.
.
.
Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
Thực đơn cho người hoá trị ung thư

Xây dựng thực đơn cho người hoá trị ung thư

0

Tham vấn y khoa: BS NGUYỄN THỊ HÒA – Nơi công tác: Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) – Chức vụ: Phó Viện Trưởng

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình hóa trị ung thư và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Vì vậy, việc xây dựng một thực đơn dinh dưỡng cân bằng là vô cùng cần thiết để cung cấp đủ dưỡng chất, tăng cường sức đề kháng cho bệnh nhân ung thư. Sau đây là gợi ý về thực đơn cho người hóa trị ung thư phù hợp nhất.

Hoá trị ung thư là gì? Tác dụng phụ sau khi hoá trị ung thư

Hóa trị là một phương pháp điều trị ung thư thông qua sử dụng các loại thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư và ngăn chặn sự phát triển của chúng trong cơ thể. Hiện nay, có hơn 100 loại thuốc hóa trị ung thư được phát triển, được chia thành nhiều nhóm khác nhau. Mỗi nhóm thuốc có tác động khác nhau lên các tế bào ung thư và có thể được sử dụng để điều trị các loại ung thư khác nhau.

Thực đơn cho người hoá trị ung thư
Hóa trị ung thư là phương pháp điều trị thường được chỉ định cho bệnh nhân

Hóa trị mặc dù có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư nhưng cũng gây ra một số tác dụng phụ cho bệnh nhân như:

  • Ảnh hưởng đến tế bào máu ngoại biên: Hóa trị có thể gây tác động lên tế bào máu như bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu, gây ra các vấn đề như thiếu máu (thường xảy ra sau nhiều đợt hóa trị), giảm bạch cầu (đặc biệt là giảm bạch cầu hạt), giảm bạch cầu hạt độ IV,…
  • Buồn nôn, nôn mửa: Một số loại thuốc hóa trị như carmustine, cisplatin có thể gây ra triệu chứng buồn nôn và nôn mửa. Lúc này, nếu thực đơn cho người hoá trị ung thư không phù hợp thì bệnh nhân sẽ càng suy nhược hơn.
  • Suy giảm sức khỏe: Do tác động mạnh của thuốc, bệnh nhân có thể gặp những vấn đề như khó thở, suy giảm sức khỏe, mất khẩu vị. Đây là hiện tượng hay gặp ngay sau khi truyền thuốc hóa trị.
  • Rụng tóc: Cơ chế chính của những loại thuốc chống ung thư được sử dụng trong hóa trị là tiêu diệt các tế bào có khả năng tăng trưởng nhanh, bao gồm cả tế bào tóc. Do đó, rụng tóc là tác dụng phụ phổ biến khi tiến hành hóa trị.
  • Viêm niêm mạc miệng: Đây là tình trạng phổ biến khi bệnh nhân tiến hành hóa trị cho các bộ phận đầu, cổ, mặt, hoặc do sử dụng các loại thuốc như cisplatin, carboplatin, methotrexate. Triệu chứng này gây khó khăn trong việc ăn uống của bệnh nhân.
  • Tác động đến hệ thần kinh ngoại biên: Bao gồm cảm giác châm chích, tê buốt, mất cảm giác tại các chi. Tác dụng phụ này thường xảy ra khi sử dụng các loại thuốc hóa trị thuộc nhóm Vinca alkaloids.

Vai trò của dinh dưỡng trong quá trình điều trị, hoá trị ung thư

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc chăm sóc và cải thiện sức khỏe cho người bệnh hóa trị ung thư. Bởi lẽ dinh dưỡng không đủ có thể làm ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị và làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Thực đơn cho người hoá trị ung thư
Bệnh nhân hóa trị cần có chế độ dinh dưỡng cân bằng

Việc duy trì một chế độ dinh dưỡng bệnh nhân hóa trị ung thư phù hợp có thể ngăn ngừa các biến chứng và giảm nguy cơ tử vong. Cụ thể, dinh dưỡng cân bằng giúp làm giảm tác dụng phụ của hóa trị và xạ trị. Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ có thể hạn chế sự tăng trưởng của tế bào ung thư và phục hồi tình trạng suy dinh dưỡng, từ đó giúp ngăn ngừa các biến chứng và giảm nguy cơ tử vong.

