiều cách để chăm sóc, điều trị cho con. Trong bài viết ngày hôm nay, Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng sẽ chia sẻ đến bạn đọc những thông tin xoay quanh tình trạng này của trẻ.

Tiêu chảy là gì? 

Khi nào được gọi là tiêu chảy ở trẻ sơ sinh?

Tiêu chảy được định nghĩa là tình trạng trẻ đi phân nước hay phân lỏng từ 3 lần mỗi ngày trở lên. Tiêu chảy chỉ kéo dài chỉ trong một thời gian ngắn được gọi là tiêu chảy cấp. Tiêu chảy cấp là bệnh rất phổ biến ở trẻ sơ sinh, xảy ra trong vài ngày rồi tự khỏi. Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mãn tính có thể đi ngoài phân lỏng liên tục hay ngắt quãng từ 4 tuần trở lên. Tình trạng này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé ở mọi lứa tuổi.

Nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ sơ sinh

Nhiễm trùng đường ruột, có nhiều loại vi trùng được xem là tác nhân khiến đường ruột của trẻ bị nhiễm trùng. Chúng là:

  • Virus: là bệnh lý rất thường gặp ở trẻ em. Nó gây ra hiện tượng tiêu chảy, buồn nôn và nôn. Các triệu chứng thường kéo dài vài ngày, dễ bị mất nước do không bổ sung đủ chất lỏng cho cơ thể.
  • Rotavirus cũng có thể gây tiêu chảy. Các đợt bùng phát bệnh phổ biến hơn vào mùa đông và đầu xuân. Đáng mừng là vaccine rotavirus có khả năng bảo vệ trẻ khỏi loại virus này.
  • Một loại virus đường ruột khác cũng chực chờ tấn công hệ tiêu hóa khiến trẻ bị tiêu chảy, đó là Enterovirus. Loài này sinh sôi quanh năm nhưng phát triển mạnh nhất trong những tháng mùa hè.
  • Vi khuẩn: Nhiều loại vi khuẩn có khả năng gây ra tình trạng tiêu chảy ở trẻ em, chẳng hạn như E. coli, Salmonella, Campylobacter, Shigella… khiến trẻ đi ngoài phân lỏng và nôn mửa trong vòng vài giờ sau khi bị nhiễm.
  • Ký sinh trùng: Các loại ký sinh trùng được xem là nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ em bao gồm giardiasis và cryptosporidiosis.
Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy
Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy có thể là do đường ruột của trẻ bị nhiễm trùng

Bên cạnh ba tác nhân kể trên, đôi khi trẻ em bị tiêu chảy là do:

  • Dị ứng thực phẩm
  • Không dung nạp lactose, fructose hoặc sucrose
  • Đang bị các vấn đề về ruột như bệnh celiac, viêm ruột, viêm dạ dày, viêm loét đại tràng, Hirschsprung,…
  • Sử dụng kháng sinh cho bé, hoặc mẹ sử dụng kháng sinh và cho con bú.

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy gây ra hậu quả gì?

Biến chứng nguy hiểm nhất của tiêu chảy ở trẻ sơ sinh là mất nước. Nếu không được bù nước kịp thời, tình trạng mất nước có thể khiến trẻ bị suy kiệt, gây trụy mạch, suy thận cấp và thậm chí dẫn đến tử vong. Tiêu chảy còn là nguyên nhân chính gây suy dinh dưỡng ở trẻ em.

Khi bị tiêu chảy, virus, vi khuẩn hoặc độc tố của chúng có thể làm màng ruột của bé bị tổn thương, dẫn đến tình trạng thiếu enzyme chuyển hóa đường lactose. Lactose không thể chuyển hóa sẽ được tích lũy ở trong lòng ruột mà không được dung nạp. Chưa hết, nhiều phụ huynh cũng có quan niệm rằng trẻ tiêu chảy phải kiêng ăn. Điều này làm cho niêm mạc ruột hồi phục chậm. Đây là nguyên nhân chính góp phần dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ.

Tiêu chảy và suy dinh dưỡng là một vòng xoắn bệnh lý, gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa của bé khiến bé. Từ đó, bé dần dần trở lên biếng ăn, giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển, trí tuệ và tầm vóc sau này.

Các dấu hiệu nguy hiểm tiêu chảy ở trẻ bố mẹ cần biết?

Mất nước là biến chứng rất lo ngại của bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh. Tiêu chảy mức độ nhẹ thường không gây mất nước đáng kể nhưng tiêu chảy mức độ vừa đến nặng thì gây mất nước nhiều, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Mất nước nhiều có thể gây tổn thương não, co giật thậm chí dẫn đến tử vong.