Để giúp người bệnh ung thư tăng cường sức đề kháng và cải thiện chất lượng cuộc sống, chế độ ăn phải đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là trước, trong và sau quá trình điều trị bệnh.

Thiết kế thực đơn cho người hoá trị ung thư

Sau đây là mẫu thực đơn cho bệnh nhân ung thư hóa trị:

Thực đơn 1:

  • Bữa sáng: Phở bò với 150g bánh phở, 70g thịt bò (khoảng 4 – 5 miếng).
  • Bữa trưa: Cá trắm kho, rau cải luộc, đậu phụ sốt cà chua, cơm trắng, tráng miệng dưa hấu.
  • Bữa phụ chiều: 1 cốc sữa 150ml (nên dùng sữa hạt ít đường).
  • Bữa tối: Trứng gà ốp la, thịt kho, bắp cải luộc, cơm trắng, tráng miệng sữa chua.
  • Bữa phụ tối: 1 cốc sữa 100ml.

Thực đơn 2:

  • Bữa sáng: 400ml cháo thịt nạc với 30g gạo, 30g thịt nạc băm, rau thơm, hành lá, 5ml dầu ăn.
  • Bữa trưa: Cơm gạo tẻ gồm 100g gạo (2 lưng bát con cơm), 30g thịt băm, 35g thịt gà luộc, 140g củ cải xào, 2.5ml dầu ăn.
  • Bữa phụ chiều (15h): 1 quả cam ngọt 200g.
  • Bữa tối: Cơm gạo tẻ gồm 100g gạo (2 lưng bát con cơm), 30g cá rô phi phi lê, 1/2 bìa đậu luộc, 200g cải xanh luộc, 3ml dầu ăn.
Thực đơn cho người hoá trị ung thư
Cháo thịt nạc dễ tiêu hóa cho bệnh nhân hóa trị ung thư

Thực đơn 3:

  • Bữa sáng: Cháo thịt băm và nước ép dưa hấu.
  • Bữa trưa: Cơm trắng và canh bắp cải.
  • Bữa tối: Cơm trắng, canh khoai sọ nấu thịt và cá chép hầm.

Thực đơn 4:

  • Bữa sáng: Bún ngan và 1 ly sữa.
  • Bữa trưa: Cơm, rau lang luộc và canh khoai tây nấu xương.
  • Bữa tối: Cơm với canh bắp cải và thịt bò hầm.

Thực đơn 5:

  • Bữa sáng: Cháo bí ngô và 1 ly sữa.
  • Bữa trưa: Cơm cùng đậu nhồi thịt om và rau ngót luộc.
  • Bữa tối: Cơm trắng và canh súp lơ nấu sườn heo.

Thực đơn 6:

  • Bữa sáng: Miến gà và tráng miệng táo đỏ cùng 1 ly sữa.
  • Bữa trưa: Cơm cùng cá nục kho nghệ và rau bí luộc.
  • Bữa tối: Cơm với rau cải xoong xào thịt và canh thịt hầm khoai tây.

Thực đơn 7:

  • Bữa sáng: Súp gà và nước ép dưa hấu.
  • Bữa trưa: Cơm và thịt bò xào rau thiên lý.
  • Bữa tối: Cơm cùng ngọn su su xào tỏi và rau cải xào tôm.

Lưu ý, giữa các bữa sáng với bữa trưa, bữa trưa và bữa tối, bệnh nhân nên ăn thêm 1 bữa phụ. Trong bữa phụ, người bệnh có thể ăn 1 hộp sữa chua, uống 1 cốc sữa hoặc ăn 200 – 300g hoa quả, ngũ cốc,…

Một số lưu ý trong chế độ ăn của người hoá trị ung thư

Dưới đây là một số lưu ý khi xây dựng thực đơn cho người hóa trị ung thư:

Thực đơn cho người hoá trị ung thư
Nên xây dựng thực đơn ăn uống đa dạng cách chế biến cho bệnh nhân hóa trị ung thư
  • Luôn ăn thực phẩm chín và uống nước sôi để đảm bảo vệ sinh.
  • Nên ăn nhiều nhóm thực phẩm, bao gồm thịt, cá, tôm, cua, ngũ cốc, rau xanh, đặc biệt là rau họ cải, hoa quả, sữa ít chất béo và uống đủ nước. Ngoài ra, hãy uống 2-3 cốc nước hoa quả mỗi ngày, như cam, quýt, bưởi,…
  • Người bệnh bị viêm loét miệng sau khi hóa trị nên ăn thực phẩm mềm, loãng, ăn ít nhưng tăng số lần ăn.
  • Người bệnh bị buồn nôn và nôn sau khi hóa trị nên ăn ít hơn hoặc chọn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa như ngũ cốc, phô mai, bánh quy,…
  • Hạn chế sử dụng các thực phẩm như đậu nành, chất béo từ động vật, sữa không tách béo, thịt ướp muối và các món ăn ngâm giấm, hun khói.
  • Tránh sử dụng cafe, rượu, bia, thuốc lá, đồ uống có ga và các thực phẩm cay nóng.

Trên đây là thực đơn cho người hóa trị ung thư cơ bản nhất. Nếu muốn trang bị đầy đủ kiến thức xây dựng chế độ ăn uống khoa học cho bản thân và gia đình, bạn có thể đăng ký các khóa học dinh dưỡng của Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI). Tại đây, bạn sẽ được các chuyên gia đầu ngành đào tạo dinh dưỡng từ cơ bản tới nâng cao để chăm sóc tốt nhất cho gia đình mình.

Xem thêm: 

Ths.Bs Đặng Ngọc Hùng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu & Tư vấn Dinh dưỡng
Ths.Bs Đặng Ngọc Hùng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu & Tư vấn Dinh dưỡng
5/5 - (2 bình chọn)

Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng là đơn vị tiên phong trong đào tạo và tư vấn dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học dinh dưỡng, dịch vụ tư vấn dinh dưỡng chuyên nghiệp, uy tín bởi đội ngũ bác sĩ dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ TƯ VẤN DINH DƯỠNG (NRECI)

Tư vấn dinh dưỡng cùng Bác sĩ
Form tư vấn dinh dưỡng [1]

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Tư vấn khóa học dinh dưỡng

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Form Đăng ký khóa học [1]
Bài Liên Quan
Thực phẩm giàu calo
Bí quyết tăng cân với 15+ thực phẩm giàu calo cho người gầy 
Chế độ ăn uống là một trong những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến cân nặng của cơ thể....
Thực phẩm bổ sung sắt cho bà bầu
Thực phẩm giàu sắt cho bà bầu nên thêm vào chế độ ăn
Khi mang thai, nhu cầu dinh dưỡng, nhất là vitamin, khoáng chất tăng cao hơn so với người bình thường....
Thực phẩm phòng chống đột quỵ
5+ Nhóm thực phẩm phòng ngừa đột quỵ cùng những lời khuyên đến từ chuyên gia 
Nguy cơ bị đột quỵ có thể tăng lên bởi nhiều yếu tố như bệnh đái tháo đường, cao huyết...
Thực phẩm tốt cho xương khớp
10+ thực phẩm tốt cho khớp gối: Bí quyết cho khớp gối khỏe mạnh 
Khớp gối có vai trò rất quan trọng đối với tất cả mọi người. Chính vì vậy, chủ động chăm...
Thiết Kế Web Ô tô Bởi Vĩnh XD