Cha mẹ cần nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế khi trẻ có các triệu chứng như:

  • Mệt mỏi, choáng váng;
  • Miệng khô;
  • Không đi tiểu hoặc nước tiểu vàng sẫm;
  • Mắt sâu hơn bình thường;
  • Ít hoặc không có nước mắt khi khóc;
  • Da khô, lạnh;
  • Tiêu phân máu.
Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy
Mất nước là biến chứng rất lo ngại của bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh

Giải pháp cho tiêu chảy sơ sinh?

Khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy thì điều quan trọng nhất là phải bù nước. Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ sẽ thực hiện điều trị bằng cách bổ sung chất lỏng bị mất theo nhiều phương pháp khác nhau như bù nước và chất điện giải, truyền dịch. Bác sĩ có thể chỉ định cho trẻ sử dụng thuốc kháng sinh nếu bé bị nhiễm vi khuẩn dẫn đến tiêu chảy.

Trẻ sơ sinh nên uống nhiều nước để bổ sung các chất lỏng mà cơ thể bị mất. Trường hợp bé bị mất nước, cha mẹ hãy bảo đảm rằng:

  • Đầu tiên hãy đảm bảo cung cấp đủ nước cho trẻ để tránh mất nước
  • Tiếp tục cho con bú nếu bạn đang cho con bú. Nuôi con bằng sữa mẹ giúp ngăn ngừa tiêu chảy, và em bé của bạn sẽ hồi phục nhanh hơn.
  • Nếu em bé của bạn vẫn có vẻ khát sau hoặc giữa các lần cho ăn, hãy báo với bác sĩ để được hướng dẫn, bác sĩ có thể khuyên các mẹ cho bé uống thêm chất lỏng bổ sung có
  • chứa chất điện giải (oresol)
  • Không tự ý cho bé uống thuốc chống tiêu chảy trừ khi có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Không cho bé ăn thức ăn khiến bệnh tiêu chảy nặng hơn, chẳng hạn như: nước ép trái cây, sữa hộp, thức ăn nhiều dầu mỡ,…
  • Tiêu chảy do vi khuẩn có thể lây lan dễ dàng do đó những người chăm sóc trẻ cần lưu ý rửa tay sạch sẽ trước khi pha sữa, cho trẻ ăn hoặc thay tã cho trẻ.
Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy
Nuôi con bằng sữa mẹ giúp ngăn ngừa tiêu chảy và phục hồi nhanh hơn

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy là trường hợp hay gặp và có thể diễn tiến nhanh với nhiều biến chứng nguy hiểm. Mong rằng qua bài viết này, các bậc phụ huynh sẽ hiểu hơn về bệnh lý mà bé đang mắc phải để có biện pháp can thiệp điều trị và chăm sóc thích hợp. Đồng thời, nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, cha mẹ có thể liên hệ với NRECI để được hỗ trợ giải đáp để chăm sóc bé một cách tốt nhất.

Xem thêm: 

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) được biết đến là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực Nghiên cứu, tư vấn và dịch vụ liên quan đến lĩnh vực Dinh dưỡng. Nếu còn bất kỳ những thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.

Ths.Bs Đặng Ngọc Hùng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu & Tư vấn Dinh dưỡng
Ths.Bs Đặng Ngọc Hùng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu & Tư vấn Dinh dưỡng
Rate this post
Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí
Form test

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)

Bài Liên Quan
Dấu hiệu thiếu canxi ở mẹ bầu
Dấu hiệu thiếu Canxi ở mẹ bầu và cách bổ sung hiệu quả
Mang thai là hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách đối với người phụ nữ. Khi cơ thể...
Các loại rau củ cho bé ăn dặm từ 6 tháng tuổi
Bổ sung các loại rau củ cho bé ăn dặm là thật sự cần thiết, bởi rau củ chứa nhiều...
Bé mấy tháng ăn dặm là tốt nhất?
Bé mấy tháng ăn dặm là tốt nhất?
Ăn dặm là quá trình các bé đang bú sữa mẹ được làm quen với các loại thức ăn thô....
Ăn dặm truyền thống là gì?
 Ăn dặm truyền thống là gì? Phương pháp ăn dặm truyền thống kết hợp BLW
Khi bé được khoảng 5-6 tháng tuổi, nhiều cha mẹ bắt đầu cho con ăn dặm. Lúc này có nhiều...
Thiết Kế Web Ô tô Bởi Vĩnh XD